Xu hướng thay đổi của thị trường dịch vụ du lịch trong năm 2022 | Bài tập môn Kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1. Tình huống: Trong năm 2022, ngành du lịch đã trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ban đầu, có sự giảm nhẹ đáng kể trong số lượng yêu cầu các chế độ đi lại. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tiêm vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng dịch, từ tháng 3/2022, Việt
Nam đã mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, đón khách quốc tế sớm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Xu hướng thay đổi của thị trường dịch vụ du lịch trong năm 2022
1. Tình huống: Trong năm 2022, ngành du lịch đã trải qua nhiều biến
động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ban đầu, có sự giảm nhẹ đáng
kể trong số lượng yêu cầu các chế độ đi lại. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu
tiêm vắc xin và áp dụng các biện pháp phòng dịch, từ tháng 3/2022, Việt
Nam đã mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, đón khách quốc tế sớm
hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thị trường du lịch đã dần khôi
phục trở lại, nhất là du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ. lượng cầu đã tăng
trở lại từ cuối năm 2022. Do đó, giá cả và số lượng cung cấp trong ngành
du lịch có thể quay trở lại phục hồi ổn định.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả năm 2022, tổng số khách nội
địa đạt 101,3 triệu lượt, tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt
khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm
trước khi xảy ra dịch Covid-19. - Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 ước
đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt
66% so với năm 2019. Đối với khách quốc tế, trên 3,66 triệu lượt khách
quốc tế đến Việt Nam, đạt 73% kế hoạch năm. Một số thị trường có sự hồi
phục tốt so với năm 2019 thời điểm trước đại dịch, đó là Campuchia
(88%), Lào (79%), Ấn Độ (82%). Trong tháng 12/2022, Việt Nam đón
707,1 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 18,5% so với tháng trước, cao nhất
tính từ đầu năm. Thị trường tăng trưởng tốt có Singapore (tăng 68,4%),
Malaysia (+42,9%), Hàn Quốc (39,7%), Thái Lan (+25,4%).
2. Đồ thị thể hiện xu hướng thay đổi của ngành du lịch trong giai đoạn
2022 so với 2020 ( giai đoạn bùng phát dịch đỉnh điểm )
3. Nguyên nhân dẫn đến kết quả thay đổi của thị trường dịch vụ du lịch
-Tiêm chủng và kiểm soát dịch bệnh: Việc tiến hành chiến dịch
tiêm chủng rộng rãi có thể giảm nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát
dịch bệnh. Khi mức độ an toàn tăng lên, du khách sẽ có lòng tin
tưởng hơn khi tham gia các hoạt động du lịch. -
Nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng: Sau thời gian dài bị hạn chế
trong các biện pháp giãn cách xã hội, nhu cầu về giải trí và nghỉ
dưỡng có thể tăng cao. Người dân muốn trải nghiệm, thư giãn và
khám phá những địa điểm mới. -
Chính sách hỗ trợ từ chính phủ: Các biện pháp hỗ trợ tài chính,
giảm thuế và các chính sách khác từ phía chính phủ có thể kích
thích sự phục hồi của ngành du lịch. Những biện pháp này giúp
doanh nghiệp du lịch và người lao động trong ngành vượt qua khó khăn tài chính. -
Sự sáng tạo và thích ứng: Các doanh nghiệp du lịch có thể sử
dụng sự sáng tạo để thích ứng với thị trường mới và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Các dịch vụ trực tuyến, các hình thức du lịch
ít tiếp xúc và các trải nghiệm cá nhân hóa có thể trở thành xu hướng. -
Tâm lý du lịch: Nhiều người có thể muốn "bù đắp" những trải
nghiệm du lịch bị gián đoạn bằng cách tăng cường hoạt động du
lịch sau đại dịch. Điều này có thể tạo ra một làn sóng du lịch mới
khi người ta cảm thấy an toàn hơn và đầy tin tưởng hơn. Nguồn tham khảo:
https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2023/ ttdl2023.1.12.pdf