-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ý nghĩa văn hóa và xã hội của trang phục truyền thống Việt Nam | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trang phục truyền thống của Việt Nam không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục mà còn là biểu tượng của văn hóa, lòng kiêu hãnh và sự đoàn kết của người Việt Nam. Nó gắn kết các thế hệ và tượng trưng sự tôn trọng và tự hào đối với quá khứ và hiện tại của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Ý nghĩa văn hóa và xã hội của trang phục truyền thống Việt Nam | Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trang phục truyền thống của Việt Nam không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục mà còn là biểu tượng của văn hóa, lòng kiêu hãnh và sự đoàn kết của người Việt Nam. Nó gắn kết các thế hệ và tượng trưng sự tôn trọng và tự hào đối với quá khứ và hiện tại của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (IVNC320905) 76 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
4. Ý nghĩa văn hóa và xã hội của trang phục truyền thống Việt Nam
- Trang phục truyền thống của Việt Nam không chỉ đơn thuần là một bộ trang
phục mà còn là biểu tượng của văn hóa, lòng kiêu hãnh và sự đoàn kết của
người Việt Nam. Nó gắn kết các thế hệ và tượng trưng sự tôn trọng và tự hào
đối với quá khứ và hiện tại của dân tộc.
1.Tôn vinh văn hóa và truyền thống: Là hình ảnh của văn hóa và truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt. Nó thể hiện sự tự hào và lòng kiêu hãnh đối với
những giá trị văn hóa và phong tục truyền thống của đất nước.
2.Phản ánh đa dạng vùng miền: Thay đổi theo từng vùng miền, từ miền
Bắc đến miền Trung và miền Nam. Điều này phản ánh sự đa dạng văn hóa và tập
tục của từng vùng, đồng thời giữ được sự độc đáo và riêng biệt cho từng nơi.
3.Biểu tượng độc lập và quyền tự do: T
rong những thời kỳ chiến tranh và
khó khăn, trang phục truyền thống đã trở thành biểu tượng của sự kiên nhẫn, ý chí
và lòng yêu nước của người Việt Nam. Thể hiện sự quyết tâm và ý chí bất khuất
trong cuộc sống và trong việc bảo vệ đất nước.
4.Tôn vinh vẻ đẹp và duyên dáng: Trang phục truyền thống của Việt Nam,
nhất là áo dài, tạo nên vẻ đẹp thanh lịch và duyên dáng cho người mặc. Nó giúp
người phụ nữ Việt Nam tự tin và quyến rũ, đồng thời là một biểu tượng văn hóa
đẹp trong mắt thế giới.
5.Giữ kỷ niệm và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc biệt của con người Việt Nam
Thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, đám cưới, các sự kiện truyền thống và
các cuộc thi văn hóa. Là cách để giữ kỷ niệm và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc
biệt của người Việt Nam.
6.Thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc: Mỗi dân tộc có những trang
phục đặc biệt, mang các hoa văn, họa tiết, màu sắc riêng biệt thể hiện nét đẹp văn
hóa và truyền thống của từng dân tộc.
7.Phản ánh cuộc sống và môi trường sống: Thường phản ánh cuộc sống và
môi trường sống của dân tộc đó, như để làm việc, đi chăn nuôi, hay tham gia các dịp lễ tết.
8.Gắn kết cộng đồng: Giúp tạo ra một sự gắn kết trong cộng đồng, những
người cùng mặc trang phục truyền thống thể hiện sự đoàn kết và đồng lòng với nhau.
9.Tôn vinh vẻ đẹp và tài năng thủ công: Được làm thủ công tỉ mỉ và tinh
xảo, tôn vinh nghệ nhân và người làm ra những tác phẩm nghệ thuật này.
10.Giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc: Đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn và truyền dạy văn hóa, truyền thống của dân tộc cho thế hệ sau .
HÌNH ẢNH TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA 1 SỐ DÂN TỘC KHÁC:
Dân tộc Khmer: Hiện nay người Khmer sống chủ yếu ở các tỉnh ĐB
Sông Cửu Long như Sóc Trăng , Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu…
- Họ thường mặc xăm pôt màu hồng hoặc đỏ, quàng khăn chéo qua người và
mũ hình tháp hay đội mũ pkel plac.
- Tương tự dân tộc thiểu số khác, trang phục của họ khá cầu kỳ với nhiều gam
màu sặc sỡ và tinh tế, mang nét độc đáo riêng.
- Trang phục của người phụ nữ Khmer luôn thu hút bởi sự cầu kỳ, màu sắc
rực rỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được điểm tô bằng những hạt cườm, kim sa lung linh.
Dân tộc Thái: người Thái ở Việt Nam chia thành 3 nhóm chính: Thái
Đen, Thái Đỏ và Thái Trắng, nhưng ở Việt Nam, Thái Trắng và Thái Đen là
hai nhóm phổ biến nhất.
-Sinh sống tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Hòa Bình, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Mặc dù qua
thời gian, họ đã di cư và định cư ở một số tỉnh Tây Nguyên
*Trang phục phụ nữ Thái Đen
Bộ trang phục của họ thường bao gồm áo, váy và khăn trùm đầu. Chiếc áo
cóm thường có kiểu V thấp, với phần cổ áo và cổ tay được trang trí tinh tế,
tạo nên sự ôm sát và tự nhiên trên cơ thể. Cúc áo, thường được trang trí bằng
các hàng cúc, hình ảnh com, bướm, ong với màu sắc sáng bóng, mang ý
nghĩa sinh linh độc đáo, phản ánh sự quan trọng của nam nữ trong gia đình.
*Trang phục phụ nữ Thái Trắng
Người Thái Trắng thường mặc áo màu trắng với cổ hình trái tim. Áo thường
chia thành hai loại: áo ngắn tay cho phụ nữ có tuổi và áo độc dành cho thiếu
nữ. Thiết kế áo thường rất ôm sát để tôn lên nét duyên dáng của phụ nữ. Về
phần váy, chúng thường là váy quấn đơn giản, thường có màu đen trơn và ít
họa tiết. Chiều dài của váy thường đến chấm gót chân
*Trang phục dân tộc Thái cho nam
Áo truyền thống của đàn ông Thái có hai loại chính là áo cánh ngắn và áo
cánh dành. Áo cánh ngắn thường được làm từ vải chàm, có xẻ trực và cổ
tròn. Khuy áo thường được làm từ đồng hoặc được tết thành các nút vải,
giống như kiểu áo truyền thống. Áo thường có màu trơn mà không có nhiều
trang trí đặc biệt, chỉ khi có các dịp đặc biệt, họ mới mặc áo mới với đôi quả
chỉ ở đầu đường xẻ hai bên hông áo. Quần áo thường là kiểu quần dài suông,
cũng được làm từ vải chàm, và có thể thay đổi kiểu quần tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Dân tộc Hoa: sống chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng.
- Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo
"sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc phần lớn
là màu hồng hoặc đỏ, cùng với các màu đậm.
- Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ
đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. *Câu hỏi :
Câu 1. Trang phục ở các vùng miền thể hiện:
A. Mức độ phát triển kinh tế của vùng
B. Tín ngưỡng tôn giáo của từng vùng miền
C. Trình độ văn hóa của người dân
D. Nét văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc
Câu 2:Trang phục truyền thống trong thời kì chiến tranh có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu tượng của sự kiên nhẫn, ý chí và lòng yêu nước của người Việt Nam.
B. Thể hiện sự quyết tâm và ý chí bất khuất trong cuộc sống và trong việc bảo vệ đất nước. C. Không có ý nghĩa gì
D. A và B đúng
Câu 3: Trang phục truyền thống góp phần:
A. Giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc
B. Tôn vinh văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Gắn kết cộng đồng, dân tộc
D. Tất cả đáp án trên