Ý thức triết học - Triết học Mac - Lenin | Trường Đại học Phenika

Ý thức triết học - Triết học Mac - Lenin | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Ý thức triết học
Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học.
Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía cạnh, từ
những mặc định nhất định của thế giới đó thì triết học, nhất triết học Mác
Lênin, cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua
việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học của chính bản thân triết
học. Vì vậy, khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết học, Hegel khẳng định
rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúng ta có thể gọi triết học chính là cái cần thiết
nhất”.
Đặc biệt, với C.Mác thì mọi triết học chân chính đều tinh hoa về mặt tinh
thần của thời đại mình (T.G nhấn mạnh), nên nhất định sẽthời kỳ triết học,
không chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, cả về bên ngoài, theo sự biểu
hiện của nó, sẽ tiếp xúc tác động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại của
mình. Lúc đó, triết học sẽ không còn một hệ thống nhất định đối với các hệ
thống nhất định khác, trở thành triết học nói chung đối với thế giới, trở thành
triết học của thế giới hiện đại. Những biểu hiện ben ngoài chứng minh rằng triết
học đã ý nghĩa khiến cho trở thành linh hồn sống của văn hoá (T.G
nhấn mạnh)”.
Đồng thời, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất là
triết học duy vật biện chứng nói riêng có sứ mệnh trở thành thế giới quan, mà cơ sở
và hạt nhân của thế giới quan là tri thức. Chính thế giới quan đó giúp con người trả
lời cho các câu hỏi được nhân loại từ xưa đến nay thường xuyên đặt ra cho mình.
Chẳng hạn, thế giới xung quanh ta gì? Thế giới ấy điểm bắt đầu điểm kết
thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi đó? Con người là gì,
sinh ra từ đâu quan hệ như thế nào đối với thế giới ấy? Cuộc sống của con
người ý nghĩa gì? Con ngườivị trí nào trong thế giới đó?,v.v.. Như vậy, thế
giới quan triết học bao hàm trong cả nhân sinh quan. Trong thời đại hiện nay,
thế giới quan khoa học chân chính nhất chính là thế giới quan triết học duy vật biện
chứng. Triết học duy vật biện chứng vai trò to lớn để nhận thức đúng đắn ý
nghĩa vai trò của các hình thái ý thức hội khác; để xác định đúng vị trí của
những hình thái ấy trong cuộc sống xã hội, để nhận thức tính quy luật cùng những
đặc điểm, sự phát triển của chúng.
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật,
[tr.438-439]
| 1/2

Preview text:

Ý thức triết học
Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học.
Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía cạnh, từ
những mặc định nhất định của thế giới đó thì triết học, nhất là triết học Mác –
Lênin, cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua
việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết
học. Vì vậy, khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết học, Hegel khẳng định
rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúng ta có thể gọi triết học chính là cái cần thiết nhất”.
Đặc biệt, với C.Mác thì “vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh
thần của thời đại mình (T.G nhấn mạnh), nên nhất định sẽ có thời kỳ mà triết học,
không chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, mà cả về bên ngoài, theo sự biểu
hiện của nó, sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại của
mình. Lúc đó, triết học sẽ không còn là một hệ thống nhất định đối với các hệ
thống nhất định khác, nó trở thành triết học nói chung đối với thế giới, trở thành
triết học của thế giới hiện đại. Những biểu hiện ben ngoài chứng minh rằng triết
học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn hoá (T.G nhấn mạnh)”.
Đồng thời, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất là
triết học duy vật biện chứng nói riêng có sứ mệnh trở thành thế giới quan, mà cơ sở
và hạt nhân của thế giới quan là tri thức. Chính thế giới quan đó giúp con người trả
lời cho các câu hỏi được nhân loại từ xưa đến nay thường xuyên đặt ra cho mình.
Chẳng hạn, thế giới xung quanh ta là gì? Thế giới ấy có điểm bắt đầu và điểm kết
thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi đó? Con người là gì,
sinh ra từ đâu và có quan hệ như thế nào đối với thế giới ấy? Cuộc sống của con
người có ý nghĩa gì? Con người có vị trí nào trong thế giới đó?,v.v.. Như vậy, thế
giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan. Trong thời đại hiện nay,
thế giới quan khoa học chân chính nhất chính là thế giới quan triết học duy vật biện
chứng. Triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức đúng đắn ý
nghĩa và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định đúng vị trí của
những hình thái ấy trong cuộc sống xã hội, để nhận thức tính quy luật cùng những
đặc điểm, sự phát triển của chúng.
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Dành cho bậc
đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, [tr.438-439]