Ảnh Hưởng Của Các Đặc Trưng Văn Hóa Dân Tộc Với Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Ảnh hưởng: Văn hóa doanh nghiệp thường tập trung vào việc xây dựng tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, và tôn trọng mối quan hệ cá nhân. Sự gắn bó giữa các thành viên góp phần tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau. Đặc trưng: Người Việt Nam coi trọng sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Tinh thần “lá lành đùm lá rách” và tôn trọng sự hài hòa là những giá trị được ưu tiên.
Môn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ảnh Hưởng Của Các Đặc Trưng Văn Hóa Dân Tộc Với Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam
Ảnh Hưởng Của Các Đặc Trưng Văn Hóa Dân Tộc Với Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam:
Văn hóa dân tộc: Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn
hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của
các giá trị văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh
nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản
sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản
ứng khác nhau. . Các giá trị văn hóa dân tộc này ảnh hưởng đến doanh nghiệp
thường xem xét trên 4 yếu tố :
1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
2. Sự phân cấp quyền lực
3. Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền 4. Tính cẩn trọng
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố:
1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:
Bàn về mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa các nhân và chủ nghĩa tập thể ở
các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau được phân ra làm 2 nhóm: Nhóm mức độ
cao và nhóm mức độ thấp, trong đó các tiêu chí đánh giá là:
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể là hai quan điểm khác nhau về vai trò của cá
nhân và nhóm trong xã hội. Tóm lại, hủ nghĩa cá nhân tập trung vào cá nhân, trong khi
chủ nghĩa tập thể tập trung vào nhóm và hòa hợp xã hội.
2. Sự phân cấp quyền lực:
Nền văn hoá nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi thực tế là các cá nhân trong một
xã hội không thể giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Tuy nhiên, mức
độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực của các thành viên trong
những nền văn hoá khác nhau lại không giống nhau. Việc tìm hiểu biến số này, vì vậy,
tập trung vào việc so sánh mức độ chấp nhận sự phân cấp quyền lực giữa các nền văn
hoá. Hofstede cũng chia ra hai mức độ: thấp và cao, mà thể hiện của hai mức độ được
đánh giá qua các tiêu chí:
Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Tại
nhóm nước mức độ thấp, mọi người có xu hướng “bình quân chủ nghĩa”, trách nhiệm
không được phân bổ rõ ràng. Ngược lại, các công ty thuộc nhóm nước mức độ cao,
phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định rất rõ ràng.
3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền:
Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công
việc. Nghiên cứu của Hofstede đưa ra những phát hiện khá thú vị về tính đối lập giữa
nam quyền và nữ quyền thể hiện trong văn hoá doanh nghiệp ở các công ty thuộc các quốc gia khác nhau:
Và như bảng phân biệt trên có thể thấy, trong môi trường nam quyền, vai trò của giới
tính rất được coi trọng (đồng nghĩa với sự phân biệt giữa nam và nữ). Nền văn hoá
chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như: sự thành đạt, quyền lực,
tính quyết đoán... sẽ có những biểu hiện: với thiên nhiên thì muốn chinh phục, với mọi
người thì thiên về bạo lực, với môi trường xã hội thì ưa độc tôn... Điều này có xu
hướng ngược lại trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền. 4.Tính cẩn trọng:
Tính cẩn trọng phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hoá khác nhau
chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Nghiên cứu của Hofstede chỉ ra rằng: chỉ
số cao nhất của biến số này thuộc về các nước thuộc nền văn hoá Latinh
Tính cẩn trọng thể hiện khá rõ nét trong phong cách làm việc của các công ty. Tại
những nước có nền văn hoá cẩn trọng, các công việc phải được tiến hành theo đúng quy trình của nó.
Ví dụ về yếu tố tính cẩn trọng:
Ví dụ về tính cẩn trọng trong quy trình ra quyết định:
Doanh nghiệp đề cao tính cẩn trọng: Quy trình ra quyết định thường diễn ra chậm
rãi, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra
quyết định cuối cùng. Điều này có thể dẫn đến việc mất đi cơ hội nhưng đảm bảo
hạn chế rủi ro và sai sót.
Doanh nghiệp ít đề cao tính cẩn trọng: Quy trình ra quyết định diễn ra nhanh
chóng, linh hoạt, ưu tiên sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro nhất định để nắm bắt cơ
hội. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc đưa ra sai quyết định do thiếu
thông tin hoặc cân nhắc không kỹ lưỡng.
Tóm lại: Mức độ ảnh hưởng của tính cẩn trọng đối với văn hóa doanh nghiệp có thể
khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa tính
cẩn trọng và sự linh hoạt để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, sáng tạo và hạn chế rủi ro.