Bài tiểu luận môn học Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp | Trường Đại học Phenikaa

Ngành y - một ngành mà nhiều người mơ ước nhưng không phải ai cũng có thể theo được. Để có thể theo đuổi nghề y phải cực kì kiên trì, luôn học hỏi để thu thập thêm kiến thức và bắt kịp các xu thế mới, hiện đại của toàn cầu. Có thể theo học được 6 năm là một điều gian nan và rất nhiều khó khăn, thế nhưng để có thể hành nghề còn hơn thế nữa. Phải có một niềm đam mê, niềm yêu thích vô cùng lớn với nghề thì các bác sĩ mới có thể theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn. Cứu người, được thấy người bệnh khoẻ mạnh là niềm vui lớn nhất của mỗi bác sĩ và tất nhiên đó cũng là ước mơ của em. Ước mơ đã được bắt đầu chính nhờ cánh cửa đại học, được sự ủng hộ của người nhà, niềm yêu thích của chính bản thân đã giúp em có niềm động lực rất lớn để có thể tiếp tục ước mơ trở thành một người bác sĩ giỏi, được mọi người tin tưởng và gửi gắm trách nhiệm vô cùng to lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN GIỚI THIỆU TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
Họ và tên: Hứa Hoàng Anh
Mã sinh viên: 22014409
Lớp: K16 – Y ĐA KHOA
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2022
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu bản thân
Đầu tiên, em xin gửi lời chào đến các thầy cô trong khoa cũng như toàn thể
giảng viên của trường Đại học Phenikaa – ngôi trường mà em tin tưởng lựa chọn để
học tập và trải nghiệm suốt 6 năm theo đuổi ngành y. Em xin tự giới thiệu, em tên là
Hứa Hoàng Anh - một cậu bé mới 18 tuổi, còn nhiều điều chưa biết tập tễnh trưởng
thành. Nhưng có vẻ như mọi thứ ở môi trường Đại học cũng không quá làm em bỡ ngỡ
hay bất ngờ mà có thể nói là hoà nhập và làm quen khá là nhanh vì tại cấp 3, em theo
học Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm – cũng là một trường cấp 3 dưới môi
trường đại học nên là em cũng không quá bỡ ngỡ khi bước lên cánh cửa Đại học. Em
được mọi người xung quanh đánh giá là một chàng trai khá hoà đồng với mọi người,
dễ bắt chuyện và khá là vui tính, luôn có nụ cười nở trên môi. Thế mà sở thích của em
lại có vẻ hơi trái ngược với tính cách đó là chụp ảnh phong cảnh, nhâm nhi những cốc
cà phê và thích cảm giác nhẹ nhàng và ngồi chill mội mình. Còn về những điều em
không thích là những sự loằng ngoằng trong các cuộc nói chuyện, làm việc hay làm
bất kì một điều gì. Ban đầu về định hướng của em tự lựa chọn là ngành công nghệ sinh
học, để làm những nghiên cứu sinh, ngồi trong phòng thí nghiệm để sáng tạo ra những
loại thuốc, vác xin … Thế nhưng một sự thay đổi, một sự quyết tâm đã nổi lên trong
lòng và lựa chọn ngành Y, một ngành vẫn thuộc trong khối ngành sức khoẻ nhưng lại
khó khăn và gian nan hơn nhiều.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cảm nhận về trường Đại học Phenikaa và dự cảm về học y tại trường
Đại học Phenikaa
Ban đầu, khi tìm hiểu qua các trang mạng và trang web của trường thì cảm nhận
đầu tiên của em rằng đây là một ngôi trường rất rộng lớn, đẹp và phong cách rất hiện
đại. Và có vẻ như cảm nhận thực tế khi lần đầu đến trường nộp hồ sơ của em thực sự
choáng ngợp, trường rộng lớn hơn những gì em tưởng tượng trên ảnh, cơ sở vật chất
rất đầy đủ từ sân bóng đến bể bơi, nhà đa năng… Chỉ từ những cảm quan về bên ngoài
thôi cũng đã đủ để làm em suy nghĩ rằng đây là một nơi đáng để theo học và gửi gắm
được bản thân ở đây để phát triển. Quyết định theo học tại trường Đại học Phenikaa
của em là một sự lựa chọn đúng đắn là điều mà em rút ra được khi trải qua học kì đầu
tiên tại trường. Cơ sở vật chất của trường cực kì tốt, các thiết bị luôn là mới nhất và
cực kì xịn. Thầy cô thì luôn hỗ trợ các sinh viên hết mình mà lại vui tính nhẹ “tay” với
các em sinh viên. Được theo học các thầy cô, em cảm nhận được sự nhiệt huyết,
truyền cảm trong từng lời dậy từ các thầy cô, được giúp đỡ bất kể thời gian nào, luôn
lắng nghe ý kiến của bọn em và thay đổi vì bọn em. Đây là những điều khiến em đây
là một mái nhà mới chứ không chỉ là một nơi đến chỉ để học tập và tiếp thu kiến thức.
Ngoài ra trường còn hỗ trợ bọn em rất nhiều từ học bổng, mượn phòng học, sân để tổ
chức các hoạt động riêng và tuyển chọn những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm
xen kẽ với các giảng viên trẻ để bọn em không cảm thấy quá nhàm chán với các tiết
học.
Theo học ngành y tại trường không hề dễ dàng, 6 năm là một chặng đường rất
dài và nhiều khó khăn chứ không hề đơn giản như nhiều người tưởng tượng. Nhưng
nhờ sự tận tình giúp đỡ sinh viên của các thầy cô nên con đường này đã dễ chịu một
chút, K16 của trường nhưng lại là khoá đầu tiên của ngành Y tại Phenikaa nên là sẽ
càng khó khăn hơn với các sinh viên theo học vì đây là người tiên phong, trải nghiệm
nhưng cũng là form mẫu để các giảng viên điều chỉnh theo và phù hợp với các sinh
viên hơn nên sự gắn kết của giảng viên với sinh viên càng được chặt chẽ hơn. Có vẻ
như con đường theo học ngành y Y tại Đại học Phenikaa của em sẽ được rất nhiêu sự
chỉ bảo, trợ giúp và tỉnh cảm của các thầy cô trong khoa.
2. Cảm nhận về nghề y
2.1 Cái nhìn tổng quan
Ngành y - một ngành mà nhiều người mơ ước nhưng không phải ai cũng có thể
theo được. Để có thể theo đuổi nghề y phải cực kì kiên trì, luôn học hỏi để thu thập
thêm kiến thức và bắt kịp các xu thế mới, hiện đại của toàn cầu. Có thể theo học được
6 năm là một điều gian nan và rất nhiều khó khăn, thế nhưng để có thể hành nghề còn
hơn thế nữa. Phải có một niềm đam mê, niềm yêu thích vô cùng lớn với nghề thì các
bác sĩ mới có thể theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn. Cứu người, được thấy
người bệnh khoẻ mạnh là niềm vui lớn nhất của mỗi bác sĩ và tất nhiên đó cũng là ước
mơ của em. Ước mơ đã được bắt đầu chính nhờ cánh cửa đại học, được sự ủng hộ của
người nhà, niềm yêu thích của chính bản thân đã giúp em có niềm động lực rất lớn để
có thể tiếp tục ước mơ trở thành một người bác sĩ giỏi, được mọi người tin tưởng và
gửi gắm trách nhiệm vô cùng to lớn.
Bác sĩ là một nghề vô cùng cao cả, nắm giữ mạng sống của biết bao người.
Chính vì thế theo ngành y cần có một sự hiểu biết sâu rộng, kiên định để có thể đưa ra
những chẩn đoán đúng để chữa bệnh. Những “thiên thần mặc áo blouse trắng” là biệt
danh được bao người gọi, nhắc đến trong thời kì dịch Covid. Tất cả là vì sức khoẻ
cộng đồng chung của mọi người, ắt hẳn là một người bác sĩ thì sẽ rất tự hào khi được
mọi người gọi dưới biệt danh như vâỵ. Thế nhưng để có thể trở thành thiên thần trong
cảm nghĩ của cộng đồng thì đội ngũ y tế nói chung và bác sĩ nói riêng đã phải dốc hết
sức để cứu chữa các bệnh nhân, quên ăn quên ngủ để có thể đồng hành cũng người
bệnh, đây là một sự hi sinh vô cùng lớn nhưng là để cho cái lớn hơn là sức khoẻ của
cộng đồng, cuả tất cả mọi người.
Khi hành nghề, không chỉ mỗi chữa bệnh mà chúng ta còn phải tiếp xúc với
bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Trên thế giới có 8 tỷ người, không phải ai cũng
như nhau, mỗi người, mỗi cá thể đều khác biệt từ bên ngoài đến cả tính cách nên
chúng ta cần biết ứng xử, khéo léo khi trao đổi với bệnh nhân, với người nhà bệnh
nhân … để có thể thấu hiểu, biết được mong muốn của người bệnh và làm xoa dịu
những nỗi đau mà họ đang gặp phải.
Lương tâm có thể nói là một năng lực mà bất kì ai theo đuổi khối ngành khoa
học sức khoẻ phải có chứ không chỉ riêng ngành y. Phải có lương tâm thì chúng ta mới
xứng đáng là người cứu chữa, hỗ trợ người bệnh. Đã là bệnh nhân thì chúng ta phải có
trách nhiệm với họ, đồng hành với họ không chỉ mỗi khi họ phải vào viện mà phải là
cả quá trình sức khoẻ của họ sau khi được chữa khỏi và gia đình của những người
bệnh đó.
Là một người bác sĩ cần đòi hỏi rất nhiều điều nhưng cái quan trọng nhất là sự
cố gắng, chịu khó, ham học hỏi, phát triển bản thân để có thể theo nghề.
2.2 Những khó khăn và thuận lợi
Làm sinh viên ngành Y là điều đáng tự hào bởi trong nhận định của nhiều người,
nghề Y là nghề sáng giá và được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, theo học ngành Y có thật
nhiều vất vả. Nhưng trong xã hội, ngành nào cũng có những khó khăn riêng của nó,
miễn là chúng ta phải biết dũng cảm và đối mặt.
Khối lượng kiến thức khổng lồ
Kiến thức của ngành Yvô tận. Do đó, ngoài việc tiếp nhận kiến thức trên giảng
đường, các bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu kiến thức từ các đầu sách, các tài
liệu nước ngoài, các công bố quốc tế,… Tuy nhiên, để thực hiện được điều này bạn cần
phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Có trường đã dành riêng 1 năm đầu tiên để đào tạo tiếng
Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Y.
Thời gian sinh viên học ngành Y thường dài hơn các ngành học khác, kéo dài từ
6 – 7 năm.
Lịch thực tập dày đặc
Bất cứ ngành nghề nào cũng thời gian thực tập. Tuy nhiên ngành Y bắt buộc
thời gian thực tập lâu dài và thường xuyên liên tục. Các bạn sẽ được trực tiếp đến bệnh
viện được chỉ định, ăn ngủ làm việc như những bác sĩ, y tại đó. Chính thế
cần chuẩn bị về mặt sức khỏe, về tinh thần để đối mặt với những ca bệnh mà bạn chưa
bao giờ được tiếp xúc.
Những căng thẳng với số lượng bài vở trên lớp, sau giờ học còn phải thực hành ở
bệnh viện, không còn thời gian rãnh rỗi để nghĩ đến những chuyện nhân, quy luật
cuộc sống của chúng ta sẽ khác so với những người bình thường. Cùng với lịch học
cùng thực hành dày đặc như vậy có nhiều bạn không thể đi hết con đường hoặc cũng có
bạn đã đi được hơn nữa thời gian học cũng không thchịu đựng thêm những cực khổ
mà phải bỏ học giữa chừng.
Thần kinh thép
Đây là một ngành nghề đối mặt với vấn đề sinh tử nhiều nhất. Các bạn sinh viên
ngành Y cần phải thần kinh thép để thể tỉnh táo trong việc giải quyết những vấn
đề liên quan đến bệnh nhân. Ngoài ra còn phải động lực, kiên trì để thể hoàn thành
chương trình học kéo dài với lượng kiến thức khổng lồ.
Niềm đam mê mãnh liệt
Ngành Y là ngành đòi hỏi người học phải thực sự có tâm, nếu không có tâm sẽ
mất đi cái tầm của ngành này.
Một khi đã đặt bước chân đầu tiên vào ngành Y, bạn cần phải cháy hết mình với
đam mê đó. Học ngành Ykhông đam mê sẽ rất khó vì mỗi Y – Bác sĩ đều nắm trong
tay khả năng thay đổi số mênh của mộ t con người. Nếu bạn học ngành Y
những “phù
phiếm bên ngoài” của như lương cao, dễ xin việc, việc danh cao vọng trọng,… thì
rất thể, bạn sẽ khó theo đuổi được đến cùng với những thử thách, căng thẳng của
nghề.
Một khi đã trở thành bác thực hiện chữa bệnh cứu người, bạn sẽ phải cố gắng
hơn nữa, học tập rèn luyện rất nhiều mới thể làm tốt công việc của mình, đừng
“ngủ quên trong quá khứ” bởi kiến thức nghề Y luôn cần được cập nhật và cải tiến.
3. Định hướng về nghề nghiệp trong tương lai
Một khi đã lựa chọn ngành y cụ thy đa khoa thì đến 99% sinh viên theo học
đều muốn trở thành một người bác tài năng. rất nhiều ngành thể theo là: nội,
ngoại, sản, nhi; trong nội thì nội hô hấp, nội tim mạch, nội tiêu hoá, nội tiết … Ngoại
thì tai mũi họng, phẫu thuật chỉnh nh Mỗi sinh viên đều sẽ phải lựa chọn một
con đường mình cảm thấy phù hợp với bản thân khnăng của họ. Nhưng
ngành thì chắc hẳn ai cũng muốn trở thành bác giỏi nhất trong ngành đó, được
nhiều người biết đến và tin tưởng khám bệnh. Với em cũng không ngoại lệ nên em cũng
sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ thật tài năng và được mọi người biết đến.
Ngoài ra, khi đi làm, đa số các bạn sẽ lựa chọn các bệnh viện lớn như Bạch Mai,
Việt Đức … các bệnh viện đều là tuyến trung ương của cả nước đều là những nơi có cơ
sở vật chất tốt nhất, những giáo đầu ngành truyên thụ lại kinh nghiệm cho những
người mới. Có nhiều đãi ngộ về bảo hiểm, nghỉ phép … Và cái quan trọng nhất môi
trường làm việc được tiếp xúc với nhất nhiều bệnh nhân, trong cùng một chuyên
ngành thuộc về một khoa riêng biệt nhưng lại có sự khác nhau về bệnh lý, tình trạng của
mỗi người. Từ đó sẽ hội để phát huy hết khả năng của bản thân và kiếm thêm kinh
nghiệm và kĩ năng để xử lý các tình huống trong tương lai.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Kế hoạch học tập của bản thân
6 năm là một chặng đường rất dài, dài nhất so với đa số ngành học đại trà bây
giờ chỉ là 4 năm. Chúng ta phải xác định đây là một kế hoạch học tập dài hạn. Bước
đầu thì chúng ta cần sắp xếp mức độ ưu tiên hợp lý cho từng hoạt động.
Ở năm thứ nhất, khối kiến thức cần phải thu nhận còn mới nhưng rất khác biệt
khi so với những năm cấp 3. Kiến thức sẽ rất dày đặc dù không nhiều nhưng không
dàn trải như những kiến thức khi học hồi trước nữa nên chúng ta cần phải làm quen
dần với việc học ở đại học. Năm thứ nhất là cơ hội tốt nhất để chúng ta làm quen với
những điều mới, làm quen với bạn mới, mái trường mới, các thầy cô, cách sinh hoạt và
quan trọng nhất là khả năng tự học. Lên đại học sẽ không còn các giáo viên kèm cặp
chúng ta, nhắc nhở chúng ta làm bài tập nữa mà thay vào đó là khả năng tự học của
mình đây là một yếu tố quan trọng nhất không chỉ cho việc học đại học mà cả cho sau
này.
Sang năm thứ 2, lúc đó sẽ dần quen với việc học nặng, nhiều môn thì chúng ta
có thể sắp xếp thời gian, lên kế hoạch thời gian cụ thể cho các công việc từ đi học
hàng ngày đến các hoạt động xã hội nên theo như các dự án thiện nguyện, tổ chức phi
lợi nhuận hoặc các câu lạc bộ phù hợp để phát triển bản thân góp phần phát triển kĩ
năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Chúng ta còn cần
phải học thêm những kĩ năng để phục vụ cho mục đích học tập như tin học, tiếng
Anh…
Năm thứ 3, thời điểm mà mọi thứ đã theo được khuôn mẫu mà mình đã vạch ra
sẵn đây là lúc chúng ta có thể thi các chứng chỉ tiếng anh và các chứng chỉ khác. Đây
cũng là khoảng thời gian bước vào các môn học chuyên ngành cực kì sâu rộng và cần
một nền tảng thật tốt để có thể tiếp thu và áp dụng được về sau.
Đây sẽ là một năm mang lại khá nhiều sự khủng hoảng về thời gian, theo thế hệ
đi trước kể lại thì nó còn mang theo sự trầm cảm (năm thứ 4). Ngoài những giờ học
căng thẳng về chuyên ngành thì chúng ta sẽ bắt đầu đi thực tập và đi trực đêm. Lúc
này kế hoạch thời gian mà chúng ta đã làm theo trước đó sẽ bị rối loạn, mọi người sẽ
phải sửa lại kế hoạch thời gian và phân bổ thời gian hợp lý nhất để sao cho vừa đi trực
đêm lại vừa phải có đủ giấc ngủ để không ảnh hưởng đến những tiết lý thuyết mà
chúng ta học vào ban ngày.
Sang năm thứ 5, lúc mà chúng ta chọn được chuyên ngành thì mình phải bán
theo chuyên ngành đó thật sâu, đi theo những bác sĩ có tiếng để học hỏi và trau dồi
kiến thức.
Năm cuối, mỗi sinh viên đều đã trải qua một chặng đường đủ dài về mặt kiến
thức, thời gian. Đây sẽ là lúc viết những bài luận tốt nghiệp hướng đến các chứng chỉ
hành nghề hoặc bác sĩ nội chú, bác sĩ chuyên khoa… Sự lựa chọn của riêng mỗi người
nhưng đều cho một mục đích chung là sau khi học song thì chúng ta có thể đi làm và
bắt đầu “tự lập”.
Con đường tuy gian nan, vất vả và nhiều nhiều thứ phải học nhưng chúng ta phải
vừa học vừa giải trí chứ không thể cứ học mãi được, não bộ mỗi người cần được “xả”
sau mỗi lúc căng thẳng. Kế hoạch đã viết ra cần được bám sát và thực hiện theo thì
mới có được hiệu quả.
VI. ĐỀ XUẤT, NHU CẦU HỖ TRỢ
1. Từ phía gia đình, bạn bè
Gia đình là yếu tố quan trọng nhất để có thể theo học suốt 6 năm trời, từ sự ủng
hộ trong việc theo đuổi con đường mà con mình đã lựa chọn, phụ huynh của chúng ta
còn luôn hết mình hõ trợ con cái trong việc học hành … Rất cảm ơn bố mẹ đã luôn
đồng hành cùng con.
Có một câu tục ngữ “học thày không tày học bạn”, đây là một câu tục ngữ quen
thuộc mà bao thế hệ học sinh đều biết, các giáo viên cũng hay nhắc đến câu này. Em
cũng rất mong muốn có thể học tập nhiều điều từ các bạn, mọi người xung quanh để
có thể phát triển bản thân trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng từ các bạn.
2. Từ phía nhà trường
Em vẫn luôn mong muốn trường mình luôn luôn hỗ trợ học sinh về cơ sở vật
chất, các hoạt động trải nghiệm, vui chơi sáng tạo với các bạn trong và ngoài trường.
Các thầy cô đã và đang luôn hỗ trợ nhiệt tình bọn em, theo sát từng bước một và
ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo. Em thấy được một sự nhiệt huyết, một nguồn lửa rất lớn để
tiếp sức cho bọn em trong 6 năm dài.
| 1/9

Preview text:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN GIỚI THIỆU VÀ TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
Họ và tên: Hứa Hoàng Anh
Mã sinh viên: 22014409
Lớp: K16 – Y ĐA KHOA
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2022 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu bản thân
Đầu tiên, em xin gửi lời chào đến các thầy cô trong khoa cũng như toàn thể
giảng viên của trường Đại học Phenikaa – ngôi trường mà em tin tưởng lựa chọn để
học tập và trải nghiệm suốt 6 năm theo đuổi ngành y. Em xin tự giới thiệu, em tên là
Hứa Hoàng Anh - một cậu bé mới 18 tuổi, còn nhiều điều chưa biết tập tễnh trưởng
thành. Nhưng có vẻ như mọi thứ ở môi trường Đại học cũng không quá làm em bỡ ngỡ
hay bất ngờ mà có thể nói là hoà nhập và làm quen khá là nhanh vì tại cấp 3, em theo
học Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm – cũng là một trường cấp 3 dưới môi
trường đại học nên là em cũng không quá bỡ ngỡ khi bước lên cánh cửa Đại học. Em
được mọi người xung quanh đánh giá là một chàng trai khá hoà đồng với mọi người,
dễ bắt chuyện và khá là vui tính, luôn có nụ cười nở trên môi. Thế mà sở thích của em
lại có vẻ hơi trái ngược với tính cách đó là chụp ảnh phong cảnh, nhâm nhi những cốc
cà phê và thích cảm giác nhẹ nhàng và ngồi chill mội mình. Còn về những điều em
không thích là những sự loằng ngoằng trong các cuộc nói chuyện, làm việc hay làm
bất kì một điều gì. Ban đầu về định hướng của em tự lựa chọn là ngành công nghệ sinh
học, để làm những nghiên cứu sinh, ngồi trong phòng thí nghiệm để sáng tạo ra những
loại thuốc, vác xin … Thế nhưng một sự thay đổi, một sự quyết tâm đã nổi lên trong
lòng và lựa chọn ngành Y, một ngành vẫn thuộc trong khối ngành sức khoẻ nhưng lại
khó khăn và gian nan hơn nhiều. II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cảm nhận về trường Đại học Phenikaa và dự cảm về học y tại trường Đại học Phenikaa
Ban đầu, khi tìm hiểu qua các trang mạng và trang web của trường thì cảm nhận
đầu tiên của em rằng đây là một ngôi trường rất rộng lớn, đẹp và phong cách rất hiện
đại. Và có vẻ như cảm nhận thực tế khi lần đầu đến trường nộp hồ sơ của em thực sự
choáng ngợp, trường rộng lớn hơn những gì em tưởng tượng trên ảnh, cơ sở vật chất
rất đầy đủ từ sân bóng đến bể bơi, nhà đa năng… Chỉ từ những cảm quan về bên ngoài
thôi cũng đã đủ để làm em suy nghĩ rằng đây là một nơi đáng để theo học và gửi gắm
được bản thân ở đây để phát triển. Quyết định theo học tại trường Đại học Phenikaa
của em là một sự lựa chọn đúng đắn là điều mà em rút ra được khi trải qua học kì đầu
tiên tại trường. Cơ sở vật chất của trường cực kì tốt, các thiết bị luôn là mới nhất và
cực kì xịn. Thầy cô thì luôn hỗ trợ các sinh viên hết mình mà lại vui tính nhẹ “tay” với
các em sinh viên. Được theo học các thầy cô, em cảm nhận được sự nhiệt huyết,
truyền cảm trong từng lời dậy từ các thầy cô, được giúp đỡ bất kể thời gian nào, luôn
lắng nghe ý kiến của bọn em và thay đổi vì bọn em. Đây là những điều khiến em đây
là một mái nhà mới chứ không chỉ là một nơi đến chỉ để học tập và tiếp thu kiến thức.
Ngoài ra trường còn hỗ trợ bọn em rất nhiều từ học bổng, mượn phòng học, sân để tổ
chức các hoạt động riêng và tuyển chọn những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm
xen kẽ với các giảng viên trẻ để bọn em không cảm thấy quá nhàm chán với các tiết học.
Theo học ngành y tại trường không hề dễ dàng, 6 năm là một chặng đường rất
dài và nhiều khó khăn chứ không hề đơn giản như nhiều người tưởng tượng. Nhưng
nhờ sự tận tình giúp đỡ sinh viên của các thầy cô nên con đường này đã dễ chịu một
chút, K16 của trường nhưng lại là khoá đầu tiên của ngành Y tại Phenikaa nên là sẽ
càng khó khăn hơn với các sinh viên theo học vì đây là người tiên phong, trải nghiệm
nhưng cũng là form mẫu để các giảng viên điều chỉnh theo và phù hợp với các sinh
viên hơn nên sự gắn kết của giảng viên với sinh viên càng được chặt chẽ hơn. Có vẻ
như con đường theo học ngành y Y tại Đại học Phenikaa của em sẽ được rất nhiêu sự
chỉ bảo, trợ giúp và tỉnh cảm của các thầy cô trong khoa.
2. Cảm nhận về nghề y
2.1 Cái nhìn tổng quan
Ngành y - một ngành mà nhiều người mơ ước nhưng không phải ai cũng có thể
theo được. Để có thể theo đuổi nghề y phải cực kì kiên trì, luôn học hỏi để thu thập
thêm kiến thức và bắt kịp các xu thế mới, hiện đại của toàn cầu. Có thể theo học được
6 năm là một điều gian nan và rất nhiều khó khăn, thế nhưng để có thể hành nghề còn
hơn thế nữa. Phải có một niềm đam mê, niềm yêu thích vô cùng lớn với nghề thì các
bác sĩ mới có thể theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn. Cứu người, được thấy
người bệnh khoẻ mạnh là niềm vui lớn nhất của mỗi bác sĩ và tất nhiên đó cũng là ước
mơ của em. Ước mơ đã được bắt đầu chính nhờ cánh cửa đại học, được sự ủng hộ của
người nhà, niềm yêu thích của chính bản thân đã giúp em có niềm động lực rất lớn để
có thể tiếp tục ước mơ trở thành một người bác sĩ giỏi, được mọi người tin tưởng và
gửi gắm trách nhiệm vô cùng to lớn.
Bác sĩ là một nghề vô cùng cao cả, nắm giữ mạng sống của biết bao người.
Chính vì thế theo ngành y cần có một sự hiểu biết sâu rộng, kiên định để có thể đưa ra
những chẩn đoán đúng để chữa bệnh. Những “thiên thần mặc áo blouse trắng” là biệt
danh được bao người gọi, nhắc đến trong thời kì dịch Covid. Tất cả là vì sức khoẻ
cộng đồng chung của mọi người, ắt hẳn là một người bác sĩ thì sẽ rất tự hào khi được
mọi người gọi dưới biệt danh như vâỵ. Thế nhưng để có thể trở thành thiên thần trong
cảm nghĩ của cộng đồng thì đội ngũ y tế nói chung và bác sĩ nói riêng đã phải dốc hết
sức để cứu chữa các bệnh nhân, quên ăn quên ngủ để có thể đồng hành cũng người
bệnh, đây là một sự hi sinh vô cùng lớn nhưng là để cho cái lớn hơn là sức khoẻ của
cộng đồng, cuả tất cả mọi người.
Khi hành nghề, không chỉ mỗi chữa bệnh mà chúng ta còn phải tiếp xúc với
bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Trên thế giới có 8 tỷ người, không phải ai cũng
như nhau, mỗi người, mỗi cá thể đều khác biệt từ bên ngoài đến cả tính cách nên
chúng ta cần biết ứng xử, khéo léo khi trao đổi với bệnh nhân, với người nhà bệnh
nhân … để có thể thấu hiểu, biết được mong muốn của người bệnh và làm xoa dịu
những nỗi đau mà họ đang gặp phải.
Lương tâm có thể nói là một năng lực mà bất kì ai theo đuổi khối ngành khoa
học sức khoẻ phải có chứ không chỉ riêng ngành y. Phải có lương tâm thì chúng ta mới
xứng đáng là người cứu chữa, hỗ trợ người bệnh. Đã là bệnh nhân thì chúng ta phải có
trách nhiệm với họ, đồng hành với họ không chỉ mỗi khi họ phải vào viện mà phải là
cả quá trình sức khoẻ của họ sau khi được chữa khỏi và gia đình của những người bệnh đó.
Là một người bác sĩ cần đòi hỏi rất nhiều điều nhưng cái quan trọng nhất là sự
cố gắng, chịu khó, ham học hỏi, phát triển bản thân để có thể theo nghề.
2.2 Những khó khăn và thuận lợi
Làm sinh viên ngành Y là điều đáng tự hào bởi trong nhận định của nhiều người,
nghề Y là nghề sáng giá và được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, theo học ngành Y có thật
nhiều vất vả. Nhưng trong xã hội, ngành nào cũng có những khó khăn riêng của nó,
miễn là chúng ta phải biết dũng cảm và đối mặt.
• Khối lượng kiến thức khổng lồ
Kiến thức của ngành Y là vô tận. Do đó, ngoài việc tiếp nhận kiến thức trên giảng
đường, các bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu kiến thức từ các đầu sách, các tài
liệu nước ngoài, các công bố quốc tế,… Tuy nhiên, để thực hiện được điều này bạn cần
phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Có trường đã dành riêng 1 năm đầu tiên để đào tạo tiếng
Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Y.
Thời gian sinh viên học ngành Y thường dài hơn các ngành học khác, kéo dài từ 6 – 7 năm.
• Lịch thực tập dày đặc
Bất cứ ngành nghề nào cũng có thời gian thực tập. Tuy nhiên ngành Y bắt buộc
thời gian thực tập lâu dài và thường xuyên liên tục. Các bạn sẽ được trực tiếp đến bệnh
viện được chỉ định, ăn ngủ và làm việc như những bác sĩ, y tá tại đó. Chính vì thế mà
cần chuẩn bị về mặt sức khỏe, về tinh thần để đối mặt với những ca bệnh mà bạn chưa
bao giờ được tiếp xúc.
Những căng thẳng với số lượng bài vở trên lớp, sau giờ học còn phải thực hành ở
bệnh viện, không còn thời gian rãnh rỗi để nghĩ đến những chuyện cá nhân, quy luật
cuộc sống của chúng ta sẽ khác so với những người bình thường. Cùng với lịch học
cùng thực hành dày đặc như vậy có nhiều bạn không thể đi hết con đường hoặc cũng có
bạn đã đi được hơn nữa thời gian học cũng không thể chịu đựng thêm những cực khổ
mà phải bỏ học giữa chừng. • Thần kinh thép
Đây là một ngành nghề đối mặt với vấn đề sinh tử nhiều nhất. Các bạn sinh viên
ngành Y cần phải có thần kinh thép để có thể tỉnh táo trong việc giải quyết những vấn
đề liên quan đến bệnh nhân. Ngoài ra còn phải có động lực, kiên trì để có thể hoàn thành
chương trình học kéo dài với lượng kiến thức khổng lồ.
• Niềm đam mê mãnh liệt
Ngành Y là ngành đòi hỏi người học phải thực sự có tâm, nếu không có tâm sẽ
mất đi cái tầm của ngành này.
Một khi đã đặt bước chân đầu tiên vào ngành Y, bạn cần phải cháy hết mình với
đam mê đó. Học ngành Y mà không đam mê sẽ rất khó vì mỗi Y – Bác sĩ đều nắm trong
tay khả năng thay đổi số mênh của mộ t con người. Nếu bạn học ngành Y vì ̣ những “phù
phiếm bên ngoài” của nó như lương cao, dễ xin việc, việc danh cao vọng trọng,… thì
rất có thể, bạn sẽ khó theo đuổi được đến cùng với những thử thách, căng thẳng của nghề.
Một khi đã trở thành bác sĩ thực hiện chữa bệnh cứu người, bạn sẽ phải cố gắng
hơn nữa, học tập và rèn luyện rất nhiều mới có thể làm tốt công việc của mình, đừng
“ngủ quên trong quá khứ” bởi kiến thức nghề Y luôn cần được cập nhật và cải tiến.
3. Định hướng về nghề nghiệp trong tương lai
Một khi đã lựa chọn ngành y cụ thể là y đa khoa thì đến 99% sinh viên theo học
đều muốn trở thành một người bác sĩ tài năng. Có rất nhiều ngành có thể theo là: nội,
ngoại, sản, nhi; trong nội thì có nội hô hấp, nội tim mạch, nội tiêu hoá, nội tiết … Ngoại
thì có tai mũi họng, phẫu thuật chỉnh hình … Mỗi sinh viên đều sẽ phải lựa chọn một
con đường mà mình cảm thấy phù hợp với bản thân và khả năng của họ. Nhưng dù là
ngành gì thì chắc hẳn ai cũng muốn trở thành bác sĩ giỏi nhất trong ngành đó, được
nhiều người biết đến và tin tưởng khám bệnh. Với em cũng không ngoại lệ nên em cũng
sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ thật tài năng và được mọi người biết đến.
Ngoài ra, khi đi làm, đa số các bạn sẽ lựa chọn các bệnh viện lớn như Bạch Mai,
Việt Đức … các bệnh viện đều là tuyến trung ương của cả nước đều là những nơi có cơ
sở vật chất tốt nhất, những giáo sư đầu ngành truyên thụ lại kinh nghiệm cho những
người mới. Có nhiều đãi ngộ về bảo hiểm, nghỉ phép … Và cái quan trọng nhất là môi
trường làm việc được tiếp xúc với nhất nhiều bệnh nhân, dù trong cùng một chuyên
ngành thuộc về một khoa riêng biệt nhưng lại có sự khác nhau về bệnh lý, tình trạng của
mỗi người. Từ đó sẽ có cơ hội để phát huy hết khả năng của bản thân và kiếm thêm kinh
nghiệm và kĩ năng để xử lý các tình huống trong tương lai.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Kế hoạch học tập của bản thân
6 năm là một chặng đường rất dài, dài nhất so với đa số ngành học đại trà bây
giờ chỉ là 4 năm. Chúng ta phải xác định đây là một kế hoạch học tập dài hạn. Bước
đầu thì chúng ta cần sắp xếp mức độ ưu tiên hợp lý cho từng hoạt động.
Ở năm thứ nhất, khối kiến thức cần phải thu nhận còn mới nhưng rất khác biệt
khi so với những năm cấp 3. Kiến thức sẽ rất dày đặc dù không nhiều nhưng không
dàn trải như những kiến thức khi học hồi trước nữa nên chúng ta cần phải làm quen
dần với việc học ở đại học. Năm thứ nhất là cơ hội tốt nhất để chúng ta làm quen với
những điều mới, làm quen với bạn mới, mái trường mới, các thầy cô, cách sinh hoạt và
quan trọng nhất là khả năng tự học. Lên đại học sẽ không còn các giáo viên kèm cặp
chúng ta, nhắc nhở chúng ta làm bài tập nữa mà thay vào đó là khả năng tự học của
mình đây là một yếu tố quan trọng nhất không chỉ cho việc học đại học mà cả cho sau này.
Sang năm thứ 2, lúc đó sẽ dần quen với việc học nặng, nhiều môn thì chúng ta
có thể sắp xếp thời gian, lên kế hoạch thời gian cụ thể cho các công việc từ đi học
hàng ngày đến các hoạt động xã hội nên theo như các dự án thiện nguyện, tổ chức phi
lợi nhuận hoặc các câu lạc bộ phù hợp để phát triển bản thân góp phần phát triển kĩ
năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Chúng ta còn cần
phải học thêm những kĩ năng để phục vụ cho mục đích học tập như tin học, tiếng Anh…
Năm thứ 3, thời điểm mà mọi thứ đã theo được khuôn mẫu mà mình đã vạch ra
sẵn đây là lúc chúng ta có thể thi các chứng chỉ tiếng anh và các chứng chỉ khác. Đây
cũng là khoảng thời gian bước vào các môn học chuyên ngành cực kì sâu rộng và cần
một nền tảng thật tốt để có thể tiếp thu và áp dụng được về sau.
Đây sẽ là một năm mang lại khá nhiều sự khủng hoảng về thời gian, theo thế hệ
đi trước kể lại thì nó còn mang theo sự trầm cảm (năm thứ 4). Ngoài những giờ học
căng thẳng về chuyên ngành thì chúng ta sẽ bắt đầu đi thực tập và đi trực đêm. Lúc
này kế hoạch thời gian mà chúng ta đã làm theo trước đó sẽ bị rối loạn, mọi người sẽ
phải sửa lại kế hoạch thời gian và phân bổ thời gian hợp lý nhất để sao cho vừa đi trực
đêm lại vừa phải có đủ giấc ngủ để không ảnh hưởng đến những tiết lý thuyết mà
chúng ta học vào ban ngày.
Sang năm thứ 5, lúc mà chúng ta chọn được chuyên ngành thì mình phải bán
theo chuyên ngành đó thật sâu, đi theo những bác sĩ có tiếng để học hỏi và trau dồi kiến thức.
Năm cuối, mỗi sinh viên đều đã trải qua một chặng đường đủ dài về mặt kiến
thức, thời gian. Đây sẽ là lúc viết những bài luận tốt nghiệp hướng đến các chứng chỉ
hành nghề hoặc bác sĩ nội chú, bác sĩ chuyên khoa… Sự lựa chọn của riêng mỗi người
nhưng đều cho một mục đích chung là sau khi học song thì chúng ta có thể đi làm và
bắt đầu “tự lập”.
Con đường tuy gian nan, vất vả và nhiều nhiều thứ phải học nhưng chúng ta phải
vừa học vừa giải trí chứ không thể cứ học mãi được, não bộ mỗi người cần được “xả”
sau mỗi lúc căng thẳng. Kế hoạch đã viết ra cần được bám sát và thực hiện theo thì
mới có được hiệu quả.
VI. ĐỀ XUẤT, NHU CẦU HỖ TRỢ
1. Từ phía gia đình, bạn bè
Gia đình là yếu tố quan trọng nhất để có thể theo học suốt 6 năm trời, từ sự ủng
hộ trong việc theo đuổi con đường mà con mình đã lựa chọn, phụ huynh của chúng ta
còn luôn hết mình hõ trợ con cái trong việc học hành … Rất cảm ơn bố mẹ đã luôn đồng hành cùng con.
Có một câu tục ngữ “học thày không tày học bạn”, đây là một câu tục ngữ quen
thuộc mà bao thế hệ học sinh đều biết, các giáo viên cũng hay nhắc đến câu này. Em
cũng rất mong muốn có thể học tập nhiều điều từ các bạn, mọi người xung quanh để
có thể phát triển bản thân trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng từ các bạn.
2. Từ phía nhà trường
Em vẫn luôn mong muốn trường mình luôn luôn hỗ trợ học sinh về cơ sở vật
chất, các hoạt động trải nghiệm, vui chơi sáng tạo với các bạn trong và ngoài trường.
Các thầy cô đã và đang luôn hỗ trợ nhiệt tình bọn em, theo sát từng bước một và
ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo. Em thấy được một sự nhiệt huyết, một nguồn lửa rất lớn để
tiếp sức cho bọn em trong 6 năm dài.