-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận môn học Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp | Trường Đại học Phenikaa | Ngành Ngôn ngữ Anh
Định hướng nghề nghiêp có thể được hiểu là viêc mà cá nhân mỗi người tự đăt ra các lựa chọn nghề nghiêp trong tương lai. Các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiên gia đình,…, và những yếu tố khác có liên quan đến từng nghề nghiêp cụ thể như mức thu nhâp, cơ hôi viêc làm... Việc định hướng nghề nghiêp đúng đắn sẽ giúp em có lựa chọn nghề nghiêp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cuôc sống và thỏa mãn niềm khát khao của bản thân. Nếu quyết định nghề nghiêp sai lầm, cuôc sống của bản thân em sẽ chịu tác đông tiêu cực rất lớn. Nó có thể khiến em cảm thấy chán nản, bất lực, mất niềm tin vào cuôc sống và cảm thấy trống rỗng, bế tắc. Việc có định hướng nghề nghiêp đúng đắn sẽ làm giảm nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hoăc tê hơn là thất nghiêp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp 24 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Bài tiểu luận môn học Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp | Trường Đại học Phenikaa | Ngành Ngôn ngữ Anh
Định hướng nghề nghiêp có thể được hiểu là viêc mà cá nhân mỗi người tự đăt ra các lựa chọn nghề nghiêp trong tương lai. Các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiên gia đình,…, và những yếu tố khác có liên quan đến từng nghề nghiêp cụ thể như mức thu nhâp, cơ hôi viêc làm... Việc định hướng nghề nghiêp đúng đắn sẽ giúp em có lựa chọn nghề nghiêp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cuôc sống và thỏa mãn niềm khát khao của bản thân. Nếu quyết định nghề nghiêp sai lầm, cuôc sống của bản thân em sẽ chịu tác đông tiêu cực rất lớn. Nó có thể khiến em cảm thấy chán nản, bất lực, mất niềm tin vào cuôc sống và cảm thấy trống rỗng, bế tắc. Việc có định hướng nghề nghiêp đúng đắn sẽ làm giảm nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hoăc tê hơn là thất nghiêp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp 24 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung ................................................................................................................. 2
1. Giới thiệu sơ lược về bản thân ....................................................................................... 2
2. Tổng quan chung về học phần ....................................................................................... 2
II. Nội dung ........................................................................................................................... 2
1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm ................................................ 2
2. Nội dung, hoạt động yêu thích nhất ............................................................................... 4
3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân .......................................................................... 5
4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân.......................................... 7
4.1. Đối với nhà trường ......................................................................................................... 7
4.2. Đối với khoa Tiếng Anh ................................................................................................. 8
4.3. Đối với gia đình .............................................................................................................. 8
4.4. Đối với bản thân ............................................................................................................. 8
III. Kết luận ........................................................................................................................... 8 1
I. Giới thiệu chung
1. Giới thiệu sơ lược về bản thân
Em xin tự giới thiệu, em là Lê Hạ Châm, hiện tại em là sinh viên K16 Ngành
Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Phenikaa. Theo chương trình học của bậc tiểu
học, em được tiếp xúc với Tiếng Anh từ năm lớp 3 và đã có niềm yêu thích với ngôn
ngữ này ngay từ đó. Bản thân em cũng là người học Tiếng Anh khá tốt và từng được
tham gia nhiều cuộc thi Tiếng Anh. Càng ngày em càng hứng thú, say mê tìm hiểu về
ngoại ngữ này và em đã chọn Ngôn Ngữ Anh là ngành học của mình. Em hi vọng
rằng sau này có thể có công việc theo đúng chuyên ngành mà mình đang theo học.
Em muốn trở thành một giáo viên để có thể truyền đạt lại cho các thế hệ sau tri thức
cũng như sự yêu thích đối với Tiếng Anh của em. Hoặc em mong muốn có thể trở
thành một phiên dịch viên để có thể học hỏi và giao lưu văn hóa của nhiều đất nước khác nhau.
Cá nhân em tự nhận thấy em là một người khá linh động, có thể thích ứng
nhanh và có nhiệt huyết lớn. Nhưng bên cạnh đó, em vẫn còn có những khuyết điểm
tồn tại như còn rụt rè, thiếu tự tin, cả thèm chóng chán. Em đang cố gắng từng ngày
để hoàn thiện bản thân, phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm, và từ đó em sẽ
dần trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
2. Tổng quan chung về học phần
Học phần “Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp” là một học phần mới của
Trường Đại học Phenikaa, có tổng số tiết tín chỉ là 30, trong đó có 30 tiết lý thuyết, 0
tiết thảo luận/bài tập/thực hành và 60 tiết tự học.
Học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành Ngôn ngữ Anh và các môn
học liên quan đến nội dung chương trình, giúp cho người học hiểu và nắm bắt được
những vấn đề chung và các kỹ năng cần thiết liên quan đến các định hướng chuyên
ngành Biên phiên dịch và Tiếng Anh thương mại. Mục tiêu của học phần là trình bày
được những yêu cầu chung về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế đối với nghề
nghiệp chuyên môn trong tương lai; nhận biết và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm
đạo đức nghề nghiệp xã hội; phân tích được các hoạt động liên quan đến lĩnh vực
(ngành Ngôn ngữ Anh) và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo thích nghi với
bối cảnh của doanh nghiệp và xã hội đương đại.
Bên cạnh đó, môn học còn là sân chơi giúp sinh viên có thể tiếp cận thực tiễn,
khai thác và tích lũy kinh nghiệm đã có và tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết
những vấn đề đời sống thực tiễn. Thông qua đó, giảng viên có thể chia sẻ những kinh
nghiệm đã trải qua cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm hành trang cho mình, khơi
dậy những đam mê, tiềm năng của bản thân, những kĩ năng cần và đủ để thích nghi
với cuộc sống, môi trường nghề nghiệp tương lai. II. Nội dung
1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm
Thứ nhất là tổng quát chung về ngành Ngôn ngữ Anh. Chương trình học kéo
dài 4 năm bao gồm 6 khối kiến thức: Giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến 2
thức bổ trợ, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Yêu cầu chuẩn đầu ra, cũng
như những cơ hội nghề nghiệp sau khi và trường.
Thứ hai là được bổ sung những kiến thức về môi trường kinh doanh, thương
mại. Người học tiếng anh thương mại phải có được những kiến thức cơ bản về ngôn
ngữ và văn hoá, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ Tiếng Anh, có năng lực sử dụng
ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh) ở trình độ cao. Song song với đó, khối lượng kiến
thức về thương mại, kinh doanh, quản trị, tài chính và kinh tế xã hội cần được bổ
sung và trang bị kỹ lưỡng trước khi bạn bắt đầu gia nhập vào bất kỳ công ty nào. Bên
cạnh những kỹ năng chuyên môn trên, bạn bắt buộc phải có các kỹ năng mềm kèm
theo như: Lập kế hoạch và tổ chức công việc, giải quyết vấn đề và ra quyết định; Khả
năng tự nghiên cứu độc lập và tự cập nhật thông tin – vì khi làm việc trong môi trường
quốc tế chắc hẳn bạn phải tự cải thiện và phát triển kiến thức cá nhân rất nhiều; Tham
gia các hoạt động tập thể, các hoạt động phong trào cũng như các hoạt động xã hội,
thích nghi với môi trường làm việc theo nhóm.
Thứ ba là những kiến thức về nghề Biên Phiên dịch. Qua rất nhiều những bài
giảng của cô, em được biết được rằng nghề Biên Phiên dịch không chỉ là dịch từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác mà chúng ta cần phải truyền lại nội dung đứng, có nghĩa
tới người nghe. Thực tế, không phải cứ thông thạo ngoại ngữ là có thể trở thành một
người biên phiên dịch giỏi. Để trở thành một người biên dịch thành thạo, ưu tú phải
cần rất nhiều những yếu tố, kỹ năng khác nhau như cần có kỹ hàng phối hợp ngôn
ngữ và tỉnh linh hoạt tốt, tình thân phải tập trung cho độ, thông thạo ngoại ngữ và
tiếng mẹ đẻ, chịu được áp lực công việc, và quan trọng trong đó là phải có một sức
khỏe tốt mới có sức bám trụ với nghề.
Thứ tư là những buổi thuyết trình nhóm. Trong quá trình học tập và làm việc
nhóm, em được tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến để đóng góp cho bài học của mình.
Từ đó bản thân em biết mạnh dạn hơn trong việc đưa ra quan điểm, biết suy nghĩ thật
chắc chắn để có thể có những quyết định đúng đắn và để có những dẫn chứng bảo vệ
quan điểm của mình, đây chính là một trong những điều quan trọng giúp em trau dồi
kỹ năng tranh biện. Không chỉ vậy, em còn được học hỏi những điều hay từ các thành
viên trong nhóm, thấy được những mặt chưa tốt của bản thân cũng như các bạn để từ
đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình, dần dần hoàn thiện bản thân. Em còn được
trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, được biết làm thế nào để có một bài thuyết trình thật
đẹp nhưng vẫn truyền tải được ý nghĩa đến người đọc, người nghe, em có thể tự tin
đứng trước đám đông và thuyết trình. Qua phần thuyết trình của các nhóm khác, nhóm
em cũng nhận ra được những hạn chế của nhóm, học hỏi được từ thành công cũng
như sai lầm của các bạn. 3
Thứ năm là được lắng nghe chia sẻ về kinh nghiệm của người đi trước: Trong
những buổi học cô Thủy thường tâm sự những kinh nghiệm của mình về những
chuyến đi, những bài học trong cuộc sống cùng những bài học mang giá trị tinh thần
giúp chúng em khơi dậy sự ngưỡng mộ, khao khát được thành công như cô, được đặt
chân và cảm nhận không khí trời Âu, mong muốn học được ở cô sự tự tin cũng như
khả năng ngoại ngữ chuyên sâu. Bởi lẽ, người ta vẫn luôn nói rằng một trong những
phương pháp học khôn ngoan nhất là học từ những thành công và thất bại của người
đi trước, đặc biệt dưới góc nhìn của một người từng trải, từng có nhiều kinh nghiệm
trong việc hoạt động giảng dạy như thế, những lời khuyên từ cô có thể dễ dàng áp
dụng cho cuộc sống sau này giúp cho không chỉ bản thân em mà còn nhiều các bạn
sinh viên khác có thể chuẩn bị cho mình tâm thế vững vàng, kiên định vượt qua mọi
thách thức, chông gai, cám dỗ phía trước.
Thứ sáu là những mẹo giúp cải thiện khả năng tiếng Anh. Với sự hết mình và
luôn sẵn sàng giúp dỡ, cô Thủy luôn chia sẻ các trang web tiếng Anh, những cuốn
sách hay, những phương pháp học tập mới lạ, những nhân vật nổi tiếng trong nghề
Biên Phiên dịch cùng một số cơ hội nghề nghiệp. Đây chính là lợi ích của sinh viên
khi được tham gia học môn “Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp”.
2. Nội dung, hoạt động yêu thích nhất
Nội dung yêu thích nhất là những chia sẻ, kinh nghiệm của Camille Beydon
(French translator, United Nations) về các yếu tố, điều kiện cần của một nhà phiên
dịch giỏi và những bài học để trở thành 1 master biên dịch qua video "How
interpreters juggle two languages at once". Bên cạnh đó là một số khía cạnh khác của
nghề biên phiên dịch cấp cao qua video "Interpreter Breaks Down How RealTime
Translation Works". Lý do em thích nội dung này là vì được trau dồi khả năng nghe
tiếng anh thụ động qua việc xem các video, có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn đối với 4
nghề dịch, tạo động lực để bản thân hoàn hảo hơn mỗi ngày, được định hướng về
nghề biên, phiên dịch và tiếng Anh thương mại.
Đối với em, hoạt động yêu thích nhất trong học phần là hoạt động thuyết trình
của tuần 3 và tuần 6, qua đó rút ra được những bài học quý giá từ sự thành công của
những người đi trước trong các lĩnh vực biên phiên dịch, thương mại,.....Học được
những ưu điểm của các bạn nhóm khác: cách thuyết trình lôi cuốn người nghe, sự tự
tin, sự chỉn chu,.... Bên cạnh đó, em thật sự rất thích thú với buổi trò chuyện cùng anh
Andy Nova. Em đã được học rất nhiều từ anh, cách đề “lười nhưng vẫn thành công”.
Em được biết thêm về trang web có thể giúp em học được những từ 9.0 IELTS. Lý
do em thích những hoạt động này là vì em được phát triển kỹ năng, tư duy phản biện,
tăng cường khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân, nâng cao tinh thần
trách nhiệm, tính tự giác, khắc phục nỗi sợ đám đông, học được cách làm việc nhóm hiệu quả.
3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Định hướng nghề nghiêp có thể được hiểu là việ c mà cá nhân mỗi người tự̣
đăt ra các lựa chọn nghề nghiệ p trong tương lai. Các lựa chọn này cần đảm bảo phù ̣
hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiên gia đình,…, và những yếu tố khác ̣ có
liên quan đến từng nghề nghiêp cụ thể như mức thu nhậ p, cơ hộ i việ c làm... Việc ̣
định hướng nghề nghiêp đúng đắn sẽ giúp em có lựa chọn nghề nghiệ p phù
hợp ̣ nhằm đảm bảo chất lượng cuôc sống và thỏa mãn niềm khát khao của bản thân.
Nếụ quyết định nghề nghiêp sai lầm, cuộ c sống của bản thân em sẽ chịu tác độ ng
tiêụ cực rất lớn. Nó có thể khiến em cảm thấy chán nản, bất lực, mất niềm tin vào
cuôc ̣ sống và cảm thấy trống rỗng, bế tắc. Việc có định hướng nghề nghiêp đúng đắn
sẽ ̣ làm giảm nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hoăc tệ hơn
là ̣ thất nghiêp. Đặc biệt, việ c định hướng nghề nghiệ p đúng đắn sẽ giúp em đạt được ̣
thành công trong tương lai. Bởi vì khi được làm đúng nghề nghiêp phù hợp với bảṇ
thân bản thân em sẽ dễ dàng phát huy tối đa năng lực của mình. Thêm vào đó, có định
hướng nghề nghiêp đúng sẽ giúp bản thân xác định chính xác mục tiêu học ̣ tâp, em
biết rõ phải học những gì. Nhờ vậ y em có thể tiết kiệ m được thời gian và ̣ tiền bạc
đầu tư vào viêc học những khóa học, những ngành nghề không phù hợp.̣ Ý
thức được tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp, bản thân em đã tự đưa
ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Em muốn trở thành một phiên dịch viên.
Có rất nhiều lý do khiến em muốn trở thành một nhà phiên dịch: Thứ nhất là nghề
phiên dịch có cơ hội việc làm lớn. Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất
cả các nước trên thế giới, thì các công ty, tổ chức, cơ quan trong nước và quốc tế luôn
cần đến những phiên dịch viên giỏi. Cùng với cơ hội việc làm phong phú là mức thu
nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây
cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã
trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình.
Thứ hai là em sẽ có cơ hội giao lưu văn hóa và đến nhiều đất nước khác nhau.
Theo chân những hoạt động mang tính quốc tế, người phiên dịch có thể được đến
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Từ đó em có thể được gặp gỡ những người
đến từ nhiều đất nước khác nhau, cùng trò chuyện và học tập từ họ, học tập từ sự nỗ 5
lực, thành công hay thất bại của họ. Em có thể biết thêm được nhiều nền văn hóa bởi
rào cản của hội nhập văn hóa chính là ngôn ngữ. Khi em có thể giao tiếp bằng một
loại ngôn ngữ khác đồng nghĩa với việc em biết thêm được về văn hóa của nước ấy.
Và ngay từ khi bắt đầu học một ngôn ngữ khác, bản thân em cũng biết được rằng, học
ngôn ngữ khác cũng đồng nghĩa với việc học về văn hóa của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó.
Thứ ba là nghề phiên dịch sẽ được trau dồi khả năng giao tiếp bởi em sẽ được gặp
gỡ nhiều người đến từ nhiều đất nước khác nhau. Và đó cũng đòi hỏi em không chỉ
thành thạo ngoại ngữ thứ 2 mà còn phải thành thạo tiếng mẹ đẻ để có thể truyền đạt
ý nghĩa mà người nói muốn hướng đến một cách chính xác và đầy đủ nhất. Em bên
cạnh đó, em sẽ có cơ hội được gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người nổi tiếng và học
hỏi được nhiều điều bổ ích từ họ.
Thứ tư là có thu nhập ổn định. Hiện nay ở Việt Nam, nghề “Phiên dịch viên” cũng
không còn xa lạ đối với mọi người nữa. Bởi vì, hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ chung
của đa số các quốc gia. Vì thế, nghề này là mục tiêu và cũng chính là công cụ kiếm
sống của vô số người. So với mặt bằng chung, phiên dịch thuộc trong danh sách
những nghề có lương cao và ổn định nhất xã hội. Hơn nữa, khi làm việc bạn có thể
gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng hay là những người thành đạt. Điều này có thể giúp
ích được cho bạn rất nhiều trong việc học hỏi và có những kiến thức mà trên ít ai biết đến.
Muốn thành công và đạt được mục tiêu của mình, bản thân em đã đặt ra cho
mình những mục tiêu và định hướng cụ thể trong 4 năm đại học, cụ thể:
Năm thứ nhất, vì khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, nên:
+ Cố gắng học chăm chỉ các môn học đại cương đại loại khá trở lên. 6
+ Dành thời gian rảnh rỗi để mở rộng các mối quan hệ xã hội.
+ Học thêm các kỹ năng mềm và tham gia các câu lạc bộ. Năm thứ hai:
+ Ôn luyện và nâng khả năng ngoại ngữ tương đương với mức IELTS 7.5 hay TOEFL 95.
+ Tìm kiếm được một công việc làm thêm nào đó.
+ Lựa chọn tiếng Hàn là môn ngoại ngữ 2.
+ Trau dồi và cải thiện những kĩ năng khác quan trọng như: thuyết trình, tin học, tư
duy phản biện, giải quyết tình huống, photoshop, content,…
+ Nếu có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, ngoại khóa, workshop tọa đàm
do nhà trường tổ chức để có kinh nghiệm tích lũy cho công việc sau này.
Năm thứ ba, thời điểm học chuyên sâu môn chuyên ngành:
+ Tập trung vào bộ môn chuyên ngành và quyết tâm học thật giỏi để lấy được số điểm tốt nhất.
+ Cố gắng cân bằng giữa môn chuyên ngành và ngoại ngữ 2 nhất có thể
+ Tiếp tục ôn luyện các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
+ Tìm được một công việc thực tập tốt để phát huy và củng cố thêm khả năng ngoại ngữ
+ Đăng kí các khóa học online miễn phí trên Coursera, Edx, hay Udemy hoặc đầu tư
vào các khóa học có phí để khai thác, phát triển và làm đẹp CV.
Năm thứ tư, là năm quyết định bước ngoặt của cuộc đời với những thách thức mới:
+ Chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và hoàn thành CV
+ Thi chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ C1
+ Tốt nghiệp với GPA 3.5 trở lên
+ Tiếp tục học ngoại ngữ 2 là tiếng Hàn với mục tiêu lấy topik 5
+ Chuẩn bị tinh thần và hồ sơ đẹp để phỏng vấn công việc +
Dần tìm kiếm cho mình một công việc ổn định.
4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân
4.1. Đối với nhà trường
Muốn sinh viên tự mình hình thành được phương pháp học tập ngoại ngữ phù
hợp không thê không nhắc đến vai trò hỗ trợ của các giáo viên và nhà trường. Những
khóa học cần phải được tiến hành ngay trong ngày đầu sinh viên bước vào trường.
Đặc biệt cần có sự phối hợp giữa nhà trường để giới thiệu cho sinh viên về chương
trình đạo tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá và nhất là ý thức về vai trò và trách
nhiệm của bản thân người học. Các giáo viên ngoại ngữ cần truyền đạt kiến thức, bồi
dưỡng và rèn luyện chiến lược ngoại ngữ tích cực cho sinh viên. Việc này cần tiến
hành lồng ghép trong xuyên suốt quá trình đào tạo ngoại ngữ tại nhà trường. Nhà
trường nên tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập ngoại ngữ giữa các sinh
viên có kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt với các tân sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên
ngoại ngữ cũng nên tìm tòi phương thức ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại
thay cho một số phương pháp truyền thống. 7
4.2. Đối với khoa Tiếng Anh
Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các buổi tọa đàm để sinh viên gắn kết
với nhau. Tổ chức các cuộc thi liên quan đến Tiếng Anh như: hát, hùng biện tiếng
Anh, thi nấu ăn các món phương Tây, các trò chơi ….
4.3. Đối với gia đình
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng bản thân mỗi người. Để có thể có được thành
công thì không thể thiếu vắng sự ủng hộ của gia đình. Bản thân em vô cùng may mắn
khi được bố mẹ ở cạnh bên và thấu hiểu, yêu thương em, luôn động viên em và là chỗ
dựa tinh thần vững chắc nhất.
4.4. Đối với bản thân
Để học tập tốt, không ai khác ngoài bản thân người học phải hiểu mình đang
ở đâu trên chặn đường học ngoại ngữ. Nếu học tập một thời gian dài nhưng không
thấy tiến bộ, hãy kiểm tra lại năng lực của mình và vạch ra một lộ trình học tập cụ thể
cho bản thân. Nếu mới bắt đầu học ngoại ngữ, chúng ta phải học từ cơ bản nhất và
tập trung vào các kỹ năng tương tác trước khi tập trung vào các vấn đề ngữ pháp. Bản
thân người học phải hiểu mình đang học với mục đích gì và dù là mục đích gì đi nữa,
chúng ta đều cần phải lập ra mục đích rõ ràng và đủ lớn để kích thích bản thân vượt
qua khó khăn trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức. III. Kết luận
Nhờ có học phần Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp, bản thân em đã có
được những cái nhìn khách quan hơn đối với ngành mà mình đang theo học, từ đó vẽ
ra định hướng rõ ràng hơn cho bản thân. Bên cạnh đó, em thấy được sự tâm huyết
của cô Thủy qua từng tiết học trên lớp và cách giảng dạy của cô được luân phiên qua
lý thuyết, thực hành và thuyết trình. Và từ đó tạo ra sự thoải mái trong lớp học, môi
trường năng động sáng tạo chứ không phải theo một khuôn khổ nhất định từ trước,
đúng với phương châm cũng như kim chỉ nam của trường Đại học Phenikaa “Đại học đổi mới sáng tạo” 8 Phụ lục: Phiếu đánh giá
Bài Tiểu luận hết học phần
Họ và tên sinh viên: Lê Hạ Châm Lớp: FEL44
Mức độ đạt chuẩn quy định Tiêu Trọng chí Điểm (0- Điểm (4.0-
Điểm (5.5- Điểm (7.0- Điểm số đánh 3.9) 5.4) 6.9) 8.4) (8.510) giá Sơ sài, chưa Tính logic Tính logic Tính logic Tính logic có tính chưa cao, tương đối cao, Mức cao, lập Nội logic, chung chung cao, chung độ chi tiết luận chặt 100% dung chung và chung và chung và hợp lý và chẽ, nội chưa phân chưa phân chưa phân phân phối dung phân phối đều phối đều phối đều đều phối hợp lý
Ngày……………………… Họ và tên giảng viên:…………………………………..
Ký tên:……………………………...………………………………………………… 9