Báo cáo chuyến đi thực tế bảo tàng thiên nhiên Việt Nam- Triết học Mác-Lênin (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Sự hình thành và phát triển của Trái Đất luôn luôn là những điều kì thú, gây tò mò cho con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----✧----- BÁO CÁO
THAM QUAN BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
(18A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)
Môn học: Khoa học Trái đất và Sự sống
Giảng viên: Phạm Thị Thanh Nga
Sinh Viên: Hồ Thị Yến Nhi Mở đầu
Sự hình thành và phát triển của Trái Đất luôn luôn là những điều kì thú, gây tò
mò cho con người. Những bí ẩn về nguồn gốc của thiên nhiên, con người và muôn
loài mà con người ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng. Con người mới
chỉ dựa vào những mẫu hóa thạch, mẫu vật khảo cổ còn sót lại trên Trái Đất để tìm
ra nguồn gốc, tổ tiên và đang dựa vào khoa học để chứng minh điều đó. Trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều bảo tàng lưu giữ, trưng bày mẫu
vật về nguồn gốc, sự tiến hóa của tự nhiên
Vừa rồi em đã có buổi tham quan ở bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Nhờ buổi
tham quan này mà nhóm em đã có thêm được những kiến thức mới về sự phát triển
và hình thành của thiên nhiên và con người.
Đường dẫn vào bên trong bảo tàng là một đường đi với hai bức trường được vẽ
rất kì công và đẹp mắt. Dưới ánh đèn bước tường ở hai bên càng trở nên sống
động, cho người xem cảm giác thích thú.
Cây tiến hóa sinh giới
Tại căn phòng “đệm” có cấu trúc hình vòng cung đặc biệt, chúng ta sẽ thấy bức
tường gỗ chạm khác cây tiến hóa sinh giới, thể hiện đầy đủ sự phát triển của các
giống loài trên Trái Đất. Trái Đất hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, trải qua
hàng tỉ từ các tế bào sơ khai tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã hóa thành thế giới
sống đa dạng như ngày nay. Sinh vật trên Trái Đất được chia thành năm giới: giới
nhân sơ (tầng dưới cùng), giới nguyên sinh (tầng thứ 2), giới nấm, giới thực vật
(màu xanh), giới động vật (màu đỏ).
Giới Nhân sơ: Hình thành cách ngày nay khoảng 3,6 tỉ năm với các cá thể đơn bào,
chưa có nhân chuẩn. Hình thức dinh dưỡng là hấp thụ. Ví dụ: Virus, vi khuẩn, nấm, tảo lam.
Giới Nguyên sinh: Hình thành cách ngày nay khoảng 2.5 tỉ năm với các cá thể đơn
bào hoặc đa bào, có nhân chuẩn. Hình thức dinh dưỡng là hấp hụ, dị dưỡng hoặc
hoại dưỡng. Ví dụ: Amip, trùng đế giày, nấm nhày.
Giới Thực vật (màu xanh): Gồm các cá thể đa bào, có nhân chuẩn được chia thành
các ngành chính là Tảo, Rêu, Quyết (Dương xỉ), Hạt trần (thông, tuế…), Hạt kín
(ngô, đậu…). Hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp.
Giới Động vật (màu đỏ): Hình thành từ giới động vật nguyên sinh gồm các cá thể
đa bào, có nhân chuẩn, được chia thành 2 nhóm là động vật có xương sống và động vật không xương sống.
Giới Nấm (màu nâu): Được hình thành cách đây khoảng 1,5 tỉ năm gồm các sinh
vật đơn bào hoặc đa bào, có nhân chuẩn. Hình thức dinh dưỡng là dị dưỡng.
Các thời kì hình thành Trái Đất
Thời kỳ Tiền Cambri hay Tiền kỷ Cambri (tiếng Anh: Precambrian) là tên gọi
không chính thức để chỉ một siêu liên đại, bao gồm một số liên đại trong niên đại
địa chất của Trái Đất đã diễn ra trước khi có Liên đại Hiển sinh (Phanerozoic). Nó
kéo dài từ khi Trái Đất hình thành vào khoảng 4500 Ma (triệu năm trước) cho tới
khi có sự tiến hóa của các động vật có lớp vỏ cứng, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ
Cambri, kỷ đầu tiên của đại đầu tiên thuộc liên đại Hiển sinh, vào khoảng 542 Ma.
Kỷ này được đặt tên theo tên La Mã của Cymru/Wales - Cambria - nơi mà các lớp
đá từ kỷ này được nghiên cứu lần đầu tiên. Thời kỳ Tiền Cambri không phải một
"đại" - nó chỉ đơn giản là "trước kỷ Cambri”
Thời kỳ Đại Cổ sinh bao gồm 6 kỷ địa chất; theo thứ tự từ cổ nhất đến trẻ nhất
là: kỷ Cambri, kỷ Ordovic, kỷ Silur, kỷ Devon, kỷ Than Đá (bao gồm thế
Mississippi và thế Pennsylvania tại Bắc Mỹ) và kỷ Permi. Nó trải rộng từ khoảng
542 Ma tới khoảng 251 Ma (theo Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS), 2004). Đại
Cổ sinh bao gồm khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện các hóa thạch vỏ cứng
và phổ biến đầu tiên tới thời gian khi các lục địa bắt đầu được chiếm lĩnh bởi các
loài bò sát lớn, tương đối phức tạp và các loài thực vật tương đối hiện đại.
Thời kỳ Đại Trung sinh là thời kỳ của các hoạt động kiến tạo, khí hậu và tiến
hóa. Thời kỳ này gồm có các kỷ là kỷ Trias, kỷ Jura, kỷ Creta. Tại thời kỳ này các
lục địa dần dần chuyển từ trạng thái liên hệ, gắn kết với nhau thành các trạng thái
như ngày nay; sự chuyển dịch này tạo ra tiền đề cho sự hình thành loài và các phát
triển tiến hóa quan trọng khác. Khí hậu khi đó là rất nóng trong toàn bộ khoảng
thời gian của đại này và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa và đa
dạng hóa của các loài động vật mới. Vào thời gian cuối của đại này, các nền tảng
của sự sống hiện đại đã chiếm vị trí. Côn trùng -
CHUỒN CHUỒN : Có mắt kép thật đặc biệt, với hàng chục ngàn thấu kính
bao phủ khắp đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng để phát hiện con mồi và kẻ thù. -
VE SẦU : Được biết đến với khả năng tạo âm thanh inh ỏi, suốt mùa hè của ve
đực. Hầu hết ve sầu có vòng đời 2 – 5 năm, đặc biệt có loài đến 17 năm. -
CÁNH THẲNG : Gồm các loài châu chấu, cào cào, dế và muỗm. Nhiều loài
phát ra tiếng kêu inh ỏi bằng cách cọ xát cánh vào nhau hay vào chân. -
BỌ NGỰA : Là côn trùng ăn thịt, màu sắc thường thay đổi theo màu của nơi
ở, nhất là khi rình mồi. -
BỌ QUE : Ngụy trang rất khéo, có thể thay đổi sắc tố để phù hợp với môi
trường.Trong lớp côn trùng, bọ que có kích thước dài nhất.
Bên cạnh đó, côn trùng thường được chia làm 2 loại là côn trùng cánh cứng và côn
trùng cánh vảy. Tiêu biểu như ta có có thể thấy là BỌ QUE ( hay còn gọi là
Phasmatoptera hoặc Phasmida) là loài côn trùng thuộc nhóm động vật chân đốt có
hình dáng giống chiếc que, cành cây. BỌ QUE còn được trang bị của gai và chất độc.
Bọ que có thể được tìm thấy khắp thế giới ở những vùng có khí hậu ấm, đặc biệt
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự đa dạng lớn nhất là ở Đông Nam Á và Nam Mỹ, sau đó là ÚC.
Sự đa dạng của loài bướm cũng cho ta thấy được sự phong phú của côn trùng. Trên
thế giới có khoảng 170,000 loài bướm. Ở Việt Nam ta có gần 1000 loài bướm,
trong dó có rất nhiều loài bướm đặc hữu Việt Nam, nhiều loài bướm mới được phát
hiện nhưng chưa được đặt tên.
1 .Động vật
(Hình ảnh Gấu Đông Dương)
(Bản sao mẫu rùa Hồ Gươm) (Sinh vật biển)
Không chỉ có một số động vật trên mà còn có rất nhiều những động vật quý hiếm
khác. Bên cạnh những mẫu vật còn có mẫu tiêu bản xương của hổ Đông Dương, đà
điểu, rắn hổ mang, cá sấu xiêm, cá chép...
(Mẫu xương Hổ Đông Dương)
Hổ Đông dương hay còn gọi hổ Corbett (Panthera tigris corbetti) là một phân
loài hổ được tìm thấy tại khu vực Campuchia, Lào, Malaysia, Thailand, Trung Quốc
và Việt Nam. Do miền Trung Việt Nam có địa thế rừng núi hiểm trở và trải dài bất
tận (dãy Trường Sơn), nên từ nhiều thế kỷ qua nơi đây nổi danh là vương quốc của
loài thú quý hiếm và dũng mãnh bậc nhất này
Lịch sử tiến hóa loài người
Tiếp theo là khu vực trưng bày lịch sử tiến hóa của loài người. Quá trình tiến
hóa của loài người được bắt đầu từ dạng linh trưởng, sau đó tiến hóa thành
những dạng người khác nhau (người khéo léo, người đứng thẳng, người tinh
khôn) và phát triển tiến hóa cao trở thành người hiện đại như hiện nay.
- Người đứng thẳng hay Homo erectus, là một loài người tuyệt chủng từng
sinh sống trong phần lớn khoảng thời gian thuộc thế Pleistocen, với chứng
cứ hóa thạch sớm nhất đã biết có niên đại khoảng 1,8 triệu năm trước và hóa
thạch gần đây nhất đã biết khoảng 143.000 năm trước. Loài này đã bắt
nguồn từ châu Phi hoặc châu Á và lan tỏa xa tới Anh, Gruzia, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Java
(Ảnh người đứng thẳng)
- Người tinh khôn hay Homo sapiens là loài người hiện nay trên Trái Đất.
Người tinh khôn có đặc trưng là trí tuệ phát triển với thể tích bộ não có tỉ lệ
so với thể tích cơ thể là lớn nhất giới động vật, dáng đứng thẳng hoàn toàn,
hai chi sau (chân) đảm nhiệm vận chuyển, hai chi trước trở thành tay là cơ
quan lao động và chế tạo công cụ lao động. Sự thông minh, khả năng thích
ứng của người tinh khôn đã khiến loài này có ảnh hưởng lớn nhất trên Trái Đất. - (Ảnh người tinh khôn) Nấm
* Một số loại nấm và linh chi được tìm thấy tại bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam :
- Linh chi cổ đại – Nơi thu : Gia Lai.
- Cổ linh chi mũ cứng – Nơi thu : Yên Bái.
- Nấm lỗ rỉ sắt nhiều năm mũ lông – Nơi thu : Quảng Bình.
- Linh chi hải miên – Nơi thu : Thừa Thiên Huế.
- Đông trùng hạ thảo – Xuất xứ : Trung Quốc.
– Nơi thu : Lâm Đồng .
- Nấm mào gà – Nơi thu : Ba Vì – Hà Nội.
- Nấm than – Nơi thu : Nam Định. LINH CHI Kết luận
Trong lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, bảo tàng ra đời như một loại thiết chế
văn hóa được hiểu một cách phổ biến là nơi lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần
tiêu biểu thuộc về quá khứ của một lĩnh vực, một nền văn hóa cộng đồng, rộng hơn
là của nhân loại. Vì thế, khi nhắc đến bảo tàng, công chúng thường nghĩ tới một địa
điểm không chỉ có kiến trúc đẹp, mà còn là nơi trưng bày, đưa tới nhiều điều thú
vị. Rời khỏi bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ai cũng cảm thấy phấn khích vì được
biết thêm nhiều điều mới lạ. Tuy buổi tham quan chỉ diễn ra trong vài giờ nhưng
nhóm em đã thu nạp được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Bảo tàng
là nơi lưu giữ, trưng bày những tư liệu, mẫu vật về thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên Việt Nam nhằm phục vụ phố biến kiến thức giáo dục, nghiên cứu khoa học,
tham quan, du lịch. Vì vậy, chúng ta nên đi tới bảo tàng để được mở mang kiến
thức, biết thêm nhiều điều mới mẻ về lịch sử tiến hóa của động vật, thực vật và con người.