Bảo trì, bảo dưỡng động cơ xe máy | Tiểu luận cuối kì môn học: bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
1. Tổng quan giới thiệu. Động cơ xe máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền
sang hệ thống truyền chuyển động làm cho xe di chuyển. 2. Cấu tạo của động cơ Động cơ xe máy gồm 2 phần chi tiết chính là các chi tiết cố định và các chi tiết di động. Các chi tiết cố định của động cơ xe máy bao gồm : Nắp máy, Xy lanh, và Catte. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
MÔN HỌC: BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ XE MÁY GVHD: Trần Thái Sơn
SVTH: Trần Minh Đăng 20145106
Lê Hữu Khang 20145531
Trần Vĩ Khang 22145168
Đoàn Trọng Phú 22145213
Lớp học phần: IMAS320525_23_2_03CLC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024 MỤC LỤC
PHẦN I: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ĐỘNG CƠ XE MÁY:....................................6
1. Tổng quan giới thiệu.................................................................................................6
2. Cấu tạo của động cơ..................................................................................................6
3. Công dụng.................................................................................................................9
PHẦN II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA...........................................12
A. Những điều cần chú ý khi tháo dỡ và lắp ráp động cơ xe máy:..........................12
1. Khi tháo dỡ.................................................................................................... 12
2. Khi lắp ráp..................................................................................................... 12
B. Cách tháo lắp động cơ từ khung xe:.....................................................................12
1. Tháo dỡ động cơ............................................................................................. 12
2. Lắp ráp động cơ............................................................................................. 19
C. Tháo dỡ và lắp ráp những bộ phận chủ yếu trong động cơ xe máy...................19
1. Tháo dỡ và lắp ráp nắp xilanh động cơ 2 kỳ..................................................19
2. Tháo dỡ và lắp ráp nắp xilanh động cơ 4 kỳ..................................................21
3. Tháo dỡ và lắp ráp thân xilanh......................................................................27
4. Tháo dỡ và lắp ráp cụm piston.......................................................................28
5. Tháo dỡ và lắp ráp van xupap.......................................................................30
6. Tháo dỡ và lắp ráp bơm xăng........................................................................31
7. Tháo dỡ và lắp ráp bộ chế hòa khí.................................................................33
PHẦN III: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CÁC CHI TIẾT ĐỘNG CƠ XE MÁY............35
A. BẢO TRÌ:...............................................................................................................35
1. Kiểm tra sức ép của động cơ;.........................................................................35
2. Kiểm tra mặt phẳng quylat, xylanh:..............................................................38
3. Rà mặt phẳng xylanh, quylat, cacte:..............................................................38
4. Kiểm tra piston, xylanh:.................................................................................40
5. Kiểm tra khe hở xéc-măng:............................................................................41
6. Kiểm tra thanh truyền cốt máy:.....................................................................43
7. Kiểm tra mức dầu nhờn trong cacte động cơ:................................................44
B. BẢO DƯỠNG:........................................................................................................45
1. Bảo dưỡng xe khi không sử dụng thời gian dài:.............................................45
2. Sự cần thiết của kiểm tra định kì:..................................................................46
PHẦN IV: HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA.....................................................................................................................50
1. Nguyên nhân:..........................................................................................................50
2. Cách khắc phục.......................................................................................................51
3. Một số lưu ý để bảo quản xe máy khỏi tình trạng ra khỏi trắng.........................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53 DANH MỤC HÌNH
PHẦN I: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ĐỘNG CƠ XE MÁY:
Hình 1.1. Bề ngoài của động cơ xe máy...........................................................................................8
Hình 1.2. Xylanh và quylat xe Honda..............................................................................................9
Hình 1.3. Catte hộp số xe Honda.....................................................................................................9
Hình 1.4. Cacte đuôi cá.................................................................................................................10
Hình 1.5. Các chi tiết di động........................................................................................................10
Hình 1.6. Xéc-măng 3 lá, 5 lá........................................................................................................12
Hình 1.7. Thanh truyền..................................................................................................................12
Hình 1.8. Trục khuỷu và bánh đà...................................................................................................13
PHẦN II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
Hình 2.1. Tháo đinh ốc cố định bình xăng.....................................................................................16
Hình 2.2. Đóng công tắc bình xăng...............................................................................................16
Hình 2.3. Ngắt dây nối đồng hồ nhiên liệu....................................................................................17
Hình 2.4. Tháo bình xăng..............................................................................................................17
Hình 2.5. Tháo bộ lọc không khí ra...............................................................................................17
Hình 2.6. Tháo ống bô và bộ giảm thanh.......................................................................................18
Hình 2.7. Tháo nắp hộp sau của dây xích truyền động..................................................................18
Hình 2.8. Lấy hộp xích xuống........................................................................................................19
Hình 2.9. Tháo xích.......................................................................................................................19
Hình 2.10. Tháo nắp dây bugi trên bugi........................................................................................20
Hình 2.11. Tháo bộ chế hòa khí.....................................................................................................20
Hình 2.12. Tháo ống mềm của công tơ mét....................................................................................21
Hình 2.13. Tháo động cơ ra từ khung xe........................................................................................21
Hình 2.14. Tháo đai ốc ở nắp xilanh.............................................................................................22
Hình 2.15. Dùng búa cao su gõ nhẹ lên nắp xilanh.......................................................................22
Hình 2.16. Lấy đệm xilanh.............................................................................................................23
Hình 2.17. Tháo đầu bọp bugi trên động cơ..................................................................................24
Hình 2.18. Tháo đai ốc cố định ở ống bô.......................................................................................24
Hình 2.19. Tháo bộ chế hòa khí.....................................................................................................25
Hình 2.20. Tháo ống nắp xilanh....................................................................................................25
Hình 2.21. Tháo giá đỡ trục cò mổ................................................................................................26
Hình 2.22. Rút cần đẩy ra..............................................................................................................26
Hình 2.23. Lấy vòng đệm nắp lốc xilanh và đệm xilanh ra............................................................27
Hình 2.24. Chuyển piston đến vị trí điểm chết trên........................................................................27
Hình 2.25. Khớp thẳng hàng ký hiệu trên bánh đà và trên hộp trục khuỷu....................................28
Hình 2.26. Vặn rời đinh ốc cố định của bộ căng xích....................................................................28
Hình 2.27. Tháo trục cam mang vòng xích....................................................................................29
Hình 2.28. Lấy thân xilanh ra........................................................................................................30
Hình 2.29. Đệm giấy dùng 1 lần....................................................................................................31
Hình 2.30. Lót tấm vải mềm dưới piston........................................................................................31
Hình 2.31. Đẩy chốt piston ra và lấy chốt piston...........................................................................32
Hình 2.32. Dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo xupap...................................................................32
Hình 2.33. Xupap và lò xo xupap...................................................................................................33
Hình 2.34. Mở nắp hộp trục khuỷu bên phải..................................................................................33
Hình 2.35. Tháo nắp bộ lọc li tâm................................................................................................34
Hình 2.36. Tháo bánh răng truyền động của bơm xăng.................................................................34
Hình 2.37. Tháo bơm xăng............................................................................................................35
Hình 2.38. Tháo nắp bơm xăng......................................................................................................35
Hình 2.39. Lấy nắp buồng phao ra................................................................................................36
Hình 2.40. Bộ chế hòa khí sau khi tháo rời....................................................................................36
PHẦN III: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CÁC CHI TIẾT ĐỘNG CƠ XE MÁY
Hình 3.1. Dùng áp kế để kiểm tra sức ép (compression) của xylanh động cơ................................37
Hình 3.2. Kết cấu của nắp quylat Honda 50-70cc.........................................................................39
Hình 3.3. Kiểm tra mặt phẳng quylat.............................................................................................40
Hình 3.4. Kết cấu của nắp quylat và xylanh Honda C50:..............................................................41
Hình 3.5. Kiểm tra xylanh..............................................................................................................43
Hình 3.6. Kiểm tra khe hở miệng xéc-măng...................................................................................44
Hình 3.7. Kiểm tra khe hở giữa xéc-măng và rãnh xéc-măng........................................................44
Hình 3.8. Kiểm tra khe hở giữa trục tay quay và đầu lớn dên.......................................................46
Hình 3.9. Kiểm tra mức dầu trong cacte động cơ..........................................................................47
Hình 3.10. Các thông số của động cơ xe Honda - 125T................................................................49
Hình 3.11. Thông tin dầu nhờn xe Honda – 125T chuyên dùng.....................................................50
Hình 3.12. Lịch bảo dưỡng định kì xe Honda tay ga.....................................................................51
PHẦN I: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG ĐỘNG CƠ XE MÁY:
1. Tổng quan giới thiệu
Động cơ xe máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với
nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền
sang hệ thống truyền chuyển động làm cho xe di chuyển.
Hình 1.1. Bề ngoài của động cơ xe máy
2. Cấu tạo của động cơ
Động cơ xe máy gồm 2 phần chi tiết chính là các chi tiết cố định và các chi tiết di động.
Các chi tiết cố định của động cơ xe máy bao gồm : Nắp máy, Xy lanh, và Catte
Hình 1.2. Xylanh và quylat xe Honda
1. Catte hộp số bên phải 2. Đệm catte số 3. Catte số bên trái 4. Lọc Nhớt 5.6. Gu - rông
7.8. Lông đền và ốc xả nhớt 9.10. Chốt định vị 11.12.13. Vít ráp catte
Hình 1.3. Catte hộp số xe Honda
Hình 1.4. Cacte đuôi cá
Hình 1.5. Các chi tiết di động
1. Xéc măng 9. Trục tay quay ( ắc dên ) 2. Piston 10. Bánh răng cốt máy
3. Trục piston 11. Vòng chêm 4. Vòng khóa 12. Chốt Lavet 5. Thanh Truyền 14. Bạc đạn cốt máy 6. Bạc đạn đũa 15. Đạn đũa rời 7.8. Tay quay cốt máy 3. Công dụng a. Nắp máy
Nắp máy là một chi tiết đậy kín phía trên khối xylanh nhờ một cái đệm (joint)
bằng kim loại hoặc amiang bọc kim loại. Nó được siết ép cứng vào xylanh nhờ các con
gurong lắp ở catte và đai ốc.
Mặt tiếp xúc với xylanh được bào rất phẳng, phía trong trũng xuống cùng với đầu
piston tạo thành buồng đuốt trong, nơi đây có khoan lỗ ven răng để lắp bugi. Xung quanh
nắp máy có đúc các cánh tản nhiệt để gia tăng diện tích làm mát. b. Xylanh
Xylanh là một chi tiết để piston di chuyển trong đó. Nó hợp với piston nắp máy để hút, ép hòa khí.
Đối với các động cơ cũ xylanh đúc liền một khối, phía ngoài có các cách tỏa nhiệt
để tăng diện tích làm mát, có khoan 4 lỗ để xỏ gurong lắp với catte, nắp máy. Phía
trong được tiện tròn gọi là nòng mài thật láng để piston di chuyển trong đó.
Để cho việc thay thế đỡ tốn kém khi xylanh mòn khuyết, ngày nay đa số xylanh
đều làm nòng rời và ép cứng và xylanh mà ta gọi là sơmi. c. Catte
Catte thường đúc bằng hộp kim nhôm, gồm nhiều phần ghép lại với nhau bằng
đinh vít, ở giữa hai mặt tiếp xúc có điệm amiăng hay giấy bìa. Tùy theo xe mà catte
gồm hai phần, ba phần, bốn phần ( Honda, Suzuki,…). Phần ngoài cùng bên phải là
catte ly hợp, ngoài cùng bên trái là catte đậy mâm lửa (còn gọi là catte đuôi cá). Ở
giữa là hai catte số. Giữa hai catte là chốt định vị d. Piston
Piston là chi tiết di động trong xylanh. Nó nhận năng lượng của thì nổ và truyền
cho cốt máy trung gian của thanh truyền. Nó còn dùng để hút, ép hoài khí, đẩy khí
cháy và truyền nhiệt cho xylanh. Piston thường được đánh bằng hợp kim nhôm thành
một khối hình trụ, phần trên kính, phần dưới rỗng và phía trong có gân để tăng độ bền. e. Xéc - măng
Xéc - măng là những vòng đàn hồi bằng gang xám hay hạt thép mịn lắp vào những
rãnh ở piston có công dụng sau :
- Làm kín giữa piston là xylanh - Kềm piston trong xylanh
- Truyền nhiệt cho xylanh - Gớt dầu dính vào lòng xylanh
Trên piston động cơ 4 kỳ thì có 3 loại xéc - măng :
- Cái trên cùng tiếp xúc trực tiếp với khí cháy gọi là xéc măng lửa mặt
ngoài xéc - măng này có mạ Crome để tăng độ bền nên có màu trắng xung quanh.
- Cái thứ hai là xéc - măng ép ( Xéc - măng làm kín), hình dáng giống như
xéc-măng trên, không mạ, thường có màu xám đậm.
- Cái cuối cùng là xéc - măng gớt dầu có nhiệm vụ gạt dầu trên lòng xylanh
đưa về catte, hình dạng xéc - măng này thường có lỗ ở xung quanh.
Hình 1.6. Xéc-măng 3 lá, 5 lá
1. Xéc - măng lửa 2. Xéc - măng làm kín 3. Xéc - măng dầu f. Thanh truyền
Thanh truyền là một chi tiết nối giữa piston và cốt máy. Nhờ thanh truyền và tay
quay mà sự chuyển động thẳng của piston được tạo nên từ sự chuyển động xoay tròn
của cốt máy. Khi làm việc thanh truyền nhận được lực giãn nở của khí cháy và lực
quán tính của cốt máy bánh đà nên thanh truyền được chế tạo bằng tháp đặc biệt có
pha Chrome và Niken hay Vanadium để tăng sức chịu đựng.
Hình 1.7. Thanh truyền
Cấu tạo của thanh truyền gồm 3 phần
- Chân ( đầu nhỏ thanh truyền ) : Là một ống thép tròn rèn dính vào mình,
nối liền với piston nhờ trục piston. Giữa chân và trục thường có gắn một khâu thau,
hoặc tráng một lớp hợp kim đỡ cọ hoặc một vòng bi đũa kim, phía ngoài khoan lỗ để dầu vào làm trơn.
- Thân thanh truyền : Nối liền giữa đầu lớn và đầu nhỏ, mình thường có tiết
diện tròn rỗng ruột hoặc tiết diện hình chữ I. Hiện nay đa số tiết diện hình chữ I vì
nhẹ mà đảm bảo được độ cứng.
- Đầu ( đầu to thanh truyền ) : Là một ống thép hình tròn ren dính vào
mình. Đầu to được ráp vào cốt máy nhờ trục tay quay, giữa đầu to và trục tay quay
là một vòng bi đũa. Ở ngoài có khoan lỗ để nhớt vào làm trơn. Đối với xe 4 kỳ thì
làm trơn bằng cách tát nhớt, cuối đầu lớn có đúc thêm muỗng tát nhớt
g. Trục khuỷu - bánh đà
Hình 1.8. Trục khuỷu và bánh đà
- Trục khuỷu ( Cốt máy ) : là chi tiết chính của động cơ, nó nhận năng lượng của
thì giản nở và chuyển động thẳng của piston biến thành chuyển động quay tròn qua trung gian của thanh truyền.
- Bánh đà có công dụng tích trữ năng lượng sinh ra trong quá trình giãn nở và
truyền năng lượng ấy trong quá trình tiêu hao như hút, ép, thải. Nhờ có bánh đà mà động
cơ quay đều vòng hơn giúp quá trình khơi động máy dễ dàng (ở xe gắn máy vì tay quay
cốt máy có khối lượng của nó chiếm hơn 80% khối lượng chi tiết động cơ cho nên cũng
có công dụng tích trữ năng lượng như bánh đà ).
PHẦN II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
A. Những điều cần chú ý khi tháo dỡ và lắp ráp động cơ xe máy: 1. Khi tháo dỡ -
Khi tháo dỡ linh kiện, đặc biệt là khi tháo dỡ động cơ, nhấ định phải rửa sạch
và lau khô theo thứ tự tháo dỡ, lần lượt đặt vào chiếc chậu sạch để tiện cho
việc lắp đặt được tiến hành một cách nhanh chóng và chuẩn xác. -
Đối với bề mặt gia công dễ gỉ nên nhanh chóng bôi một lớp dầu bôi trơn, đối
với những linh kiện tháo dỡ cần phải để không trong thời gian dương đối dài
nên quét một chút mở bò rồi phòng kín, phòng tránh linh kiện bị gỉ. -
Chú ý: đối với bề mặt gia công và các linh kiện kết hợp tuyệt oddois không
được dùng dụng cụ gõ như búa sắt để gõ lên. Khi cần thiết có thể dùng búa cao su để gõ. 2. Khi lắp ráp -
Trước khi lắp động cơ, nên rửa sạch lau khô tất cả các linh kiện. Sau khi những
linh kiện đã trải qua sửa chữa nên dựa vào yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra có đạt
tiêu chuẩn không, từ đó tiến hành lắp đặt một cách thuận lợi. -
Khi lắp ổ bi của hộp trục khuỷu, nên sử dụng máy gia nhiệt để tiến hành gia
nhiệt đối với khu vực xung quanh ổ bi của hộp trục khuỷu. -
Trên bề mặt của tất cả các linh kiện ghép, trước khi lắp đặt nên sơn một lớp
dầu bôi trơn để có độ trơn nhất định. -
Đối với vòng găng, vòng hãm và vòng phớt cao su, trước khi lắp đặt phối hợp
với các linh kiện khác nên kiểm tra lại một cách tỉ mỉ, nếu có khiếm khuyết,
biến dạng hoặc mất đi tính chất đàn hồi nên thay mới. - Chú ý: o
Đối với những bề mặt ghép cần bôi kep bị kín, nên dùng cồn lau sạch bề
mặt, không được có để có dầu bôi trơn và các cặn keo sót lại. o
Nếu có điều kiện, nên bôi một lớp chất kết dính ren lên phần ren của
linh kiện xoay chặt để tránh linh kiện tự nới lỏng. o
Sau khi lắp đặt các linh kiện hoạt động đều phải tiến hành kiểm tra
chuyển động để xác nhận lắp đặt có phù hợp hay không.
B. Cách tháo lắp động cơ từ khung xe:
1. Tháo dỡ động cơ Chú ý: -
Đối với việc tháo dỡ động cơ yêu cầu phải có trình độ kỹ thuật nhất định,
nghiêm túc tuân theo trình tự tháo dữo để tiến hành, tuyệt đối không tùy ý tháo
dỡ khi không có trình độ kỹ thuật cần có. Nếu không, không chỉ không đạt
được mục đích sửa chữa mà còn tạo thêm sự cố mới cho động cơ. -
Đối với động cơ mới hoặc tương đối mới, khi chưa có những phán đoán chuẩn
xác về sự cố bên trong thì không nên tùy tiện tháo dỡ. Kinh nghiệm chứng
minh động cơ mới mỗi lần tháo dỡ sẽ giảm đi tuổi thọ sử dụng nhất định
Quy trình các bước tháo dỡ động cơ xe máy như sau:
Bước 1: Tháo nắp bảo vệ ở hai bên thân xe xuống.
Bước 2: Tháo dây nối trên bình ắc quy, lấy bình ắc quy ra. Chú ý, trước tiên cần tháo dây
dẫn cực âm của bình ắc quy, sau đó mới tháo dây dẫn cực dương của ắc quy.
Bước 3: Tháo đinh ốc ở đệm yên, lấy yên xuống.
Bước 4: Tháo đinh ốc cố định ở bình xăng.
Bước 5: Đóng công tắc bình xăng, nhổ ống xăng trên công tắc.
Hình 2.1. Tháo đinh ốc cố định bình xăng.
Hình 2.2. Đóng công tắc bình xăng.
Hình 2.3. Ngắt dây nối đồng hồ nhiên liệu.
Bước 6: Ngắt dây nối đồng hồ nhiên liệu.
Bước 7: Tháo bình xăng xuống
Hình 2.4. Tháo bình xăng
Bước 8: Vặn đinh ốc cố định bộc lọc không khí, tháo ống dẫn khí, lấy bộ lọc khí ra.
Hình 2.5. Tháo bộ lọc không khí ra.
Bước 9: Tháo động cơ, ống bộ trên khung xe và đinh ốc cố định bộ giảm thanh, tháo ống
bô và bộ giảm thanh xuống.
Bước 10: Tháo đinh ốc cố định nắp hộp sau của dây xích truyền động, lấy nắp hộp sau xuống.
Bước 11: Tháo đinh ốc cố định của hộp dây xích, tháo hộp dây xích xuống. \
Hình 2.6. Tháo ống bô và bộ giảm thanh.
Hình 2.7. Tháo nắp hộp sau của dây xích truyền động.
Hình 2.8. Lấy hộp xích xuống.
Bước 12: Dùng kìm tháo kẹp xích, lấy xích ra từ bánh xe. Hình 2.9. Tháo xích.
Bước 13: Tháo nắp dây bugi trên bugi.
Hình 2.10. Tháo nắp dây bugi trên bugi.
Bước 14: Tháo dây cáp dẫn động bướm ga trên bộ chế hòa khí, rút kim xăng ở bộ chế hòa
khí ra, tháo bộ chế hòa khí.
Bước 15: Tháo cáp ly hợp, tháo ống mềm của công tơ mét nối với hộp số trên động cơ.
Bước 16: Ngắt dây dẫn với các thiết bị điện như ma nhê tô.
Bước 17: Vặn các ốc vít cố định động cơ với khung xe, động cơ với gắp sau, như vậy đã
có thể tháo động cơ ra khỏi khung xe.
Hình 2.11. Tháo bộ chế hòa khí.
Hình 2.12. Tháo ống mềm của công tơ mét.
Hình 2.13. Tháo động cơ ra từ khung xe.
2. Lắp ráp động cơ -
Lắp ráp động cơ trên khung xe tiến hành ngược theo trình tự tháo dỡ, những
loại đinh ốc có liên quan nên vặn chặt theo lực xoắn quy định.
C. Tháo dỡ và lắp ráp những bộ phận chủ yếu trong động cơ xe máy
1. Tháo dỡ và lắp ráp nắp xilanh động cơ 2 kỳ - Tháo dỡ nắp xilanh
Bước 1: Dùng cờ lê đo lực vặn rời đai ốc trên nắp xilanh theo thứ tự góc đối, chia
làm hai thần tháo đai ốc của nắp xilanh.
Bước 2: Dùng búa cao su gõ nhẹ lên nắp xilanh, sau đó lấy nắp xilanh ra. Chú ý,
không dùng vật cứng cậy nắp xilanh, tránh làm hỏng đệm xilanh.
Hình 2.14. Tháo đai ốc ở nắp xilanh
Hình 2.15. Dùng búa cao su gõ nhẹ lên nắp xilanh.
Bước 3: Lấy đệm xilanh.