Bơm cao áp PF | Tiểu luận môn học bảo trì và bảo dưỡng trong công nghiệp Khoa cơ khí động lực Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu gồm: Thùng chứa, khoá, lọc sơ cấp và chén lọc cặn, lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu từ kim về thùng chứa. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp PF: Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu qua lọc nhiên liệu. Sau khi lọc bụi bẩn, các hạt rắn và tách nước ra khỏi nhiên liệu thì nhiên liệu được cung cấp đến bơm cao áp. Bơm cao áp tạo ra áp suất cao và truyền qua đường ống cao áp để điều khiển kim phun mở. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
--------------------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP
CHỦ ĐỀ:
BƠM CAO ÁP PF
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THÁI SƠN
SVTH:
TRẦN AN HUY 21145398
NGUYỄN NHẬT HUY 21145395
ĐOÀN THẾ VINH 21145552
NGUYỄN PHAN DUY 21145354
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11, NĂM 2023
MỤC LỤC
1. Tổng quan về bơm cao áp PF................................................................................................3
1.1. Khái niệm:...................................................................................................................................3
1.2. Công dụng:..................................................................................................................................4
1.3. Lịch sử ra đời của bơm cao áp PF:..............................................................................................4
1.4. Ưu và nhược điểm của bơm cao áp PF:......................................................................................5
2. Cấu tạo.................................................................................................................................6
3. Nguyên lý hoạt động............................................................................................................7
3.1. Bơm cao áp.................................................................................................................................7
3.1.1. Nạp nhiên liệu........................................................................................................................7
3.1.2. Nén nhiên liệu........................................................................................................................7
3.1.3. Bắt đầu phun (quá trình khởi phun).......................................................................................7
3.1.4. Cung cấp nhiên liệu.................................................................................................................7
3.1.5. Kết thúc phun.........................................................................................................................8
3.2. Van cao áp..................................................................................................................................9
3.2.1. Chức năng van một chiều.......................................................................................................9
3.2.2. Ngăn nhỏ giọt kim phun........................................................................................................10
3.3. Bố trí cạnh vạt xéo....................................................................................................................10
3.4. Định lượng nhiên liệu...............................................................................................................11
4. Tháo lắp, vệ sinh bơm cao áp PF.........................................................................................12
4.1. Mục đích:..................................................................................................................................12
4.2. Trợ huấn cụ:..............................................................................................................................12
4.3. Dụng cụ:....................................................................................................................................12
4.4. Tháo bơm cao áp PF :................................................................................................................13
4.5. Ráp bơm cao áp PF:..................................................................................................................14
4.6. Bảo dưỡng bơm cao áp PF........................................................................................................15
5. Hư hỏng, sửa chữa.............................................................................................................18
5.1. Kiểm tra các chi tiết..................................................................................................................18
5.2. Kiểm tra áp bơm cao áp PF:......................................................................................................18
Bơm cao áp PF
1. Tổng quan về bơm cao áp PF
1.1. Khái niệm:
- Hệ thống nhiên liệu PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1 xy lanh
như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cở
lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,...
- Sơ đồ hệ thống nhiên liệu gồm: Thùng chứa, khoá, lọc sơ cấp và chén lọc cặn,
lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu từ kim về
thùng chứa.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp PF:
Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu qua lọc nhiên liệu. Sau khi lọc bụi bẩn, các hạt rắn
và tách nước ra khỏi nhiên liệu thì nhiên liệu được cung cấp đến bơm cao áp.
Bơm cao áp tạo ra áp suất cao và truyền qua đường ống cao áp để điều khiển kim
phun mở. Khi kim phun mở nhiên liệu được phun vào buồng đốt động cơ. Áp
suất bắt đầu mở kim phun vào khoản 140-150 kg/cm .
2
Lượng nhiên liệu nhỏ bôi trơn cho van kim và xy lanh. Sau đó bôi trơn các chi
tiết của kim phun và theo đường ống hồi trở lại thùng nhiên liệu.
Trên lọc nhiên liệu có hai đường ống kết nối với thùng nhiên liệu dùng để xả bọt
khí trong hệ thống nhiên liệu.
1.2. Công dụng:
Bơm cao áp dùng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên tắc làm việc
khác nhau tuỳ theo hệ thống nhiên liệu nhưng có các công dụng chung:
- Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa.
- Ấn định số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ.
- Ép nhiên liệu đến áp lực cao trước khi đưa đến kim phun.
- Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm để phun vào lòng xy lanh.
1.3. Lịch sử ra đời của bơm cao áp PF:
- Công ty Bosch được coi là đã phát minh ra bơm cao áp PF vào những năm 1960.
Ban đầu chúng được gọi là bơm nhiên liệu kiểu piston.
- Từ những năm 1980, các hãng ô tô Nhật Bản như Toyota, Honda bắt đầu sử dụng
bơm PF trong các mẫu xe của họ. Đến những năm 1990, hầu hết các hãng xe trên
thế giới đều chuyển sang dùng bơm PF.
- Năm 1967, Bosch giới thiệu bơm nhiên liệu kiểu piston đầu tiên, sử dụng piston
gạt để bơm nhiên liệu thay vì bánh răng cơ học như trước đây. Đây là tiền thân
của bơm PF.
- Năm 1973, Bosch cho ra đời bơm PF thế hệ thứ hai với thiết kế nhỏ gọn và trọng
lượng giảm 40%. Động cơ điện được tích hợp bên trong thay vì dùng động cơ khí
nén riêng.
- Năm 1979, Denso Nhật Bản phát triển bơm PF kiểu gối đỡ thay vì dùng lò xo để
giảm rung động và tiếng ồn. Độ bền của bơm cũng được cải thiện đáng kể.
- Từ những năm 1990, công nghệ điều khiển điện tử bắt đầu được áp dụng cho bơm
PF để điều chỉnh áp suất và lưu lượng nhiên liệu chính xác hơn.
- So với các loại bơm cơ khí truyền thống, bơm PF có ưu điểm là kích thước nhỏ
gọn, trọng lượng nhẹ, độ bền cao, hoạt động êm ái và độ chính xác lớn.
- Ngày nay, bơm PF đã trở thành thiết bị tiêu chuẩn trong hệ thống nhiên liệu của
phần lớn các loại ô tô trên thế giới. Các hãng như Bosch, Denso, Delphi là những
nhà sản xuất bơm PF hàng đầu.
1.4. Ưu và nhược điểm của bơm cao áp PF:
1.4.1. Ưu điểm
- Áp lực lớn, có khả năng bơm đến 500 bar. Có thể sử dụng trong các ứng
dụng đòi hỏi áp suất cao.
- Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng.
- Hoạt động ổn định và bền bỉ. Tuổi thọ cao.
- Hiệu suất cao do hạn chế rò rỉ.
- Điều khiển được áp suất và lưu lượng.
- Khả năng tự hút nên không cần van một chiều.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
1.4.2. Nhược điểm
- Công suất của bơm bị hạn chế ở mức thấp. Không phù hợp với lưu lượng
lớn.
- Khó khởi động ở nhiệt độ thấp.
- Độ ồn và rung động cao hơn so với bơm tuốc bin.
- Có xu hướng bị rò rỉ nếu không được bảo trì tốt.
- Khả năng chịu nhiệt độ cao kém hơn so với bơm tuốc bin.
2. Cấu tạo
Cấu tạo bơm cao áp PF:
1. Thân bơm 2. Ống dầu đến từ lọc 3. Vít xã gió 4. Vít định vị xylanh
5. Píttông bơm 6. Xylanh bơm 7. Vòng răng 8. Thanh răng
9. Lò xo hồi 10. Chụp lò xo 11.Lổ xem dấu cân bơm 12. Bộ van cao áp
13. Lò xo van cao áp 14. Rắc co 15. Ống cao áp
Đặc điểm cấu tạo một số chi tiết:
- Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra
để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm,
lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ
tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim phun được dứt
khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun.
- Xy lanh bơm : có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy
lanh ngoài nhiệm vụ định vị xilanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực
dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm.
- Piston bơm : thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu,
đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của
đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng với dấu trên
rãnh chữ U.
- Vòng răng và thanh răng : có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun,
trên vòng răng và thanh răng đều có dấu, khi ráp phải chú ý cho chúng trùng
nhau.
3. Nguyên lý hoạt động
3.1. Bơm cao áp
3.1.1. Nạp nhiên liệu
Khi cam đội không đội, lò xo đẩy piston bơm cao áp xuống ĐCD. Nhiên liệu từ
lọc nhiên liệu đi đến bơm cao áp và đi vào buồng bơm. Từ buồng bơm, nhiên
liệu đi qua hai lỗ nạp và thoát để điền đầy vào ly xanh và piston bơm khi piston
đi xuống.
3.1.2. Nén nhiên liệu
Khi cam đội, con đội đẩy piston đi lên và lò xo bị nén lại, piston bơm cao áp đi
lên nén nhiên liệu trong xylanh bơm. Lượng nhiên liệu bị nén thoát ra ngoài qua
lỗ nạp và lỗ thoát trở về buồng bơm do lúc này đỉnh xylanh chưa chặn hoàn toàn
lỗ nạp và lỗ thoát.
3.1.3. Bắt đầu phun (quá trình khởi phun)
Piston tiếp tục đi lên, khi đỉnh piston bơm bắt đầu đóng lỗ nạp và lỗ thoát nhiên
liệu. Đây là vị trí của piston bắt đầu cung cấp nhiên liệu.
3.1.4. Cung cấp nhiên liệu
Piston tiếp tục đi lên nén nhiên liệu, áp suất nhiên liệu trong xylanh tăng nhanh
chóng. Khi áp suất nhiên liệu lớn hơn áp suất dư trong đường ống cao áp và áp
suất của van cao áp (lực nén của lò xo van cao áp). Van cao áp mở và nhiên liệu
được cung cấp đến kim phun và kim phun phun nhiên liệu vào buồng đốt.
3.1.5. Kết thúc phun
Khi cạnh vạt xéo của piston bơm mở lỗ thoát, nhiên liệu trong xylanh bơm thoát
về buồng bơm qua lỗ thoát. Áp suất nhiên liệu bên trong xulanh giảm đột ngột,
van cao áp đống và kim phun cũng đóng theo và quá trình phun kết thúc.
Sau đó piston tiếp tục đi lên ĐCT, nhiên liệu tiếp tục qua lỗ thoát trở về buồng
bơm. Piston bơm lại đi xuống nạp nhiên liệu, chu kỳ tiếp được thực hiện
3.2. Van cao áp
3.2.1. Chức năng van một chiều
Khi piston bơm cao áp bắt đầu nén nhiên liệu, áp suất nhiên liệu trong xylanh
bơm lớn hơn áp lực nhiên liệu trong ống cao áp và lực đàn hồi của lò xo van cao
áp thì van cao áp được nâng lên cho đến khi vành trụ thoát ra ngoài thân van. Áp
suất nhiên liệu cao từ xylanh bơm truyền đến van kim phun để điều khiển van
kim phun mở nhanh. Như vậy, có thời gian trễ tính từ lúc piston bơm bắt đầu
nén đến khi kim phun bắt đầu mở.
Khi quá trình phun kết thúc, lò xo van cao áp đẩy van đóng lại trên bệ của nó.
Để tranh nhiên liệu từ kim phun quay trở lại bơm cao áp.
3.2.2. Ngăn nhỏ giọt kim phun
Khi quá trình phun kết thúc, nhiên liệu từ kim phun trở về xylanh bơm cho đến
khi vành trụ bắt đầu chạm vào thân van, nhiên liệu từ ống cao áp và xylanh bơm
bị ngăn cách.
Khi vành trụ tiếp tục đi xuống một khoản đến khi mặt côn của van đóng lại trên
đế của nó thì thể tích tăng nhanh với cùng một lượng nhiên liệu thì áp suất giảm
mạnh. Kết quả van kim phun đóng nhanh chóng trên bệ của nó, tránh được hiện
tượng nhỏ giọt ở đầu kim phun
3.3. Bố trí cạnh vạt xéo
- Lằn vạt xéo trên thân Piston có 3 loại: Lằn vạt trên, lằn vạt xéo dưới và lằn vạt
trên và dưới
Lằn vạt xéo trên: Thời điểm kết thúc phun không đổi, thời điểm bắt đầu phun thay
đổi để tuỳ chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Kiểu này thường dùng
cho động cơ Diesel có số vòng quay cao.
Lằn vạt xéo dưới: Thời điểm bắt đầu phun không đổi, thời điểm kết thúc phun
thay đổi để tuỳ chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Kiểu này thường
dùng cho động cơ Diesel có tốc độ chậm.
Lằn vạt trên và dưới: Kiểu này dùng cho động cơ có số vòng quay cao, cạnh vạt
xéo dưới dùng để thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo mong muốn.
3.4. Định lượng nhiên liệu.
Vai của piston bớm được kết nối với rãnh của vòng răng. Vòng răng được điều khiển
bởi thanh răng. Khi thanh răng dịch chuyển làm cho vòng răng xoay và piston bơm
xoay theo.
Khi piston bơm xoay, vị trí của cạnh vạt xéo so với vị trí lỗ thoát sẽ thay đổi và
lượng nhiên liệu cung cấp cũng sẽ thay đổi theo. Như vậy, để thay đổi lượng nhiên
liệu cung cấp cho động cơ bằng cách thay đổi hành trình có ích của piston.
Có 3 trạng thái khi cung cấp nhiên liệu
- Không cung cấp nhiên liệu: khi xe tắt máy.
- Lượng nhiên liệu cung cấp từ nhỏ đến trung bình.
- Lượng nhiên liệu cung cấp tối đa: khi đó hành trình có ích là lớn nhất nên sẽ
cung cấp nhiều nhiên liệu nhất.
4. Tháo lắp, vệ sinh bơm cao áp PF
4.1. Mục đích:
- Tập tháo bơm nhiên liệu piston loại PF và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.
4.2. Trợ huấn cụ:
- Bơm cao áp PF
- Bản vẽ lớn về bơm PF
4.3. Dụng cụ:
- Một que sắt tròn làm chốt chặn đường kính cỡ 3mm dài 50mm
- Một cái gắp piston bơm
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị inch
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị mm
- Một cảo đế, van cao áp (bệ) theo cỡ
- Một kềm mỏ tròn
- Một mâm chứa đựng chi tiết bơm tháo ra.
4.4. Tháo bơm cao áp PF :
- Tháo bơm ra khỏi động cơ. Rửa và tẩy sạch dầu mỡ bên ngoài bơm. Để ngừa chất
bẩn xâm nhập vào bên trong, dùng nút vặn hoặc vải sạch quấn bít các mạch nạp
và thoát của bơm lúc rửa .
- Trở ngược đầu bơm và kẹp chặt vào bàn kẹp có mang bàn phụ bằng kim đỡ sát
(kẹp nơi phần lục giác của đầu ống nối).
- Dùng cán búa để chụp hướng dẫn piston, chui chốt chặn vào lỗ nơi hông của thân
bơm. Chú ý có nhiều loại bơm lỗ này nằm bên trong của thân bơm.
- Dùng cây vặn vít nạy vòng chân chụp hướng dẫn piston, dùng tay trái giữ chặn
khỏi văng ra ngoài, tay phải nạy vòng chận.
- Đè chụp hướng dẫn piston rời khỏi chốt chận và lấy chốt chặn ra.
- Lấy chụp hướng dẫn ra khỏi thân bơm.
- Lấy piston và chén chận lò xo phía dưới cẩn thận không cho piston va chạm với
vật khác, mặt láng chính xác có thể bị trầy và chạm với vật cứng khác.
- Lấy lò xo piston ra
- Dùng băng keo quấn 2 đầu mỏ kềm, chui vào trong thân bơm để rút ống xoay
chén chận đầu trên lò xo và vòng kềm.
- Bơm cỡ nhỏ (A) và cỡ trung (B) không có vòng kềm.
- Tháo vít chặn thanh răng
- Rút thanh răng khỏi thân bơm.
* Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm
(Shim) nếu cần tháo nên ghi dấu trước. Trường hợp khoen chêm bị thất lạc
nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm
ngay 0 nơi thanh răng.
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối.
- Lấy lò xo van cao áp ra.
- Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra.Van cao áp, phải được lắp vào thành bệ của nó
cho khỏi lộn.
- Tháo vít kềm xylanh và đệm khí
- Đẩy xylanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xylanh của nó thành từng
bộ và để trên giấy sạch.
- Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó
4.5. Ráp bơm cao áp PF:
- Trước khi ráp các chi tiết cần được rửa trong dầu gasoil sạch, sau khi kiểm tra
tình trạng sửa chữa phục hồi hoặc thay mới.
- Kẹp bơm trên bàn kẹp đầu bơm trở lên.
- Tháo rời piston khỏi xylanh bơm, rửa sạch bằng dầu gasoil, chú ý hai lỗ nơi
xylanh, một tròn và một lỗ có rãnh đứng, lắp xylanh vào thân bơm hướng rãnh
đứng về phía vít, kềm xylanh. Ráp vít kềm xylanh và đệm kín, siết chặt vít kềm
có đệm kín, xylanh bơm có thể di động khoảng ngắn lên xuống.
- Rửa sạch van cao áp và bệ của nó ráp tồn bộ vào bên trên của xylanh.
- Để lò xo vào, ráp và siết chặt đầu ống nối. Muốn cho vị trí lò xo và đệm kín của
van cao áp được ổn định ta siết vào và tháo nhiều lần trước khi siết chặt và đúng
lực siết.
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Rửa sạch piston bằng dầu gasoil, lắp thử vào xylanh. Tránh sờ mó mặt láng của
piston bằng tay, dùng cái gắp để ráp thử vào xylanh. Piston phải di động trơn
trong mọi vị trí.
- Nếu piston vẫn bị kẹt hoặc bị rít cần tháo tồn bộ để kiểm tra xylanh và các mặt
tiếp xúc với thân bơm, có thể trong trường hợp cần thiết thay mới đệm kín của đế
van cao áp. Sau khi kiểm tra piston và xylanh hoạt động tốt, lấy piston ra ngồi để
tiếp tục ráp chi tiết theo tuần tự.
- Ráp thanh răng vào lỗ nơi thân bơm : hướng mặt có răng qua phía tâm của thân
bơm đầu có ghi kích thước mm hướng quay mũi chỉ và rãnh xuôi ngay vít chặn.
- Siết chặt vít chặn thanh răng đầu vít nằm trong rãnh xuôi và thanh răng phải di
chuyển trơn.
- Kéo thanh răng đến vị trí trung bình điểm ghi được thấy ngay giữa thân bơm, ráp
ống xoay vào và hướng thế nào để lằn gạch nơi ống xoay ngay với điểm ghi trên
thanh răng. Thanh răng và ống xoay phải di chuyển trơn.
- Lắp chén chận lò xo phía trên.
- Lắp vòng kềm chén nếu có trang bị cho cỡ bơm. Dùng chụp hướng dẫn và chén
chận đầu dưới ép sát vòng kềm vào trong.
- Rửa sạch piston, bằng dầu gasoil, không nên rờ mó mặt láng bằng tay, sau khi
rửa sạch. Dùng cái gắp kẹp đuôi piston hướng lằn gạch nơi tai của đuôi piston
ngay với lằn gạch nơi rãnh chữ U của ống xoay. Ráp lò xo vào ống xoay.
- Nâng piston lên vừa tầm để lắp chén chận phía dưới của lò xo và đẩy nhẹ vào
xyalnh. Không được xoay tròn piston và hai tay vẫn nằm ngay rãnh chữ U của
ống xoay.
- Rửa sạch chụp hướng dẫn của piston ráp vào thân bơm. Dùng cán búa đè chụp
hướng dẫn xuống khỏi lỗ chận xỏ chốt chận vào lỗ để kềm chụp hướng dẫn nằm
yên.
- Dùng tay nhận vòng chận vào rãnh, chú ý hai đầu của vòng chận nằm ngay phần
lõm của rãnh để dễ tháo.
- Dùng cán búa đè chụp hướng dẫn xuống khỏi chốt chận đoạn rút chốt ra.
- Ráp các chi tiết phụ thuộc khác. Dùng nút vặn và vải sạch bịt kín các macïh dầu
để bụi không xâm nhập vào
- Lấy bơm ra khỏi bàn kẹp.
4.6. Bảo dưỡng bơm cao áp PF
Sau khi tháo các chi tiết của bơm cao áp PF, dùng dầu và khăn lau, vệ sinh các chi
tiết, xịt dầu vào các bề mặt.
NỘI DUNG YÊU CẦU
Vệ sinh sơ bộ tháo hết dầu ra khỏi
khoang bơm.
- Sạch sẽ.
- Không rơi rớt.
Tháo rời các ống dẫn cao áp, thấp áp
và ống dẫn dầu bơi trơn.
- Dùng giẻ lau không để dầu rơi đứt,
không gãy
Tháo ốc nối cao áp trên từng phân
bơm, lấy lò xo van cao áp ra ngoài,
dây van chuyển động để kéo bệ van
cao áp.
- Không rơi rớt chi tiết
- Khi tháo dùng Clê để hãm không để
ống dầu xoay, đánh dấu vị trí
Tháo nắp đậy bên hông bơm cao áp. - Thực hiện đúng quytrình
- Sử dụng dụng cụ đúng
Dùng chêm chuyển động chêm các
con đội vượt qua gờ cao của cao trên
trục bơm cao áp, rút trục cam theo
chiều trục.
- Thực hiện đúng phương pháp kiểm tra
cho mỗi bộ phận
Tháo vít ở đáy cac-te bơm cao áp, rút
chêm, kéo các con đội, piston lò xo,
đế lò xo ra ngoài (Hoặc tháo nắp cac-
te nếu bơm cao áp dùng nắp cac-te)
- Thực hiện đúng quy trình
- Quay trơn không bó kẹt
Tháo vít giữ xi-lanh Nhẹ nhàng tránh va đập làm xây xuớt
bề mặt làm việc của các cổ trục và
cam
Kéo xi-lanh ra khỏi vỏ bơm theo hướng
mũi tên.
Lắp ống dẫn cao áp. Không để lẫn bệ
van và van cao áp giữa các phân bơm
đồng thời ngâm tất cả vào dầu Diesel
sạch.
Lấy vành răng, ống xoay ra ngoài. - Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết sau khi
tháo rã
5. Hư hỏng, sửa chữa
5.1. Kiểm tra các chi tiết
Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa.
Trước hết phải rửa sạch bên ngoài bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp. Sau khi
rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm soát.
- Thân bơm: kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá
phải thay mới.
- Piston xylanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh
bơm. Nếu có vết trầy , chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu
- Van và đế cao áp: dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi
phần côn hay phần trụ cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ
lau lại bằng mỡ.
- Đệm đẩy: mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và
con lăn cần tiện mới hay thay thế.
- Lò xo cao áp: nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng.
- Ống xoay và vòng răng: vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn
khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp.
- Lò xo piston: nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.
- Vít kềm xylanh: răng bị mòn sướt, chuôi bị cong cần thay mới
- Các rắc co: lờn răng hoặc bó răng cần thay mới.
5.2. Kiểm tra áp bơm cao áp PF:
- Tháo đường ống cao áp từ bơm cao áp.
- Lắp đồng hồ đo áp suất nhiên liệu vào bơm cao áp.
- Kéo cần điều khiển tốc độ ở vị trí tối đa.
- Quay động cơ mười vòng haowcj hơn bằng tay và kiểm tra sự tăng áp suất.
- Nếu áp suất không đạt đến giới hạn cho phép, thay mới bơm cao áp.
- Áp suất tối thiểu 150 kg/cm .
2
| 1/19

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC --------------------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ: BƠM CAO ÁP PF
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THÁI SƠN SVTH: TRẦN AN HUY 21145398 NGUYỄN NHẬT HUY 21145395 ĐOÀN THẾ VINH 21145552 NGUYỄN PHAN DUY 21145354
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11, NĂM 2023 MỤC LỤC 1.
Tổng quan về bơm cao áp PF................................................................................................3 1.1.
Khái niệm:...................................................................................................................................3 1.2.
Công dụng:..................................................................................................................................4 1.3.
Lịch sử ra đời của bơm cao áp PF:..............................................................................................4 1.4.
Ưu và nhược điểm của bơm cao áp PF:......................................................................................5 2.
Cấu tạo.................................................................................................................................6 3.
Nguyên lý hoạt động............................................................................................................7 3.1.
Bơm cao áp.................................................................................................................................7 3.1.1.
Nạp nhiên liệu........................................................................................................................7 3.1.2.
Nén nhiên liệu........................................................................................................................7 3.1.3.
Bắt đầu phun (quá trình khởi phun).......................................................................................7 3.1.4.
Cung cấp nhiên liệu.................................................................................................................7 3.1.5.
Kết thúc phun.........................................................................................................................8 3.2.
Van cao áp..................................................................................................................................9 3.2.1.
Chức năng van một chiều.......................................................................................................9 3.2.2.
Ngăn nhỏ giọt kim phun........................................................................................................10 3.3.
Bố trí cạnh vạt xéo....................................................................................................................10 3.4.
Định lượng nhiên liệu...............................................................................................................11 4.
Tháo lắp, vệ sinh bơm cao áp PF.........................................................................................12 4.1.
Mục đích:..................................................................................................................................12 4.2.
Trợ huấn cụ:..............................................................................................................................12 4.3.
Dụng cụ:....................................................................................................................................12 4.4.
Tháo bơm cao áp PF :................................................................................................................13 4.5.
Ráp bơm cao áp PF:..................................................................................................................14 4.6.
Bảo dưỡng bơm cao áp PF........................................................................................................15 5.
Hư hỏng, sửa chữa.............................................................................................................18 5.1.
Kiểm tra các chi tiết..................................................................................................................18 5.2.
Kiểm tra áp bơm cao áp PF:......................................................................................................18 Bơm cao áp PF
1. Tổng quan về bơm cao áp PF 1.1. Khái niệm:
- Hệ thống nhiên liệu PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1 xy lanh
như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cở
lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,...
- Sơ đồ hệ thống nhiên liệu gồm: Thùng chứa, khoá, lọc sơ cấp và chén lọc cặn,
lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu từ kim về thùng chứa.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp PF:
Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu qua lọc nhiên liệu. Sau khi lọc bụi bẩn, các hạt rắn
và tách nước ra khỏi nhiên liệu thì nhiên liệu được cung cấp đến bơm cao áp.
Bơm cao áp tạo ra áp suất cao và truyền qua đường ống cao áp để điều khiển kim
phun mở. Khi kim phun mở nhiên liệu được phun vào buồng đốt động cơ. Áp
suất bắt đầu mở kim phun vào khoản 140-150 kg/cm2.
Lượng nhiên liệu nhỏ bôi trơn cho van kim và xy lanh. Sau đó bôi trơn các chi
tiết của kim phun và theo đường ống hồi trở lại thùng nhiên liệu.
Trên lọc nhiên liệu có hai đường ống kết nối với thùng nhiên liệu dùng để xả bọt
khí trong hệ thống nhiên liệu. 1.2. Công dụng:
Bơm cao áp dùng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên tắc làm việc
khác nhau tuỳ theo hệ thống nhiên liệu nhưng có các công dụng chung:
- Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa.
- Ấn định số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ.
- Ép nhiên liệu đến áp lực cao trước khi đưa đến kim phun.
- Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm để phun vào lòng xy lanh.
1.3. Lịch sử ra đời của bơm cao áp PF:
- Công ty Bosch được coi là đã phát minh ra bơm cao áp PF vào những năm 1960.
Ban đầu chúng được gọi là bơm nhiên liệu kiểu piston.
- Từ những năm 1980, các hãng ô tô Nhật Bản như Toyota, Honda bắt đầu sử dụng
bơm PF trong các mẫu xe của họ. Đến những năm 1990, hầu hết các hãng xe trên
thế giới đều chuyển sang dùng bơm PF.
- Năm 1967, Bosch giới thiệu bơm nhiên liệu kiểu piston đầu tiên, sử dụng piston
gạt để bơm nhiên liệu thay vì bánh răng cơ học như trước đây. Đây là tiền thân của bơm PF.
- Năm 1973, Bosch cho ra đời bơm PF thế hệ thứ hai với thiết kế nhỏ gọn và trọng
lượng giảm 40%. Động cơ điện được tích hợp bên trong thay vì dùng động cơ khí nén riêng.
- Năm 1979, Denso Nhật Bản phát triển bơm PF kiểu gối đỡ thay vì dùng lò xo để
giảm rung động và tiếng ồn. Độ bền của bơm cũng được cải thiện đáng kể.
- Từ những năm 1990, công nghệ điều khiển điện tử bắt đầu được áp dụng cho bơm
PF để điều chỉnh áp suất và lưu lượng nhiên liệu chính xác hơn.
- So với các loại bơm cơ khí truyền thống, bơm PF có ưu điểm là kích thước nhỏ
gọn, trọng lượng nhẹ, độ bền cao, hoạt động êm ái và độ chính xác lớn.
- Ngày nay, bơm PF đã trở thành thiết bị tiêu chuẩn trong hệ thống nhiên liệu của
phần lớn các loại ô tô trên thế giới. Các hãng như Bosch, Denso, Delphi là những
nhà sản xuất bơm PF hàng đầu.
1.4. Ưu và nhược điểm của bơm cao áp PF: 1.4.1. Ưu điểm
- Áp lực lớn, có khả năng bơm đến 500 bar. Có thể sử dụng trong các ứng
dụng đòi hỏi áp suất cao.
- Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng.
- Hoạt động ổn định và bền bỉ. Tuổi thọ cao.
- Hiệu suất cao do hạn chế rò rỉ.
- Điều khiển được áp suất và lưu lượng.
- Khả năng tự hút nên không cần van một chiều.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp. 1.4.2. Nhược điểm
- Công suất của bơm bị hạn chế ở mức thấp. Không phù hợp với lưu lượng lớn.
- Khó khởi động ở nhiệt độ thấp.
- Độ ồn và rung động cao hơn so với bơm tuốc bin.
- Có xu hướng bị rò rỉ nếu không được bảo trì tốt.
- Khả năng chịu nhiệt độ cao kém hơn so với bơm tuốc bin. 2. Cấu tạo Cấu tạo bơm cao áp PF:
1. Thân bơm 2. Ống dầu đến từ lọc 3. Vít xã gió 4. Vít định vị xylanh
5. Píttông bơm 6. Xylanh bơm 7. Vòng răng 8. Thanh răng
9. Lò xo hồi 10. Chụp lò xo 11.Lổ xem dấu cân bơm 12. Bộ van cao áp
13. Lò xo van cao áp 14. Rắc co 15. Ống cao áp
Đặc điểm cấu tạo một số chi tiết:
- Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra
để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm,
lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ
tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim phun được dứt
khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun.
- Xy lanh bơm : có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy
lanh ngoài nhiệm vụ định vị xilanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực
dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm.
- Piston bơm : thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu,
đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của
đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng với dấu trên rãnh chữ U.
- Vòng răng và thanh răng : có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun,
trên vòng răng và thanh răng đều có dấu, khi ráp phải chú ý cho chúng trùng nhau.
3. Nguyên lý hoạt động 3.1. Bơm cao áp
3.1.1. Nạp nhiên liệu
Khi cam đội không đội, lò xo đẩy piston bơm cao áp xuống ĐCD. Nhiên liệu từ
lọc nhiên liệu đi đến bơm cao áp và đi vào buồng bơm. Từ buồng bơm, nhiên
liệu đi qua hai lỗ nạp và thoát để điền đầy vào ly xanh và piston bơm khi piston đi xuống.
3.1.2. Nén nhiên liệu
Khi cam đội, con đội đẩy piston đi lên và lò xo bị nén lại, piston bơm cao áp đi
lên nén nhiên liệu trong xylanh bơm. Lượng nhiên liệu bị nén thoát ra ngoài qua
lỗ nạp và lỗ thoát trở về buồng bơm do lúc này đỉnh xylanh chưa chặn hoàn toàn lỗ nạp và lỗ thoát.
3.1.3. Bắt đầu phun (quá trình khởi phun)
Piston tiếp tục đi lên, khi đỉnh piston bơm bắt đầu đóng lỗ nạp và lỗ thoát nhiên
liệu. Đây là vị trí của piston bắt đầu cung cấp nhiên liệu.
3.1.4. Cung cấp nhiên liệu
Piston tiếp tục đi lên nén nhiên liệu, áp suất nhiên liệu trong xylanh tăng nhanh
chóng. Khi áp suất nhiên liệu lớn hơn áp suất dư trong đường ống cao áp và áp
suất của van cao áp (lực nén của lò xo van cao áp). Van cao áp mở và nhiên liệu
được cung cấp đến kim phun và kim phun phun nhiên liệu vào buồng đốt. 3.1.5. Kết thúc phun
Khi cạnh vạt xéo của piston bơm mở lỗ thoát, nhiên liệu trong xylanh bơm thoát
về buồng bơm qua lỗ thoát. Áp suất nhiên liệu bên trong xulanh giảm đột ngột,
van cao áp đống và kim phun cũng đóng theo và quá trình phun kết thúc.
Sau đó piston tiếp tục đi lên ĐCT, nhiên liệu tiếp tục qua lỗ thoát trở về buồng
bơm. Piston bơm lại đi xuống nạp nhiên liệu, chu kỳ tiếp được thực hiện 3.2. Van cao áp
3.2.1. Chức năng van một chiều
Khi piston bơm cao áp bắt đầu nén nhiên liệu, áp suất nhiên liệu trong xylanh
bơm lớn hơn áp lực nhiên liệu trong ống cao áp và lực đàn hồi của lò xo van cao
áp thì van cao áp được nâng lên cho đến khi vành trụ thoát ra ngoài thân van. Áp
suất nhiên liệu cao từ xylanh bơm truyền đến van kim phun để điều khiển van
kim phun mở nhanh. Như vậy, có thời gian trễ tính từ lúc piston bơm bắt đầu
nén đến khi kim phun bắt đầu mở.
Khi quá trình phun kết thúc, lò xo van cao áp đẩy van đóng lại trên bệ của nó.
Để tranh nhiên liệu từ kim phun quay trở lại bơm cao áp.
3.2.2. Ngăn nhỏ giọt kim phun
Khi quá trình phun kết thúc, nhiên liệu từ kim phun trở về xylanh bơm cho đến
khi vành trụ bắt đầu chạm vào thân van, nhiên liệu từ ống cao áp và xylanh bơm bị ngăn cách.
Khi vành trụ tiếp tục đi xuống một khoản đến khi mặt côn của van đóng lại trên
đế của nó thì thể tích tăng nhanh với cùng một lượng nhiên liệu thì áp suất giảm
mạnh. Kết quả van kim phun đóng nhanh chóng trên bệ của nó, tránh được hiện
tượng nhỏ giọt ở đầu kim phun
3.3. Bố trí cạnh vạt xéo
- Lằn vạt xéo trên thân Piston có 3 loại: Lằn vạt trên, lằn vạt xéo dưới và lằn vạt trên và dưới
Lằn vạt xéo trên: Thời điểm kết thúc phun không đổi, thời điểm bắt đầu phun thay
đổi để tuỳ chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Kiểu này thường dùng
cho động cơ Diesel có số vòng quay cao.
Lằn vạt xéo dưới: Thời điểm bắt đầu phun không đổi, thời điểm kết thúc phun
thay đổi để tuỳ chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Kiểu này thường
dùng cho động cơ Diesel có tốc độ chậm.
Lằn vạt trên và dưới: Kiểu này dùng cho động cơ có số vòng quay cao, cạnh vạt
xéo dưới dùng để thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo mong muốn.
3.4. Định lượng nhiên liệu.
Vai của piston bớm được kết nối với rãnh của vòng răng. Vòng răng được điều khiển
bởi thanh răng. Khi thanh răng dịch chuyển làm cho vòng răng xoay và piston bơm xoay theo.
Khi piston bơm xoay, vị trí của cạnh vạt xéo so với vị trí lỗ thoát sẽ thay đổi và
lượng nhiên liệu cung cấp cũng sẽ thay đổi theo. Như vậy, để thay đổi lượng nhiên
liệu cung cấp cho động cơ bằng cách thay đổi hành trình có ích của piston.
Có 3 trạng thái khi cung cấp nhiên liệu
- Không cung cấp nhiên liệu: khi xe tắt máy.
- Lượng nhiên liệu cung cấp từ nhỏ đến trung bình.
- Lượng nhiên liệu cung cấp tối đa: khi đó hành trình có ích là lớn nhất nên sẽ
cung cấp nhiều nhiên liệu nhất.
4. Tháo lắp, vệ sinh bơm cao áp PF 4.1. Mục đích:
- Tập tháo bơm nhiên liệu piston loại PF và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp. 4.2. Trợ huấn cụ: - Bơm cao áp PF
- Bản vẽ lớn về bơm PF 4.3. Dụng cụ:
- Một que sắt tròn làm chốt chặn đường kính cỡ 3mm dài 50mm - Một cái gắp piston bơm
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị inch
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị mm
- Một cảo đế, van cao áp (bệ) theo cỡ - Một kềm mỏ tròn
- Một mâm chứa đựng chi tiết bơm tháo ra.
4.4. Tháo bơm cao áp PF :
- Tháo bơm ra khỏi động cơ. Rửa và tẩy sạch dầu mỡ bên ngoài bơm. Để ngừa chất
bẩn xâm nhập vào bên trong, dùng nút vặn hoặc vải sạch quấn bít các mạch nạp
và thoát của bơm lúc rửa .
- Trở ngược đầu bơm và kẹp chặt vào bàn kẹp có mang bàn phụ bằng kim đỡ sát
(kẹp nơi phần lục giác của đầu ống nối).
- Dùng cán búa để chụp hướng dẫn piston, chui chốt chặn vào lỗ nơi hông của thân
bơm. Chú ý có nhiều loại bơm lỗ này nằm bên trong của thân bơm.
- Dùng cây vặn vít nạy vòng chân chụp hướng dẫn piston, dùng tay trái giữ chặn
khỏi văng ra ngoài, tay phải nạy vòng chận.
- Đè chụp hướng dẫn piston rời khỏi chốt chận và lấy chốt chặn ra.
- Lấy chụp hướng dẫn ra khỏi thân bơm.
- Lấy piston và chén chận lò xo phía dưới cẩn thận không cho piston va chạm với
vật khác, mặt láng chính xác có thể bị trầy và chạm với vật cứng khác. - Lấy lò xo piston ra
- Dùng băng keo quấn 2 đầu mỏ kềm, chui vào trong thân bơm để rút ống xoay
chén chận đầu trên lò xo và vòng kềm.
- Bơm cỡ nhỏ (A) và cỡ trung (B) không có vòng kềm.
- Tháo vít chặn thanh răng
- Rút thanh răng khỏi thân bơm.
* Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm
(Shim) nếu cần tháo nên ghi dấu trước. Trường hợp khoen chêm bị thất lạc
nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm
ngay 0 nơi thanh răng.
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối. - Lấy lò xo van cao áp ra.
- Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra.Van cao áp, phải được lắp vào thành bệ của nó cho khỏi lộn.
- Tháo vít kềm xylanh và đệm khí
- Đẩy xylanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xylanh của nó thành từng
bộ và để trên giấy sạch.
- Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó
4.5. Ráp bơm cao áp PF:
- Trước khi ráp các chi tiết cần được rửa trong dầu gasoil sạch, sau khi kiểm tra
tình trạng sửa chữa phục hồi hoặc thay mới.
- Kẹp bơm trên bàn kẹp đầu bơm trở lên.
- Tháo rời piston khỏi xylanh bơm, rửa sạch bằng dầu gasoil, chú ý hai lỗ nơi
xylanh, một tròn và một lỗ có rãnh đứng, lắp xylanh vào thân bơm hướng rãnh
đứng về phía vít, kềm xylanh. Ráp vít kềm xylanh và đệm kín, siết chặt vít kềm
có đệm kín, xylanh bơm có thể di động khoảng ngắn lên xuống.
- Rửa sạch van cao áp và bệ của nó ráp tồn bộ vào bên trên của xylanh.
- Để lò xo vào, ráp và siết chặt đầu ống nối. Muốn cho vị trí lò xo và đệm kín của
van cao áp được ổn định ta siết vào và tháo nhiều lần trước khi siết chặt và đúng lực siết.
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Rửa sạch piston bằng dầu gasoil, lắp thử vào xylanh. Tránh sờ mó mặt láng của
piston bằng tay, dùng cái gắp để ráp thử vào xylanh. Piston phải di động trơn trong mọi vị trí.
- Nếu piston vẫn bị kẹt hoặc bị rít cần tháo tồn bộ để kiểm tra xylanh và các mặt
tiếp xúc với thân bơm, có thể trong trường hợp cần thiết thay mới đệm kín của đế
van cao áp. Sau khi kiểm tra piston và xylanh hoạt động tốt, lấy piston ra ngồi để
tiếp tục ráp chi tiết theo tuần tự.
- Ráp thanh răng vào lỗ nơi thân bơm : hướng mặt có răng qua phía tâm của thân
bơm đầu có ghi kích thước mm hướng quay mũi chỉ và rãnh xuôi ngay vít chặn.
- Siết chặt vít chặn thanh răng đầu vít nằm trong rãnh xuôi và thanh răng phải di chuyển trơn.
- Kéo thanh răng đến vị trí trung bình điểm ghi được thấy ngay giữa thân bơm, ráp
ống xoay vào và hướng thế nào để lằn gạch nơi ống xoay ngay với điểm ghi trên
thanh răng. Thanh răng và ống xoay phải di chuyển trơn.
- Lắp chén chận lò xo phía trên.
- Lắp vòng kềm chén nếu có trang bị cho cỡ bơm. Dùng chụp hướng dẫn và chén
chận đầu dưới ép sát vòng kềm vào trong.
- Rửa sạch piston, bằng dầu gasoil, không nên rờ mó mặt láng bằng tay, sau khi
rửa sạch. Dùng cái gắp kẹp đuôi piston hướng lằn gạch nơi tai của đuôi piston
ngay với lằn gạch nơi rãnh chữ U của ống xoay. Ráp lò xo vào ống xoay.
- Nâng piston lên vừa tầm để lắp chén chận phía dưới của lò xo và đẩy nhẹ vào
xyalnh. Không được xoay tròn piston và hai tay vẫn nằm ngay rãnh chữ U của ống xoay.
- Rửa sạch chụp hướng dẫn của piston ráp vào thân bơm. Dùng cán búa đè chụp
hướng dẫn xuống khỏi lỗ chận xỏ chốt chận vào lỗ để kềm chụp hướng dẫn nằm yên.
- Dùng tay nhận vòng chận vào rãnh, chú ý hai đầu của vòng chận nằm ngay phần
lõm của rãnh để dễ tháo.
- Dùng cán búa đè chụp hướng dẫn xuống khỏi chốt chận đoạn rút chốt ra.
- Ráp các chi tiết phụ thuộc khác. Dùng nút vặn và vải sạch bịt kín các macïh dầu
để bụi không xâm nhập vào
- Lấy bơm ra khỏi bàn kẹp.
4.6. Bảo dưỡng bơm cao áp PF
Sau khi tháo các chi tiết của bơm cao áp PF, dùng dầu và khăn lau, vệ sinh các chi
tiết, xịt dầu vào các bề mặt. NỘI DUNG YÊU CẦU
Vệ sinh sơ bộ tháo hết dầu ra khỏi - Sạch sẽ. - Không rơi rớt. khoang bơm.
Tháo rời các ống dẫn cao áp, thấp áp
- Dùng giẻ lau không để dầu rơi đứt,
và ống dẫn dầu bơi trơn. không gãy
Tháo ốc nối cao áp trên từng phân
- Không rơi rớt chi tiết
- Khi tháo dùng Clê để hãm không để
bơm, lấy lò xo van cao áp ra ngoài,
ống dầu xoay, đánh dấu vị trí
dây van chuyển động để kéo bệ van cao áp.
Tháo nắp đậy bên hông bơm cao áp.
- Thực hiện đúng quytrình
- Sử dụng dụng cụ đúng
Dùng chêm chuyển động chêm các
- Thực hiện đúng phương pháp kiểm tra
con đội vượt qua gờ cao của cao trên cho mỗi bộ phận
trục bơm cao áp, rút trục cam theo chiều trục.
Tháo vít ở đáy cac-te bơm cao áp, rút
- Thực hiện đúng quy trình
chêm, kéo các con đội, piston lò xo, - Quay trơn không bó kẹt
đế lò xo ra ngoài (Hoặc tháo nắp cac-
te nếu bơm cao áp dùng nắp cac-te) Tháo vít giữ xi-lanh
Nhẹ nhàng tránh va đập làm xây xuớt
bề mặt làm việc của các cổ trục và cam
Kéo xi-lanh ra khỏi vỏ bơm theo hướng
Lắp ống dẫn cao áp. Không để lẫn bệ mũi tên.
van và van cao áp giữa các phân bơm
đồng thời ngâm tất cả vào dầu Diesel sạch.
Lấy vành răng, ống xoay ra ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết sau khi tháo rã
5. Hư hỏng, sửa chữa
5.1. Kiểm tra các chi tiết
Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa.
Trước hết phải rửa sạch bên ngoài bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp. Sau khi
rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm soát.
- Thân bơm: kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá phải thay mới.
- Piston xylanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh
bơm. Nếu có vết trầy , chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu
- Van và đế cao áp: dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi
phần côn hay phần trụ cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ.
- Đệm đẩy:mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và
con lăn cần tiện mới hay thay thế.
- Lò xo cao áp:nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng.
- Ống xoay và vòng răng: vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn
khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp.
- Lò xo piston:nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.
- Vít kềm xylanh:răng bị mòn sướt, chuôi bị cong cần thay mới
- Các rắc co:lờn răng hoặc bó răng cần thay mới.
5.2. Kiểm tra áp bơm cao áp PF:
- Tháo đường ống cao áp từ bơm cao áp.
- Lắp đồng hồ đo áp suất nhiên liệu vào bơm cao áp.
- Kéo cần điều khiển tốc độ ở vị trí tối đa.
- Quay động cơ mười vòng haowcj hơn bằng tay và kiểm tra sự tăng áp suất.
- Nếu áp suất không đạt đến giới hạn cho phép, thay mới bơm cao áp.
- Áp suất tối thiểu 150 kg/cm2.