Câu hỏi ôn tập Quản trị học Chương 1,2,3 | Trường Đại học Phenika
Câu hỏi ôn tập Quản trị học Chương 1,2,3 | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Q u n ả tr ịh c ọ
1, Tại sao khi Cty là 1 doanh nghiệp nhỏ với 20 công nhân thì cty sản xuất ổn định và có doanh thu
tốt?Khi mở rộng quy mô sản xuất thì làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản?
Ông Minh quản trị cty không chỉ dựa vào kinh nghiệm và tình cảm tốt vs nhân
viên và công nhân.Ôn cần pk hiểu và vận dụng tốt các chức năng quản trị, có các
kĩ năng,năng lực quản trị và thực hiện vai trò của nhà quản trị.
2,Các em có thể rút ra những bài học gì từ tình huống quản trị này?
Để quản trị một tổ chức, doanh nghiệp nhà quản trị cần hiểu và vận dụng tốt các
chức năng quản trị,có kĩ năng và năng lực quản trị,đồng thời pk thực hiện tốt vai trò của nhà quản trị.
3,Tại sao công việc quản trị lại cần thiết đối với mỗi tổ chức.Cho ví dụ minh hoạ?
Công việc quản trị cần thiết đối với mỗi tổ chức,vì:
Các tổ chức đều quan tâm đến vấn đề hiệu quả:
Hiệu quả= Kết quả/chi phí
Để hoàn thành mục tiêu, đạt được kết quả tốt nhất đối với chi phí bỏ ra
thấp nhất thì cần đến công tác quản trị.
Các chức năng của công tác quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm tra.Các chức năng này điều cần thiết, bản chất đều giống nhau đối
với mọi loại hình tổ chức, chỉ khác nhau ở môi trường hoạt động.
VD:Nhà quản trị gia tăng tính hiệu quả của tổ chức thông qua các chức năng của quản trị: o
Lập kế hoạch:Chỉ ra những con đường những biện pháp cho phép khai thác
tối đa các thế mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội,
đồng thời hạn chế rủi ro. o
Tổ chức: Phân công lao động hợp lí từ đó xây dựng môi trường nội bộ thống
nhất, thuận lợi. Nếu phân công lao động không hợp lí có thể dẫn đến tái
cấu trúc tổ chức,từ đó gây lãng phí các nguồn lực . o
Lãnh đạo: làm cànng tốt công tác lãnh đạo,nhà quản trị càng có khả năng
ảnh hưởng đến nhân viên của mình, để họ làm theo những điều mình
mong muốn. Nếu lãnh đạo không tốt thì tổ chức sẽ không đi đúng hướng đặt ra. o
Kiểm tra: Kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót để từ đó khắc phục, điều
chỉnh các khâu trước. Nếu không làm tốt công tác kiểm tra thì không đo
lường được hiệu quả công việc. VD thực tế: o
Với trường đại học phenikaa, nếu quản trị không tốt, thì Trường sẽ vận
hành thiếu hiệu quả, mọi bộ phận không được phân công trách nhiệm, chức năng rõ ràng. o
Với một doanh nghiệp dù ở quy mô nào, (vd doanh nghiệp nhà TNHH Ánh
Dương hay doanh nghiệp lớn Vinamilk) nếu không thực hiện các chức năng
quản trị phù hợp thì việc thực hiện nhiệm vụ sẽ bị chồng chéo, thiếu hiệu quả.
4, Trình bày các nhiệm vụ chính của nhà quản trị? Để hoàn thành các nhiệm vụ đó họ được trao
những quyền gì? Cho vd minh hoạ.
Để hoàn thành các nhiệm vụ chính, nhà quản trị được trao những quyền sau:
1. Quyền sử dụng và phân phối các nguồn lực trong tổ chức( tài chính, nhân lực…)
2. Quyền giám sát các hoạt động của người khác. VD:
3. Nhà quản trị cấp cao:
+ Xác định tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi.
+ Phân tích môi trường hoạt động của tổ chức nhằm xác định cơ hội và
những rủi ro đối với mỗi tổ chức.
+ Quyết định sự thay đổi của tổ chức để thích ứng với môi trường.
4. Nhà quản trị cấp trung:
+ Thiết lập những mục tiêu phù hợp với mục tiêu và kế hoạch chiến lược
của nhà quản trị cấp cao.
+ Phối hợp giữa các nhóm, bộ phận, đơn vị phân ngành (SBU).
+ Theo dõi giám sát kết quả công việc của các nhà quản trị cấp cơ sở.
5. Nhà quản trị cấp cơ sở : o
Lên các kế hoạch tác nghiệp, thủ tục, quy trình, ngân sách, chính sách ,quy định. o
Hướng dẫn và đào tạo nhân viên. Biện pháp tốt nhất để đào tạo
nhân viên là “ cầm tay chỉ việc”. o
Theo dõi , giám sát kết quả công việc của các nhân viên. o
Động viên nhân viên bằng chính sách cụ thể mà các nhà quản trị
đưa ra để khơi dậy sự nhiệt huyết, nỗ lực cố gắng để thực hiện
nhiệm vụ một cách tốt nhất. VD:
Nhà quản trị có quyền sử dụng và phân phối các nguồn lực trong tổ
chức( tài chính, nhân lực…), huy động các nguồn lực nhằm đưa ra định
hướng chiến lược của doanh nghiệp. Giám đốc công ty Thái Dương sẽ có
quyền đưa ra các quyết định quản trị , vd như huy động một nhóm dự án
nghiên cứu mở rộng thị trường, hay ký quyết định sử dụng 30 tỷ đồng cho
dự án nghiên cứu sản phẩm mới. Trưởng phòng kinh doanh có quyền sử
dụng các nguồn lực để thực hiện dự án này.
Đồng thời, nhà quản trị có quyền giám sát các hoạt động của người khác
trong phạm vi các quyền hạn của mình.
5, Trình bày các kỹ năng cơ bản của nhà quản trị. Cho biết mức độ quan trọng của các kỹ năng đối
với mỗi cấp quản trị?
Để thực hiện quản trị có hiệu quả các nhà quản trị cần phải có những kĩ năng
chung nhất định, bất kì nhà quản trị đó thuộc cấp nào trong hệ thống cấp bậc của
tổ chức. 3 kỹ năng cơ bản đó là:
6. Kỹ năng nhân sự: Khả năng làm việc với nhau, kỹ năng giao tiếp, động viên, khích lệ.
7. Kỹ năng kỹ thuật: Khả năng làm tốt những công việc cụ thể.
8. Kỹ năng tư duy: Khả năng phân tích, đơn giản hoá, giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo.
Tất cả 3 kĩ năng quản trị đều hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo làm việc có
hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của các kỹ năng đối với từng cấp bậc quản trị thì khác nhau.
6, Trình bày quy trình ra quyết định của nhà quản trị? Hãy lấy 01 ví dụ về quy trình ra quyết định? o
Quy trình ra quyết định của nhà quản trị gồm 8 bước:
1. Xác định vấn đề cần giải quyết và mục tiêu;
2. Xác định các tiêu chí để đưa ra quyết định;
3. Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí;
4. Xây dựng các phương án;
5. Phân tích các phương án ;
6. Lựa chọn phương án tối ưu ;
7. Tổ chức thực hiện quyết định;
8. Đánh giá kết quả của quyết định; o
VD về quy trình ra quyết định:
Khi bản thân tôi ra quyết định đăng kí ngành học tại Trường Đại học Phenikaa,
tôi đã thực hiện việc ra quyết định đăng kí ngành học Quản trị kinh doanh. Để
ra được quyết định đó tôi đã thực hiện:
1. Xác định vấn đề cần giải quyết và mục tiêu: o
Vấn đề cá nhân về đăng ký và lựa chọn ngành học trong một số ngành học
của Trường Đại học Phenikaa ( Quản trị kinh doanh, Kế toán…) o
Mục tiêu: Lựa chọn được ngành học vừa có cơ hội việc làm khi ra trường và
vừa phù hợp với mong muốn của bản thân và điều kiện tài chính của gia đình.
2. Xác định các tiêu chí để đưa ra quyết định: Căn cứ để lựa chọn ngành
học như thời lượng học, chất lượng giảng dạy, học phí…
3. Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí: Dựa trên mong muốn cá nhân.
4. Xây dựng các phương án: Phương án bao gồm sự lựa chọn ngành học
Quản trị kinh doanh, Kế toán,…
5. Phân tích các phương án: Việc học ngành Quản trị kinh doanh sẽ phù
hợp với các cá nhân và mong muốn công việc của cá nhân.
6. Lựa chọn phương án tối ưu: Học ngành Quản trị kinh doanh phù hợp với
cá nhân về thời gian, mong muốn, chi phí có thể chi trả.
7. Tổ chức thực hiện quyết định: Đăng kí và thực hiện việc tham gia học
tại Trường Đại học Phenikaa.
8. Đánh giá kết quả của quyết định: Thực hiện đánh giá theo từng giai đoạn theo học.
7, Làm thế nào để giảm sai sót khi ra quyết định quản trị? o
Nghiên cứu tình huống, nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài,
trao đổi với các bên liên quan,… o
Tránh các lỗi thường gặp khi ra quyết định: Chỉ dựa vào kinh nghiệm, bỏ
qua vấn đề chủ yếu, lâu dài; dựa vào ấn tượng và cảm xúc cá nhân, quá
cầu toàn, thiếu thông tin cần thiết.
8, Các phương pháp ra quyết định tập thể ?
Các phương pháp ra quyết định tập thể gồm 3 nhóm: o
Phương pháp thể hiện tính sáng tạo:
+ Phương pháp động não/ tập kích não (Brainstorming): thảo luận và đưa
ra ý tưởng, giải pháp khác nhau nhưng không đánh giá, phê bình, kết luận.
+ Phương pháp nhóm danh nghĩa ( Nominal group technique – NGT): Làm
việc độc lập và đưa ra các ý tưởng, giải pháp khác nhau, nhóm sẽ thảo
luận và đánh giá các ý kiến để đi đến kết luận. o
Nhóm phương pháp hạn chế ảnh hưởng của thiểu số và suy nghĩ theo nhóm
+ Kỹ thuật Delphi (Delphi technique): Các thành viên không ngồi trực diện,
mà được đưa ra ý kiến thông qua phiếu câu hỏi một cách độc lập nặc danh.
+Phương pháp phản biện (Critical): Tổ chức các buổi họp phản biện. o
Nhóm phương pháp giúp tiết kiệm thời gian:
+ Phương pháp họp nhóm dự án (Project team meeting): Tổ chức họp rút
kinh nghiệm sau khi hoàn thành nhiệm vụ, dự án.
9, Quyết định quản trị là gì? Yêu cầu đối với việc ra quyết định? o
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra
chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề
đã chín muồi, trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của
hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức. o
Quyết định quản trị là sản phẩm lao động trí óc của nhà quản trị nhằm giải
quyết một vấn đề được xác định. Quyết định quản trị phản ánh một lựa
chọn của nhà quản trị đối với các phương án( có thể thay thế nhau) được
dự kiến nhằm giải quyết một vấn đề đã được nhận diện. o
Yêu cầu đối với việc ra quyết định :
+ Tính khoa học: Quyết định quản trị phải có căn cứ khoa học, phải được
đề ra trên cơ sở nắm vững các đòi hỏi của quy luật khách quan, dựa trên
cơ sở những thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng.
+ Tính pháp lý: Quyết định phải đúng thẩm quyền, nó chỉ được đề ra trong
giới hạn những quyền hạn đã được giao, hợp pháp.
+ Tính thống nhất: Quyết định phải thoả mãn tính thống nhất, tuân theo
quy định, thể chế chung, không tạo ra các mâu thuẫn hoặc loại trừ nhau
giữa các quyết định đã có và sẽ có.
+ Tính tối ưu: Quyết định phải được đưa ra dựa trên sự phân tích và lựa chọn phương án tối ưu.
+ Tính cụ thể: Quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể, chi tiết.
+ Tính thời gian và kịp thời: Quyết định phải chỉ rõ thời gian thực hiện( khi
nào bắt đầu và khi nào kết thúc), phải được đưa ra nhằm giải quyết kịp
thời những yêu cầu của thực tiễn.
10, Trường hợp nào nên nêu ra quyết định cá nhân? Trường hợp nào nên ra quyết định tập thể?
Ưu, nhược điểm của ra quyết định cá nhân và ra quyết định tập thể?
Phương pháp ra quyết định cá nhân
Bản chất: là phương pháp ra quyết định dựa trên cơ sở kiến thức và
kinh nghiệm của cá nhân. Theo phương pháp này, khi xuất hiện vấn
đề cần giải quyết bằng một quyết định thì mỗi cá nhân có thể tự
mình ra quyết định mà không cần có sự tham gia của tập thể hoặc
lấy ý kiến của các chuyên gia.
Trường hợp áp dụng: Ra quyết định cá nhân áp dụng hiệu quả đối với
những vấn đề không quá phức tạp, việc xác định vấn đề không quá
khó khăn, các phương pháp giải quyết vấn đề rõ ràng và việc phân
tích, lựa chọn phương án đơn giản. Các quyết định thuộc loại này
thường không đòi hỏi phải đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá phương
án, thay vào đó các cá nhân chủ yếu dựa vào các thủ tục quy tắc,
chính sách để đưa ra quyết định. Ưu, nhược điểm: o Ưu điểm:
+ Thực hiện độc lập, tốn ít thời gian
+ Pháp huy năng lực của người ra quyết định
+ Trách nhiệm cá nhân rõ ràng o Nhược điểm:
+ Mang tính nổi trội, thống trị
+ Hạn chế tính sáng tạo
Phương pháp ra quyết định tập thể
Bản chất: Là phương pháp ra quyết định trong đó nhà quản trị không
chỉ dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình mà còn dựa
vào kiến thức và kinh nghiệm của tập thể để đưa ra quyết định và
chịu trách nhiệm về quyết định được đưa ra.
Trường hợp áp dụng : Ra quyết định tập thể thường được sử dụng khi
ra các quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển
của tổ chức. Ra quyết định tập thể có nghĩa là chủ thể ra quyết định
là tập thể, trách nhiệm quyết định thuộc về tập thể. Ưu, nhược điểm: o Ưu điểm : + Nhiều thông tin + Phương án đa dạng
+Tính chấp nhận cao đối với giải pháp đề xuất + Tính cam kết cao hơn o Nhược điểm: + Mất nhiều thời gian
+ Ảnh hưởng của thiểu số
+ Trách nhiệm cá nhân không rõ ràng.
11, Môi trường hoạt động của tổ chức là gì? Bao gồm những môi trường nào?
Môi trường hoạt động của tổ chức là các yếu tố và lực lượng bên ngoài và bên
trong tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động của tổ
chức và đến các quyết định của nhà quản trị. Mục đích của việc nghiên cứu môi
trường là để giúp các nhà quản trị có thể nhận diện được những cơ hội và các mối
đe doạ mà môi trường bên ngoài có thể đem lại cho tổ chức, cũng như những
điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức.
Môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm: o
Môi trường bên ngoài: Gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô/ môi
trường ngành/ môi trường cạnh tranh. o Môi trường bên trong.
12, Tại sao môi trường hoạt động bên ngoài lại quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong việc tiến
hành các hoạt động của họ? Một nhà quản trị có thể tránh được ảnh hưởng của môi trường bên ngoài bằng cách nào? o
Môi trường hoạt động bên ngoài quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong
việc tiến hành các hoạt động của họ vì:
+ Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hoá,… tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên
ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành).
+ Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp nhà quản trị chú ý hơn về những
thay đổi của môi trường. Tăng cường sự hiểu biết về bối cảnh của tổ chức
và hiểu rõ các đặc điểm thị trường. Tăng cường sự hiểu biết về thiết lập đa
quốc gia. Cải thiện khả năng ra quyết định phân bổ các nguồn lực hiệu quả
hơn. Quản trị rủi ro thuận tiện hơn. Giúp nhà quản trị tập trung chú ý về
những ảnh hưởng chính trong việc thay đổi chiến lược. Tuy nhiên, môi
trường vi mô rất phức tạp, thay đổi nhanh chóng, khó đoán trước. Bất kỳ
một thay đổi nào của môi trường cũng sẽ tác động đến các yếu tố của môi
trường khác và cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
Mọi nhà quản trị luôn phải chú ý đến môi trường bên ngoài trong việc tiến hành
các hoạt động quản lý doanh nghiệp. -
Một nhà quản trị có thể tránh được ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
bằng cách áp dụng ma trận SWOT:
+ Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong để nhận diện được những
cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức.
+ Kết hợp các yếu tố S, W, O, T để đưa ra các chiến lược phù hợp : o
SO ( Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của tổ chức. o
WO (Weaks – Opportunities): Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt các cơ hội. o
ST ( Strengths – Threats ): Xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để
giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra. o
WT ( Weaks – Threats ): Thiết lập kế hoạch “ phòng thủ” để tránh cho
những điểm yếu bị tác động xấu hơn từ môi trường bên ngoài.
Bằng cách này giúp nhà quản trị có thể tránh được ảnh hưởng đối với môi trường bên ngoài.
13, Môi trường vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô gồm những yếu tố nào?
Môi trường vĩ mô là môi trường bao gồm các yếu tố và lực lượng bên ngoài tổ
chức mà nhà quản trị không kiểm soát được, chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến
hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố : Kinh tế; Chính trị - Pháp luật; Công nghệ;
Văn hoá – Xã hội; Nhân khẩu học; Tự nhiên.
14, Môi trường vi mô là gì? Môi trường vi mô gồm những yếu tố nào ?
Môi trường vi mô là môi trường bao gồm các yếu tố và lực lượng bên ngoài tổ
chức mà nhà quản trị khó có thể kiểm soát được, chúng có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
Môi trường vi mô bao gồm các nhóm yếu tố như: Khách hàng, nhà cung ứng,
đối thủ cạnh tranh, các nhà trung gian, các yếu tố khác.
15, Môi trường bên trong là gì? Môi trường bên trong gồm những yếu tố nào?
Môi trường bên trong là môi trường bao gồm các yếu tố và các lực lượng trong
nội bộ của tổ chức mà nhà quản trị có khả năng kiểm soát được. Những yếu tố
này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng tổ chức.
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố: Nhân lực; Tài chính; Công nghệ; Sản
xuất; Marketing; Văn hoá tổ chức,…
16, Trình bày các giải pháp quản trị biến động môi trường?
Phòng ngừa: Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do môi trường gây ra, nhà quản trị có thể
dùng đệm cho tổ chức chống với những ảnh hưởng môi trường từ phía đầu vào hoặc đầu ra.
Cân bằng: Tức là san đều ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
Dự đoán: Là khả năng đoán trước những biến chuyển của môi trường và những ảnh
hưởng của chúng đối với tổ chức. Tuỳ theo khả năng tiên đoán được những dao động của
môi trường mà nhà quản trị có thể giảm bớt được những bất trắc.
Cấp hạn chế: Nhiều khi nhà quản trị phải áp dụng biện pháp cấp hạn chế sản phẩm hay dịch
vụ của tổ chức, tức là cấp phát chúng trên một căn cứ ưu tiên khi có nhu cầu vượt quá cung cấp.
Ký kết hợp đồng : Nhà quản trị có thể dùng hợp đồng để giảm bớt bất trắc ở phía đầu vào cũng như đầu ra.
Kết nạp: Thu hút những cá nhân hay những tổ chức có thể là những mối đe doạ từ môi
trường cho tổ chức của họ.
Liên kết: Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một hành động chung.
Xây dựng thương hiệu: Tạo và giữ được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Những nhà quản
trị tạo được những khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ của họ với những doanh nghiệp
khác trong ý thức của khách hàng thì có thể ổn định được thị trường của họ và giảm thiểu bất trắc.