-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chiến lược marketing quốc tế của OPPO và APPLE môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Khi nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển, mức sống củacon người ngày càng được nâng cao, con người ngoài việc ăn ngon mặc đẹp họ còn tìm đến các sản phẩm để thoả mãn về giá trị tinh thần. Chính vì thế,thị trường công nghệ thế giới có doanh thu cao cho
tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Chiến lược marketing quốc tế của OPPO và APPLE môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Khi nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển, mức sống củacon người ngày càng được nâng cao, con người ngoài việc ăn ngon mặc đẹp họ còn tìm đến các sản phẩm để thoả mãn về giá trị tinh thần. Chính vì thế,thị trường công nghệ thế giới có doanh thu cao cho
tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766
CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA OPPO VÀ APPLE
TS. Nguyễn Hoàng Tiến
Tóm tắt: Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một doanh
nghiệp có thể thành công và có chổ đứng trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt
trội về ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, giá cả, chất lượng dịch vụ, vốn,...và
đặc biệt quan trọng hơn hết đó là chiến lược marketing của công ty. Bài viết này cung
cấp những khái niệm cơ bản về marketing và đồng thời tập trung vào phân tích so sánh
các chính sách xúc tiến thương mại của hai tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực smartphone
hiện nay đó là Oppo và Apple. Nghiên cứu tập trung vào năm thành phần chiến lược tiếp
thị ảnh hưởng đáng kể đến thành công mở rộng thương hiệu, chất lượng của chiến lược
phân phối; chất lượng định vị; chất lượng chiến lược phát triển sản phẩm; mức độ đầu
tư quảng cáo và nghiên cứu thị trường.Kết quả phân tích cho thấy sự thành công của
Oppo và Apple không chỉ đơn thuần là việc sản xuất ra sản phẩm chất lượng là khách
hàng có thể mua mà nó còn là việc mực độ nhận diện thương hiệu, định giá sản phẩm,
phân khúc khách hàng, chế độ hậu mãi sau bán hàng,...Cuối cùng bài viết này đã đề xuất
một kiến nghị để hoàn chỉnh chiến lược marketing quốc tế của Oppo và Apple.
Từ khóa: International marketing, Oppo, Apple, comparison, analysis I.GIỚI THIỆU
Khi nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày
càng được nâng cao, con người ngoài việc ăn ngon mặc đẹp họ còn tìm đến các sản phẩm
để thoả mãn về giá trị tinh thần. Chính vì thế,thị trường công nghệ thế giới có doanh thu
cao cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các công ty xuyên quốc
gia tranh nhau “miếng bánh ngon” này ngày càng khốc liệt. Để khách hàng nhận ra sự
tồn tại, hiện diện và chọn mua sản phẩm công ty thay vì chọn sản phẩm của đối thủ, mỗi
công ty cần có chiến lược marketing quốc tế thông minh và hiệu quả. Để chiến lược
marketing quốc tế thành công, công ty cần dung hoà lợi ích công ty và nhu cầu, văn hoá
để phù hợp với từng quốc gia. Apple và Oppo và hai ông lớn trong ngành đang làm rất
tốt vấn đề trên do đó doanh thu của Apple và Oppo trong những năm gần đây luôn đứng
đầu trong ngành mặc dù trong môi trường cạnh tranh rất khốc liệt.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,
làm cho nó trở thành một điểm sáng ở Đông Nam Á về kinh tế và tốc độ phát triển. Chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao do nguồn thu nhập được cải
thiện. Do đó, đây là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, phát
triển và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường hơn 90 triệu dân này. Nhu cầu về các sản phẩm
chất lượng cao hoặc các sản phẩm hiện đại của con người ngày càng tăng. Họ mong muốn
sử dụng điện thoại thông minh bao gồm nhiều tính năng hiện đại giá cả phải chăng.
Ngoài ra, phong cách tiêu dùng và thị hiếu cũng hướng mọi người tới các dòng sản phẩm
cao cấp và hiện đại. Do đó, đây là thị trường mà Apple và Oppo nhắm đến để phát triển
thị trường điện thoại di động.
Hai doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp tại thị trường Việt Nam được hỗ trợ
bởi các hoạt động tiếp thị quốc tế. Apple có thể gặp khó khăn khi đầu tư vào thị trường
Việt Nam do khoảng cách về văn hóa và nhu cầu, với sản phẩm chính là máy tính điện tử. 1 lOMoAR cPSD| 46836766
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, thương hiệu Apple rất ít được biết đến và gặp nhiều khó
khăn từ sự cạnh tranh của các đối thủ lớn thời bấy giờ như IBM (đầu thập niên 70),
Microsoft (đầu những năm 80). Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2001, sự ra mắt của iPod đã
đánh dấu những thành công rực rỡ của Apple cho đến tận bây giờ. Doanh số và giá trị
thương hiệu của Apple không ngừng tăng lên. Ngày nay khi nhắc đến Apple, người ta
nghĩ đến những sản phẩm nổi tiếng. Với chất lượng hàng đầu thế giới và được mọi người
gọi là Ipod, Mac và iPhone. Gần đây nhất, Apple đã vượt qua Google để có được danh
hiệu thương hiệu đắt nhất hành tinh theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu toàn cầu
có giá trị nhất của Brandz. Sự phổ biến của Apple kết hợp với kinh nghiệm thành công và
lâu dài trong việc thâm nhập thị trường quốc gia có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra các
chiến lược phù hợp tại các quốc gia mục tiêu của họ. Còn với Oppo, Oppo là ai? Trước
khi chính thức gia nhập thị trường điện thoại thông minh vào tháng 4 năm 2013 , Oppo
là một thương hiệu nổi tiếng nhờ các máy nghe nhạc MP3, MP4, DVD và Bruray. Nhiều
mẫu máy hàng đầu của OPPO đã trở nên phổ biến,có được chỗ đứng vững chắc tại các
thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ và Châu Âu. Bước vào chiến trường điện
thoại thông minh tại Việt Nam, đó là một thương hiệu non trẻ. Hơn nữa, là một thương
hiệu từ Trung Quốc. Tại sao Oppo không đứng cạnh các thương hiệu điện thoại như
HKPhone hay Gionee, nhưng con đường hoàng gia được đặt lên bàn cân với những cái
tên phổ biến như Apple, Samsung hay LG? Không thể nói rằng tất cả đều may mắn cho
Oppo vì trên thực tế, Oppo gặp nhiều rào cản khi là thương hiệu đến từ Trung Quốc, đối
mặt với định kiến của người tiêu dùng Việt Nam. Vậy đâu là một động thái tốt dẫn đến
thành công cho Oppo? Chủ đề "Phân tích và so sánh các chiến lược tiếp thị quốc tế của
Apple và Tập đoàn Oppo" được thực hiện với mục đích làm rõ hơn các chiến lược tiếp
thị quốc tế của hai tập đoàn lớn nhất này tại thị trường Việt Nam. Qua đó, phân tích sự
tương đồng và khác biệt của các chiến lược tiếp thị được thực hiện trong hai nhóm này
từ góc độ kinh doanh quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cho tương lai.(Tien et al, 2020). II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.Khái niệm Marketing
Khái niệm Marketing đã được định nghĩa bằng nhiều cách bởi nhiều tác giả khác nhau.
Định nghĩa marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi.
Định nghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất. Sau khi chọn
lựa và xác định thị trương mục tiêu, áp dụng Marketing vào chương trình tiếp thị :
Product : Sản phẩm gì? Bao bì ra sao? Price : Giá bao nhiêu?
Place : Phương pháp phân phối sản phẩm – Trade marketing Promotion : Quảng
bá hình ảnh, thương hiệu ra sao : Nhận diện, định vị, bán hàng…
People : Con người ra sao, nhân lực tay nghề cao, thái độ tốt, trách nhiệm thừa….
Process : Quy trình bán hàng chuyên nghiệp,….
Phisical Evidents : Cơ sở vật chất đẹp, rộng, khang trang, độ phủ tốt…
2 . Marketing Quốc Tế (International Marketing )
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa và dịch vụ
được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia”. Dù sự khác biệt này không lớn 2 lOMoAR cPSD| 46836766
lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing (
Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các
chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
a. Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing)
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu
ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân
viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi
trường văn hóa- xã hội đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh
nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng
hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
b. Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing)
Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm
nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với
một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối,
quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều
có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các Công ty phải hiểu
môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là lý do tại sao các
chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng lại rất ngán ngại khi
có yêu cầu điều động sang một nước khác.
c. Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing) Nhấn mạnh đến sự phối
hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau. Nhân viên
Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất
là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
3 .Những thách thức của marketing quốc tế :
Khi gia nhập vào thị trường nước ngoài(đặc biệt là thị trường Việt
Nam),hoạt động của các doanh nghiệp tổ chức trở nên phức tạp vì vào thời điểm đó,các
nhà quản lí phải hoạt động trong một môi trường mới và chịu các yếu tố vận động của
nền kinh tế thế giới.Do đó các chính sách trong các hoạt động kinh tế trong một môi
trường có thể không hoàn toàn phù hợp cho các hoạt động kinh tế trong môi trường
khác.Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài,cần theo kịp các hoạt động trong môi
trường kinh tế thế giới như nhóm khu vực EU,AFTA và các tổ chức thế giới UN,UMF
International Bank(Nguyễn Đông Phong,Hoàng Cửu Long,2008).Sự ổn định và bất ổn định
và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thông thường những người làm marketing quốc tế sẽ khó nắm rõ tình hình hoạt
động của thị trường nước ngoài.Do đó,họ cần phải có thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu
kỹ trước khi lên kế hoạc xâm nhập thị trường mới.Một số thách thức đòi hỏi doanh nghiệp
cần lưu ý trước khi thực hiện quá trình thâm nhập:Mức độ cạnh tranh,rào cản pháp lí,khác
biệt hành vi mua sắm,quy mô thị trường,điều kiện kinh thời tiết,con người,yếu tố chính
trị,tôn giáo...Vì vậy để giải quyết các vấn đề trên,các công ty phải tổ chức,chuẩn bị chiến
lược marketing quốc tể hiệu quả và bền vững để xâm nhập thành công một thị trường mới. 3 lOMoAR cPSD| 46836766
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp từ các tờ báo và tạp chí về Oppo và Apple.Các dữ
liệu thứ cấp được lấy từ các trang web thống kê và các báo cáo nghiên cứu để bài viết
sinh động và đáng tin cậy hơn. Sau đó dùng phương pháp phân tích so sánh chiến lược
marketing là một phương pháp được sử dụng phổ biến để nghiên cứu marketing nhờ
khả năng khái quát hóa ở mức độ cao, giúp nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác
chiến lược marketing mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Phương pháp này có thể được
áp dụng để phân tích một sản phẩm với một mức giá cụ thể, chỉ ra được nguyên nhân vì
sao doanh nghiệp đấy thực hiện chiến lược marketing này với sản phẩm này. Đồng thời
đây là một phương pháp mà được đa phần các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá chiến
lược marketing của đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện cho bài viết này, chúng tôi thực hiên
phương pháp phân tích so sánh định tính để đánh giá tổng quan chiến lược marketing
quốc tế mà Oppo và Apple áp dụng. Kết quả nghiên cứu nhằm người đọc hiểu rõ về
marketing của Oppo và Apple và các kiến nghị trong bài viết này với mục đích góp ý, khắc
phục những điểm còn hạn chế của hai công ty.
IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 . Tổng quan về OPPP và APPLE
Tổng quan về Oppo
Oppo được thành lập năm 2004 đứng đầu tại Trung Quốc do Tony Chen, với thâm
niên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao. Oppo có trụ sở chính có trụ sở
đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông, công ty con của tập đoàn điện tử BBK Electronnic. Công
ty Oppo hiện nay đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản,
Thái Lan, Pháp,…Oppo là một thương hiệu đã được đăng kí toàn cầu tại 140 quốc gia với
một lịch sử lâu dài phục vụ khách hàng ở Bắc Mỹ (chủ yếu là ở Mỹ, Canada và một phần
Mexico), Châu Âu và Châu Á, cung cấp những sản phẩm nhận được nhiều sự đánh giá
cao từ các chuyên gia trên thế giới.
Tổng quan về Apple
Apple là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới. Tập đoàn
Apple viết tắt là Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính
của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California. Apple
được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên vào
đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005),
và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần
cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất
là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe nhạc iTunes, đặc biệt là điện
thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật
Bản và Anh. Ba sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne.
Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư
điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club. 4.2 . Chiến
lược marketing của OPPO Product:
Bao bì(vỏ hợp) được Oppo thiết kế khá bất mắt người tiêu dùng. Tâm lí của người
Việt Nam vẫn phần nào đó rất e ngại trước những sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, hiểu
được tâm lí đó Oppo rất đầu tư vào bao bì bên ngoài sản phẩm đồng thời bao bì sang
trọng sẽ gây được sự tò mò của khách hàng rằng: ”Chất lượng bên trong sản phẩm có 4 lOMoAR cPSD| 46836766
tương ứng với thiết kế bên ngoài hay không?”Trong phân khúc điện thoại di động, nhóm
khách hàng mục tiêu chính là khách hàng trẻ, đặc biệt là nữ. Định vị của OPPO lại rất độc
đáo “Camera Phone” – Điện thoại chụp ảnh selfie. Định vị này không chỉ đánh đúng tâm
lý của tập khách hàng mục tiêu của OPPO (các bạn trẻ từ 16 đến 22) với thói quen chụp
ảnh “tự sướng” thường xuyên, mà còn trở thành lợi thế cạnh tranh mũi nhọn của điện
thoại.Đây là một trong những chiến lược chính xác để có được những thành công to lớn
như hiện nay.Oppo thiết kế sản phẩm đánh vào thời trang và phong cách với màu sắc
tinh tế, đường nét mỏng, mẫu điện thoại thanh lịch nhưng trẻ trung, chi tiết phù hợp với nhu cầu phái nữ
Các sản phẩm của Oppo nổi bật và tiêu biểu là: Oppo N1, Oppo
R7, Oppo R7s, Oppo R9, R9s; Oppo F1 Plus, Oppo F1, Oppo F1s, Oppo Neo7, Oppo A39,
Oppo R7s, Oppo A37, Oppo N1, Oppo Mirror 5...và hiện tại vừa ra mắt Reno 3,Reno 3
Pro.Với chặn đường 16 năm qua, Oppo luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cấp sản
phẩm của mình để đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn hảo nhất Price:
Khi mới bước chân thị trường Việt Nam,Oppo đưa ra chiến lược giá trung nhưng
máy lại sở hữu cấu hình cao và hình dáng đẹp ví dụ như: Oppo Find 5, Oppo R1, Oppo
R7... Dần dần Oppo phát triển những sản phẩm giá tầm trung như Oppo F1, Oppo F1
Plus, Oppo A9, A91...Và hiện nay Oppo đã phát triển những dòng sản phẩm sang trọng
đã có chênh lệch giá cao so với các dòng sản phẩm khác như
Oppo Find X2 với giá 23.990.000đ, Oppo Reno3 Pro giá 14.990.000,...Có thể thấy Oppo
dùng chiến lược định giá sản phẩm thấp để thu hút khách hàng, giá một chiếc
smartphone thấp hơn 20% so với các điện thoại cùng loại. Oppo sử dụng chiến lược”giá
lẻ đẻ ra tiền”. Tất cả các dòng sản phẩm của Oppo điều đặt mức giá lẻ như:
Oppo Find X2 giá 23.990.000, Oppo A9 5.990.000, A91 giá 6.490.000...Oppo rất hiểu tâm
lí người tiêu dùng, họ có thể sẵn sàng nâng lên 10.000 so với giá bán hiện tại mà khách
hàng không hề phàn nàn, nhưng Oppo không làm vậy, họ tạo ra cho khách hàng tâm lí
giá rẻ,thấy mình có ”lời” khi vừa mua sản phẩm. Place:
Oppo đã chứng tỏ mình là thương hiệu toàn cầu khi xuất hiện ở rất nhiều nước và
các sản phẩm của Oppo đều có sẵn ở 21 nước trên thế giới từ châu Phi, Nam Á, Châu Âu,
châu Úc và Mỹ. Ngoài trụ sở chính tại Quảng Đông, Oppo còn có các trụ sở theo từng địa
điểm để có thể nghiên cứu và bán hàng theo sở thích và yêu cầu phù hợp với văn hóa
từng đất nước như OPPO Bangladesh, OPPO Pakistan, OPPO Sri Lanka, OPPO India, OPPO
Thailand, OPPO Vietnam, OPPO Malaysia, OPPO Philippines, OPPO Myanmar và OPPO
Trung Quốc. Mạng lưới phân phối dày đặc, tập trung nhiều ở những địa điểm tập trung
số lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu như trường đại học, cao đẳng, rạp chiếu
phim, trung tâm giải trí thương mại….
Một phần tạo nên sự thành công của Oppo mà khác biệt hoàn toàn so với các đối
thủ còn lại đó là: ”phủ xanh thị trường nông thôn” khác với Apple hay Samsung, thay vì
xây dựng hệ thống cửa hàng chính hãng, Oppo luồng lách vào thị trường nông thôn bằng
cách triết khấu cho các nhà bán lẻ hoa hồng cao để họ sẵn sàng dựng bảng quảng cáo
của Oppo. Bằng chiêu thức này, Oppo đã xây dựng cho chính mình một đội quân bán lẻ
hùng hậu, ”thiện chiến”. Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường này thật sự là một
nước đi thông minh và đầy tính toán của Oppo vì những lí do sau: Nông thôn là vùng vắng
bóng hệ thống cửa hàng của Apple và Samsung,tạo ra lỗ hổng thị trường mà Oppo có thể 5 lOMoAR cPSD| 46836766
thỏa sức tung hoành; Các nhà bán lẻ địa phương rất hiểu tâm lí khách hàng đồng thời
tạo dựng được mối quan hệ cá nhân với khách hàng của mình. Đây là con đường ngắn
nhất giúp Oppo tiếp cận được khách hàng và khách hàng địa phương thường không có
quá nhiều hiểu biết về công nghệ, họ dễ bị thuyết phục bởi các nhà bán lẻ “cùng xóm”.Đặc
biệt đội ngũ Pg, Pb này thường xuyên livestream tư vấn, giới thiệu sản phẩm mới, các
chương trình quà tặng của công ty, họ cố gắng xuất hiện càng nhiều với khách hàng điều
này tăng khả năng nhận dạng thương hiệu, tạo thiện cảm rất tốt với khách hàng, đồng
thời tăng khả năng chốt sale thành công Promotion:
Oppo là thương hiệu rất nhạy bén và tập trung vào chiến lược marketing mix.Một
trong những chiến lược marketing mix của Oppo mang lại hiệu quả cao nhất chính là sử
dụng đại sứ thương hiệu. Mỗi đại sứ thương hiệu của Oppo sẽ có “nhiệm vụ” đánh vào
một phân khúc khách hàng khác nhau.Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy OPPO đang thu
hút được rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong làng giải trí châu Á làm đại sự thương hiệu cho
họ, từ G-Dragon, Dương Mịch và Lee Min Ho. Còn riêng ở Việt Nam không chỉ có Sơn
Tùng M-TP mà còn có rất nhiều đại sứ tên tuổi khác là Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước
Thịnh hay Chi Pu. Tất cả những nhân vật này đều là đại sứ thương hiệu của OPPO Việt
Nam, nhưng mỗi người lại có nhiệm vụ riêng cho từng phân khúc nhất định.
Đánh giá chiến lược kinh doanh của Oppo
Ưu điểm chiến lược makerting quốc tế của Oppo:
Không ngừng nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm; đánh đúng vào tâm lí, xu thế của
người dùng giới trẻ thích sefile, chơi game; cạnh tranh về giá vượt trội hơn so với các
thương hiệu khác; đội quân bán lẻ hùng hậu thông qua chia triết khấu cao với cửa hàng;
nhân viên tư vấn nhiều,dễ dàng tư vấn hỗ trợ các thắc mắc của khách hàng; đầu tư mạnh
vào các chương trình truyền thông giúp tăng khả năng nhận dạng thương hiệu của khách
hàng; quy trình bán hàng, tư vấn, các chương trình quà tặng được Oppo coi trọng; chiến
lược định giá khôn khéo, tạo tâm lí tốt cho khách hàng; liên kết với đối tác thứ ba (các
ngân hàng) để tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm dễ dàng.
Nhược điểm chiến lược marketing quốc tế của Oppo:
Chưa xây dựng được hệ thống cửa hàng chính thức như các đối thủ cạnh tranh; Còn
phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống bán lẻ thông qua việc triết khấu hoa hồng cao.
4.3 . Chiến lược marketing quốc tế của APPLE
Product: “ Quan trọng là phải đẹp”, “một cái tên dễ nhớ”
Apple đã dành cả một khoảng thời gian dài để đầu tư và chăm chút cho sản phẩm
của mình. Nhìn chung các sản phẩm của Apple đều hoàn thiện ngay cả đến các chi tiết
nhỏ nhất từ phần thiết kế, đóng gói đến những mẫu video quảng cáo chiếu trên TV và internet.
Các sản phẩm tên của Apple rất dễ nhớ: iPhone, iMac, iPad, iPob, iTunes, …Apple
còn có nhiều chủng loại sản phẩm để phục vụ khách hàng với chất lượng cao, tính năng,
công nghệ tiên tiến hiện đại, thường xuyên nâng cấp sản phẩm của mình có thể thấy từ
những chiếc Iphone 1, iphone 2 dần dẫn đến iphone 6,7 và hiện nay là iphone 11. Mặt
khác Apple còn đi đầu trong nhiều chức năng công nghệ hiện đại, họ khơi gợi nhu cầu
khách hàng, họ luôn đưa ra những chức năng mà người dùng chưa nghĩ đến, dẫn khách
hàng đi theo những tính năng mà họ tạo ra và tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của khách
hàng.Hệ điều hành iOS, Mac OS độc quyền, có độ ổn định cao, thao tác mượt mà, giao 6 lOMoAR cPSD| 46836766
diện bắt mắt, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Window OS. Kho ứng dụng App store phong
phú thu hút nhiều nhà phát triển và mang về doanh thu rất cao, kho âm nhạc chất lượng
iTunes tiên phong trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến từ những năm 2000.
Price: “Cao cấp”
Khác với Oppo hướng đến thị trường tầm trung, Apple luôn theo đuổi chiến lược giá
cao và phân khúc thị trường cao cấp đối với các sản phẩm của mình, từ máy tính để bàn
(iMac), máy tính xách tay (Macbook), điện thoại (iPhone), máy nghe nhạc (iPod), máy
tính bảng (iPad) và những dịch vụ, phụ kiện khác nữa. Chiến lược này giúp Apple thành
công rất lớn và đem lại khoản doanh thu cũng như lợi nhuận khổng lồ trong nhiều năm
liên tiếp kinh doanh thành công. Cụ thể Apple đã áp dụng 4 chiến lược giá:
Thứ nhất là chiến lược giá hớt váng sữa nhằm thu hồi vốn nhanh nhất có thể từ khi
ra mắt sản phẩm. Thứ hai là áp dụng chiến lược giá khác nhau trên các thị trường khác
nhau để tránh hàng xách tay cũng như tối đa hóa doanh số tại các nơi khác nhau trên thế
giới. Thứ ba là chiến lược định giá tham chiếu cao, chiến lược này nhằm định vị sản phẩm
của Apple là dòng sản phẩm cao cấp và tạo ra một mức giá cố định cho các sản phẩm của
mình mỗi khi mới ra mắt hay giảm giá. Cuối cùng là chiến lược tạo ra chiếc ô giá, Apple
tạo ra nhiều chiếc ô giá cho các sản phẩm từ khi mới ra mắt hay khi giảm giá, việc này
nhằm tạo rào cản xâm nhập ngành không cho các đối thủ khách tham gia vào. Mặt khác
nhằm tối đa hóa doanh số khi ở chiến lược này làm sản phẩm của Apple đa dạng hóa về giá cả.
Place: Kênh phân phối của Apple được Apple kiểm soát rất chặt chẽ và có hiệu quả
Apple có rất nhiều công ty con và hệ thống đại lý khắp nơi trên thế giới. Các đại lý
bán hàng này tiếp cận khách hàng một cách thân thiện. Apple có sự đa dạng trong mạng
lưới bán hàng đầu tiên kể đến là các công ty viễn thông. Hễ nơi nào có mạng điện thoại,
nơi đó có sản phẩm của Apple. Hệ thống các công ty viễn thông này không những giúp
Apple bán được hàng hóa mà còn giúp họ tránh được chi phí kho bãi, bảo quản hàng
hóa. Mặt khác khi đặc nhà máy sản xuất của mình tại Trung Quốc, họ lại có thể tiết kiệm
được chi phí nhân công, vật liệu, vận chuyển. Tuy nhiên Apple hiện nay đang có những
động thái dời các nhà máy của mình qua các nước Đông Nam Á như:
Thái Lan, Việt Nam, Philipine...
Promotion: Marketing “bí mật” và “rò rỉ” rồi đến chính thức
Các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp như Apple. Apple đã lợi dụng giới truyền thông để quảng
cáo cho sản phẩm mới của mình bằng cách tung ra những tin đồn về sản phẩm của mình.
Review những sản phẩm của mình theo cách tích cực. Ngoài ra họ còn sắp xếp cho sản
phẩm của mình xuất hiện trên các kênh truyền hình và phim ảnh. Bằng cách này, hình
ảnh của Apple đã ăn sâu vào tâm trí người dùng. Không những thế, họ còn tài trợ cho các
diễn đàn viết những bài đánh sâu vào tâm trí dư luận, tạo sự kích động cho khách hàng
bằng những bài viết úp mở. Và Apple lúc nào cũng tận dụng cơ hội để sản phẩm của mình
xuất hiện tại các hội chợ công nghệ lớn như World Expo.
Apple đã sớm nhận ra những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu
dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về công ty. Do
đó thay vì các poster nhỏ lẻ họ tập trung đến những biển quảng cáo quá khổ.Cuối cùng,
thay vì lúc nào cũng tìm cách bán mọi sản phẩm của mình càng nhanh càng tốt như các
hãng khách thì Apple đã rất khéo léo kiềm hàng tạo cơn sốt giá. Apple thu phục hầu như 7 lOMoAR cPSD| 46836766
toàn Châu Á vì chiến lược này. Nhận xét chiến lược marketing quốc tế của Apple Ưu điểm:
Sản phẩm đa dạng tạo thành một ”hệ sinh thái” sản phẩm không ngừng cản
tiến,tạo ra hàng loạt chức năng thông minh cho người dùng; tận dụng triệt để những trải
nghiệp của khách hàng, trải nghiệm tại cửa hàng bán lẻ của Apple thực sự là “đỉnh của
đỉnh”. Hãng không cần yếu tố PR rầm rộ, không cần những lời phô trường mà chỉ tập
chung vào yếu tố thực tế, những gì khách hàng trải nghiệm được là chìa khóa để dẫn họ
đến thành công. Theo những nghiên cứu thị trường của Nielsen thì 70% những khách
bước ra từ Apple store đều mua một thứ gì đó trong cửa hàng; không đối đầu về giá cả
trên thị trường là chiến lược giá của Iphone nói riêng và của Apple nói chung. Khuyết điểm:
Không có đội quân bán hàng hùng hậu ở các vùng nông thôn; không có các sản
phẩm hướng đến các thị trường cấp thấp. 4.4. Thảo luận
Điểm giống nhau và khác nhau về chiến lược marketing của Oppo và Apple:
Dựa trên các tài liệu, thông tin có sẵn, thông tin đã được thu thập và sàn lọc sẽ
được áp dụng vào bảng so sánh để có cái nhìn tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu cũng
như khả năng thực sự trong cạnh tranh tiếp thị quốc tế của Oppo và Apple tại Việt Nam (Tien et al, 2020). Giống nhau:
Cả hai điều là những ông lớn trong ngành Smartphone và chi rất nhiều tiền vào
marketing quốc tế. Chúng ta đang thấy thị trường smartphone gần như vận hành cùng
một cách. Dù có dùng phương pháp nào, lối đi ra sao thì cái đích cuối cùng mà Apple và
Oppo đều đang hướng tới là mang đến những gì tốt nhất cho khách hàng. Tập trung,
không ngừng nâng cấp sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hướng khách
hàng đến hệ sinh thái mà họ tạo ra. Khác nhau: Điểm so sánh Oppo Apple
Hướng đến khách hàng Hướng đến khách hàng Target trẻ,nâng
động,thích sefile tầm cao cấp market Product
Màu sắc tinh tế đa dạng
Tập trung vào các màu truyền thống
Đặt tên sản phẩm khác nhau
Tên sản phẩm dễ nhớ,dễ đa dạng gọi Price
Thực hiện chiến lược giá thâm
Chiến lược giá hớt ván thị
nhập thị trường trường
Áp dụng chiến lược đối đầu về
Chiến lược giá cao hơn giá đối thủ bởi Apple tin rằng
những giá trị mà công ty
tạo ra xứng đáng với mức giá cao Place
Mạng lưới đại lý bán lẻ dày đặc
Tập trung vào trang web ở các vùng nông thôn bán hàng
Không phát triển hệ thống cửa
Xây dựng hệ thống cửa hàng
chính thức hàng chính thức tại các thành phố lớn
Promotion: Sử dụng hình ảnh người nổi Truyền tải thông điệp qua tiếng đại sứ thương hiệu
phương tiện truyền thông như các bài báo.Tận dụng
triệt để trải nghiệm thực tế khách hàng 8 lOMoAR cPSD| 46836766 Nguồn:(Tien et al.2020).
Như có thể thấy Oppo và Apple có hai chiến lược kinh doanh quốc tế hoàn toàn
trái ngược nhau.Với Oppo là thương hiệu đến từ Trung Quốc và gia nhập vào thị trường
smartphone khá muộn,khi các ông lớn là tạo được tiếng vang trên thị trường.Điều này
đòi hỏi Oppo cần có chiến lược marketing quốc tế đúng đắn và đột phá trong công
nghê.Oppo theo đáp ứng tốt nhu cầu giới trẻ là làm thế nào để có được những bức ảnh
đẹp,Oppo không ngừng nâng cấp để khẳng định mình là một “chuyên gia selfie”.Hơn thế
nữa Oppo có một mạng lưới bán lẻ dày đặc phủ sóng tại tất cả các đường phố,đội quân
bán lẻ được đào tạo bài bản,chiến lược tiếp thị đại chúng rất hiệu quả để Oppo đứng
ngang với các ông lớn khác trong ngành như hiện nay.Về Apple thì khác,họ tập chung xây
dựng bán hàng trực tiếp trên trang website,chăm sóc khách hàng và sử dụng hiệu quả
các đánh giá tích cực của khách hàng.Những chiến lược này đem lại Apple lợi thế là không
thay đổi quá nhiều trong bộ máy quản lí khi gia nhập vào một thị trường mới V. KẾT LUẬN
Ngày nay việc đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài là bước đầu tiên khẳng định
sự hoàn hảo so với các sản phẩm đã có.Toàn cầu hóa và tiêu chuẩn hóa là một tính năng
quan trọng của thương mại quốc tế (Tien et al.2020).Mỗi công ty có một chiến lược kinh
doanh khác nhau và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau trong thị trường
smartphone. Việc cạnh tranh chính là có ích bởi lẻ họ nhìn vào đối thủ mà hoàn thiện và
không ngừng nâng cấp các sản phẩm của mình, đưa ra những chiến lược marketing phù
hợp để không bị đối thủ bỏ lại phía sau. Để chiếm được lợi thế cạnh tranh, Oppo và Apple
cần khắc phục những nhược điểm của bản thân và phát huy đối đa những lợi thế hiện có
để tranh việc bị lạc hậu so với đối thủ trong thị trường smartphone tăng trưởng không
ngừng. Vì vậy một số góp ý khách quan dưới đây sẽ hoàn thiện cho hai công ty hơn.Oppo
cần tạo ra những bước nhảy đột phá hơn để tránh bị các ông lớn khác bỏ phía sau,nên
có tầm nhìn rộng hơn,tạo ra các công nghệ khơi gợi nhu cầu khách hang như nhận dạng
giọng nói,thư kí điện thoại để nhắc nhở người dung các thói quen sinh hoạt hàng
ngày,làm thế nào đó người dung Oppo không đơn thuần xem là một chiếc điện thoại mà
là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống.Các sản phẩm của Apple ngày
càng được bán rất nhiều trong các đơn vị khác,điều này làm Oppo phải phụ thuộc nhiều
vào đơn vị thứ ba.Giả sử trong đơn vị thứ ba có một chiếc điện thoại tốt hơn với mức giá
cạnh tranh hơn so với Oppo điều đó có nghĩa khách hàng dễ dàng chuyển hướng sang
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Nhưng nếu khách hàng ở trong một cửa hàng chuyên
về sản phẩm của Apple thì khả năng khách hàng mua hàng của Apple là cao hơn rất
nhiều.Cần chú trọng khai thác đến các thị trường nông thôn vì đây là một thị trường vô
cùng màu mỡ mà Oppo khai thác rất tốt. Cần có hệ thống tư vấn bán hàng tại các cửa
hàng để tăng khả năng chốt sale.Đặc biệt cả hai cần dè chừng trước sự lớn mạnh của các
đối thủ cạnh tranh khác đang hoạt động rất hiệu quả như: Samsung, Vsmart...Đứng trên
vị trí là khách hàng mà nhìn nhận, việc cạnh tranh của các hãng là vô cùng thú vị vì chúng
tanhững người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn của mình hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hoàng Tiến.Bài giảng môn Quản trị marketing,Đại học Văn hiến 9 lOMoAR cPSD| 46836766
Philip Kotler.(2000),Marketing Management(10 th ed.). Pretice Hall, Inc.
Tien, N.H. (2020). The role of international marketing in international business strategy.
International Journal of Research in Marketing Management and Sales
Tien, N.H. (2020). Comparative analysis of international marketing strategies of Apple
and Oppo. International Journal of Research in Marketing Management and Sales
Tien, N.H. (2020). International distribution policy comparative analysis between
samsung and apple. International Journal of Research in Marketing Management and Sales
Tien, N.H, Thuy N. V., & Liem, N. T. (2019). Supermarkets’ brand management
comparative analysis between AEON and coop mart in Vietnam retail market.
International Journal of Research in Marketing Management and Sales, 1(2), 112117.
Tien, N.H, Thuy, N. V., & Duc, P. M. (2019). Vinamilk’s brand management in the era of
4th Industrial revolution. International Journal of Research in Marketing Management and Sales, 1(2), 100-105.
Tien, N.H. (2020). Competitiveness of Enterprises in Knowledge Based Economy. PTM Publisher, Warsaw.
Tien, N.H & Vinh, N. D. T. (2019). Analyzing the Prospects and Limitations of the ERP
Market in the World. International Journal of Commerce and Management Research 42-45.
Tien, N. H., Hung, N. T., Vu, N. T., & Bien, B. X. (2019). Risks of Vietnamese Enterprises
in Trade Relations with China. International journal Of commerce and management
research, Vol. 3, No. 1, 1-6. ISSN: 2617-5762.
Tien, N.H. (2019). International Economics, Business and Management Strategy.
Scientific Publications, Dehli
Tien, N. H., & Minh, H. T. T. (2019a). Challenges for Vietnamese Business Leaders in
the Era of International Economic Integration and Industrial Revolution 4.0
International Journal of Commerce and Management Research, Vol. 5, No. 5, 19-24. ISSN: 2455-0627.
Tien, N.H., & Anh, D. B. H. (2019a). Vietnam’s International Trade Policy in Context of
China-US Trade War. International Journal of Commerce and Management Research,
May 2019, Vol.5, No.3, 92-95, ISSN: 2455-1627.
Tien, N.H. (2019). International Economics, Business and Management Strategy.
Scientific Publications, Dehli.
Tien, N.H & Hung Anh D.B. (2018). Gaining competitive advantage from CSR policy
change – Case of foreign corporations in Vietnam. Polish Journal of Management Studies.
Tien, N. H. (2017). Global Strategic Marketing Management. Ementon Publisher, Warsaw.
Tien, N.H. (2017b). Strategic International Human Resource Management. Ementon Publisher, Warsaw.
Bruce J Walker, Michael J Etzel, William J. Stanton Nguyên tắc cơ bản về tiếp thị, 1994.
Hoàng Cửu Long, Nguyễn Đông Phong. Giáo trình Marketing toàn cầu Những vấn đề cơ bản, 2008.
Đặng Công Tuấn, Lê Văn Huy, Lê. Người Giàu, Nguyễn Xuân Lan và Nguyễn Thị Bích Thúy.
Nghiên cứu tiếp thị lý thuyết và ứng dụng. Bảng thống kê xuất khẩu, 2006.
Đào Hoài Nam, Đinh Tiến Minh, Nguyễn Công Dũng, Nguyễn Văn Trung, Quách Thị Bửu
Châu. Marketing cơ bản. Nhà xuất bản thống kê, 2012. 10 lOMoAR cPSD| 46836766
Đinh Tiến Minh, Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Thanh Minh, Tô Bình Minh, Trần Minh Đạo
(tổng biên tập), Quách Thị Bửu Châu. Tiếp thị quốc tế, Tiếp thị cơ bản, Xuất bản giáo dục.
Lê Thị Thu Hiền. Bài giảng về Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương, 2010.
Lưu Văn Nghiêm. Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh - Nhà xuất bản thống kê, 2001.
Nguyễn Xuân Quang. Sách giáo khoa Marketing thương mại. Nhà xuất bản Thống kê, 2005.
Nguyễn Văn Sơn. Bài giảng về Quản trị kinh doanh toàn cầu, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
Phạm Khôi Nguyên, Văn Tĩnh, Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hóa, 1995.
Trần Minh Đạo. Giáo trình Marketing - Thống kê Nhà xuất bản, 2006.
Trần Minh Đạo. Báo cáo Marketing cơ bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009. 11