-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chủ đề : Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội của Quốc gia nhận đầu tư. Liên hệ Việt Nam môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Là điều kiện để bổ sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xãhội trong nước; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước; Tiếp nhận công nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta); Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Chủ đề : Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội của Quốc gia nhận đầu tư. Liên hệ Việt Nam môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Là điều kiện để bổ sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xãhội trong nước; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước; Tiếp nhận công nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta); Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766
Họ và tên: Đặng Văn Cừ Lớp: QL25.14 MSV: 2520221295
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội của Quốc gia nhận đầu tư. Liên hệ Việt Nam.
1. Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội Đối với nước nhận vốn đầu tư
( Nước sở tại - nhập khẩu vốn ).
Là điều kiện để bổ sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xã hội
trong nước; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tạo công
ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước; Tiếp nhận công
nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta); Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến
và nâng cao chất lượng nguồn lao động; Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì nước nhận đầu tư
có thể chịu những tác động tiêu cực như: Tạo ra sự phân hoá thiếu hợp lý về cơ cấu
kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và cơ cấu xã hội; Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, gây ô nhiễm môi trường; Có thể dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước và sự phá sản
hàng loạt của doanh nghiệp nôị địa; Nếu chủ đầu tư nước ngoài tiến hành tổ chức lại
sản xuất ở các doanh nghiệp họ đầu tư hoặc mua lại sẽ dẫn đến sa thải công nhân,
tăng thêm nạn thất nghiệp cho nước sở tại.
2. Liên hệ Việt Nam
- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Cơ cấu nguồn vốn
đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng
của khu vực tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước lOMoAR cPSD| 46836766
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước
(NSNN): Nguồn vốn FDI đóng vai trò như là động lực quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Sự hiện diện của các DN FDI trong ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các DN trong nước đổi
mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu,
tăng cường liên kết thương mại. Lợi thế áp đảo về vốn và công nghệ của
các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ tới thị phần xuất
khẩu cũng như năng lực cạnh tranh của các DN nội địa.
- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: dòng vốn FDI có quan hệ
qua lại với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp nhận, tuy nhiên cũng
cần lưu ý là nó sẽ có tác động tích cực khi khu vực DN nội địa đủ năng lực
học hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối DN
FDI. Theo chiều ngược lại, NSLĐ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI.
-Tạo tác động lan tỏa công nghệ: Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa
công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao
công nghệ (CGCN) và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam,
tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước.
Nhìn chung, Việt Nam đã nhận được tác động tích cực từ FDI, song mức độ tác
động tích cực còn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết
sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của DN trong nước còn yếu. Đây cũng là
nguyên nhân cơ bản hạn chế tác động lan tỏa từ FDI. Thực tế cho thấy, các dự án
FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại
Việt Nam không cao. FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt để
cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát
triển, hoạt động CGCN và kinh nghiệm quản lý chưa đạt như kỳ vọng.
Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài xem là thế mạnh của Việt Nam là lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo.Tính đến nay, lĩnh vực này thu hút nhiều nhất nhà
đầu tư nước ngoài với 11.833 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên
175 tỷ USD (chiếm 51,6% tổng số dự án và 58,9% tổng vốn đăng ký đầu tư tại lOMoAR cPSD| 46836766
Việt Nam). Cơ cấu đầu tư như vậy được đánh giá theo hướng tích cực, và có tác
động mạnh đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với
chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Trong thời gian tới, Việt
Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ
trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường
liên kết với các doanh nghiệp trong nước.
Đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển
dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ trọng công nghiệp
so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI.
Nhìn chung FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút
nhiều nhất vào ngành công nghiệp, trong đó sự xuất hiện của ngành công nghiệp chế
biến, chế tác cũng do công đóng góp lớn của FDI.
Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút ĐTNN, dòng vốn FDI hướng vào
những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này
đã thay đổi kể từ năm 2000 đến nay. Theo đó, các dự án FDI vào ngành công nghiệp
chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất
khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua các thời kỳ, định
hướng thu hút ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh
vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật
liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ
khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án
có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN.
Điểm đáng nói nữa là sự xuất hiện của FDI và phát triển của khu vực này cũng
làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực tiếp đến
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu, ví dụ các sản phẩm thiết
bị điện, điện tử, linh kiện. Đây là những mặt hàng xuất hiện cùng với đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam và đóng góp nhiều cho xuất khẩu.
Tính đến nay, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân
ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là
lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với khoảng hơn 9.400 dự án, tổng vốn đăng
ký 138,5 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản
đứng thứ hai với 439 dự án, tổng vốn đăng ký 46 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn
đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; sản xuất,
phân phối điện, nước, khí, điều hòa và các lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo thì Nhật Bản đứng đầu trong
số các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực này với khoảng hơn 1.280 dự án và hơn 30,5 tỷ lOMoAR cPSD| 46836766
USD, chiếm 14% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư của cả nước. Các doanh
nghiệp FDI từ Nhật Bản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành và lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo. Trong số các dự án của Nhật Bản có nhiều tập đoàn
lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong sản xuất lắp ráp điện tử có các
hãng như Cannon; Panasonic, Sanyo…; trong công nghiệp ô tô và xe máy, nhiều
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật đang dẫn đầu thị trường tiêu thụ tại Việt Nam,
như Toyota Việt Nam; Honda Việt Nam; Yamaha Việt Nam; Suzuki Việt Nam….
Đứng thứ hai là Hàn Quốc với gần 2.500 dự án với 23,5 tỷ USD vốn đầu tư,
chiếm 26% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư của cả nước. Giống như Nhật Bản,
Hàn Quốc cũng có nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư trong lĩnh vực này như Samsung, Daewoo….
Đứng thứ ba là Đài Loan với hơn 1.800 dự án và 23 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm
19% tổng số dự án và 16% tổng vốn đầu tư của cả nước. Các dự án của Đài Loan ở
Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng cho ngành xe máy, điện tử. Trong ngành
công nghiệp xe máy, VMEP Đài Loan đầu tư vào Việt Nam sớm nhất và đã kêu gọi
được nhiều doanh nghiệp Đài Loan chuyên sản xuất linh phụ kiện cho xe máy đầu
tư theo vào Việt Nam, tập trung rất lớn ở tỉnh Đồng Nai.