Chương 1: Khái niệm chung thế nào là “Hiệu ứng thiên nga đen” | Tài liệu môn kinh tế học đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Theo Nassim Nicholas Taleb, một nhà đầu tư người Mỹ, đã đưa ra lý luận về hiệu ứng “Thiên Nga đen” trong sách “The Black Swan: The impact of highly improbable”, tạm dịch qua tiếng Việt là “Thiên nga đen: Xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn”. Thiên nga tưởng như chỉ mang một màu trắng tinh khôi nhưng mãi đến năm 1697, người châu Âu đã vô tình phát hiện ra một con Thiên nga màu đen, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học đại cương ( GEFC220105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
B. Phần nội dung:
Chương 1: Khái niệm chung:
1. Thế nào là “Hiệu ứng thiên nga đen”:
Theo Nassim Nicholas Taleb, một nhà đầu tư người Mỹ, đã đưa ra lý luận về hiệu ứng
“Thiên Nga đen” trong sách “The Black Swan: The impact of highly improbable”, tạm
dịch qua tiếng Việt là “Thiên nga đen: Xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn”. Thiên nga
tưởng như chỉ mang một màu trắng tinh khôi nhưng mãi đến năm 1697, người châu Âu
đã vô tình phát hiện ra một con Thiên nga màu đen, điều đó đã gây ra một cú sốc mạnh
về tâm lý và sự hiểu biết của con người lúc bấy giờ. Chính vì thế mà sau này, Hiện tượng
Thiên nga đen được đưa ra nhằm chỉ những sự việc, sự kiện, hiện tượng tưởng như không
thể nào xảy ra được nhưng nó vẫn xảy ra một cách đầy bất ngờ và gây ra những ảnh
hưởng và tác động cực kì mạnh mẽ lên cuộc sống của nhân loại.
Ví dụ như vào 31/3/1909, con tàu Titanic khổng lồ do xưởng đóng tàu Hanan De Wolff ở
Belfast (Bắc Ireland) đóng, con tàu ấy được xem là con tàu chở khách an toàn và tiên tiến
nhất lúc bấy giờ, người ta còn gọi nó là The Unskinable ship (Con tàu không bao giờ
chìm) nhưng rồi ngày 10/4/1912, nó đã chìm và mất tích trước sự hoảng hốt và bất ngờ
của nhân loại, khiến 1500 người trên con tàu đó thiệt mạng. Đây đúng là một trong số
những con “Thiên nga đen” của châu Âu, tưởng như không bao giờ xuất hiện nhưng nó
đã xảy ra và tạo một cú sốc, làm chấn động toàn nhân loại.
Tòa tháp đôi tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ cũng là 1 minh chứng
cụ thể và điển hình cho “Hiện tượng Thiên nga đen” ấy. Từng được cho là cái trụ thép,
kiên cố như bàn thạch, không có khả năng sụp đổ. Nhưng một vụ khủng bố bằng máy bay
ngày 11/9/2001 xảy ra đã làm cả hai tòa tháp hoàn toàn tan tành, khiến cho 2749 người
thiệt mạng. Sau khi tòa nhà bị máy bay đụng vào mặc dù kết cấu của nó vẫn ổn định, tuy
nhiên do nhiệt độ quá nóng đã làm tan chảy từ từ phần cốt thép của tòa nhà, khiến nó bị
sụp đổ hoàn toàn và gây ra một cuộc trấn động thế giới lúc bấy giờ.
Hay là gần đây, vào cuối năm 2019, một con “Thiên nga đen” lại tiếp tục xuất hiện, đó
chính là virus Corona, nó đã làm bùng phát đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc
và hiện tại đã lan rộng khắp thế giới. Nó đã xảy ra mà không có bất kì sự dự đoán hay
dấu hiệu gì về nó. Nó đến một cách trống vánh nhưng keo theo là 3.969.001 người đã
thiệt mạng (theo như ghi nhân lúc 10h22’ ngày 30/6/2021) và một nền kinh tế thế giới bị
suy thoái và lũng đoạt một cách trầm trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Qua những minh chứng cụ thể đó mới cho ta thấy được rằng những con “Thiên nga đen”
xuất hiện rất ít nhưng nó đã làm cả nhân loại phải rúng động, sợ sệt và khóc thét trước nó như thế nào.
2. Chủng virus Corona và đại dịch Covid-19:
Virus corona được phát hiện vào những năm 1960; Những người đầu tiên được phát hiện
là nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gà và hai loại virus từ khoang mũi của bệnh
nhân bị cảm lạnh thông thường được đặt tên là coronavirus 229E ở người và coronavirus
OC43 ở người. Các thành viên khác của họ virus này đã được xác định, bao gồm SARS-
CoV năm 2003, HCoV NL63 năm 2004, HKU1 năm 2005, MERS-CoV năm 2012 và
SAR-CoV-2 năm 2019. Nó gây bệnh ở các loại động vật có vú, bao gồm cả con người và chim.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, một chủng Coronavirus mới được kí hiệu là 2019-CoV,
đã được báo cáo tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và gây ra một vụ dịch nghiệm
trọng tại đó, sau đó lan mạnh sang các nơi khác trên thế giới. Theo thống kê vào ngày 1
tháng 7 năm 2021, tổng số ca mắc lên đến con số khủng 183.728.916 ca và đã có tổng
cộng 3.971.154 ca tử vong, trong đó Việt Nam có 17.052 ca và khoảng 55 ca tử vong.
Những con số cụ thể và khủng khiếp đó đã hoàn toàn chứng minh được Virus Corona
nguy hiểm đến mức nào. Nó xuất hiện vào những ngày cuối năm, gây ra một thảm họa vô
cùng khủng khiếp về mọi mặt và tạo ra một cơn địa trấn trên toàn thế giới.
3. Con “Thiên Nga đen” mang tên Covid 19 và những tác động đối với thế giới:
Virus Corona gây ra đại dịch Covid 19, đúng nghĩa là một con “Thiên Nga đen” của Châu
Á nói riêng và của thế giới nói chung. Bởi lẽ, nó đến rất bất ngờ, đột ngột và đầy ngỡ
ngàng trước mắt toàn nhân loại, không hề được dự đoán trước đó, không hề có một sự đề
phòng nào của nhân loại nhưng nó đã tác động cực kì mạnh mẽ và tiêu cực đến xã hội và
nền kinh tế của thế giới. IMF chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội
nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã
vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930.
Lý Siêu Kì (13/1/2017). Hiệu ứng “Thiên Nga đen” trong biến động tình hình thế giới
(13/1/2017). Truy cập trang tại: https://trithucvn.org/the-gioi/hieu-ung-thien-nga-den-
trong-bien-dong-tinh-hinh-gioi.html
Coronavirus (8/6/2021). Truy cập trang tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Coronavirus