-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Bài tập tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác -Lênin | Trường Đại học Phenika
Giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa đi lên, Việt Nam vẫn còn chưa đủ mạnh, vẫn còn lạc hậu và hạn chế nhưng cũng đã biết sử dụng cơ chế thị trường kết hợp với các hình thức quản lý kinh tế thị trường nhằm tăng cao năng suất sản xuất. Đồng thời cũng thúc đẩy khả năng sáng tạo kích thích trí tò mò tìm tòi của người lao động, giải phóng sức sản xuất tiềm ẩn, từng bước từng bước nâng cao công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặt ra mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh cũng là muốn tăng mức bình quan GDP đầu người, tăng sự phát triển kinh tế qua các ngành mũi nhọn, bảo vệ nhân lực quốc giá, tăng an ninh quốc phòng cũng như nền giáo dục cho các bậc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct) 70 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Bài tập tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác -Lênin | Trường Đại học Phenika
Giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa đi lên, Việt Nam vẫn còn chưa đủ mạnh, vẫn còn lạc hậu và hạn chế nhưng cũng đã biết sử dụng cơ chế thị trường kết hợp với các hình thức quản lý kinh tế thị trường nhằm tăng cao năng suất sản xuất. Đồng thời cũng thúc đẩy khả năng sáng tạo kích thích trí tò mò tìm tòi của người lao động, giải phóng sức sản xuất tiềm ẩn, từng bước từng bước nâng cao công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặt ra mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh cũng là muốn tăng mức bình quan GDP đầu người, tăng sự phát triển kinh tế qua các ngành mũi nhọn, bảo vệ nhân lực quốc giá, tăng an ninh quốc phòng cũng như nền giáo dục cho các bậc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct) 70 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ–NIN
Đề bài: “…………………….” Sinh viên : HOÀNG THỊ HẢI HÀ Lớp : K15 - KT2
HÀ NỘI, THÁNG 11/11 3 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 4
1.1. Về mục tiêu ..................................................................................................... 4
1.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế ................................................... 5
1.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế .................................................................... 6
1.4. Về quan hệ phân phối .................................................................................... 7
1.5. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ................ 7
2. Thành tựu sau 35 năm phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa
của nước ta ................................................................................................................ 8
2.1. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh ................................................................... 8
2.2. Phát triển hắn kết hài hòa với phát triển văn hóa xã hội ............................ 9
2.3. Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng tăng cao .............................. 10
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12 2 LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường chính là sản phẩm của văn minh nhân loại, không có mô
hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển nền
kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu cùng tham
gia, vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới về kinh tế thị trường, giả dụ như theo
Adam Smith thì nền kinh tế thị trường chính là nền kinh tế tự vận động, điều tiết
theo quy luật của thị trường và gần như không có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế phù hợp nhất với Việt
Nam ta ở trong quá khứ và hiên tại.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể hiểu chính là nền
kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường nhưng chũng góp phần hướng
tới việc thành lập một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh
có sự điều tiết của các cấp lãnh đạo. Việt Nam nước ta chính là một điển hình tiêu
biểu. Nước ta luôn hướng tới một giá trị dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng
văn minh, nhưng chưa thể đạt tới toàn vẹn; một đất nước giàu chưa chắc đã mạnh,
chưa chắc đã đủ văn minh; một đất nước mạnh thì lại chưa chắc đã có đước sự
công bằng. Đây chính là hệ tư tương mà con người luôn luôn phấn đấu và hướng
tới, do đó, định hướng xã hội chủ nghĩa thực ra chính là hướng tới giá trị cốt lõi của xã hội. NỘI DUNG
Mỗi quốc gia đều có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau dựa trên
những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của từng quốc gia chính vì điều
đó mà Việt Nam có điều kiện lịch sử và chế độ phát triển vô cùng phụ hượng với
loại hình kinh tế này. Nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam không chỉ phát triển duy nhất về kinh tế mà còn hướng tới nền văn minh xã
hội, vừa bao gồm đặc trưng của nền kinh tế chung vừa tôn nên nét đặc trưng riêng của Việt Nam.
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Như đã nói ở trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử khách quan thời bấy giờ của nước ta, ngoài ra, nó còn
bao hàm cả những đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường của thế giới. Dưới
đây sẽ là một những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1. Về mục tiêu
Theo như ta hiểu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới
mục tiêu “dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính vì điều đó,
mà chúng ta cần phải thực hiện việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao cơ sở
vật chất – kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống nhân dân để hướng tới mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ
những cơ sở kinh tế - xã hội trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và từ điều
đó mà ảnh hưởng, phản ánh tới mục tiêu chính trị - xã hội mà chúng ta vẫn luôn
theo đuổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ xây dựng
lực lượng sản xuất tiên tiến thì chưa đủ, Việt Nam ta còn có những tiến bộ trong
việc xây dựng các mối quan hệ ngoại giao để có thể hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã
hội của chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa đi lên, Việt Nam vẫn còn
chưa đủ mạnh, vẫn còn lạc hậu và hạn chế nhưng cũng đã biết sử dụng cơ chế thị
trường kết hợp với các hình thức quản lý kinh tế thị trường nhằm tăng cao năng
suất sản xuất. Đồng thời cũng thúc đẩy khả năng sáng tạo kích thích trí tò mò tìm
tòi của người lao động, giải phóng sức sản xuất tiềm ẩn, từng bước từng bước
nâng cao công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đặt ra mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh cũng là muốn
tăng mức bình quan GDP đầu người, tăng sự phát triển kinh tế qua các ngành mũi
nhọn, bảo vệ nhân lực quốc giá, tăng an ninh quốc phòng cũng như nền giáo dục cho các bậc.
1.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế.
Đầu tiên, ta có thể hiểu sở hữu chính là quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội dựa trên việc chiếm hữu
nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất làm cơ sở và kết quả lao động của quá
trình sản xuất hoặc tái sản xuất trong từng điều kiện lịch sử. Ngoài ra, sở hữu còn
thể hiện sự chiếm hữu các nguồn lực sản xuấ thậm chí còn chiếm hữu kết quả lao
động; các đối tượng sở hữu có thể là nô lệ hoặc tư bản, là ruộng đất hoặc trí tuệ,…
“Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý”
Về nội dung kinh tế, đây chính là nền tảng cơ bản là điều kiện của sản xuất,
hiểu theo nội dung kinh tế thì biểu hiện theo khía cạnh lợi ích mang lại cho chủ
sở hữu và phải xác lập mối quan hệ sở hữu mới có thể hưởng lợi ích về mặt kinh
tế. Vì vậy, nếu thay đổi địa vị, đối tượng sở hữu thì đời sống cũng sẽ thay đổi theo
dựa trên ràng buộc về lợi ích.
Về nội dung pháp lý, khác với nội dung kinh tế thì nội dung pháp lý lại
thể hiện những quy định về mặt pháp luật, nghĩa vụ và quyền hạn của chủ thể sở
hữu. Để xây dựng đất nước thì cần có những quy định ràng buộc mang tính luật
pháp. Do đó mà có thể hợp pháp hóa những lợi ích kinh tế mà chủ sở hữu được
hưởng thụ và không bị phản đối bởi các chủ thể khác.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nền kinh
tế nhiều thành phần và kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất nhưng bên
cạnh đó nhà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác như kinh tế tập thể và
kinh tế tư nhân. Đây cũng là sự liên kết giữa hình thức công hữu (nhà nước, tập
thể) – tư hữu (tư nhân) dần dần phát triển trong nước sau đó lan ra ngoài nước.
Mỗi thành phần kinh tế của nước ta đều là những mảnh ghép cấu tạo nên nền kinh
tế quốc dân cùng bình đẳng trước pháp luật và cạnh tranh lành mạnh để có thểkhai
thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế nhằm nâng cao đời sống và tinh thần của nhân dân.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nên không đứng độc lập đơn lẻ mà
luôn có sự gắn bó với các bộ phận kinh tế khác, giống như một chiếc đoàn bẩy
thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời như
một kim chỉ nam dẫn đường hỗ trợ các nền kinh tế khác; là lực lượng thực hiên
chứ năng điều tiết và quản lý nhà nước.
1.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Việc Nhà nước thực hiện điều tiết và quá trình phát triển kinh tế đề khắc
phục các hạn chế vốn là một điều bình thường nhưng quan hệ quản lý và cơ chế
quản lý của nước ta lại có đặc trưng riêng đó là: “Nhà nước quản lý và thực hành
cơ chế quản lý là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dâ, vì nhân dân dưới sự lãnh đao của Đảng Cộng sản, chịu sự làm chủ và giám sát của nhân dân.”.
Quản lý nhà nước vốn không phải chuyện dễ vì vậy cần phải đề ra những
chính sách và nguyên tắc riêng phù hợp với khả năng xây dững chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước ta thực hiện các thể chế kinh tế thị trường định
hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng như tạo ra các môi trường nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế đi lên tăng sức cạnh tranh nhưng phải bình đẳng lành mạnh và có kỉ cương.
Cùng với đó, Nhà nước còn tác động vào thị trường để duy trì tính bền vững
cân đối từ vi cho đến vĩ mô cải thiện các hạn chế từ khủng hoảng tài chính cho
đến các thảm họa thiên nhiên, ra sức hỗ trợ nhân dâ xóa đói giảm nghèo, giảm bất
bình đẳng và phân hóa giàu nghèo.
1.4. Về quan hệ phân phối
Ở Việt Nam, việc phân phối được thực hiện rất công bằng từ các yếu tố sản
xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển của mọi chủ thể trong
nền kinh tế (phân phối đầu vào) qua đó sẽ từng bước tiến đến xây dựng xã hội mọi
người đều có của ăn của để. Đồng thời, việc phân phối kết quả làm ra (phân phối
đầu ra) dưa theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đạt được của từng nguồn
lực góp vào thông qua hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội.
Quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất chính là yếu tố quyết định quan hệ chi
phối. Nền kinh tế mà nước ta đi theo vốn đã có nhiều thành phần với đa dạng các
loại hình sở hữu vì vậy mà sự phân phối cũng không giống nhau. Sử dụng càng
nhiều hình thức phân phối thì nước ta càng được thúc đẩy tăng trưởng tiến bộ góp
phần thực hiện mục tiêu đã đề ra ở phía trên bằng cách đó. Hình thức phân phối
theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức
được coi là phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa xủa nền kinh tế thị trường.
1.5. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc tăng trưởng
kinh tế tốt cũng đi liền với công bằng xã hội hay đơn cử như viêc phát triển kinh
tế cũng song hành với phát triển văn hóa – xã hội. Và đương nhiên, để có thể đạt
được sự công bằng mà chúng ta nhắc đến thì cần có những chủ trương, chính sách,
chiến lược, kế hoạch cho từng giai đọa phát triển kinh tế thị trường khác nhau.
Tính đặc trưng này của kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa phản ánh những
thuộc tính quan trọng khi có sự tiến bộ và công bằng xã hội, đây là điều kiện vững
chắc cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như khoe ra những bản chất
tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta theo đuổi trong thời kì quá độ
đang từng bước hiện thức hóa.
Không chỉ các nước xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự công bằng mà các nước tư
bản chủ nghĩa cũng đặt ra các phương án giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên tư bản
chủ nghĩa chỉ giải quyết trong khuôn khổ tính chất mà không đi vào chuyên sau
dẫ tới việc càng làm cho vấn đề thêm gay gắt hơn đe dọa đến sự tồn vong của tư
bản. Trái ngược với đó, xã hội chỉ nghĩa cho rằng việc giải quyết công bằng xã
hội không chỉ là phương tiện duy trì sự tăng trưởng ổn định bền vững mà còn là
mục tiêu hiện thưc hóa. Do vậy, việc phát triển nền kinh tế coi như là một dạng
đầu tư vào các vấn đề xã hội (giáo dục, van hóa, y tế, thể dục,…) đầu tư cho sự phát triển.
Đương nhiên công bằng mà chúng ta đang nói tới ở đây không đơn thuần
là chia đều nguồn lực và của cải bất chấp sự cống hiến không giống nhau. Vậy
nên, ngày nay, chính sách công bằng ở nước ta không chỉ dựa vào việc điều tiết
thu nhập, an sinh và phúc lợi xã hội mà còn tạo ra những cơ hội tạo tiền đề cho
nhân dân tiếp cận các dịch vụ để họ có thể tự nâng cao đời sống góp phần xây
dựng đất nước. Nhà nước và nhân dân giống như có sợi dây liên kết với nhau;
Nhà nước cần sức dân cần sự đoàn kết đem lại lợi ích chung; nhân dân cần Nhà
nước tạo cơ hội để có thể hưởng những dịch vụ công bằng.
2. Thành tựu sau 35 năm phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
2.1. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh.
Trong 35 năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng; từ 1986 – 1990, mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%
đến 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 2016
- 2019 đạt mức bình quân 6,8% đến năm 2020, dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi
Covid – 19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng
trưởng cao nhất khu vực, thế giới.Trình độ nền kinh tế được nâng lên; năm1989
chỉ đạt 6,3 tỷ USD/năm đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm qua đó
có thể thấy đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt.
Trước đây, Việt Nam còn nghòe đói nhưng giờ đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt
hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ...
luôn duy trì ở mức cao. Hơn cả, xảy ra dịch bệnh Covid – 19 khiến hoạt động
thương mại và đầu tư thế giới suy giảm nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm
2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm
2016. Điều này đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và
năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.
2.2. Phát triển hắn kết hài hòa với phát triển văn hóa xã hội
Giờ đây, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển
văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và
môi trường, đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
phát triển; Nhà nước tích cực giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động,
khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tích cực xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ
hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45%
năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Quy mô giáo dục cũng được ưu tiên; cở sở vât chất trường học được nâng cao,
chất lượng giảng dạy tốt dẫ tới đạt tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%
(đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn
thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối
ASEAN. Ngoài ra, vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong
bảng xếp hạng châu Á và thế giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới,
tăng 12 bậc so với năm 2018. Hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển
nhờ vậy, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn, nhất là qua đợt dịch
vừa qua, chủ động sản xuất được nhiều loại vắcxin phòng bệnh, mới đây nhất là vắcxin phòng Covid-19...
2.3. Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng tăng cao
Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích
cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 hoàn thiện các yêu cầu của WTO. Hiện
tại có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (có
cả các đối tác thương mại lớn của Việt Nam). Nhờ việc gia nhập WTO đến nay,
Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA
với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các
châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong
đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của
Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông
Á. Việt Nam còn tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên
hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày
càng cao ở khu vực, đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng
trách: Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch
ASEAN và Chủ tịch AIPA và cũng rất vững trãi làm tấm gương cho các nước khác
trong quá trình chống dịch bệnh vừa qua. KẾT LUẬN
Việc đưa đất nước đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một quyết định đúng đắn. Công cuộc đổi mới đã phần nào đó khẳng định đường
lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, mang đầy tính quyết đoán. Những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân
ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đưa
nước ta từng bước đi lên kinh tế phát triển đạt tới được mục tiêu đĩnh ra ban đầu:
“dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng của cô Đồng Thị Tuyền
2. https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi- moi-dat-nuoc
3. http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-
nam-thuc-hien-duong-loi-doi-moi-do-dang-khoi-xuong-va-lanh- daoduk15671.aspx
4. https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/handle/PNK/3660