Đề cương chi tiết ôn tập môn Thương mại di động | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đề cương chi tiết ôn tập môn Thương mại di động của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thương mại điện tử căn bản (MUL1316)
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 10435767
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG CHƯƠNG 1 5
1. Trình bày khái niệm TMDĐ theo hướng tiếp cận của các học giả? Từ đó rút ra
kháiniệm chung của TMDĐ? 5
2. Tóm tắt quá trình phát triển của TMDĐ trên thế giới? Trinh bày một vài điểm nổibật
của TMDĐ tại Việt Nam? 6
3. Trình bày các đặc điểm của TMDĐ? Trong đó đặc điểm nào là cơ bản nhất? Tại sao? 7
4. So sánh, có liên hệ thực tế giữa TMĐT và TMDĐ? 8
5. Trình bày khái quát lịch sử ra đời các thế hệ của hệ thống truyền thông di động?Lấy
ví dụ về các công cụ di động hiện nay tại Việt Nam? 10
6. Trình bày một số điểm cơ bản về thế hệ thứ tư của hệ thống truyền thông di
động?Giới thiệu một số ứng dụng được kỳ vọng của thế hệ này? 16
7. Phân tích trở ngại đối với TMDĐ? Trở ngại nào là lớn nhất với doanh nghiệp vàngười
tiêu dùng cuối cùng tại Việt Nam? Vì sao? 17
10. Xác định các nhân tố quyết định sự đổi mới và hiện thực hóa TMDĐ? 19
11. Quan điểm về mặt xã hội và những thay đổi từ TMĐT sang TMDD?19
12. Internet và ĐTDĐ làm tăng năng suất và giảm chi phí trong hoạt động kinh
doanhcủa doanh nghiệp như thế nào? Phân tích qua các ví dụ minh họa? 20
13. “Xây dựng hệ thống thông tin trên diện rộng là một xu hướng mà các tổ chức,doanh
nghiệp không thể bỏ qua, đặc biệt là việc kết hợp mạng không dây vào hoạt động
của hệ thống thông tin kinh doanh”. Anh/chị hãy phân tích nhận định trên? 22
14. Trình bày ba khía cạnh quan trọng đối với hệ thống thông tin phủ sóng diện
rộng?Lấy ví dụ minh họa thực tế? 22
15. TMDĐ đã góp phần số hóa cuộc sống (digital life) như thế nào? Chứng minh quathực tế. 22 CHƯƠNG 2 23
1. Mạng truyền thông không dây là gì? Liệt kê và mô tả các loại mạng truyền thông không dây chủ yếu. 23
3. Trình bày cấu hình phụ thuộc và cấu hình tùy biến của mạng WLAN? Loại cấuhình
mạng WLAN nào đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay? Cho ví dụ minh họa. 24
4. WiMax là gì? Các đặc điểm chính của chuẩn WiMax? 26
5. Một hệ thống WiMax được cấu thành bởi những bộ phận nào? Trình bày cấu
hìnhhoạt động của mạng WiMax. 26
6. Thành phần cốt lõi của một mạng WWAN là gì? Đặc tính có một không hai củamạng
WWAN so với các mạng không dây khác là gì? 27 lOMoARcPSD| 10435767
7. Mô tả các giao thức cơ bản của mạng WWAN. Mạng viễn thông di động tại
ViệtNam hiện nay sử dụng những giao thức nào và giao thức nào là phổ biến nhất? 27
8. Hệ điều hành di động là gì? Liệt kê một số nhà cung cấp hệ điều hành di động
phổbiến tại Việt Nam hiện nay. 28
9. So sánh về tính năng, ưu nhược điểm giữa các hệ điều hành di động hiện nay tại Việt Nam? 29
10. Trình duyệt WAP là gì? Trình bày cách thức hoạt động của trình duyệt WAP vớimột
thiết bị di động cụ thể? 30
Cách thức hoạt động của trình duyệt WAP với một thiết bị di động cụ thể: 30
11. BTS, BSC và MSC là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi mỗi BTS được kết nối trực tiếp
tớiMSC mà không cần thông qua BSC? 31
12. MSC bao gồm những thành phần nào? Trình bày vai trò của các thành phần đó?33
13. Mô tả các dịch vụ gọi thoại và tin nhắn trên thiết bị di động? Tại Việt Nam hiệnnay
có những loại tin nhắn nào được cung cấp và sử dụng?33
14. Liên hệ về yêu cầu của dịch vụ GPRS theo tiêu chuẩn của ETSI với thực tiễn củadịch
vụ này tại Việt Nam. 33
15. Trình bày dịch vụ GPS và nguyên tắc hoạt động của GPS? Cho biết ở Việt Namhiện
nay, có những dịch vụ nào ứng dụng công nghệ GPS? Nêu ví dụ minh họa. 33 CHƯƠNG 3 33
1. Anh (chị) hãy nêu các ứng dụng tiêu biểu của TMDĐ? Theo anh (chị) ứng dụngnào
được dùng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay?33
2. Trình bày các dịch vụ của tài khoản di động? Hiện nay tại Việt Nam, việc quản lývà
vận hành tài khoản di động của các ngân hàng thương mại nói chung cung cấp các
dịch vụ cụ thể gi? Cho ví dụ minh họa? 33
3. Trình bày các dịch vụ của trung gian môi giới di động? Tại Việt Nam hiện nay
đãxuất hiện trung gian môi giới di động chưa? Nếu cỏ, cho ví dụ minh họa? 33
4. Trình bày các dịch vụ của thông tin tài chính di động? Tại Việt Nam hiện nay
cónhững ngân hàng nào đã cung cấp dịch vụ thông tin tài chính di động? Cho ví dụ ít nhất 3 ngân hàng? 33
5. Hãy nêu các ứng dụng của TMDĐ trong lĩnh vực giải trí? Theo anh (chị), ứng
dụngnào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay? Tại sao? 33
6. Phân loại các loại trò chơi trên thiết bị di động? Tại Việt Nam có các hình thức
tảitrò chơi di động nào? Cho ví dụ minh họa? 33
7. Nêu các mục tiêu bổ sung của âm nhạc di động? Tại sao nói rằng năm 2003 là
nămmang tính đột phá đối với các dịch vụ âm nhạc trực tuyến?33
8. Nêu các cách thức để tải video và hình ảnh số về điện thoại di động? Theo anh (chị)
cách thức nào giúp người sử dụng thực hiện dễ dàng hơn? 33 lOMoARcPSD| 10435767
9. Trình bày về một dịch vụ truyền hình di động mà anh (chị) biết tại Việt Nam?
Nêucách thức tiến hành cài đặt dịch vụ đó? 34
10. Nêu các dịch vụ của thông tin di động? Hiện nay ở Việt Nam có những dịch vụthông
tin di động nào? Cho ví dụ minh họa? 35
11. Trình bảy các lợi ích của hệ thống thông tin PIS trong giao thông công cộng?
TạiViệt Nam hiện nay đã có dịch vụ này chưa? 35
12. Trình bày các cách thức thực hiện của mobile marketing? Cho ví dụ minh họa
củacác hình thức này tại Việt Nam hiện nay? 35
13. Nêu các hiểu biết của anh (chị) về marketing trực tiếp hướng đối tượng? Cho ví
dụminh họa của phương pháp này tại Việt Nam hiện nay? 35
14. Nếu các hiểu biết của anh (chị) về marketing thông qua tổ chức các sự kiện trênthiết
bị di động? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay? 35
15. Phân tích các cách thức cơ bản tiến hành mua sắm hàng hóa, dịch vụ sử dụng thiếtbị
di động? Liên hệ thực tiễn các ứng dụng này tại Việt Nam? 35
16. Trình bày cách thức hoạt động của hệ thống bán vé di động? Hiện nay tại ViệtNam
đã xuất hiện hoạt động bản vẽ di động chưa? Nếu có cho ví dụ minh họa? 35
17. Hoạt động của hệ thống bán vé di động được tiến hành chủ yếu thông qua các
hình thức nào? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay? 35 CHƯƠNG 4 35
1. Trình bày những rủi ro cơ bản trong TMDĐ? Rủi ro nào phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam? 35
2. Phân tích những vấn đề đặt ra đối với bảo mật trong TMDĐ? Theo anh (chị) vấn
đềnào là quan trọng nhất hiện nay? 35
3. Phân tích các khía cạnh khác nhau của bảo mật trong TMDĐ? Cho ví dụ liên hệ tại Việt Nam? 38
4. Trình bày 3 vấn đề liên quan đến bảo mật mạng không dây trong TMDD? Cho vídụ
liên hệ tại Việt Nam? 42
5. Trình bày các rủi ro cơ bản trên ĐTDĐ? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam về các rủiro này? 42
6. So sánh sự khác biệt giữa hai mô hình mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối xứng
vềcác mặt: khái niệm, đặc điểm, quy trình? Liên hệ thực tiễn hiện nay ở Việt Nam,
loại mô hình nào được sử dụng phổ biến hơn? 43
7. Nếu các nhược điểm của mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối xứng? Những
phươngpháp nào hiện nay khắc phục được các nhược điểm đó? 46
8. Trình bày những hiểu biết về mô hình Hybrid system? Giải thích tại sao nên sửdụng
mô hình Hybrid system thay vì sử dụng mã hóa khóa đơn và mã hóa khóa đối xứng? 47 lOMoARcPSD| 10435767
9. Trình bày hiểu biết về mô hình Session key? So với mô hình Hybrid system môhình
nào bảo mật và an toàn hơn? Giải thích? 49
10. Chữ ký số là gì? Trình bày quy trình tạo và gửi thông điệp sử dụng chữ ký số ?Liên
hệ thực tế một doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng chữ ký số trong giao dịch? 49
11. Trình bày biện pháp bảo mật bằng phương pháp thỏa thuận khóa Diffiel –Hellman,
phương pháp này thích hợp với những đối tượng nào? 49
12. Bảo mật mạng 3G bao gồm những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa tại Việt Namhiện nay? 49
13. Phân tích vai trò của người dùng trong bảo mật mạng 3G? Tại sao nói người
dùngchính là nguy cơ lớn nhất đe dọa tới sự an toàn và riêng tư của các giao dịch
trên thiết bị di động ? 49
14. Phân tích vai trò môi trường người sử dụng và yêu cầu chống lỗ hổng trong mạng
3G? Liên hệ thực tiễn người dùng tại Việt Nam? 50 CHƯƠNG 5 52
1. Phân tích các yêu cầu đảm bảo tỉnh bí mật khi truy cập dữ liệu? Cho ví dụ minh
họatại Việt Nam hiện nay? 52
2. Phân tích các yêu cầu đảm bảo tính thông suốt khi truyền tải dữ liệu? Liên hệ
thựctiễn yêu cầu này tại Việt Nam hiện nay? 54
3. Phân tích các yêu cầu của việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các nhà cungcấp
dịch vụ trong thanh toán di động? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay? 54
4. Trình bày các bước trong quy trình thanh toán hóa đơn trả sau trên thiết bị di
động?Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? 56
5. Trình bày các bước trong quy trình thanh toán tạo tài khoản trả trước trên thiết bị
diđộng? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? 57
6. Trình bày các bước trong quy trình thanh toán bằng cách sử dụng thẻ trả trước
trênthiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? 58
7. Trình bày các bước trong quy trình thanh toán qua ngân hàng trên thiết bị di
động?Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? 59
8. Trình bày các ưu điểm trong thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động? Nêu cácbước
của quy trình thanh toán vi điện tử này? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay? 60
9. Trình bày khái niệm và nguyên tắc hoạt động của chuẩn giao tiếp cận từ
trườngNFC? Cho ví dụ minh họa về các ứng dụng của NFC trong thực tế hiện nay? 61 CHƯƠNG 1
1. Trình bày khái niệm TMDĐ theo hướng tiếp cận của các học giả? Từ đó rút ra khái
niệm chung của TMDĐ? lOMoARcPSD| 10435767
Một số khái niệm về Thương mại di động
Cũng giống như bất kỳ một thuật ngữ khoa học xã hội nào khác, TMDĐ có nhiều quan
điểm tiếp cận khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Tùy theo quan điểm tiếp
cận mà mỗi tổ chức đưa ra một khái niệm khác nhau về TMDĐ.
(1) Tiếp cận theo quan điểm của mobileinfo.com: Thương mại di động là một sự pháttriển
sau của Thương mại điện tử
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là sự mở rộng tự nhiên của TMĐT trong sự tích
hợp nhất thể hóa của các thiết bị điện tử cùng với sự mở rộng tất yếu của băng thông rộng
diễn ra một cách mạnh mẽ.
(2) Tiếp cận Thương mại di động là loại hình thương mại mới
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là loại hình thương mại được thực hiện trên
mạng viễn thông di động thông qua các thiết bị hiện đại của hệ thống thông tin di động
như: ĐTDĐ và các thiết bị số cá nhân khác (PDA).
(3) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của Durlacher
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là bất cứ giao dịch nào với giá trị tiền tệ được
thực hiện thông qua mạng viễn thông di động.
(4) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của computerworld.com
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là việc sử dụng các trạm truyền phát dựa trên
các thiết bị không dây như ĐTDĐ và thiết bị số cá nhân được phân công để thực hiện các
giao dịch B2B hoặc B2C trực tuyến, dựa trên hệ thống web TMĐT".
(5) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của searchingmobilecomputing.comTheo
cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ không
dây thông qua các thiết bị cầm tay như máy ĐTDĐ và máy PDA.
(6) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của Tarasewich, Nickerson, RC and
Warkentin trong cuốn "Issues in mobile electronic commerce"
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được khái niệm là tất cả các hoạt động liên quan đến một
giao dịch thương mại tiến hành thông qua mạng lưới thông tin liên lạc mà giao tiếp với các
thiết bị không dây hoặc ĐTDĐ.
(7) Thương mại di động theo quan điểm của Answer.com
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là việc sử dụng các ĐTDĐ thông minh và máy
tính bỏ túi (Pocket PC) để thực hiện các kết nối không dây đến một website để tiến hành
giao dịch và giải quyết các công việc qua mạng.
(8) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của Forrester.com
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là việc sử dụng các thiết bị di động cầm tay để
thực hiện liên lạc, tương tác thông qua một kết nối liên tục, tốc độ cao với Internet.
(9) Tiếp cận Thương mại di động theo quan điểm của Wikipedia.com
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là việc tiến hành hoạt động mua bán bằng cách
sử dụng các thiết bị di động như: ĐTDĐ, PDA trong khi di chuyển. Đặc tính này nhằm
phân biệt giữa TMDĐ với các hình thức trước đây của TMĐT đơn thuần. (10) Tiếp cận
Thương mại di động theo quan điểm của Robison - Humphreys lOMoARcPSD| 10435767
Theo cách tiếp cận này, TMDĐ được hiểu là TMĐT được thực hiện qua các thiết bị di
động. Nghĩa là bất cứ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, trao đổi thông tin được thực
hiện bằng cách sử dụng thiết bị di động đều được coi là TMDĐ.
Về cơ bàn tất cả các khái niệm kể trên đều tiếp cận rất sát nghĩa và làm nổi bật trong sự
phân biệt với các loại hình hay cách thức tiến hành của TMĐT dựa trên mạng Internet và
các máy tính cá nhân trước đây. Tuy nhiên, các khái niệm này chưa cung cấp được một
cách nhìn nhận tổng thể về các hoạt động của TMDĐ. Các khái niệm kể trên vẫn bị bó hẹp
trong cách suy nghĩ về hoạt động mua bán được thực hiện qua thiết bị di động. Chính bởi
vậy, cần thiết để đưa ra một khái niệm chung có tính chất tổng thể và bao trùm hơn để
người đọc có thể hình dung và có sự bao quát tốt hơn khi nhìn nhận về các hoạt động, cũng
như cách thức tiến hành của TMDĐ.
Khái niệm chung: TMDĐ là việc thực hiện bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào bằng các
thiết bị di động như: ĐTDĐ và các thiết bị số cá nhân thông qua một mạng truyền thông không dây. 2.
Tóm tắt quá trình phát triển của TMDĐ trên thế giới? Trinh bày một vài
điểmnổi bật của TMDĐ tại Việt Nam?
Có thể chia quá trình phát triển của TMDĐ trên thế giới thành 4 giai đoạn chính: •
Giai đoạn đầu (1990-2005): Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của TMDĐ với sự
phát triển của các trang web và ứng dụng di động đầu tiên. Tuy nhiên, TMDĐ vẫn
chưa phát triển mạnh mẽ do sự hạn chế về công nghệ và khả năng tiếp cận của thiết bị di động. •
Giai đoạn tăng trưởng (2005-2015): Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của TMDĐ với sự ra đời của các thiết bị di động thông minh như điện thoại thông
minh và máy tính bảng. TMDĐ bắt đầu trở nên phổ biến hơn và chiếm lĩnh thị phần
đáng kể từ thương mại điện tử truyền thống. •
Giai đoạn bùng nổ (2015-nay): Giai đoạn này đánh dấu sự bùng nổ của TMDĐ với
sự phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh và Internet. TMDĐ trở thành một
hình thức mua sắm phổ biến trên toàn thế giới.
Theo Báo cáo Digital 2020 của We Are Social, Việt Nam có khoảng 68,17 triệu người sử
dụng Internet (chiếm 70% dân số), số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người
(chiếm tỷ lệ 67% dân số) và số lượng thuê bao di động là 145,8 triệu thuê bao (chiếm tỷ lệ
150% so với tổng dân số cả nước).
Các con số trên khẳng định Việt Nam là một quốc gia tiềm năng để phát triển Thương mại
di động (M-Commerce). Và trên thực tế, thị trường này thực sự là mảnh đất “màu mỡ”
đang được khai thác tích cực bởi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong lOMoARcPSD| 10435767
đó phải kể đến ba lĩnh vực đầu tàu: dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch
vụ thanh toán trực tuyến. •
Dịch vụ mua sắm trực tuyến
Trong 3 hoạt động của thương mại di động ở Việt Nam thì dịch vụ mua sắm là hoạt động
diễn ra sôi động nhất. Với sự bùng nổ của các ông lớn trong ngành thương mại điện tử như
Tiki, Shopee, Lazada, chúng ta còn chứng kiến sự ra nhập thị trường của các tên tuổi mới
như VNAmall, Voso,... Điều đó đã giúp người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn hơn, và
cũng chính sự cạnh tranh đã đặt áp lực lên cho các sàn TMĐT phải liên tục làm mới mình
để giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều người dùng mới. Dịch vụ nhắn tin
Trong hoạt động thương mại di động không thể thiếu sự đóng góp của các ứng dụng nhắn
tin. Đây sẽ là không gian để người bán và người mua trao đổi thông tin về sản phẩm, đặt
hàng, giải đáp thắc mắc,... Mới đây, ứng dụng nhắn tin Zalo đã cho ra mắt Zalo shop, hứa
hẹn mang đến một lựa chọn mới cho khách hàng. •
Dịch vụ thanh toán trực tuyến
Đồng hành cùng với sự phát triển của thương mại di động là sự bùng nổ của dịch vụ thanh
toán trực tuyến. Ở Việt Nam hiện nay đang có hơn 20 ví điện tử hoạt động, trong số đó
Momo, Moca và ZaloPay là 3 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh ví
điện tử, khách hàng cũng có thể lựa chọn dịch vụ mobile banking của các ngân hàng, vô
cùng tiện lợi và an toàn 3.
Trình bày các đặc điểm của TMDĐ? Trong đó đặc điểm nào là cơ bản nhất? Tạisao?
+ Tính đồng thời ở khắp mọi nơi: Đặc điểm này được thể hiện ở hai khía cạnh sau đây: -
Ở bất cứ vị trí nào và vào bất kỳ thời điểm nào, một thiết bị như ĐTDĐ có thể truy cập
thông tin dễ dàng hơn trong thời gian thực. -
Cho phép thiết lập các kết nối, các giao tiếp, thực hiện các giao dịch không phụ
thuộcvào vị trí hay khoảng cách của người sử dụng.
+ Tính thuận tiện (tiện lợi): Đặc điểm này được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau: -
Không giống như các máy tính truyền thống, các thiết bị di động dễ mang đi khi di chuyển
và thực hiện các kết nối ngay lập tức. -
Các thiết bị di động luôn luôn được mở (trong trạng thái hoạt động) do đó có thể
liên lạchay tiến hành giao dịch ngay khi đang di chuyển. Điều này trước đây chưa bao giờ
thực hiện được với các máy tính cá nhân.
+ Khả năng tiếp cận: Các thiết bị di động cho phép người sử dụng kết nối dễ dàng và nhanh
chóng tới Internet, Intranet, các thiết bị di động khác, và các cơ sở dữ liệu trực tuyến.
+ Tính cá nhân hóa: Khác với máy tính để bàn, các thiết bị di động luôn luôn được sở hữu
và chịu sự điều khiển hoạt động bởi một cá nhân riêng lẻ. Chính vì vậy, thiết bị này cho
phép cá nhân hóa người tiêu dùng trong quá trình chuyển giao thông tin, thiết kế sản phẩm
và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Ví dụ một người lập kế hoạch
một chuyến du lịch, sẽ nhận được các thông tin có liên quan về chuyến đi ở bất kỳ thời
điểm nào và ở bất cứ nơi đâu mà họ muốn. Các ứng dụng cá nhân hóa trên các thiết bị máy
tính di động vẫn bị giới hạn. lOMoARcPSD| 10435767
+ Tính địa phương hóa: Biết được vị trí của người sử dụng ĐTDĐ ở bất kỳ thời điểm nào
luôn là chìa khóa để đưa ra các dịch vụ phù hợp. Chẳng hạn như chăm sóc nhóm khách
hàng mục tiêu ở một địa điểm nào đó. Hoặc, một người sử dụng nhận được các tin nhắn về
quán ăn, trung tâm thương mại gần nơi họ đang đứng. Ví dụ, một người thích đồ ăn Italia
và người đó đang đi dạo trong một phố mua bán có nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn
Italia, người chủ thiết bị có thể nhận được một tin nhắn dạng text quảng cáo trưng bảy
những món ăn trong danh sách của một số nhà hàng và thông báo nhà hàng đang có chương trình giảm giá 10%.
4. So sánh, có liên hệ thực tế giữa TMĐT và TMDĐ?
1.3.1. Sự khác biệt về mặt công nghệ
Đều là các thiết bị điện tử có những ưu điểm riêng trong tương tác và mang lại cho người
dùng những tiện ích thiết thực trong giao tiếp và công việc. Tuy nhiên xét về mặt công
nghệ, giữa TMDĐ và TMĐT có những sự khác biệt sau đây:
+ Về thiết bị tiến hành: TMĐT chủ yếu được thực hiên thông qua các máy tính cá nhân,
còn TMDĐ được tiến hành bằng việc sử dụng các điện thoại thông minh, máy nhắn tin, thiết bị số cá nhân.
+ Về hệ điều hành: TMĐT sử dụng hệ điều hành cơ bản như: Windows, Unix, Linux, Mac.
Còn TMDĐ sử dụng Symbian, PalmOS, Windows mobile, MacOS.
+ Chuẩn hiển thị: TMĐT sử dụng chuẩn hiển thị cơ bản nhất là HTML (Hyper Text
Markup Language), còn TMDD sử dụng HTML, WML (Wireless Markup Language),
HDML còn TMDĐ sử dụng Phone.com UP Browser, Nokia browser, MS Mobile
Explorer và các trình duyệt cho thiết bị cầm tay khác.
+ Công nghệ mạng: TMĐT sử dụng TCP/IP và Fixed wireline Internet, còn TMDĐ sử dụng GSM/GPRS, TDMA, CDMA.
+ Trình duyệt: TMĐT sử dụng trình duyệt IE, Firefox, Netscape, Google Chrome, Safari,
+ Xét về phạm vi phủ sóng: Trong thực tế, khi các khách hàng thực hiện các tác vụ mua
1.3.2. Sự khác biệt phi công nghệ
Giữa TMDĐ và TMĐT có 4 sự khác biệt cơ băn phi công nghệ sau đây:
+ Xét về tính linh động: sự cồng kềnh của các máy tính để bản đã được thay thế bởi sự nhỏ
gọn của máy tính xách tay. Đến lượt nó các máy tính xách tay lại bị “đeo bám” bởi các
thiết bị nhỏ gọn có thể bò túi với tính năng tương đương như các ĐTDĐ, PDA. Do đó, máy
tính xách tay chưa phải là thiết bị di động theo đúng nghĩa. Đấy là chưa nói đến việc mang
vác các máy tính xách tay này thường đi kèm sạc pin và các phụ kiện khác vì khả năng hết
pin thường xuyên xảy ra.
+ Xét về phạm vi phủ sóng: khách hàng thực hiện mua bán thì họ sẽ tận dụng được các lợi
thế của TMĐT là mua hàng ở bất kỳ nơi nào có kết nối với mạng Internet. Nhưng khi môi
trường nơi chúng ta tiến hành các hoạt động không có kết nối dù là hữu tuyến hay vô tuyến
tới Internet thì các lợi thế hay ưu điểm của TMĐT không thể tận dụng được. Bên cạnh đó,
không phải lúc nào khách hàng cũng ở nhà hay ở cơ quan để có thể kết nối hữu tuyến (kết lOMoARcPSD| 10435767
nối ADSL, sử dụng dây nối) tới Internet, trong khi kết nối vô tuyến thông dụng nhất hiện
nay là kết nối sử dụng mạng chuẩn WLAN (Wireless Local Area Network) thì lại bị hạn
chế về mặt không gian. Một thiết bị WAP (Wireless Access Point) dùng để kết nối một
máy tính cá nhân tới một mạng WLAN thì chỉ kết nối tối đa trong bán kính là 100m đối
với việc sử dụng trong nhà và lên tới 275m đối với không gian mở hoặc ngoài trời. Dấy là
chưa kể sóng WLAN dễ bị gây nhiễu bởi sóng của các thiết bị như lò vi sóng, tín hiệu
radio, và các thiết bị sử dụng dải sóng 2,4 GH.
Mạng chuẩn thông dụng nhất hiện nay cho các kết nối di động là GSM (Global System for
Mobile communication) - đây là một trong nhung cong nghệ về mạng ĐTDD phổ biến nhất
hiện nay trên thế giới. Ưu điểm của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất
lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác tiết kiệm hơn đó là tin
nhắn SMS. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM
được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các
nhà cung cấp thiết bị khác nhau. Khả năng phủ sóng xa nhất của một trạm GSM là 32km
vượt xa mức độ phủ sóng của một WAP của mạng WLAN.
+ Xét về thời gian thực: kết nối của các ĐTDĐ là ngay lập tức, trong khi đó kết nối của
các máy tính xách tay thi không được như vậy. Người sử dụng vẫn phải mất thời gian mở
máy, bật bộ thu phát sóng không dây, đợi kết nối rồi mới thực hiện các hoạt động thương mại.
+ Kết nối khi đang di chuyển: Đối với máy tính xách tay, để thực hiện kết nối vào một
mạng không dây khi đang di chuyển, hoặc đang ngồi trên các xe buýt hay tàu điện là một
điều không tưởng vì sóng không dây thu được khi đang di chuyển là rất yếu, khó lòng truy cập được.
Tuy nhiên, đối với ĐTDĐ, thực hiện các kết nối này rất dễ dàng, người sử dụng có thể truy
cập rất nhanh mà không hề bị cản trở bởi việc di chuyển. lOMoARcPSD| 10435767
5. Trình bày khái quát lịch sử ra đời các thế hệ của hệ thống truyền thông di động?
Lấy ví dụ về các công cụ di động hiện nay tại Việt Nam?
1.1.1. Thế hệ thứ nhất của hệ thống truyền thông di động (1G)
Năm 1946, AT & T Bell giới thiệu ĐTDĐ đầu tiên tại Mỹ cho phép các cuộc gọi từ các
trạm điện thoại cố định tới ĐTDĐ. Ban đầu, công nghệ này có chất lượng kém, do đó được
ít người sử dụng. Sau đó, bằng các nghiên cứu và sự phát triển của thông tin truyền thông
di động (minh chứng qua các tiện ích viễn thông khác nhau trên toàn thế giới), mạng viễn
thông di động phục vụ trong lĩnh vực thương mại được cải thiện nhiều. Vào thời gian này,
ĐTDĐ công nghệ cao IMTS của AT & T Bell đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng nhất ở Mỹ.
Tuy nhiên, mãi cho đến cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 mới có nhiều bước phát triển
trong bộ vi xử lý công nghệ, và cải tiến trong hạ tầng mạng di động, dẫn đến sự ra đời của
thế hệ công nghệ đầu tiên (1G). Hệ thống này dựa chủ yếu vào truyền dẫn giọng nói hơn
là dữ liệu. Về mặt khái quát, những hệ thống của thế hệ thứ nhất (1G) định hướng cho các thế hệ sau.
Những hệ thống này được xếp vào nhóm dựa trên nền tảng công nghệ chuyển mạch analog
với loại hình dịch vụ đầu tiên được cung cấp cho các thuê bao di động là chuyển tải tiếng nói.
Đến những năm 1980, các công ty viễn thông và ĐTDĐ không dây và nhiều công ty có
ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới như Nokia tại Phần Lan, Ericsson ở Thụy Điển và lOMoARcPSD| 10435767
Motorola tại Mỹ đã ra đời kéo theo sự phát triển của các tiêu chuẩn cho mạng di động viễn thông không dây.
Một số nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn riêng cho các
mạng di động dựa trên băng thông và giao thức mạng. Điều này gây khó khăn cho việc
trao đổi thông tin giữa nước này với nước khác. Các hệ thống thông tin đầu tiên bao gồm
hệ thống ĐTDĐ Bắc Âu (NMT) ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển; dịch vụ ĐTDĐ tiên
tiến (amps) ở các khu vực khác nhau của Châu Á, Mỹ và Canada; các hệ thống truyền
thông mở rộng lượng truy cập (ETACS) tại Vương quốc Anh và hệ thống mạng kỹ thuật
số (JDC) tại Nhật Bản.
1.1.2. Thế hệ thứ hai của hệ thống truyền thông di động (2G)
Tại châu Âu, mỗi nước phát triển một hệ thống thông tin di động trong lãnh thổ của riêng
mình. Người đăng ký sử dụng dịch vụ ở một nước, khi đi sang các nước khác thường không
thể sử dụng dịch vụ đã đăng ký ở nước mình. Ngày càng xuất hiện nhiều các hệ thống 1G
và hệ thống này trở nên quá tải do nhu cầu mở rộng mạng, thiếu tính năng bảo mật, thiếu
tiêu chuẩn cho các mạng không dây. Năm 1983, một tiêu chuẩn kỹ thuật số gọi là hệ thống
toàn cầu về truyền thông di động (GSM - Global System for Mobile Communications),
hoạt động ở các giải tần tiêu chuẩn, được đưa ra và đề xuất sử dụng. Điều đó, dẫn tới sự
phát triển của thế hệ công nghệ thứ hai (2G-second generation) là hệ thống không dây dựa
trên công nghệ kỹ thuật số. Việc phát triển công nghệ 2G diễn ra trong những năm 1990
cùng với sự tương thích của mạng viễn thông trên toàn cầu và được gọi là hệ thống toàn
cầu cho truyền thông di động (GSM).
Mạng GSM chủ yếu phát triển ở trung tâm châu Âu, nhưng được mở rộng sang các khu
vực khác với chi phí thấp, thực hiện hiệu quả hơn với các tiêu chuẩn được nâng cao hơn.
Mạng GSM là bước phát triển quan trọng trong sự phát triển của thương mại trên nền di
động hiện đại vì nó không chỉ thống nhất một loạt các tiêu chuẩn khác nhau mà còn là tiêu
chuẩn đầu tiên để xác định kiến trúc mạng. Đây là thế hệ mạng ĐTDĐ thứ hai sử dụng
công nghệ mã hóa kỹ thuật số mà ở đó giữa điện thoại và các trạm cơ sở có cùng dạng mã
hóa dòng dữ liệu. Sự can thiệp từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn hơn công nghệ
1G. ĐTDĐ 2G có thể gửi và nhận dữ liệu (giới hạn dung lượng) như nhắn tin văn bản,
nhắn tin ngắn (SMS - Short Message Services) hay lướt web trên di động thông qua các
giao thức ứng dụng không dây (WAP - Wireless Application Protocol), iMode.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của hệ thống mạng GSM 2G là chủ yếu giao tiếp bằng
giọng nói, giới hạn khả năng truyền dữ liệu. Do đó, một loạt các ĐTDĐ 2G đã được cải
tiến vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000 nhằm cung cấp khả năng truyền dữ liệu
tốc độ cao hơn và luôn luôn kết nối qua GPRS (General Packet Radio Service). Những cải
tiến của dịch vụ 2G là công nghệ 2,5G (tức là nâng cao công nghệ chuyển tiếp giữa thế hệ
thứ hai và thứ ba trong quá trình phát triển). Ví dụ, GPRS cho phép các giao thức WAP và
các ứng dụng khác truy cập dễ dàng và nhanh hơn thông qua GSM. Cũng như thế, ĐTDĐ
hỗ trợ GPRS cho phép kết nối vào mạng để lấy thông tin từ ĐTDĐ, máy tính xách tay hoặc
PDA. Vì vậy, có thể nhận e- mail từ một ĐTDĐ mà không cần phải qua thiết bị kết nối và WAP giúp truy cập. lOMoARcPSD| 10435767
1.1.3. Thế hệ thứ ba của hệ thống truyền thông di động (3G)
Tại khu vực bắc Mỹ, các nhà khai thác mạng sử dụng một kỹ thuật tương tự analog gọi là
AMPS - Dịch vụ ĐTDĐ tiên tiến. Các nhà khai thác nhanh chóng đạt đến số lượng thuê
bao tối đa, dẫn tới việc rớt cuộc gọi hoặc không thể kết nối do tín hiệu bận. Khi tiến hành
nâng cấp lên kỹ thuật số, các nhà khai thác mạng có 3 lựa chọn: sử dụng công nghệ TDMA
(Time Division Multiple Access), CDMA (Code Division Multiple Access) hoặc GSM
(cũng là một dạng của TDMA). Mỗi tiêu chuẩn đều được những người đề xuất hỗ trợ mạnh
mẽ dẫn tới việc cả 3 công nghệ đều được sử dụng cho các nhà khai thác. Kết quả là tạo ra
các hệ thống mạng thông tin di động riêng biệt và không tương thích trên toàn khu vực.
Trong một nỗ lực nhằm tiêu chuẩn hóá các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong
tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ một thiết bị, năm 1999, liên minh viễn
thông quốc tế ITU đã đưa ra một tiêu chuẩn duy nhất cho các mạng di động tương lai gọi là IMT2000.
Tiêu chuẩn Thông tin di động quốc tế - IMT2000 sau này được gọi là 3G, đưa ra các yêu
cầu cho các mạng di động thế hệ kế tiếp bao gồm:
- Tăng dung lượng hệ thống
- Tương thích ngược với các hệ thống thông tin di động trước đây (2G)
- Hỗ trợ đa phương tiện
- Dịch vụ dữ liệu gói tốc độ cao, với các tiêu chuẩn về tốc độ truyền dữ liệu được xácđịnh
>2Mbps khi đứng yên hay ở trong khu vực nội thị và >384Kbps ở khu vực ngoại vi,
>144Kbps ở khu vực nông thôn, sử dụng thông tin vệ tinh, khả năng phủ sóng rộng, tốc
độ ITU mong muốn các nhà khai thác mạng sẽ tạo một hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và
vôtuyến thống nhất, có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng và rộng khắp trên toàn cầu.
Những ưu điểm của 3G là cung cấp một cổng công nghệ PCS cải tiến, khả thi và tiết kiệm
cho phép chuyển giao các mô hình từ thương mại điện tử (TMĐT) sang TMDĐ. 3G là
công nghệ đầu tiên được giới thiệu tại Nhật Bản vào năm 2001 và phát triển sang Châu
Âu và Hoa Kỳ vào năm 2002. Điều thú vị là ĐTDĐ và mạng lưới 3G đã được kiểm
nghiệm trước năm 2002. Ví dụ, tại châu Âu, công nghệ 3G được thử nghiệm vào năm
2001 trên Đảo Man, một bán đảo nhỏ, độc lập với bờ biển của Vương quốc Anh. Công
nghệ 3G nhằm tích hợp mọi lĩnh vực của một cuộc sống. Đây là lý do tại sao ĐTDĐ 3G
và các thiết bị khác thường được gọi là "portal lifestyle".
Theo thời gian, khái niệm IMT2000 từ một tiêu chuẩn trở thành một tập các tiêu chuẩn
thoả mãn các yêu cầu với nhiều công nghệ khác nhau. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận
rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và WCDMA (UMTS - Universal Mobile
Telecommunications System) đều dựa trên nền tảng công nghệ CDMA.
Thế hệ thứ 4 của hệ thống truyền thông thông di động 4G
4G, hay 4-G (fourth-generation) là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép
truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng 1 đến 1,5 Gb/giây. Tên gọi 4G
do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa "3G và hơn nữa". lOMoARcPSD| 10435767
Có nhiều quan điểm khác nhau về 4G, có quan điểm theo hướng công nghệ và cũng có
quan điểm theo hướng dịch vụ. Đơn giản nhất, 4G là thế hệ tiếp theo của mạng thông tin
di động không dây. 4G là một giải pháp để vượt lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G.
Thực tế, vào giữa năm 2002, các chuyên gia cho rằng 4G sẽ đạt được những yêu cầu của
một mạng băng rộng tốc độ siêu cao trong tương lai, cho phép hội tụ với mạng hữu tuyến
cố định. 4G còn là hiện thể của ý tưởng, hy vọng của những nhà nghiên cứu ở các trường
đại học, các viện, các công ty như Motorola, Qualcomm, Nokia, Ericsson, Sun, HP, NTT
DoCoMo và nhiều công ty viễn thông khác với mong muốn đáp ứng các dịch vụ đa phương
tiện mà mạng 3G không thểđáp ứng được.
Ở Nhật, nhà cung cấp mạng NTT DoCoMo cho rằng 4G bằng thuật ngữ đa phương tiện di
động (mobile multimedia) với khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi, khả năng di động toàn
cầu và dịch vụ đặc thù cho từng khách hàng. NTT DoCoMo xem 4G như một mở rộng của
mạng thông tin di động 3G. Quan điểm này được xem như là một "quan điểm tuyến tính”,
trong đó mạng 4G sẽ được cải tiến để cung ứng tốc độ lên tới 100Mb/s. Với cách nhìn nhận
này thì 4G sẽ chính la mạng 3G LTE , UMB hay WiMAX 802.16m. Nhin chung đay cung
la khuynh hướng chủ đạo được chấp nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, mặc
dù 4G là thế hệ tiếp theo của 3G, nhưng tương lai không hẳn chỉ giới hạn như là một công
nghệ mở rộng. Ở châu Âu, 4G được đánh giá là công nghệ có khả năng cung cấp dịch vụ
liên tục, không bị ngắt quãng với khả năng kết nối nhiều loại hình truy nhập khác nhau và
khả năng chọn lựa mạng vô tuyến thích hợp nhất, tối ưu nhất để truyền tải dịch vụ đến người dùng.
Thông tin di động thế hệ thứ tư 4G nổi lên vào khoảng 2010-2015 như là một mạng vô
tuyến băng rộng tốc độ siêu cao.
Mạng 4G không phải là một công nghệ tiên tiến vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng tất cả các
loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng người dùng. Những công nghệ nổi lên gần đây
như WiMAX 802.16m, Wibro, UMB, 3G LTE, DVB-H ... mặc dù đáp ứng tốc độ truyền
tai lớn, tuy nhiên chúng chỉ được xem là những công nghệ pre-4G (tiền 4G).
Mạng 4G là một sự hội tụ của nhiều công nghệ mạng hiện có và đang phát triển như
2G,3G, WiMAX, Wi-Fi, IEEE 802.20, IEEE 802.22, pre-4G, RFID (Radio-
FrequencyIdentification), UWB, satellite ... để cung cấp một kết nối vô tuyến đúng nghĩa,
mọi lúc, mọi nơi,không phụ thuộc nhà cung cấp nào, không kể người dùng đang dùng thiết
bị di động gì. Trong tương lai, người dùng sẽ thực sự sống trong một môi trường “tự do”,
có thể kết nối mạng bất cứ nơi đâu với tốc độ cao, dịch vụ chất lượng cao, giá thành thấp
và mang tính đặc thù cho từng cá nhân.
Để thỏa mãn được điều đó, mạng 4G sẽ là mạng hỗn tạp (bao gồm nhiều công nghệ mạng
khác nhau), kết nối, tích hợp nhau trên nền IP. Thiết bị di động của 4G sẽ là đa công nghệ
(multi-technology), đa mốt (multi-mode) để có thể kết nối với nhiều loại mạng truy nhập khác nhau. lOMoARcPSD| 10435767
Muốn vậy, thiết bị di động sẽ sử dụng giải pháp SDR (Software Defined Radio) để tự cấu
hình nhiều loại radio khác nhau thông qua một phần cứng radio duy nhất. Theo liên minh
viễn thông quốc tế ITU và tổ chức truyền thông di động quốc tế tiên tiến IMT - Advanced
(International Mobile Telecommunications Advanced), mạng 4G sẽ phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
+ Mạng 4G cung cấp giải pháp chuyển giao liên tục, không vết ngắt (seamless) giữa nhiều
công nghệ mạng khác nhau và giữa nhiều thiết bị di động khác nhau.
+ Mạng 4G cung cấp kết nối băng rộng với tốc độ truyền tài dữ liệu khi đang di chuyển
là100Mb/s và khi đứng yên đạt khoảng 1Gb/s nhằm đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ
đa phương tiện thời gian thực.
+ Tự động chia sẻ và sử dụng tài nguyên mạng để hỗ trợ nhiều người sử dụng một cách
đồng thời cho mỗi tế bào.
+ Sử dụng băng thông có khả năng mở rộng kênh từ 5 - 20MHz, tùy chọn có thể lên đến 40MHz.
+ Cung cấp các dịch vụ tùy biến yêu cầu của khách hàng nói cách khác là lấy người dùng làm tâm điểm.
1.1.5. Thế hệ thứ năm của hệ thống truyền thông di động (5G)
Năm 2019, 5G đã xuất hiện trên thế giới. Vào năm 2020, nó trở nên thịnh hành hơn và
mang đến trải nghiệm điện thoại mới cho người dùng. Với tốc độ và khả năng kết nối của
mạng 5G, người dùng chỉ cần vài giây để tải xuống các bộ phim và phát video độ phân giải
8K trong nháy mắt. Ngoài ra, người dùng còn có thể gọi video với hình ănh rõ nét và thòa
sức chơi game với đồ họa khủng mà không ngại các lỗi truyền tải thường gặp. Và thật tuyệt
làm sao khi những điều nêu trên chỉ mới là bước khởi đầu của công nghệ này. Công nghệ
mạng 5G sẽ ngày càng phát triển, kết nối của chúng ta sẽ mạnh hơn, phương tiện truyền
thông sẽ nhanh hơn, và cuộc sống sẽ thuận tiện hơn.
Khi mạng 5G lần đầu tiên ra mắt vào năm 2019, nó đã thể hiện bước đầu của cuộc chuyển
đổi lớn trong lĩnh vực công nghệ di động. Hệ thống mạng này - được gọi là mạng 5G không
độc lập - cho thấy cái nhìn thoáng qua về tương lai mạng 5G siêu nhanh đang dần được hình thành.
Mạng 5G không độc lập sử dụng các dải tần số radio khác nhau cùng một lúc. Đặc biết,
chúng sử dụng hai tần số 5G khác nhau với băng thông cao hơn cho thông lượng nhanh
hơn. Điều này có nghĩa là càng nhiều dữ liệu (như một bộ phim hoặc một chương trình
truyền hình) có thể được truyền tải đến thiết bị nhanh hơn so với dùng mạng 4G LTE.
Mạng 5G không độc lập sử dụng các dải tần số radio khác nhau cùng một lúc. Đặc biết,
chúng sử dụng hai tần số 5G khác nhau với băng thông cao hơn cho thông lượng nhanh
hơn. Điều này có nghĩa là càng nhiều dữ liệu (như một bộ phim hoặc một chương trình
truyền hình) có thể được truyền tải đến thiết bị nhanh hơn so với dùng mạng 4G LTE. Giai
đoạn tiếp theo là 5G độc lập. Khác với 5G không độc lập, 5G độc lập không sử
dụng cơ sở hạ tầng 4G LTE sẵn có. Thay vao đó, mang 5G nay cần có nen tang mới để hỗ
trợ cho tốc độ siêu khủng của nó. Cấu trúc hạ tầng nêu trên bao gồm lõi 5G mới đóng vai lOMoARcPSD| 10435767
trò trung tâm của hệ thống mạng. Ngoài ra, công nghệ Node B New Radio thế hệ 5 cho
phép các thiết bị di động kết nối với mạng. Mạng 5G độc lập thậm chí còn hiệu quả hơn
so với người tiền nhiệm 4G và có thể cải thiện hiệu suất thông lượng dữ liệu bằng cách tận
dụng mmWave, cũng như bằng tần số thấp và trung. Hơn nữa, 5G độc lập tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tận dụng hệ thống mạng để tạo ra những sản phẩm mới và trải nghiệm
tuyệt vời như livestream độ phân giải 4K và xe tự lái. 5G độc lập cũng có thể cài thiện
băng tần của mạng. Nó có thể gửi dữ liệu đến và đi từ 1 triệu thiết bị trên mỗi km vuông
so với chỉ 100.000 thiết bị trên mỗi km vuông khi sử dụng mạng 4G.
Tại Việt Nam, công cụ di động hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: •
Thương mại điện tử: Các ứng dụng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki,...
đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Các ứng dụng này cho phép người dùng mua sắm
mọi lúc, mọi nơi, với nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ đa dạng. •
Giải trí: Các ứng dụng giải trí như Netflix, Spotify, YouTube,... cũng rất được ưa
chuộng tại Việt Nam. Các ứng dụng này cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc,
chơi game,... mọi lúc, mọi nơi. •
Giao thông: Các ứng dụng gọi xe như Grab, Gojek, Be,... đã trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Các ứng dụng này giúp
người dùng gọi xe nhanh chóng và dễ dàng, với mức giá cạnh tranh.
6. Trình bày một số điểm cơ bản về thế hệ thứ tư của hệ thống truyền thông di động?
Giới thiệu một số ứng dụng được kỳ vọng của thế hệ này?
4G, hay 4-G (fourth-generation) là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép
truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng 1 đến 1,5 Gb/giây. Tên gọi 4G
do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa "3G và hơn nữa".
4G là thế hệ tiếp theo của mạng thông tin di động không dây. 4G là một giải pháp để vượt
lên những giới hạn và những điểm yếu của mạng 3G. Bên cạnh đó, mặc dù 4G là thế hệ
tiếp theo của 3G, nhưng tương lai không hẳn chỉ giới hạn như là một công nghệ mở rộng.
Ở châu Âu, 4G được đánh giá là công nghệ có khả năng cung cấp dịch vụ liên tục, không
bị ngắt quãng với khả năng kết nối nhiều loại hình truy nhập khác nhau và khả năng chọn
lựa mạng vô tuyến thích hợp nhất, tối ưu nhất để truyền tải dịch vụ đến người dùng.
Thông tin di động thế hệ thứ tư 4G nổi lên vào khoảng 2010-2015 như là một mạng vô
tuyến băng rộng tốc độ siêu cao. Mạng 4G không phải là một công nghệ tiên tiến vượt bậc,
đủ khả năng đáp ứng tất cả các loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng người dùng.
Những công nghệ nổi lên gần đây như WiMAX 802.16m, Wibro, UMB, 3G LTE, DVB- lOMoARcPSD| 10435767
H ... mặc dù đáp ứng tốc độ truyền tai lớn, tuy nhiên chúng chỉ được xem là những công nghệ pre-4G (tiền 4G).
Mạng 4G là một sự hội tụ của nhiều công nghệ mạng hiện có và đang phát triển như
2G,3G, WiMAX, Wi-Fi, IEEE 802.20, IEEE 802.22, pre-4G, RFID (Radio-
FrequencyIdentification), UWB, satellite ... để cung cấp một kết nối vô tuyến đúng nghĩa,
mọi lúc, mọi nơi,không phụ thuộc nhà cung cấp nào, không kể người dùng đang dùng thiết
bị di động gì. Trong tương lai, người dùng sẽ thực sự sống trong một môi trường “tự do”,
có thể kết nối mạng bất cứ nơi đâu với tốc độ cao, dịch vụ chất lượng cao, giá thành thấp
và mang tính đặc thù cho từng cá nhân.
Để thỏa mãn được điều đó, mạng 4G sẽ là mạng hỗn tạp (bao gồm nhiều công nghệ mạng
khác nhau), kết nối, tích hợp nhau trên nền IP. Thiết bị di động của 4G sẽ là đa công nghệ
(multi-technology), đa mốt (multi-mode) để có thể kết nối với nhiều loại mạng truy nhập khác nhau.
Muốn vậy, thiết bị di động sẽ sử dụng giải pháp SDR (Software Defined Radio) để tự cấu
hình nhiều loại radio khác nhau thông qua một phần cứng radio duy nhất. Theo liên minh
viễn thông quốc tế ITU và tổ chức truyền thông di động quốc tế tiên tiến IMT - Advanced
(International Mobile Telecommunications Advanced), mạng 4G sẽ phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
+ Mạng 4G cung cấp giải pháp chuyển giao liên tục, không vết ngắt (seamless) giữa nhiều
công nghệ mạng khác nhau và giữa nhiều thiết bị di động khác nhau.
+ Mạng 4G cung cấp kết nối băng rộng với tốc độ truyền tài dữ liệu khi đang di chuyển
là100Mb/s và khi đứng yên đạt khoảng 1Gb/s nhằm đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ
đa phương tiện thời gian thực.
+ Tự động chia sẻ và sử dụng tài nguyên mạng để hỗ trợ nhiều người sử dụng một cách
đồng thời cho mỗi tế bào.
+ Sử dụng băng thông có khả năng mở rộng kênh từ 5 - 20MHz, tùy chọn có thể lên đến 40MHz.
+ Cung cấp các dịch vụ tùy biến yêu cầu của khách hàng nói cách khác là lấy người dùng làm tâm điểm.
Đặc tính được kỳ vọng nhất của mạng 4G là cung cấp khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi.
7. Phân tích trở ngại đối với TMDĐ? Trở ngại nào là lớn nhất với doanh nghiệp và
người tiêu dùng cuối cùng tại Việt Nam? Vì sao?
1.4.1. Một số hạn chế của Thương mại di động
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội trong thực thi các giao dịch thương mại và các kết nối
không hạn chế nhưng TMDĐ vẫn còn một số hạn chế gây phiền toái khi thực thi giao dịch.
Các hạn chế của TMDĐ chủ yếu đến từ kích thước phần cứng của các thiết bị di động, cụ thể: lOMoARcPSD| 10435767
+ Hạn chế trong việc xem tin nhắn và các thông tin: Do đặc tính kỹ thuật của các ĐTDĐ
là nhỏ gọn, có thể cầm tay hoặc bỏ túi nên hầu hết các ĐTDĐ đều có bàn phím và màn
hình nhỏ. Điều này tạo ra nhiều hạn chế trong việc xem tin nhắn và các thông tin khác,
cũng như gây ra phiền toái nhất định trong việc xử lý các thao tác trên ĐTDĐ.
+ Hạn chế về bộ nhớ và khả năng tính toán: Mặc dù hạn chế này đang ngày càng được khắc
phục, các ĐTDĐ thế hệ mới đều có sự vượt trội về đặc tính này. Tuy nhiên đa phần các
ĐTDĐ đều có bộ nhớ hạn chế và khó bổ sung được dung lượng như các máy tính cá nhân.
Bên cạnh đó, khả năng xử lý, tính toán cũng chậm hơn so với các máy tính cá nhân do bị
hạn chế về mặt kích thước các linh kiện và chip xử lý.
+ Hạn chế về băng thông và khả năng truyền tài dữ liệu: Đây thực chất là hạn chế hệ quả.
Do sự thu hẹp về bộ nhớ và khả năng tính toán so với các máy tính cá nhân làm cho các
ĐTDĐ bị hạn chế băng thông, khả năng tiếp nhận cũng như truyền tải dữ liệu, đặc biệt là
truyền dữ liệu với khoảng cách xa. Mặt khác, hạn chế về băng thông và khả năng truyền
dữ liệu là do hạ tầng viễn thông di động còn yếu kém, tình trạng thuê bao ngoài vùng phủ
sóng vẫn thường xuyên diễn ra.
+ Vấn đề bảo mật thông tin: Tất các ĐTDĐ đều tiến hành giao dịch thông qua giao diện vô
tuyến. Do việc mua bán và thanh toán được thực hiện bằng sóng điện từ, được thu phát tự
do trong không gian nên các yêu cầu bảo mật thông tin cá nhân rất khó khăn. Với tốc độ
phát triển nhanh chóng của các hệ thống truyền thông di động toàn cầu (GSM), sự tích hợp
nhất thể hóa của các thiết bị di động và sự phát triển của các hình thức giao dịch bằng tin
nhắn từ việc tải hình nền, nhạc chuông, tải game cho tới các dịch vụ ngân hàng di động đã
khiến cho công nghệ bảo mật không theo kịp, tạo ra nhiều lỗ hồng cho virus và các phần
mềm độc hại khác tấn công.
Bên cạnh đó, công nghệ bảo mật cho ĐTDĐ chưa được quan tâm rộng khắp của các nhà
cung cấp dịch vụ bảo mật, trong khi ý thức của đại bộ phận khách hàng chưa có tính chủ động tự bảo vệ.
+ Mức giá của các thiết bị không dây và dịch vụ di động: Càng ngày càng xuất hiện nhiều
các ĐTDĐ thông minh mới. Giá cả của các ĐTDĐ thường khá cao do đó ngăn cản tới việc
phổ cập các ứng dụng của TMDĐ. Hơn nữa chi phí sử dụng các dịch vụ di động mới để
truyền tải dữ liệu như các dịch vụ 3G vẫn còn khá đắt đỏ. Nên đã ngăn cản một số lượng
lớn các khách hàng tham gia hoạt động TMDĐ.
9. So sánh về tính năng, ưu nhược điểm giữa các hệ điều hành di động hiện nay tạiViệt Nam? • Hệ điều hành Android
Ưu điểm: Có tính chất mở, dễ sử dụng, sở hữu kho ứng dụng khổng lồ. Ngoài ra, Android
còn có khả năng tùy biến cao, có thể đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.
Nhược điểm: Tuy có độ bảo mật của Android khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS. lOMoARcPSD| 10435767 • Hệ điều hành IOS
Ưu điểm: Hiệu năng hoạt động ổn định, tính bảo mật cao và có khả năng tối ưu phần mềm tốt.
Nhược điểm: Chỉ độc quyền cho điện thoại của Apple và kho ứng dụng ít hơn so với Android. • Về tính năng
10. Xác định các nhân tố quyết định sự đổi mới và hiện thực hóa TMDĐ? -
Công nghệ: Sự tiến bộ trong công nghệ di động là yếu tố quyết định đáng kể. Sự
pháttriển của thiết bị di động, mạng lưới 5G, Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)
và blockchain đều tạo ra cơ hội mới để tăng cường trải nghiệm người dùng và phát triển các dịch vụ mới. -
Người dùng và hành vi tiêu dùng: Hiểu rõ người dùng và hành vi của họ là cực kỳ
quantrọng. Việc phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn về nhu cầu, sở thích và mô hình tiêu
dùng của người dùng giúp tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ và chiến lược kinh doanh. -
An toàn và bảo mật: Với việc tăng cường sự kết nối và chia sẻ thông tin trên các
nềntảng di động, việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của người dùng trở
thành một yếu tố không thể thiếu. -
Trải nghiệm người dùng (UX): Sự tập trung vào trải nghiệm người dùng là một
phầnquan trọng của việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn trên di động. Giao diện người
dùng thân thiện, dễ sử dụng và đáp ứng nhanh chóng là mục tiêu hàng đầu. -
Chiến lược kinh doanh và tiếp thị: Chiến lược kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, kết
hợpvới chiến lược tiếp thị hiện đại trên các nền tảng di động, giúp nắm bắt được thị trường và thu hút người dùng. -
Đối thủ cạnh tranh: Hiểu rõ về cạnh tranh trong ngành cũng quan trọng. Việc nắm
bắtcác xu hướng, chiến lược của đối thủ có thể giúp cải thiện và điều chỉnh chiến lược của mình. -
Luật pháp và quy định: Pháp luật và quy định về thương mại điện tử và an ninh
thôngtin cũng có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới và hiện thực hóa trong lĩnh vực này.
11. Quan điểm về mặt xã hội và những thay đổi từ TMĐT sang TMDD?
Thương mại điện tử và thương mại di động đều là những mô hình kinh doanh dựa trên
Internet. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai mô hình này. Thương
mại điện tử chủ yếu dựa trên máy tính để bàn và máy tính xách tay, trong khi thương mại lOMoARcPSD| 10435767
di động dựa trên điện thoại thông minh và máy tính bảng. Sự khác biệt này dẫn đến những
thay đổi về mặt xã hội, bao gồm: •
Tăng khả năng tiếp cận: Thương mại di động đã mở rộng khả năng tiếp cận của
thương mại điện tử cho những người không có hoặc không có quyền truy cập vào
máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Điều này đặc biệt có lợi cho những người
ở các vùng nông thôn hoặc kém phát triển, những người có thể không có cơ hội mua
sắm trực tuyến truyền thống. •
Tăng tính linh hoạt: Thương mại di động cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi
lúc, mọi nơi. Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt hơn cho người tiêu dùng,
những người có thể mua sắm khi đang di chuyển hoặc khi không có thời gian để đến cửa hàng. •
Tăng cường kết nối: Thương mại di động giúp kết nối người tiêu dùng với nhau và
với các doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể chia sẻ đánh giá và nhận xét về sản
phẩm và dịch vụ, cũng như tham gia vào các cộng đồng trực tuyến. Điều này giúp
tạo ra một cảm giác cộng đồng và kết nối giữa người tiêu dùng.
Ngoài những thay đổi về mặt xã hội, thương mại di động cũng có những tác động kinh tế.
Thương mại di động đã tạo ra nhiều việc làm mới, cả trong lĩnh vực bán lẻ và công nghệ.
Thương mại di động cũng đã giúp tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhìn chung, thương mại di động đang có tác động đáng kể đến xã hội và nền kinh tế.
Thương mại di động đang làm cho thương mại điện tử trở nên dễ tiếp cận hơn, linh hoạt hơn và kết nối hơn.
12. Internet và ĐTDĐ làm tăng năng suất và giảm chi phí trong hoạt động kinhdoanh
của doanh nghiệp như thế nào? Phân tích qua các ví dụ minh họa? •
Tăng cường kết nối: Internet và điện thoại di động giúp doanh nghiệp kết nối với
khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và nhân viên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng giao tiếp, hợp tác và chia sẻ thông tin. •
Tự động hóa: Internet và điện thoại di động có thể được sử dụng để tự động hóa
nhiều quy trình kinh doanh, từ tiếp thị và bán hàng đến dịch vụ khách hàng và quản
lý chuỗi cung ứng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. •
Tăng cường phân tích dữ liệu: Internet và điện thoại di động giúp doanh nghiệp thu
thập và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp đưa
ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn. •
Truy cập thông tin nhanh chóng và hiệu quả: Internet giúp doanh nghiệp truy cập
thông tin ngay lập tức từ mọi nơi, giúp nhân viên và quản lý có thể tự tin hơn trong
quá trình ra quyết định. Điện thoại di động cho phép nhân viên di chuyển và vẫn có
thể truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi. lOMoARcPSD| 10435767 •
Làm việc từ xa: Internet cho phép nhân viên làm việc từ xa, giúp giảm chi phí cho
không gian văn phòng và đi lại. Công nghệ video hội nghị như Zoom, Microsoft
Teams giúp duy trì giao tiếp và hợp tác giữa các đội ngũ đặc biệt là khi có những thành viên ở xa nhau. Ví dụ:
Một công ty bán lẻ có thể sử dụng Internet để tạo trang web và ứng dụng mua sắm trực
tuyến. Điều này giúp công ty tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, cả trong và ngoài nước.
Khách hàng có thể mua sắm bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, miễn là họ có kết nối Internet.
Việc bán hàng trực tuyến giúp công ty tiết kiệm chi phí cho các cửa hàng truyền thống.
Công ty không cần thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, trả lương cho nhân viên bán hàng,...
Cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7
Công ty bán lẻ có thể sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 thông qua
trang web, ứng dụng hoặc điện thoại. Điều này giúp khách hàng giải đáp thắc mắc và yêu
cầu hỗ trợ bất cứ lúc nào.
Việc cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 giúp công ty nâng cao trải nghiệm khách hàng và
tạo lợi thế cạnh tranh. Quản lý kho hàng từ xa
Công ty bán lẻ có thể sử dụng phần mềm quản lý kho hàng dựa trên đám mây để quản lý
kho hàng từ xa. Điều này giúp công ty theo dõi hàng tồn kho, đặt hàng nguyên vật liệu và
xử lý đơn hàng một cách hiệu quả.
Việc quản lý kho hàng từ xa giúp công ty tiết kiệm chi phí cho nhân viên kho hàng. Công
ty không cần thuê nhiều nhân viên kho hàng để quản lý hàng tồn kho tại nhiều kho hàng. 13.
“Xây dựng hệ thống thông tin trên diện rộng là một xu hướng mà các tổ
chức,doanh nghiệp không thể bỏ qua, đặc biệt là việc kết hợp mạng không dây vào
hoạt động của hệ thống thông tin kinh doanh”. Anh/chị hãy phân tích nhận định trên?
Trước hết, hệ thống thông tin trên diện rộng (WAN) là một mạng máy tính có phạm vi phủ
sóng rộng, kết nối các máy tính ở các địa điểm khác nhau, có thể là trong cùng một thành
phố, quốc gia hoặc trên toàn thế giới. WAN mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm: •
Tăng cường khả năng kết nối: WAN cho phép các tổ chức, doanh nghiệp kết nối
với các đối tác, khách hàng và nhân viên ở các địa điểm khác nhau, giúp tăng cường
khả năng kết nối và hợp tác. •
Tăng cường hiệu quả hoạt động: WAN giúp các tổ chức, doanh nghiệp chia sẻ tài
nguyên, thông tin và ứng dụng một cách hiệu quả hơn, giúp tăng cường hiệu quả lOMoARcPSD| 10435767
hoạt động. Kết hợp mạng không dây vào hệ thống thông tin trên diện rộng có thể
giúp tối ưu hóa chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Nó cũng có
thể tăng cường năng suất thông qua việc cung cấp tiện ích và dịch vụ đa dạng. •
Tiết kiệm chi phí: WAN giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách
giảm nhu cầu về thiết bị và nhân sự. •
Hệ thống thông tin trên diện rộng kết hợp với mạng không dây là nền tảng lý tưởng
để triển khai các chiến lược chuyển đổi số. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận và tích
hợp công nghệ mới một cách linh hoạt và hiệu quả.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc kết nối với các đối tác, khách
hàng và nhân viên ở các địa điểm khác nhau là vô cùng quan trọng đối với các tổ chức,
doanh nghiệp. WAN đáp ứng được nhu cầu này, giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể kết
nối với các đối tác, khách hàng và nhân viên ở bất cứ đâu trên thế giới.
Ngoài ra, việc kết hợp mạng không dây vào hoạt động của hệ thống thông tin kinh doanh
cũng mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm: •
Tăng cường khả năng di động: Mạng không dây cho phép người dùng truy cập hệ
thống thông tin kinh doanh từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, giúp tăng cường khả năng di động. •
Tăng cường năng suất: Mạng không dây giúp người dùng truy cập hệ thống thông
tin kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp tăng cường năng suất. •
Tiết kiệm chi phí: Mạng không dây có chi phí triển khai và vận hành thấp hơn so
với mạng có dây, giúp tiết kiệm chi phí cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin trên diện rộng, đặc biệt là việc kết hợp mạng
không dây vào hoạt động của hệ thống thông tin kinh doanh là một xu hướng tất yếu mà
các tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua 14.
Trình bày ba khía cạnh quan trọng đối với hệ thống thông tin phủ sóng
diệnrộng? Lấy ví dụ minh họa thực tế? • Khả năng truy cập
Hệ thống thông tin phải có khả năng truy cập từ nhiều địa điểm khác nhau, cả trong nhà và
ngoài trời. Điều này có nghĩa là hệ thống phải có phạm vi phủ sóng rộng và khả năng xuyên
thủng các vật cản như tường và cây cối. WAN cho phép kết nối các vị trí địa lý xa nhau,
từ thành phố này sang thành phố khác, thậm chí giữa các quốc gia.
Ví dụ: Một tập đoàn đa quốc gia có văn phòng ở New York, Tokyo và London cần một hệ
thống mạng WAN để đảm bảo giao tiếp và chia sẻ dữ liệu hiệu quả giữa các chi nhánh. • Chất lượng
Hệ thống thông tin phải cung cấp chất lượng dịch vụ tốt, bao gồm tốc độ truyền dữ liệu
cao, độ trễ thấp và độ tin cậy cao. Điều này là cần thiết để đảm bảo trải nghiệm người dùng lOMoARcPSD| 10435767
tốt và khả năng thực hiện các ứng dụng đòi hỏi cao. WAN thường có băng thông lớn, giúp
chuyển dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt quan trọng khi cần truyền tải lượng lớn
dữ liệu giữa các điểm.
Ví dụ: Hệ thống mạng cáp quang đang được triển khai để cung cấp tốc độ truyền dữ liệu
cao và độ trễ thấp cho các ứng dụng đòi hỏi cao như truyền phát trực tiếp video và trò chơi
trực tuyến. Hệ thống này sử dụng sợi quang để truyền dữ liệu, điều này cho phép nó cung
cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và độ trễ thấp hơn nhiều so với các hệ thống truyền dẫn không dây. Bảo mật
Độ bảo mật cao là một khía cạnh quan trọng của hệ thống thông tin phủ sóng diện rộng
(WAN) để đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin quan trọng khi truyền tải qua mạng. Là
một khía cạnh quan trọng của WAN để đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải qua mạng
một cách an toàn và không bị đánh cắp. Mạng không dây có thể đưa ra thách thức về bảo
mật, nhưng đồng thời cung cấp cơ hội để triển khai biện pháp an ninh mạng cao cấp. Kết
hợp với hệ thống thông tin trên diện rộng, có thể xây dựng các chiến lược bảo mật mạnh
mẽ để ứng phó với các rủi ro và mối đe dọa.
Ví dụ: Ngân hàng có các chi nhánh khắp cả nước cần một hệ thống WAN an toàn để chuyển
giao dữ liệu khách hàng và giao dịch tài chính một cách bảo mật.
15. TMDĐ đã góp phần số hóa cuộc sống (digital life) như thế nào? Chứng minh qua thực tế.
Thương mại di động đã đóng góp lớn vào việc số hóa cuộc sống (digital life) thông qua
nhiều cách khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, tài chính và
mua sắm. Dưới đây là một số cách thức và ví dụ cụ thể: 1. Giao thông thông minh:
- Ứng dụng gọi xe thông minh: Các dịch vụ như Uber và Grab cho phép người dùng đặt
xe thông qua ứng dụng di động, giúp tối ưu hóa việc đi lại và giảm thời gian chờ đợi. -
Bản đồ và dẫn đường trực tuyến: Các ứng dụng như Google Maps giúp người dùng dễ
dàng xác định vị trí, tìm đường đi và nhận thông tin trạng thái giao thông trực tiếp.
2. Giáo dục và Học trực tuyến: -
Ứng dụng học trực tuyến: Các nền tảng như Coursera, edX, hoặc Khan Academy
chophép người học tiếp cận các khóa học từ các trường đại học và tổ chức giáo dục hàng đầu trên thế giới. -
E-book và tư duy: Sự phổ biến của các thiết bị đọc sách điện tử và ứng dụng đọc
sáchtrên điện thoại thông minh giúp người đọc dễ dàng tiếp cận sách và tài liệu mọi nơi. 3. Y tế số: lOMoARcPSD| 10435767 -
Ứng dụng chăm sóc sức khỏe: Các ứng dụng như MyFitnessPal giúp theo dõi lối
sốngvà sức khỏe cá nhân, còn ứng dụng của bác sĩ trực tuyến như Teladoc cho phép người
dùng tham khảo ý kiến bác sĩ từ xa. -
Dữ liệu y tế di động: Sự phổ biến của các thiết bị theo dõi sức khỏe như
smartwatchgiúp thu thập dữ liệu về hoạt động, nhịp tim, và giấc ngủ để cung cấp thông tin
hữu ích cho người dùng và chăm sóc y tế. 4. Tài chính số: -
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: Người dùng có thể thực hiện giao dịch ngân
hàng,chuyển khoản và quản lý tài khoản thông qua ứng dụng di động của ngân hàng. -
Ví điện tử và thanh toán di động: Các ứng dụng như PayPal, Venmo, và các dịch
vụthanh toán di động như Apple Pay giúp người dùng dễ dàng thực hiện thanh toán mà
không cần sử dụng tiền mặt. 5. Mua sắm trực tuyến: -
Ứng dụng mua sắm di động: Các ứng dụng như Amazon, Shopee, và Lazada cung
cấptrải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện và linh hoạt. -
Hệ thống thanh toán an toàn: Các phương thức thanh toán an toàn như mã QR và
thẻtín dụng được tích hợp vào ứng dụng mua sắm, giúp người dùng thực hiện thanh toán
một cách thuận tiện và an toàn. 6. Kết nối liên tục:
- Đã tạo ra một môi trường kết nối liên tục, cho phép mọi người giao tiếp tiếp theo và
truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ, ứng dụng nhắn tin như WhatsApp, Messenger,
hay các ứng dụng gọi video như Zoom, Skype giúp kết nối mọi người trên khắp thế giới
một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Tất cả những ví dụ này chỉ là một phần nhỏ của cách mà thương mại di động đã thúc đẩy
quá trình số hóa cuộc sống và mang lại lợi ích lớn cho người dùng trên khắp thế giới. CHƯƠNG 2
1. Mạng truyền thông không dây là gì? Liệt kê và mô tả các loại mạng truyền thông
không dây chủ yếu.
- Khái niệm: Mạng truyền thông không dây là mạng sử dụng công nghệ cho phép hai hay
nhiều thiết bị kết nối với nhau bằng cách sử dụng một giao thức chuẩn nhưng không cần
kết nối vật lý hay nói chính xác là không cần tới dây nối - Các loại mạng truyền thông
không dây chủ yếu:
WLAN: Wireless Local Area Network
Hệ thống mạng vô tuyến cục bộ hay chính là hệ thống mạng LAN không dây, mạng này
cung cấp khả năng kết nối lưu động và không cần cáp nối giữa các thiết bị. Mạng này cho
phép người dùng có thể kết nối mạng khi di chuyển trong vùng phủ sóng của các điểm truy cập. lOMoARcPSD| 10435767
Nhóm này sử dụng sóng điện từ để liên lạc giữa các thiết bị trong khoảng 100m đến 500m.
Cung cấp tốc độ truyền dữ liệu trong khoảng từ 1Mbps đến 54Mbps. Mạng này sử dụng chuẩn Wifi
WLAN có thể triển khai ở 3 vai trò: vai trò điểm truy cập, vai trò phân tán và vai trò truyền
tại lớp lõi. Trên thực tế mạng LAN chủ yếu thể hiện vai trò ở vai trò điểm truy cập bởi các
vấn đề về băng thông và tính ổn định, như một điểm kết nối cho các máy tính kết nối vào mạng có dây.
WPAN: Wireless personal area network
Đây chính là hệ thống mạng không dây cá nhân, sử dụng để kết nối các thiết bị trong phạm
vi hẹp. Nhóm này bao gồm các công nghệ vô tuyến có vùng phủ sóng nhỏ trong khoảng
10m. Một số các thiết bị được kết nối như: máy tính kết nối tai nghe, máy in, bàn phím,
chuột,… Công nghệ được sử dụng ở đây là: Wibree, Bluetooth, UWB,…
WMAN: Wireless metropolitan area network
WMAN chính là hệ thống mạng không dây đô thị, được triển khai bởi các nhà cung cấp
dịch vụ truyền thông. Đây là công nghệ băng thông đang phát triển rất nhanh với khả năng
triển khai trên phạm vi diện rộng. Mục tiêu mang lại khả năng kết nối cao tới các hộ gia
đình và công sở. Công nghệ được sử dụng nhiều nhất là WiMAX. Băng tần sử dụng từ 2 –
11 Ghz. WMAN này cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 75Nbps và tầm phủ sóng từ 2 đến 10km.
Mạng WMAN thích hợp ở các vùng địa lý hiểm trở, hoang vắng vì không phải triển khai hạ tầng cáp tốn kém.
WWAN: WAN – wide area network
Đây chính là hệ thống mạng diện rộng, sử dụng để kết nối các mạng LAN với nhau. Công
nghệ WWAN phổ biến hiện nay sử dụng công nghệ truyền thông quang vô tuyến, không
cần sử dụng dây dẫn để kết nối từ mạng LAN tới mạng trục chính, hay từ mạng trục chính
tới mạng LAN ở xa. Điểm khác biệt nhất giữa WWAN với các loại mạng khác chính là
việc thực hiện gộp nhiều kênh lại và truyền trên một liên kết. 3.
Trình bày cấu hình phụ thuộc và cấu hình tùy biến của mạng WLAN? Loại
cấuhình mạng WLAN nào đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay? Cho ví dụ minh họa.
3.1. Cấu hình phụ thuộc của mạng WLAN -
Chế độ phụ thuộc hay chế độ trạm gốc (base station mode) là cấu hình mạng WLAN
sử dụng mô hình máy trạm, máy phục vụ (client/server). Máy trạm được hiểu là các thiết
bị cuối có gắn kết card mạng không dây như PC, laptop, PDA, ĐTDĐ hoặc các thiết bị di
động khác. Máy chủ trong chế độ này được hiểu là điểm truy nhập. -
Về mặt vật lý, các trạm của các chuẩn 802.11 đều liên kết theo cấu trúc bus và sử
dụng kỹ thuật đa truy cập cảm nhận sóng mang CSMA (Carier Sense Multiple Access).
Tuy nhiên, với kỹ thuật này, xung đột xảy ra khi hai trạm cùng nhận ra đường truyền rỗi
và cùng phát khung dữ liệu tại một thời điểm. Khi đó dữ liệu sẽ bị tổn thất và khung dữ
liệu sẽ được yêu cầu truyền lại. Các điểm truy cập trong cấu hình phụ thuộc thực hiện chức
năng cổng chuyển tiếp (gateway) cho các máy trạm của mạng WLAN. Trên thực tế, tất cả
lưu lượng dữ liệu đều phải chuyển tiếp qua điểm truy cập. Một nhóm máy trạm logic được lOMoARcPSD| 10435767
hình thành và cùng chia sẻ một điểm truy cập trong phạm vi phủ sóng của một điểm truy cập đơn lẻ. -
Trong chế độ phụ thuộc, mạng WLAN gồm nhiều vùng phủ sóng của các điểm truy
cập. Về mặt bản chất kỹ thuật, mỗi một vùng phủ sóng trong WLAN được gọi là một tập
dịch vụ cơ bán BSS (Basic Service Set) và được phân biệt bởi một số nhận dạng SSID
(Service Set Identity). Như vậy, một số nhận dạng SSID sẽ tương ứng và xác định về mặt
logic một vùng phủ sóng trong mạng WLAN. Và với sự mở rộng hoặc liên kết với nhau
giữa các vùng phủ sóng sẽ hình thành nên tập dịch vụ mở rộng ESS (Extended Service Set)
của mạng WLAN gồm tập hợp của các BSS.
3.2. Cấu hình mạng WLAN độc lập hay tùy biến (Ad-hoc mode) -
Mạng WLAN cấu hình theo chế độ độc lập hay tùy biến thực hiện kết nối các máy
trạm theo quan hệ ngang hàng mà không thông qua thiết bị quản lý và hỗ trợ trung gian.
Tất cả các trạm là tương đương và có thể trao đổi thông tin trực tiếp với các trạm lân cận
trong vùng phủ sóng. Trong cấu hình Ad-hoc, không cần điểm truy cập thực hiện quản lý,
điều khiển và chuyển tiếp thông tin như trong cấu hình phụ thuộc. Mạng WLAN cấu hình
theo chế độ Ad-hoc hình thành một mạng lưới các mạng hoàn toàn liên kết với nhau qua sóng vô tuyến.
Mặc dù chế độ cấu hình tùy biến là ngang hàng từ trạm bất kỳ đến trạm bất kỳ nhưng chúng
vẫn chia sẻ một tập các tham số chung như kênh tần số, thiết lập nhận dạng và phương thức
mã hóa khóa công khai nếu được sử dụng. -
Ở Việt Nam, cấu hình mạng WLAN thường có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào
các điểm truy cập và thiết bị có sẵn trên thị trường. Vì vậy nên, cấu hình mạng WLAN
theo mô hình phụ thuộc hoặc chế độ trạm gốc là cấu hình phổ biến.
VD: Trong các gia đình và doanh nghiệp ở Việt Nam, người dùng thường sử dụng các bộ
định tuyến hoặc thiết bị điểm truy cập có sẵn trên thị trường. Những thiết bị này thường có
cấu hình mặc định được cài đặt từ trước, và người dùng thường không tùy chỉnh quá nhiều
về cách hoạt động hay các tính năng cao cấp hơn.
Cụ thể trong môi trường kinh doanh quán cafe:
1. Điểm truy cập và cấu hình cơ bản: •
Quán cà phê thường sử dụng các bộ định tuyến hoặc thiết bị điểm truy cập sẵn có
trên thị trường với cấu hình mặc định. •
Cấu hình cơ bản này bao gồm bảo mật cơ bản như mật khẩu Wi-Fi, phạm vi phủ
sóng cho khách hàng trong quán. 2. Số lượng thiết bị kết nối và hiệu suất: •
Quán cà phê phụ thuộc vào số lượng khách hàng và thiết bị kết nối đồng thời. Cấu
hình mạng được thiết lập để hỗ trợ số lượng thiết bị kết nối mà không ảnh hưởng
quá nhiều đến hiệu suất.
3. Phạm vi phủ sóng và quản lý: •
Việc cài đặt các điểm truy cập sao cho có phạm vi phủ sóng tốt trong toàn bộ quán
để khách hàng có thể kết nối một cách thuận tiện.
4. Mạng khách và quản lý bảo mật: lOMoARcPSD| 10435767 •
Có thể tạo mạng khách riêng để khách hàng truy cập mà không cần truy cập vào
mạng nội bộ của quán. Điều này giúp tăng cường bảo mật.
5. Quản lý thông tin kết nối: •
Dữ liệu như lưu lượng truy cập, thời gian kết nối có thể được theo dõi và quản lý
thông qua giao diện quản trị của thiết bị.
4. WiMax là gì? Các đặc điểm chính của chuẩn WiMax? -
Khái niệm: WiMax (Worldwide Interoperability for Microwave Access), là một
chuẩn không dây IEEE 802.16 cho những truy nhập vào mạng băng thông rộng qua một
khu vực rộng lớn lên tới 50km. Chuẩn không dây IEEE 802.16 cho việc kết nối mạng băng
rộng qua một khu vực rộng lớn, từ khu vực này sang khu vực khác. WiMax là một công
nghệ của mạng WMAN, được ghi vào danh sách cho sự giải phóng công nghệ không dây của thế giới năm 2005. -
Đặc điểm: WiMax sử dụng công nghệ giống như Wifi nhưng tiềm năng của nó lớn
hơn rất nhiều như đưa ra các dịch vụ giao tiếp, truyền tải dữ liệu nhanh chóng. WiMax sử
dụng một dạng cơ bản của sóng radio và có một số các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Khoảng cách thu phát có thể đạt tới 50km.
+ Tốc độ truyền tải dữ liệu trung bình là 70Mbps và đạt tới đỉnh điểm là 268Mbps. + Hoạt
động trong cả hai môi trường truyền dẫn: đường truyền nhìn thẳng LOS (Line of Sight) và
đường truyền bị che khuất (Non Line of Sight).
+ Hoạt động ở dài tần từ 2 - 11GHz và từ 10 - 66 GHz, hiện đã được tiêu chuẩn hóa.
5. Một hệ thống WiMax được cấu thành bởi những bộ phận nào? Trình bày cấu hình
hoạt động của mạng WiMax.
Một hệ thống WiMax bao gồm các bộ phận chính sau đây:
+ Trạm gốc BS (Base Station): BS thực hiện chức năng thu phát tương tự như trạm BTS
trong mạng thông tin di động. Một BS công suất lớn có thể phủ sóng một vùng địa lý rộng lớn khoảng 8000km².
+ Trạm thuê bao SS (Subscriber Station): Thực hiện kết nối đến BS thông qua các ăngten
nhỏ, các card mạng rời hoặc dược thiết lập có sẵn trên bo mạch chủ bên trong các máy tính
tương tự như đối với WiFi.
+ Trạm lặp RS (Repeater Station): Thực hiện chức năng chuyển tiếp tín hiệu nhằm kết nối
BS đến SS theo quy hoạch của nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến WISP (Wireless Internet
Service Provider) hoặc mở rộng vùng phủ sóng của BS.
- Các trạm phát BS được kết nối tới mạng Internet thông qua các đường truyền riêng tốc
độ cao hoặc được nối tới một BS khác như một trạm trung chuyển bằng đường truyền thẳng
LOS (Line of Sight) do đó WiMax có thể phủ sóng tới những vùng rất xa. Các ăngten thu
phát có thể trao đổi thông tin qua đường tín hiệu trực tiếp LOS hoặc đường tin hiệu bị che
khuất hay phản xạ NLOS (Non Line of Sight). Trong trường hợp truyền thẳng, các ăng-ten
được đặt cố định ở các vị trí trên cao, tín hiệu thường ổn định và tốc độ truyền đạt tối đa.
Khi đó có thể sử dụng băng tần ở tần số cao đến 66 GHz vì ở băng tần này, tín hiệu ít bị lOMoARcPSD| 10435767
nhiễu với các kênh tín hiệu khác và băng thông sử dụng cũng lớn hơn. Đối với trường hợp
đường truyền NLOS, WiMax sử dụng băng tần thấp hơn tương tự như ở WiFi, trong phạm
vi tần số 2 - 11 Ghz. Khi đó tín hiệu có thể phản xạ, nhiễu xạ, uốn cong, vòng qua các vật chắn đến điểm thu.
6. Thành phần cốt lõi của một mạng WWAN là gì? Đặc tính có một không hai của
mạng WWAN so với các mạng không dây khác là gì?
Thành phần cốt lõi của một mạng WWAN là một trạm thu phát sóng hoặc một tháp di
động. Nó được sử dụng để gửi và nhận các tín hiệu đi và tới từ các thiết bị di động hoạt
động trong vùng phủ sóng. Các tín hiệu này lại được truyền thông đến một trạm điều khiển
thu phát sóng (BSC - Base Station Controller), được kết nối tới một trung tâm trung chuyển
sóng di động (MSC - Mobile Switching Center), MSC lại được kết nối tới một mạng điện thoại cố định.
Đặc tính nổi bật có 1 không 2 của mạng WWAN là:
+ Trạm trung chuyển sóng di động có khả năng theo vết của người sử dụng ĐTDĐ khi
người sử dụng dịch chuyển từ thiết bị di động này tới thiết bị di động khác. Khi một thiết
bị được bật lên (kích hoạt), một thẻ SIM được cài đặt bên trong thiết bị sẽ nhận dạng kết
nối thiết bị di động đó tới mạng. Thẻ SIM là một thẻ lưu trữ bộ nhớ mở rộng, được sử dụng
để nhận dạng thông tin về vị trí của khách hàng, quá trình giao dịch, bảo mật trong truyền
thông, và những ứng dụng khác. Một thẻ SIM cũng làm cho thiết bị hữu dụng hơn khi một
chủ thể sử dụng di động muốn thay đổi số điện thoại của mình.
+ Có khả năng cung cấp kết nối ở diện rộng và đa dạng. Mạng WWAN không giới hạn ở
các khu vực cụ thể mà vẫn có thể cung cấp kết nối khi di chuyển, từ vùng nông thôn đến
đô thị, từ phương tiện giao thông công cộng đến phương tiện cá nhân.
+ Khả năng duy trì kết nối liên tục khi chuyển đổi với tốc độ cao là điểm mạnh của mạng
WWAN. Nó cho phép người dùng duyệt web, truy cập dữ liệu và thậm chí là một công
việc từ xa, không bị buộc bởi các công cụ định vị. Điều này làm cho WWAN trở thành một
lựa chọn ưu tiên cho di động và kết nối liên tục trên toàn thế giới.
7. Mô tả các giao thức cơ bản của mạng WWAN. Mạng viễn thông di động tại Việt
Nam hiện nay sử dụng những giao thức nào và giao thức nào là phổ biến nhất?
Các giao thức cơ bản của mạng WWAN: a.
Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA - Frequency Division Multiple
Access)Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) là giao thức phân chia mạng băng
thông rộng sẵn có thành các kênh tần số khác nhau, và mỗi một thiết bị được sở hữu một
tần số riêng trên đó để hoạt động. Mặc dù dễ dàng thực hiện và cần thiết trong công nghệ
analog trung chuyển vòng tròn của thế hệ 1G, nhưng gây lãng phí đối với các mạng băng rộng bị giới hạn. b.
Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA-Time Division Multiple Access)
Được sử dụng rộng rãi trong thể hệ mạng 2G, TDMA ấn định những người sử dụng khác lOMoARcPSD| 10435767
nhau các khoảng thời gian khác nhau trên một kênh giao tiếp. TDMA thỉnh thoảng được
sử dụng trong sự liên kết với FDMA, mạng băng thông rộng sẵn có được phân chia thành
các tần số khác nhau và mỗi một tần số được phân chia thành các khoảng thời gian. c. Đa
truy nhập phân chia theo mã (CDMA-Code Division Multiple Access)
Được thiết kế cho công nghệ mạng 3G, đa truy nhập phân chia theo mã phân chia dữ liệu
thành các gói nhỏ, sau đó các gói này được phân phối tử bên này sang bên kia trên một dải
tần chung trong một hệ kiểu mẫu. Mỗi người sử dụng đều có thể gọi thoại, tín hiệu được
truyền trên một dải tần chung và được phân định bởi các mã ngẫu nhiên. Các tin hiệu này
chỉ được hiện hình ở thiết bị tương ứng. CDMA rất tin cậy, hiệu quả và có nhiều ứng dụng
quan trọng, nhất là trong vấn đề bảo mật của TMDĐ.
Mạng viễn thông di động tại VN hiện nay sử dụng những giao thức TDMA.
8. Hệ điều hành di động là gì? Liệt kê một số nhà cung cấp hệ điều hành di động phổ
biến tại Việt Nam hiện nay.
-K/n: Là hệ thống điều khiển một thiết bị di động tương tự như nguyên tắc của một hệ điều
hành Windows, Mac OS, hoặc Linux điều khiển một máy tính để bàn hoặc máy tính xách
tay. Tuy nhiên, nó được thiết kế đơn giản, và tương thích hơn với các phiên bản không dây
kết nối băng thông rộng, các định dạng đa phương tiện di động, và thiết bị đầu vào khác nhau.
Một số nhà cung cấp hệ điều hành di động phổ biến tại Việt Nam hiện nay. -
Android (Google): Android là một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất
tạiViệt Nam và trên thế giới. Nó được sử dụng trên nhiều điện thoại thông minh và máy
tính bảng của các nhà sản xuất khác nhau. -
iOS (Apple): Hệ điều hành của iPhone, iPad và iPod Touch do Apple phát triển.
iOScung cấp một hệ sinh thái mạnh mẽ với các ứng dụng từ App Store và tính bảo mật
cao. - HarmonyOS (Huawei): Hệ điều hành của Huawei được phát triển nhằm thay thế cho
Android trên các thiết bị của họ. Nó được thiết kế để hoạt động trên điện thoại thông minh,
máy tính bảng và các thiết bị thông minh khác. -
Windows Mobile (Microsoft): Mặc dù không còn được phát triển mới, nhưng
WindowsMobile từ Microsoft đã từng được sử dụng trên một số điện thoại thông minh và máy tính bảng. 9.
So sánh về tính năng, ưu nhược điểm giữa các hệ điều hành di động hiện nay tạiViệt Nam? Tính năng Android iOS HarmonyOS Ứng Đa dạng từ Google Play
AppGallery, phát triển cộng dụng App Store Store và nguồn khác đồng tăng Tùy
Tính linh hoạt và tùy biến Hạn chế trong tùy
Có mức độ tùy biến, nhưng chỉnh giao diện chỉnh chưa cao lOMoARcPSD| 10435767
Đa dạng và phổ biến, có thể Rất cao, kiểm soát Cố gắng cải thiện, cung cấp
Bảo mật cần cải thiện nghiêm ngặt tính năng bảo mật tốt
Tùy thuộc vào nhà sản xuất Hỗ trợ Apple thường cập
Huawei cam kết hỗ trợ lâu và mô hình phân mảnh cập nhật nhật lâu dài
dài, cải thiện cập nhật Tính Thấp do phân mảnh hệ
Cao, do kiểm soát Huawei đang cố gắng tối ưu đồng sinh thái chặt chẽ của Apple hóa nhất
Hiệu suất Đa dạng và tùy thuộc vào Tối ưu hóa hiệu suất Tối ưu hóa hiệu suất, tiết phần cứng cao kiệm pin Android: • Ưu điểm: •
Đa dạng các phiên bản và thiết bị: Có rất nhiều lựa chọn về thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. •
Linh hoạt và tùy chỉnh cao: Cho phép người dùng tùy biến giao diện và cài
đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau. •
Duy trì và cập nhật thường xuyên: Google cung cấp cập nhật bảo mật và tính năng mới thường xuyên. • Nhược điểm: •
Đa dạng thiết bị có thể dẫn đến sự phân mảnh: Mỗi nhà sản xuất có thể tùy
chỉnh giao diện và thêm các tính năng riêng, tạo ra sự không đồng nhất trong
trải nghiệm người dùng. •
Bảo mật: Một số phiên bản Android có thể gặp vấn đề bảo mật do việc cài
đặt ứng dụng từ nguồn không tin cậy. iOS: • Ưu điểm: •
Tính bảo mật cao: Hệ điều hành được kiểm soát nghiêm ngặt bởi Apple, giúp
giảm thiểu rủi ro từ phần mềm độc hại. •
Sự tương thích tốt: Tính đồng nhất giữa phần cứng và phần mềm giúp tối ưu hóa hiệu suất. •
Hỗ trợ cập nhật lâu dài: iPhone thường nhận được cập nhật OS trong nhiều năm. • Nhược điểm: •
Hạn chế trong tùy chỉnh: Không có nhiều tùy chỉnh giao diện so với Android. •
Giá thành cao: Thiết bị iOS thường có giá cao hơn so với các thiết bị Android tương đương. HarmonyOS: • Ưu điểm: lOMoARcPSD| 10435767 •
Đa nhiệm và tương thích đa thiết bị: Hỗ trợ cho nhiều thiết bị từ smartphone,
máy tính bảng đến các thiết bị thông minh khác. •
Tối ưu hóa hiệu suất: Có thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm pin. • Nhược điểm: •
Hạn chế ứng dụng: Ecosystem của HarmonyOS vẫn đang phát triển và có ít
ứng dụng hơn so với Android và iOS. •
Sự phổ cập chưa cao: Vẫn cần thời gian để người dùng thích nghi và phổ cập
hệ điều hành mới này. 10.
Trình duyệt WAP là gì? Trình bày cách thức hoạt động của trình duyệt
WAPvới một thiết bị di động cụ thể? K/n: -
Trình duyệt WAP là một loại trình duyệt di động.Trình duyệt WAP được thiết kế
đặcbiệt để hoạt động trên các thiết bị di động và được tối ưu hóa để hiển thị các trang web
sử dụng ngôn ngữ như Wireless Markup Language (WML) hoặc các định dạng khác phù
hợp với màn hình nhỏ và tốc độ kết nối của các thiết bị di động. -
Trình duyệt di động (trình duyệt Micro) là một trình duyệt web được thiết kế để sử
dụngtrên một thiết bị di động như một ĐTDĐ hoặc PDA. Trình duyệt di động được tối ưu
hỏa để hiển thị nội dung Web cho màn hình nhỏ trên các thiết bị di động. Phần mềm trình
duyệt di động phải nhỏ và hiệu quả để thích ứng với dung lượng bộ nhớ thấp và băng thông
của các thiết bị không dây cầm tay.
Cách thức hoạt động của trình duyệt WAP với một thiết bị di động cụ thể:
1. Người dùng kết nối thiết bị đầu cuối di động của mình với một nhà cung cấp dịch
vụWAP bằng cách sử dụng một WAP tương thích trên ĐTDĐ. Điều này cho phép người
dùng sử dụng một cổng WAP hoặc ứng dụng truy cập không dây của máy chủ, sau đó
chuyển tải nội dung từ Internet vào các thiết bị di động.
2. Cổng WAP thực hiện yêu cầu URL. đến máy chủ ứng dụng web băng rộng (BW Band Width).
3. Trong URL, yêu cầu HTTP sẽ được máy chủ băng rộng (BW) nhận dạng rằng WMLsẽ được thay thế cho HTML.
4. Trong máy chủ băng rộng (BW), dữ liệu được chuyển đổi thành WML
5. Kết quả là, những dữ liệu được chuyển đổi thành dạng văn bản WML được nén lạithành
mã byte và được gửi tới thiết bị di động.
11. BTS, BSC và MSC là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi mỗi BTS được kết nối trực tiếp tới
MSC mà không cần thông qua BSC?
1. Trạm phát sóng (BTS)
Trạm phát sóng di động BTS là một hệ thống thiết bị truyền và nhận tín hiệu vô tuyến giao
tiếp giữa thiết bị di động với thiết bị điều khiển trạm gốc (BSC), thực hiện việc truyền các
kênh thoại đã mã hoá, cấp phát các kênh sóng cho ĐTDĐ, quản lý chất lượng truyền và lOMoARcPSD| 10435767
nhận thông qua giao tiếp bằng sóng cao tần (air interface) và thực hiện nhiều hoạt động
khác liên quan tới mạng truyền dẫn bằng sóng radio.
2. Trung tâm điều khiển trạm phát sóng (BSC)
Trạm điều khiển (BSC) là một phần của cơ sở hạ tầng viễn thông mạng không dây, kiểm
soát một hoặc nhiều trạm thu phát cơ sở (BTS). BSC có thể có 10 hay nhiều trạm BTS, và
tất cả đều chịu sự điều khiển của BSC. Trong viễn thông, BSC có một số chức năng quan
trọng như bàn giao, dữ liệu cấu hình di động và kiểm soát tần số vô tuyến (RF Radio
Frequency), mức năng lượng tại các trạm thu phát cơ sở.
3. Trung tâm chuyển mạch di động (MSC)
Trung tâm chuyển mạch di động MSC là một phần của cơ sở hạ tầng viễn thông không
dây, chịu trách nhiệm về định tuyến các cuộc gọi thoại và tin nhắn SMS cũng như các dịch vụ khác.
Việc kết nối trực tiếp mỗi BTS tới MSC mà không thông qua BSC sẽ có một số hệ quả:
- Mất đi quản lý tập trung: BSC thường đóng vai trò quản lý, điều khiển và tối ưu hóa
các trạm BTS. Nếu không thông qua BSC, việc quản lý tập trung này sẽ bị mất, điều này
có thể gây khó khăn trong việc theo dõi và điều chỉnh hiệu suất của mạng. -
Mất đi các chức năng điều khiển: BSC có chức năng điều khiển việc chuyển đổi,
phân phối, và quản lý tài nguyên sóng (như điều chỉnh công suất sóng) giữa các trạm BTS.
Nếu mất BSC, các chức năng này sẽ bị mất, làm giảm khả năng tối ưu hóa mạng và hiệu suất kết nối. -
Khó khăn trong việc quản lý mạng: Mạng sẽ trở nên phức tạp hơn khi phải quản
lý trực tiếp mỗi BTS từ MSC. Điều này có thể làm giảm hiệu suất quản lý mạng và làm
tăng khả năng xung đột và rối loạn trong quá trình kết nối và điều khiển sóng. -
Tăng độ trễ và cảnh báo lỗi: Việc không thông qua BSC có thể tạo ra độ trễ trong
việc truyền thông giữa BTS và MSC, cũng như làm gia tăng số lượng cảnh báo lỗi do việc
quản lý phức tạp hơn và có thể không hiệu quả.
Tóm lại, việc kết nối trực tiếp mỗi BTS tới MSC mà không thông qua BSC có thể gây ra
nhiều vấn đề về quản lý, điều khiển và hiệu suất trong mạng di động. BSC đóng vai trò
quan trọng trong việc tối ưu hóa và quản lý hiệu suất của các trạm BTS trong mạng di động.
12. MSC bao gồm những thành phần nào? Trình bày vai trò của các thành phần đó?
Khái niệm 👍MCS : Trung tâm chuyển mạch di động MCS là một phần của cơ sở hạ tầng
viễn thông không dây,chịu trách nhiệm về định tuyến các cuộc gọi thoại và tín nhắn SMS
cũng như các dịnh vụ khác Bao gồm
Trung tâm chuyển mạch di động (MSC) là một phần cơ bản của mạng điện thoại di động,
chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát lưu lượng cuộc gọi giữa các thiết bị di động và mạng
cố định. MSC được tạo thành từ nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng cụ thể. lOMoARcPSD| 10435767
Bộ điều khiển trạm gốc (BSC)
Bộ điều khiển trạm gốc (BSC) chịu trách nhiệm quản lý các Trạm gốc vô tuyến (ERB)
trong vùng phủ sóng của nó. Nó kiểm soát việc phân bổ tần số, quản lý chuyển giao giữa
các ô và giám sát trạng thái của ERB. BSC được kết nối với MSC thông qua liên kết truyền
thông, thường là kênh truyền số.
Đăng ký vị trí nhà (HLR)
Home Location Register (HLR) là cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về các thuê bao mạng.
Nó chứa thông tin như số điện thoại của thuê bao, gói dịch vụ và vị trí hiện tại của thiết bị
di động. HLR chịu trách nhiệm xác thực người dùng và định tuyến cuộc gọi đến đích chính xác.
Đăng ký vị trí khách truy cập (VLR)
Sổ đăng ký vị trí khách truy cập (VLR) là cơ sở dữ liệu tạm thời lưu trữ thông tin về các
thuê bao hiện đang ở trong một vùng phủ sóng nhất định. Nó được sử dụng để giảm thiểu
lưu lượng mạng, ngăn không cho HLR cần được tư vấn cho mỗi cuộc gọi. VLR được HLR
cập nhật định kỳ để đảm bảo thông tin được cập nhật.
Trạm cơ sở vô tuyến (ERB)
Trạm gốc vô tuyến (ERB) là thiết bị cung cấp vùng phủ sóng tín hiệu cho các thiết bị di
động trong một khu vực địa lý nhất định. Nó bao gồm một ăng-ten và một bộ thu phát
truyền và nhận tín hiệu vô tuyến. ERB được kết nối với BSC thông qua liên kết truyền thông.
13. Mô tả các dịch vụ gọi thoại và tin nhắn trên thiết bị di động? Tại Việt Nam hiện
nay có những loại tin nhắn nào được cung cấp và sử dụng? Các dịch vụ gọi thoại và tin
nhắn trên thiết bị di động:
1.Tin nhắn ngắn (SMS) gửi thông điệp dạng text ngắn <160 kí tự
2.Tin nhắn EMS : Cho phép ĐTDĐ gửi các tin nhắn đặc biệt như âm thanh, hình ảnh đến
các thiết bị không hỗ trợ dưới dạng SMS
3.Tin nhắn đa phương tiên MMS: truyền tin đa phương tiện mà ko giới hạn chỉ kí tựCách
mạng của SMS.-thiết kế để hoạt động với những dịch vụ dữ liệu như GPRS 4.Dịch vụ hỗ trợ giọng nói:
-Hệ thống trả lời thoại tiến hóa: cho phép người sử dụng tương tác vs hệ thống máy tính
bằng giọng nói để yêu cầu xác nhận, chỉnh sửa,... vv thông tin thông qua sử dụng điện thoại.
-Cổng thông tin truy cập qua điện thoại: Là một Ws vs giao diện âm thanh cho phép người
sử dụng truy cập thông tin qua đàm thoại lOMoARcPSD| 10435767
5.Dịch vụ GPRS: hiểu đơn giản: cho phép mọi người truy cập mạng lưới viễn thông chung,
truy cập đa phương tiện 6.Dịch vụ thư điện tử (email).
Tại VN hầu hết các loại tin nhắn trên đều đx cung cấp và sử dụng
14. Liên hệ về yêu cầu của dịch vụ GPRS theo tiêu chuẩn của ETSI với thực tiễn của
dịch vụ này tại Việt Nam.
GPRS là viết tắt của General Packet Radio Service, là một dịch vụ truyền thông không dây
được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị di động và mạng Internet. Tiêu chuẩn
GPRS được đưa ra bởi Viện Tiêu chuẩn Điện tử và Viễn thông Châu Âu (ETSI) và được
áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
ETSI đã đề ra một số tiêu chuẩn cho dịch vụ GPRS nhằm đảm bảo tính tương thích và đáp
ứng yêu cầu của người dùng. Các tiêu chuẩn này bao gồm các đặc tả kỹ thuật về mạng
GPRS, cách thức hoạt động của các thiết bị truyền thông và các giao thức truyền dữ liệu.
Các tiêu chuẩn của ETSI cho dịch vụ GPRS đảm bảo rằng các thiết bị và mạng có thể hoạt
động với nhau một cách hiệu quả, đồng thời cung cấp một trải nghiệm truyền dữ liệu nhanh
chóng và ổn định cho người dùng. Việc đảm bảo tính tương thích và chất lượng của dịch
vụ GPRS là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng về truyền dữ liệu di động.
Tại Việt Nam, dịch vụ GPRS đã được phổ biến và sử dụng rộng rãi bởi các nhà mạng như
Viettel, MobiFone, Vinaphone... GPRS cho phép người dùng truy cập Internet, gửi và nhận
email, duyệt web và tải về các ứng dụng trên điện thoại di động của mình.
Tuy nhiên, tốc độ truyền tải dữ liệu của GPRS tại Việt Nam vẫn còn chậm so với một số
nước khác trên thế giới. Việc cải thiện hạ tầng mạng và nâng cao chất lượng dịch vụ là
điều cần thiết để cải thiện trải nghiệm của người dùng GPRS tại Việt Nam.
15. Trình bày dịch vụ GPS và nguyên tắc hoạt động của GPS? Cho biết ở Việt Nam
hiện nay, có những dịch vụ nào ứng dụng công nghệ GPS? Nêu ví dụ minh họa.
Hệ thống GPS là một công nghệ định vị toàn cầu vô cùng hữu ích, được phát triển và vận
hành bởi Mỹ. Được xem là \"mắt xích\" quan trọng trong việc xác định vị trí trên toàn thế
giới, hệ thống GPS giúp chúng ta dễ dàng xác định đường đi, tìm địa điểm và định vị chính
xác. Với sự hỗ trợ của GPS, chúng ta có thể khám phá và khai thác công nghệ hiện đại một
cách dễ dàng và thuận tiện.
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS lOMoARcPSD| 10435767
Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp dải L1 và L2. (dải L là phần sóng
cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). 1. Dải L1
GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong dải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa
là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như núi và nhà. 2. Dải L2
Chứa hai mã “giả ngẫu nhiên” (pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã
Coarse/Acquisition (C/A). Mỗi một vệ tinh có một mã truyền dẫn nhất định, cho phép máy
thu GPS nhận dạng được tín hiệu. Mục đích của các mã tín hiệu này là để tính toán khoảng
cách từ vệ tinh đến máy thu GPS. 3. Tín hiệu GPS
Chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch.
Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ tinh nào là phát
thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên trang vệ tinh của máy thu Garmin
để biết nó nhận được tín hiệu của quả nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm
trong ngày. Mỗi quả vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho vệ tinh đó
và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái
của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.
Hệ thống GPS có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số ví
dụ về các ứng dụng của GPS tại VN: 1.
Định vị và điều hướng: GPS được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điều hướng
nhưxe ô tô, máy bay, tàu thủy, để xác định vị trí hiện tại và đường đi tốt nhất đến điểm
đến. Nó giúp người dùng tránh lạc đường và tiết kiệm thời gian di chuyển. 2.
Định vị và bảo vệ: GPS cũng được sử dụng để giám sát và bảo vệ các tài sản
quantrọng. Ví dụ, trong lĩnh vực vận tải và logistics, GPS giúp theo dõi và quản lý việc
vận chuyển hàng hóa. Trong việc bảo vệ tài sản cá nhân, GPS cung cấp công cụ để tìm
kiếm và khôi phục lại thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp. 3.
Quản lý thời gian làm việc và dự án: GPS cung cấp thông tin về thời gian và vị trí
củanhân viên trong các công việc di động. Nó giúp các công ty quản lý thời gian làm việc
của nhân viên và cải thiện hiệu suất làm việc. Ngoài ra, GPS cũng có thể được sử dụng để
giám sát tiến độ dự án và định vị các nguồn lực. 4.
Thể thao và giải trí: GPS cung cấp các tính năng như theo dõi tốc độ, quãng đường,
vàđo lường các chỉ số sức khỏe. Nó có thể được sử dụng trong các ứng dụng thể thao như
chạy bộ, đạp xe, bơi lội để theo dõi và nâng cao hiệu suất vận động viên. 5.
Du lịch và khám phá: GPS cung cấp thông tin về vị trí, điểm đến và hướng dẫn du
lịchcho người dùng. Nó có thể hướng dẫn du khách trong các kỳ nghỉ, chuyến đi khám phá
và giúp họ khám phá các địa điểm mới một cách dễ dàng. lOMoARcPSD| 10435767 CHƯƠNG 3
1. Anh (chị) hãy nêu các ứng dụng tiêu biểu của TMDĐ? Theo anh (chị) ứng dụng
nào được dùng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay?
Ngân hàng di động: Ứng dụng này cho phếp người dùng hoàn thành các giao dịch liên
quan đến ngân hàng, ví dụ như: kiểm tra tình trậng tải khoản, €huyển tiền và bán cô phiếu
thông qua thiết bị di động, không phụ thuộc vào vị trí người dùng hiện tại. (Được sử dụng
phổ biến nhất tại VN sau đại dịch covid 19)
Giải trí di động: Ứng dụng này.bao gồm các địch vụ giải trí trên thiết bị di động, ví dụ :
nhạc chuông, bài hát và video. Bên cạnh đó, nó cồn hát triển sang mảng dịch vụ tương tác
như cá cược, chơi game, hẹn hò và trỏ chuyện.
Thông tin di động dịch vụ" Ứng dụng này đề cập đến các dịch vụ theo yêu cầu trên nền
ĐTDĐ. Ví dụ: dịch vụ cập nhật thông tỉn tải chính, chính trị, thể thao, du lịch, truy cập vào
công cụ tìm kiếm và văn phòng di động.
Quảng cáo di động: Ứng dụng này đề cập đến các dịch vụ dựa trên CNTT di động, cung.
cấp cho các công ty những công cụ sáng tạo mới. Ví dụ: quảng cáo và giữ chân khách hàng,
cải thiện dịch vụ sau bán hàng, xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực và hiện
đại,nghiên cứu thị trường. Thiết bị di động thực hiện tắt cả các điều trên như một kênh
tương tác đơn giản và tiết kiệm chỉ phí.
Bán lẻ: Ứng dụng này cho phép các gói dịch vụ của ĐTD xử lý các giao địch liên quan
đến hoạt động mua hàng. Người dùng có thê mua sản phẩm theo một danh mục hàng hóa
được. truy cập từ một thiết bị di động. Các sản phâm được mua không nhất thiết phải là sản phẩm số hóa.
Bán vé di động: Ứng dụng này đề cập đến một thực tế là một số dịch vụ phải trả tiền
trước khi được sử dụng. Ví dụ như di chuyên trên các phương tiện giao thông công cộng,
tham. dự một sự kiện văn hoá, rạp chiếu phim. Ứng dụng này đảm bảo người dùng được
mua quyền sử dụng hoặc quyền tham dự một địa điểm bắt kỳ thông qua thiết bị đi động,
thay thế vé giấy thông thường. Vé được gửi theo hình thức kỹ thuật số cho các thiết bị di động.
Các dịch vụ bưu chính Viễn thông: Bưu chính viễn thông là sự liên kết liên thông với
CNTT. Vận tải đã trở thành ngành chính cho các dịch vụ của ứng dụng này. 2.
Trình bày các dịch vụ của tài khoản di động? Hiện nay tại Việt Nam, việc quản
lývà vận hành tài khoản di động của các ngân hàng thương mại nói chung cung cấp
các dịch vụ cụ thể gi? Cho ví dụ minh họa? Tài khoản di động
Vận hành tài khoản
Quản lý tài khoản
Nhận tiền kiều hối và chuyển tiền Quản lý truy cập
Lệnh chuyển tiền cho thanh toán hóa đơn Thay đổi hoạt động của tài khoản lOMoARcPSD| 10435767
Chuyển tiền cho tài khoản phụ Ngăn chặn thẻ bị mất
Đăng kí chính sách bảo hiểm Yêu cầu phát hành séc Ví dụ: Viettel
Tiền trong tài khoản di động Viettel người dùng thực hiện được các dịch vụ thanh toán hay
chuyển tiền đến số điện thoại, tài khoản ngân hàng của người khác, thanh toán hoá đơn,
đặt vé máy bay,… Tiền di động là cách để mọi người giao dịch tiền với nhau thông qua tiền trên sim của mình. •
Tiêu dùng viễn thông: Chỉ áp dụng với thuê bao trả trước sử dụng như tài khoản
gốc bình thường dùng để gọi nội mạng Viettel, ngoại mạng, nhắn tin, đăng ký 4G
của Viettel, các dịch vụ GTGT…). •
Tiêu dùng các dịch vụ tài chính, thanh toán ngoài viễn thông: Áp dụng cho cả trả
trước và trả sau có thể Chuyển tiền/ nhận tiền/ nạp tiền/ rút tiền/ thanh toán dịch vụ,
mua sắm hàng hóa… (Tương tự tài khoản ngân hàng, tài khoản ViettelPay). 3.
Trình bày các dịch vụ của trung gian môi giới di động? Tại Việt Nam hiện nay
đãxuất hiện trung gian môi giới di động chưa? Nếu cỏ, cho ví dụ minh họa?
Trung gian môi giới di động: Các dịch vụ liên quan đến các hoạt động giao dịch chứng
khoản thông qua thiết bị di động
Trung gian môi giới di động Vận hành tài khoản Quản lý tài khoản
Bán và mua các phương tiện tài cính Quản lý truy cập Quản lý khách hàng
Trung gian môi giới di động luôn kết hợp với các dịch vụ tài chính di động.
Có thể lấy ví dụ về các sàn trung gian môi giới có thể truy cập trên thiết bị di động như F88, NHACAI.COM, vvv
Ngoài ra còn có thể thấy dịch vụ trung gian này trong các app ngân hàng,như mua cổ
phiếu, trái phiếu chính phủ, mua chứng khoán.
Lấy ví dụ ngân hàng số: Agri, Teach, MB,....
Mobile money: Viettel money, vvvv 4.
Trình bày các dịch vụ của thông tin tài chính di động? Tại Việt Nam hiện nay
cónhững ngân hàng nào đã cung cấp dịch vụ thông tin tài chính di động? Cho ví dụ ít nhất 3 ngân hàng?
Thông tin tài chính di động được hiểu là các thông tin dựa trên các dịch vụ ngân hàng và
tài chính, thông tin tài chính di động không có bản chất giao dịch lOMoARcPSD| 10435767
Dịch vụ thông tin tài chính di động
Thông tin tài khoản:
-Truy vấn số dư và những giao dịch gần nhất
-Yêu cầu sao kê tài khoản -Cảnh báo ngưỡng
-Trạng thái sec, chi phiếu trả lại -Thông tin thẻ tín dụng
-Thông tin chi nhánh và địa chỉ atm -hotline
-Thông tin về trạng thái hoàn thành giao dịch
Thông tin thị trường
-Thông tin tỉ giá hối đoái
-Tỉ lệ ls đặc thù nh/tt -Giá cả hàng hóa
-Báo cáo và báo giá thị trường chứng khoán
-Thông tin sản phẩm và chào hàng sản phẩm
Mọi ngân hàng tại VN đều cung cấp tài chính di động: VD : AGRI, MB. Teachcombank
5. Hãy nêu các ứng dụng của TMDĐ trong lĩnh vực giải trí? Theo anh (chị), ứng
dụng nào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay? Tại sao?
1.Trò chơi trên di động: sẵn trên thiết bị hoặc tải về (phổ biến hiện nay-GT)
2.Tải bài hát và nhạc chuông
3.Tải Video và hình ảnh số
4.Truyền hình di động: bắt nguồn từ video call 6.
Phân loại các loại trò chơi trên thiết bị di động? Tại Việt Nam có các hình
thức tảitrò chơi di động nào? Cho ví dụ minh họa?
Có 2 loại :Sẵn trên thiết bị hoặc tải về (Phần này mn chém đx ) 7.
Nêu các mục tiêu bổ sung của âm nhạc di động? Tại sao nói rằng năm 2003
lànăm mang tính đột phá đối với các dịch vụ âm nhạc trực tuyến? lOMoARcPSD| 10435767
Năm 2003 là năm đột phá đối với các dịch vụ âm nhạc trực tuyến vì:
-Các công ty thu âm độc lập cho phép tải hàng ngàn bản nhạc hợp pháp tại CÂ
-Theo Nielsen, SUM( DT tải nhạc ở MỸ ½ cuối năm)=19,2 tr
=> dịch vụ tải nhạc khiến các đĩa đơn bán chạy hơn
-Iturness Music store thành công góp phần khiến các dịch vụ nhạc trực tuyến khác phát triển
-Lĩnh vực này tăng trưởng hết sức cạnh tranh khi các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo các
kênh phân phối mới thông qua hàng loạt các thỏa thuận hợp tác”
Trong lĩnh vực cung cấp băng thông rộng: ïTurnes và AOL, Rhapsody và Comcast. +
Trong lĩnh vực sản xuất phần cứng: Musicmatch và Dell, NapSter và Samsung.
+ Các nhãn hiệu đã được thiết lập: iTumes và Pepsi, RealPlayer Music Store và RollingStone.com
+ Trong lĩnh vực tô chức giáo dục: Napster và Đại học Bang Penn.
8. Nêu các cách thức để tải video và hình ảnh số về điện thoại di động? Theo anh (chị)
cách thức nào giúp người sử dụng thực hiện dễ dàng hơn?
Đối với dịch vụ tải hình ảnh bao gồm cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động, có ba cách thức
thực hiện đối với thiết bị di động như sau: lOMoARcPSD| 10435767
Cách thứ nhất là sử dụng tin nhắn ngắn SMS để soạn tin theo mẫu gửi tới một tổng đài đã
được xác định trước của nhà cung cấp dịch vụ để tải về hình ảnh đã lựa chọn. Tin nhắn là
mất phí đã được quy định sẵn
Cách thứ hai người dùng truy cập vào kho ứng dụng của nhà cung cấp thiết bị di động để lựa chọn và tải.
Cách thứ ba là người dùng truy cập những website chuyên cung cấp dịch vụ tải hình ảnh
số và thực hiện tải về thiết bị di động. Cách này có thể thực hiện tùy theo từng website và
với từng hình ảnh được miễn phí hoặc phải trả tiền
Cách sử dụng tin nhắn SMS có thể được coi là đơn giản và thuận tiện nhất cho nhiều người vì:
Việc sử dụng tin nhắn SMS thường đơn giản và không đòi hỏi người dùng phải cài đặt
thêm ứng dụng hoặc truy cập website. Chỉ cần soạn tin nhắn theo mẫu và gửi đi là có thể tải hình ảnh.
Không yêu cầu kết nối internet: Người dùng không cần phải có kết nối internet ổn định
như khi truy cập website, điều này có thể là lợi ích lớn khi ở những vùng có tín hiệu mạng không ổn định.
Tích hợp với mô hình thanh toán hiện tại: Nếu chi phí đã được quy định sẵn và khấu trừ
trực tiếp vào tài khoản di động, điều này có thể làm cho quá trình thanh toán trở nên thuận lợi.
9. Trình bày về một dịch vụ truyền hình di động mà anh (chị) biết tại Việt Nam? Nêu
cách thức tiến hành cài đặt dịch vụ đó?
FPT Play là một dịch vụ truyền hình trực tuyến của FPT Telecom, cung cấp nhiều nội dung
giải trí đa dạng, bao gồm phim, chương trình truyền hình, thể thao, và các kênh truyền hình
trong và ngoài nước. Nó không chỉ hoạt động trên các thiết bị di động mà còn trên các nền
tảng khác như Smart TV, máy tính bảng, và máy tính cá nhân.
Cách thức tiến hành cài đặt:
Trên thiết bị di động:
Bước 1: Mở cửa hàng ứng dụng trên thiết bị di động Bước
2: Tìm kiếm "FPT Play" trong cửa hàng ứng dụng.
Bước 3: Tải ứng dụng FPT Play về điện thoại.
Bước 4: Sau khi tải xong, mở ứng dụng và đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản mới.
Bước 5: Chọn nội dung bạn muốn xem và bắt đầu trải nghiệm dịch vụ.
Trên máy tính hoặc Smart TV:
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của FPT Play hoặc tìm kiếm ứng dụng trên cửa
hàng ứng dụng của Smart TV.
Bước 2: Tải và cài đặt ứng dụng FPT Play.
Bước 3: Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản. lOMoARcPSD| 10435767
Bước 4: Chọn nội dung và bắt đầu xem truyền hình trực tuyến 10.
Nêu các dịch vụ của thông tin di động? Hiện nay ở Việt Nam có những dịch
vụthông tin di động nào? Cho ví dụ minh họa?
Các dịch vụ thông tin di động: •
Cung cấp thông tin về tài chính, thể thao và thời sự •
Cung cấp các thông tin về du lịch •
Cung cấp các chỉ dẫn theo yêu cầu
Các dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam •
Dịch vụ truy vấn thông tin di động của Vinaphone
Danh sách các dịch vụ được Vinaphone cài đặt mặc định trên sim Vinaphone 64K và 128K
nên khách hàng không cần cài đặt gì thêm. Khách hàng chỉ cần truy cập vào IOD (bấm vào
biểu tượng Vinaphone và sử dụng. Các dịch vụ tra cứu thông tin được chia thành nhiều
chuyên mục như Bóng đá, kết quả xổ số, chứng khoán, bản tin, chương trình TV, Phim
rạp, Truyện cười,... đã được cài đặt sẵn trên thanh dịch vụ. VD để lấy thôn tin về kết quả
xổ số kiến thiết miền Bắc, khách hàng thực hiện như sau: truy cập “VinaPhone” >
“Info360” > “Ket qua xo so” > “Kien thiet MB” > “Nhập ngày tháng cần tra kết quả, ngày
24/12/2023. Sau đó hệ thống sẽ gửi thông tin kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc ngay
24/12/2023 bằng tin nhắn SMS về điện thoại của khách hàng với cước phí 500VNĐ/bản tin. •
Cung cấp các thông tin về du lịch
VD: Dịch vụ cung cấp thông tin chuyến đi, hành trình du lịch RailTime. RailTime thông
báo cho hành khách về thời gian đi và đến, lập kế hoạch cho các hoạt động kỹ thuật và các
sự cố tai nạn trên mạng thông qua các màn hình lớn hiển thị tất cả các chuyến tàu khởi
hành, các màn hình khác cung cấp thông tin chi tiết về các điểm đến, các loại tàu khác
nhau, thời gian, tuyến đường và sự chậm trễ. •
Cung cấp các chỉ dẫn theo yêu cầu
VD dịch vụ cung cấp thông tin chỉ dẫn theo yêu cầu của tổng đài 9249
ATM: Máy ATM của ngân hàng bất kỳ gần nhát
BENHVIEN: Cơ sở y tế gần nhất
SIEUTHI: Siêu thị gần nhất …
Cách thức sử dụng tin nhắn ngắn SMS được xem là hình thức phổ biến nhất tong các hình
thức cung cấp chỉ dẫn theo yêu cầu. Người dùng thiết bị di động chỉ cần soạn tin nhắn theo
mẫu rồi gửi tới một tổng đài xác định để nhận được thông tin mong muốn. 11.
Trình bảy các lợi ích của hệ thống thông tin PIS trong giao thông công cộng?
TạiViệt Nam hiện nay đã có dịch vụ này chưa?
Lợi ích của hệ thống thông tin hành trình Hành khách (PIS - Passenger Information System)
trong giao thông công cộng lOMoARcPSD| 10435767 •
Tăng lưu lượng hành khách bằng cách thông báo cho hành khách về thời gian biểu
và khoảng thời gian di chuyển của tàu ở chế độ trực tuyến, hướng đi của tàu, điều
này cho phép nâng cao hiệu quả của dịch vụ hành khách; •
Hồi đáp nhanh chóng đối với các tình huống khẩn cấp trong khi tàu chuyển động
(không hoạt động như mong muốn, tai nạn, vv), tự động điều chỉnh lịch trình giao
thông và thông báo cho hành khách về những thay đổi này; •
Tạo ra trung tâm giám sát chung PIS, cho phép kiểm soát trực tiếp các thông tin
hiển thị trên màn hình thông tin hành khách (PID – Màn hình hiển thị thông tin hành
khách) và thực hiện theo dõi hoạt động của màn hình ở chế độ trực tuyến. 12.
Trình bày các cách thức thực hiện của mobile marketing? Cho ví dụ minh
họacủa các hình thức này tại Việt Nam hiện nay?
Mobile marketing thông qua tin nhắn ngắn SMS:
Mobile marketing thông qua tin nhắn đa phương tiện MMS: có thể chứa một slideshow
của hình ảnh, văn bản, âm thanh và video. Nội dung di động được phân phối thông qua
MMS. Hiện nay tất cả các điện thoại mới đều được sản xuất với màn hình màu có khả năng
gửi và nhận tin nhắn MMS tiêu chuẩn
Mobile marketing trên trò chơi
Marketing trên web di động 13.
Nêu các hiểu biết của anh (chị) về marketing trực tiếp hướng đối tượng? Cho
vídụ minh họa của phương pháp này tại Việt Nam hiện nay?
Biết vị trí hiện tại của người sử dụng ĐTDĐ sở thích của họ hoặc thói quen lướt web, các
nhà quảng cáo có thể gửi tin nhắn quảng cáo được thiết kế cho các thiết bị không dây.
Quảng cáo dựa trên vị trí (sử dụng GPS) thông báo cho một người mua về các cửa hàng,
trung tâm thương mại, và các nhà hàng gần địa điểm của chủ sở hữu thiết bị. Nói một cách
khác, các nhà quảngcáo biết chính xác thông điệp quảng cáo được gửi tới khách hàng nào
và vị trí của khách hàng đó ở đâu. Nếu các nhà cung cấp mạng biết được các mối quan tâm
và tính cách của một người sửdụng ĐTDĐ thì họ có căn cứ để lựa chọn sử dụng phương
pháp quảng cáo di động "đẩy" hoặc "kéo" cho mỗi người dùng hoặc một nhóm người sử
dụng (phân khúc thị trường).
Hiện tin nhắn SMS là công nghệ chính được sử dụng để cung cấp quảng cáo cho ĐTDĐ.
Tuy nhiên, khi băng thông không dây rộng, nội dung quảng cáo gắn âm thanh, hình ảnh,
và video clip sẽ được tạo ra cho người dùng cá nhân với nhu cầu và lợi ích đặc thù riêng.
Một chiến dịch quảng cáo ĐTDĐ nên được thực hiện một cách cẩn thận.
Ví dụ: Một người sử dụng di động đã từng tới các câu lạc bộ đêm tại Đà Nẵng. Mỗi khi
vào lại Đà Nẵng sẽ nhận được thông báo từ câu lạc bộ đó về chương trình được tổ chức tối
ngày hôm đó. VD: thông báo từ TV Club cho khách hàng trên thiết bị di động: “Tối nay,
24/12 TV Club tổ chức chương trình ca nhạc với sự góp mặt của nam ca sĩ Hieuthuhai.
Ngoài ra hàng đêm TV Club áp dụng chương trình khuyến mại 1 tặng 1, 2 tặng 1 cho tất lOMoARcPSD| 10435767
cả các loại rượu, 12 tặng 6 cho tất cả các loại bia, tặng phần quả trị giá 2290 khi anh chị tổ
chức sinh nhật với bản 5 người trở lên. LH đặt bàn 0345578961. Trân trọng kính mời!” 14.
Nếu các hiểu biết của anh (chị) về marketing thông qua tổ chức các sự kiện
trênthiết bị di động? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay?
Tổ chức các sự kiện trên di động là một trong những hình thức của marketing rất phổ biến
tại Châu Âu và Châu Á. Các công ty tổ chức sự kiện thông qua các sự kiện này để quảng
bá hình ảnh, thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp và các doanh nghiệp có liên quan.
Ứng dụng tổ chức sự kiện trên di động phổ biến nhất là tổ chức các sự kiện đấu giá hoặc
tham gia gameshow trên thiết bị di động. Thông qua các sự kiện này, các công ty quảng
cáo hình ảnh thương hiệu và thu hút sự chú ý của người dùng di động cao hơn so với các
quảng cáo thông thường khác. Nguyên nhân là vì người dùng được trực tiếp tham gia vào
các hình thức của sự kiện, trong đó học là nhân vật chính. 15.
Phân tích các cách thức cơ bản tiến hành mua sắm hàng hóa, dịch vụ sử
dụngthiết bị di động? Liên hệ thực tiễn các ứng dụng này tại Việt Nam?
Cách thức thứ nhất: người dùng dử dụng trình duyệt trên các thiết bị di động thông minh
có kết nối 3G, 4G chuẩn để truy cập website bán hàng, lựa chọn và tiến hành thanh toán
tương tự như trên thiết bị máy tính cá nhân
Cách thức thứ hai: người dùng sử dụng ứng dụng được cài sẵn trên thiết bị di động thông
minh được cung cấp bởi mộ số nhà sản xuất thiết bị di động như Apple, Samsung,... để tiến
hành mua sắm. Hiện nay hình thức này được nhiều nhà sản xuất thiết bị di động phát triển
hoặc chính các website bán hàng tự phát triển thành một ứng dụng riêng cho người dùng
mua sắm trên các thiết bị di động như Amazon.com hay Ebay.com.
Cách thứ ba: người sử dụng dịch vụ cơ bản là gọi thoại va nhắn tin theo mẫu tới một tổng
đài được yêu cầu để tiến hành mua sắm phục vụ nhu cầu cá nhân Liên hệ Việt Nam
Đi siêu thị bằng Zumsale công ty Mideal Việt Nam
Trong khi sự xuất hiện của các siêu thị truyền thống đã trở nên thông dụng và bão hòa thì
những khó khăn mà người tiêu dùng gặp phải vẫn chưa được giải quyết. Họ vẫn phải chờ
hàng giờ cho việc gửi xe, thanh toán, đợi hàng. Nắm bắt sự tiện dụng do các thiết bị di
động thông minh mang lại, và để mở hướng mới cho việc mua hàng qua các thiết bị này.
Công ty Mideal đã phát triển phần mềm Zumsale giải pháp mang lại lợi ích cho các hãng
bán lẻ và người tiêu dùng
Với việc cung cấp những dịch vụ bán hàng, thanh toán qua ĐTDĐ có nổi mạng, ZumSale giúp người tiêu dùng:
+ Lựa chọn được siêu thị gần nhất, xem được thông tin cần thiết về sản phẩm (giá cả, chất lượng,...).
+ Quản lý chỉ tiêu của gia đình thông qua việc lên danh sách và đặt lịch mua sắm.
+ Chia sẻ, mua hộ, mua nhóm để tăng chiết khấu.
+ Thanh toán trực tuyến hoặc tại nhà tiện lợi. lOMoARcPSD| 10435767
ZumSale cũng là giải pháp giúp các hãng bán lẻ tiết kiệm chi phí mặt bằng, quầy thu ngắn,
tăng khả năng bán hàng, đồng thời là cầu nối đắc lực với khách hàng, giúp quản lý thông
tin khách hàng từ đó có chiến lược marketing hợp lý nhất. Cùng với việc các thiết bị thông
minh đang ngày càng phổ biến và nhu cầu mua hàng qua mạng của người tiêu dùng ngày
càng cao, ZumSale thu hút được sự tham gia của nhiều hệ thống siêu thị, trở thành một
siêu thị trực tuyến đa dạng đáp ứng nhu cầu mua sắm của mọi người. 16.
Trình bày cách thức hoạt động của hệ thống bán vé di động? Hiện nay tại
ViệtNam đã xuất hiện hoạt động bán vé di động chưa? Nếu có cho ví dụ minh họa?
Hoạt động của hệ thống bán vé di động đều bao gồm 5 bước cơ bản sau đây:
B1. Khách hàng đặt vé thông qua website, gọi điện thoại tới một tổng đài được yêu cầu
hoặc gửi tin nhắn SMS và lựa chọn về di động.
B2. Một mã vạch duy nhất được tạo ra và được gửi vào ĐTDĐ của khách hàng thông qua
tin nhắn SMS, MMS hoặc trình duyệt di động.
B3. Khách hàng nhận được vẻ di động của họ ngay lập tức.
B4. Về di động được quét tại địa điểm tổ chức hoặc cổng soát vé.
B5. Thông tin vẻ di động được truyền tự động đến một cơ sở dữ liệu của tổ chức để xác
thực theo thời gian thực 17.
Hoạt động của hệ thống bán vé di động được tiến hành chủ yếu thông qua
cáchình thức nào? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?
Hoạt động của hệ thống bán vé di động được tiến hành chủ yếu thông qua một số hình thức sau: •
Vé di động qua tin nhắn SMS
Vẻ di động mua thông qua SMS thường được thực hiện bằng cách gửi một tin nhắn SMS
có chứa một đoạn mã ngắn cho một số dịch vụ.
Giá vé được thêm vào hóa đơn sử dụng dịch vụ di động hoặc ghi nợ từ dịch vụ trả trước
thông qua thanh toán tin nhắn SMS (bằng cách khấu trừ vào tài khoản trả trước). Phương
pháp khác để thanh toán vé di động là sử dụng một chiếc ví di động cho phép người dùng
điện thoại chứa đựng thẻ tín dụng của họ, nhưng giới hạn của hình thức thanh toán này là
tần suất sử dụng thấp trong số các loại phương thức thanh toán cho đến nay. Vé di động qua tin nhắn MMS
Vé sử dụng tin nhắn MMS bao gồm các tập tin âm thanh và đồ họa (ví dụ như một biểu
tượng, hoặc một đoạn trích từ một buổi hòa nhạc) và kích thước lên đến 100kb, và bao
gồm một mã vạch đặc biệt để kiểm tra khi ra vào cửa. •
Mua vé di động bằng sử dụng trình duyệt trên website hoặc sử dụng một ứng dụng di động
Vé di động được bán bằng cách người dùng sử dụng trình duyệt hoặc sử dụng một ứng
dụng di động được cài đặt sẵn trên thiết bị di động để tiến hành mua như mua một sản
phẩm cụ thể trên máy tính cá nhân. Cách thức này là một lựa chọn cho vẻ ĐTDĐ, cho phép
người dùng thiết lập một tài khoản và tùy chọn cách thức thanh toán... Sau đó người dùng
có thể tải vẻ về trên thiết bị di động của mình. lOMoARcPSD| 10435767 CHƯƠNG 4
1. Trình bày những rủi ro cơ bản trong TMDĐ? Rủi ro nào phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam?
* Các đoạn mã nguy hiểm 1. Con ngựa thành Tơ roa
Con ngựa thành Tơ roa là một loại phần mềm độc hại thường ẩn mình, giả danh những
chương trình có ích, nhằm lừa người dùng kích hoạt chúng. Nó có chức năng hủy hoại
tương tự virus máy tính hoặc chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính
bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng.
Đây không phải là một loại Virus bởi không có khả năng tự nhân bản, nhưng chính nó lại
tạo cơ hội để các loại Virus nguy hiểm khác xâm nhập vào hệ thống máy tính.
2. Virus là những đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và lây nhiễm chính bản thânchúng
vào các đối tượng khác. Một số dạng phổ biến của Virus: Virus macro, Virus tệp và Virus script. 3. Sâu máy tính (Worm)
Worm là một loại virus có khả năng lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác. Một
worm có khả năng tự nhân bản mà không cần người sử dụng hay các chương trình phải
kích hoạt nó. Lây nhiễm rất nhanh qua thư điện tử bằng cách tự gửi bản sao của mình tới
50 địa chỉ thư điện tử đầu tiên trong số địa chỉ Microsoft Outlook của người sử dụng . 4. Bad Applet
Bad Applet là một chương trình ứng dụng nhỏ được nhúng trong một phần mềm thực hiện
một nhiệm vụ cụ thể, thí dụ như Cardfile và Calculator có sẵn trong Microsoft Windows
hay các Java applet và các trình điều khiển ActiveX chạy trong các chương trình duyệt
Web làm tăng khả năng tương tác của các website.
Các Bad Applet có thể coi là những đoạn mã di động nguy hiểm (Malicious Mobile Code),
bởi khi người sử dụng tìm kiếm thông tin hoặc tải các chương trình từ một website có chứa
Bad Applet, nó sẽ lây sang hệ thống của người sử dụng và ảnh hưởng tới các chương trình
hoạt động trên hệ thống này.
* Rủi ro phổ biến nhất tại Việt Nam
Sâu máy tính hiện đang là phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Khác với virus không thể tự
kích hoạt tấn công nếu không có sự tác động của người dùng vào tập tin đính kèm. Sâu
máy tính có khả năng hoạt động độc lập, tự nhân bản mà không cần kích hoạt, tự phát tán,
tự lây nhiễm qua môi trường Internet, qua các mạng ngang hàng hoặc qua các dịch vụ chia
sẻ, tải ứng dụng miễn phí.
2. Phân tích những vấn đề đặt ra đối với bảo mật trong TMDĐ? Theo anh (chị) vấn
đề nào là quan trọng nhất hiện nay?
1. Các yêu cầu từ phía người sử dụng
Với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống truyền thông di động toàn cầu, tích hợp thiết
bị di động và tăng cường giao dịch qua tin nhắn, từ tải nền, nhạc chuông đến dịch vụ ngân lOMoARcPSD| 10435767
hàng di động, bảo mật không kịp theo kịp, tạo lỗ hổng cho virus và phần mềm độc hại tấn công.
+ Được bảo vệ trước các nguy cơ lừa đảo trên mạng:
Hiện nay, đối với các dịch vụ ứng dụng ngân hàng di động, mức độ bảo mật cũng là vẫn
đề rất lớn ngăn cản người dùng.
Đứng trước thực tế bùng phát các loại hình dịch vụ trên nền di động, khiến người dùng khó
nắm bắt thông tin chính xác về các câu lệnh củ pháp, phân biệt đầu số và cách thức tiến
hành. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng những gian lận từ ĐTDĐ sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
+ Được bảo mật các thông tin thanh toán:
Nếu như virus máy tính không thể trực tiếp lấy tiền từ máy tính của người sử dụng, chúng
phải thực hiện một số bước như đánh cắp số tài khoản ngân hàng. Điều này khá đơn giản
đối với virus ĐTDĐ chỉ bằng một cuộc gọi hoặc tin nhắn.
Cùng với sự phát triển của truyền thông di động 3G, người sử dụng sẽ dễ dàng truy nhập
Internet chỉ bằng một vài phím bấm trên ĐTDĐ. Điều này làm gia tăng các nguy cơ tấn
công của virus đối với ĐTDĐ.
Bên cạnh đó, tâm lý chung của người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, luôn nghĩ rằng ĐTDĐ
là vật dụng cá nhân. Vì thế họ lưu trữ rất nhiều dữ liệu quan trọng, thậm chí riêng tư ngay
trên điện thoại của mình.
Chính điều này tạo ra một sự nguy hiểm khôn lường khi khả năng đánh cắp các mật khẩu
truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến là hoàn toàn hiện hữu. Đồng nghĩa với việc tài
khoản của khách hàng có thể bị truy cập và thanh toán hay chuyển khoản một cách bất hợp pháp.
Vì công nghệ bảo mật cho ĐTDĐ chưa được các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật quan tâm,
trong khi ý thức của đại bộ phận khách hàng chưa cao, chưa có tính chủ động tự bảo vệ
nên đã tạo ra thách thức rất lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ. +
Được bảo vệ trước các cuộc tấn công DOS (Denial of Service), DDOS (Distributed Denial of Service):
Có rất nhiều cuộc tấn công nhằm vào hộp thư của khách hàng, người sử dụng nhằm làm
quả tải dung lượng khiến cho khách hàng không thể nhận được các thư sau. Thay vào đó,
các tin tặc (hacker), kẻ tấn công sẽ là những người nhận email, thư SMS,... và nắm được
toàn bộ các nội dung đó.
b.Các yêu cầu từ phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ +
Bảo vệ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài:
Trước thực tế có quá nhiều các cuộc tấn công làm tê liệt và gián đoạn hoạt động của các
website, trong đó phổ biến nhất là các website TMĐT. Hiện nay, có ba cách thức tấn công
phổ biển nhất vào các website mà các tin tặc thưởng tiến hành: tấn công thay đổi giao diện
(deface), tấn công từ chối dịch vụ, tấn công từ chối dịch vụ phân tán.
+ Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch:
Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia kinh tế thì tác nhân quan trọng nhất đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là tạo lập được niềm tin cho các chủ thể khi tham gia lOMoARcPSD| 10435767
giao dịch. Như vậy mới thu hút được đông đảo khách hàng tham gia giao dịch trên website
của mình. Để làm được điều này, các website phải sử dụng những phương pháp kỹ thuật
đặc biệt như: bảo mật thông tin thanh toán, xác thực và toàn vẹn dữ liệu với khách hàng,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia.
c. Yêu cầu về bảo mật tử cả hệ thống người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ Có thể
nhận thấy từ cả người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ chân chính đều yêu cầu quá trình
giao tiếp, cung cấp dịch vụ của mình phải diễn ra trong vòng an toàn, đảm bảo tính riêng
tư, tính bí mật và quyền kiểm soát các thông tin tài chính cá nhân. Vì vậy từ cả hệ thống
người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Tính bí mật: Đảm bảo cho quá trình giao tiếp, truyền phát và lưu trữ dữ liệu trên
thiết bị di động giữa người dùng với nhà cung cấp dịch vụ phải được đảm bảo bí
mật, không bị người thứ ba can thiệp hay lợi dụng. Dù thông tin có thể bị chặn dò,
nhưng không thể nào đọc được, hiểu được. giao tiếp.
+ Tính toàn vẹn: Cho phép phát hiện sự sửa đổi nội dung hay thông tin truyền phát hoặc
+ Tính sẵn sàng: Đảm bảo cho người dùng truy cập vào các thông tin hoặc tài
nguyên bất cứ khi nào cần thiết. Hay nói cách khác là những thông tin hoặc tài
nguyên cần thiết sẽ luôn được các nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng cung cấp vào bất
cứ khi nào người dùng cần.
Theo tôi, vấn đề bảo mật thông tin thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong bảo mật
thương mại di động hiện nay. •
Về phía người sử dụng, thông tin thanh toán là những thông tin nhạy cảm, có giá trị
cao, bao gồm số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng, mã OTP,... Nếu bị lộ, người
dùng có thể bị mất tiền, bị lừa đảo, thậm chí là bị đe dọa tính mạng. •
Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin thanh toán là yếu tố quan
trọng để tạo dựng lòng tin với khách hàng. Nếu không bảo vệ được thông tin thanh
toán của khách hàng, doanh nghiệp sẽ mất đi khách hàng, thậm chí là bị kiện tụng. •
Về phía xã hội, bảo mật thông tin thanh toán là vấn đề liên quan đến an ninh kinh
tế quốc gia. Nếu thông tin thanh toán bị lộ, có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Các cuộc tấn công đánh cắp thông tin thanh toán ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Các
tin tặc có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tấn công, bao gồm: •
Tấn công phishing: Tin tặc gửi email hoặc tin nhắn giả mạo giả làm ngân hàng, nhà
cung cấp dịch vụ,... để lừa người dùng cung cấp thông tin thanh toán. •
Tấn công malware: Tin tặc cài đặt phần mềm độc hại (malware) lên thiết bị di động
của người dùng để đánh cắp thông tin thanh toán. lOMoARcPSD| 10435767 •
Tấn công zero-day: Tin tặc khai thác lỗ hổng bảo mật chưa được biết đến để đánh cắp thông tin thanh toán.
3. Phân tích các khía cạnh khác nhau của bảo mật trong TMDĐ? Cho ví dụ liên hệ tại Việt Nam? 1. Quyền truy cập
Kiểm soát truy cập là quá trình tin cậy nhằm đảm bảo chỉ có những người được cấp phép
mới có quyền truy cập vào hệ thống và đảm bảo họ có quyền được sử dụng hệ thống.
Những người sử dụng được cấp phép truy cập đến các máy chủ, các chương trình mà họ
có thể khởi động, các tài liệu được sao chép, xóa, mở, sửa chữa và di chuyển. Tuy nhiên
một số tài liệu hạn chế sự truy cập vào hồ sơ cá nhân của đồng nghiệp thì người sử dụng
không thể điều chỉnh, thay đổi hoặc xem các thông tin đáng tin cậy.
Một quá trình kiểm soát truy cập cơ bản là duy trì việc kiểm tra quá trình truy cập thành
công hoặc không thành công, và cảnh báo nhà quản trị về các lỗi lặp lại. Một quá trình cao
cấp là kiểm soát được các mức độ sử dụng và cảnh báo khi những người sử dụng truy cập
vào hệ thống với tần suất không bình thường.
Xác thực/nhận diện đối với một hệ thống là quá trình các thành viên hoặc người dùng sử
dụng yếu tố được cung cấp để hệ thống nhận diện họ là ai. Ví dụ như cung cấp cho người
sử dụng tên và mật khẩu hoặc thẻ và số định danh.
Sự xác thực: là quá trình một hệ thống yêu cầu các thành viên cung cấp các bằng chứng
chứng minh chính là họ. Đó là yêu cầu đối với các thông tin ngẫu nhiên được biết đến đối
với thành viên và tổ chức trong tài liệu của một hệ thống. •
Xác thực đơn giản là cơ chế kiểm soát truy cập thường xuyên sử dụng nhất. Tên của
người sử dụng là duy nhất, tên sử dụng và mật khẩu của người sử dụng chính xác
được thực hiện là bằng chứng hiệu quả của việc xác thực. •
Người sử dụng thường có một bộ các quyền và đặc quyền, phân loại người sử dụng
thành một hoặc nhiều nhóm phù hợp. Người sử dụng sẽ được thừa hưởng các quyền
và đặc quyền kết hợp với việc phân quyền các nhóm mà họ sở hữu. •
Nếu một người sử dụng sở hữu hai nhóm thì chỉ được hưởng quyền lợi cao nhất. Ví
dụ, một trong hai cho phép truy cập chỉ đọc được tài liệu trong khi nhóm khác cho
phép truy cập đọc-viết thì người sử dụng chỉ có thể thực hiện đọc-viết. Tái xác thực:
là một yêu cầu trong việc xác thực bổ sung thông tin. Điều này đồng nghĩa với với
việc xác thực lại nhưng yêu cầu người sử dụng cung cấp các câu trả lời cho các câu
hỏi dựa trên các thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu như mã code, tên thời thơ ấu,
tên trường học... Hoạt động thường được sử dụng trong ngân hàng di động hoặc
ngân hàng thông qua website và các công ty thẻ tín dụng.
Sự chấp nhận/cho phép (Validation): là quá trình xác nhận điều gì là đúng hoặc kiểm tra
lại sự đăng nhập với một bộ các nguyên tắc, quy định.
Sự xác minh/kiểm tra (Verification): là một quá trình xác nhận điều gì được mong đợi. Cụ
thể, khi bạn khai báo một mật khẩu mới, hệ thống yêu cầu người sử dụng phải đánh hai lần
chính xác mật khẩu mới. lOMoARcPSD| 10435767
Chẳng phủ định (Nonrepudation): là hoạt động đảm bảo các thành viên không phủ nhận
được họ đã yêu cầu một dịch vụ khi họ thực hiện hoặc nhận dịch vụ mà họ đã thực hiện.
2. Các vấn đề về bảo mật mạng không dây
2.1. Các môi trường hệ thống mạng
Môi trường hệ thống mạng không dây chủ yếu chia thành ba hình thức cơ bản: doanh
nghiệp, công cộng và ở nhà. Môi trường doanh nghiệp mở rộng mạng nội bộ hợp tác, môi
trường công cộng phục vụ trạm trung chuyển và khu vực công cộng, trong khi môi trường
ở nhà liên quan đến truy cập thông qua băng thông rộng hoặc DSL và chia sẻ tài liệu qua kết nối mạng.
Các mạng không dây ở khu vực rộng lớn cung cấp dịch vụ dữ liệu chung và cá nhân, hỗ
trợ cuộc gọi "person-to-person" và truy cập đến dịch vụ dữ liệu và giọng nói. Dịch vụ 2,5G
và 3G hỗ trợ người sử dụng cá nhân tại các địa điểm, trong khi một số WLANs như
HiperLAN/2 đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy cao cho dịch vụ trong tòa nhà.
Mạng không dây cá nhân tồn tại trong phạm vi cá nhân hoặc giữa các thiết bị trong nhà,
đặc biệt trong kinh doanh và các hình thức giao tiếp khác nhau như hội họp hoặc trao đổi thông tin cá nhân.
2.2. Các đe dọa kênh truyền thông
Với hoạt động truyền thông, đe dọa chắc chắn xảy ra và tạo ra các thách thức. Trong mỗi
trường hợp kẻ tấn công hay phạm tội được đề cập đến như người xâm phạm bất hợp pháp (intruder).
Các đe dọa xâm phạm đến sự tin tưởng, các nội dung của một giao tiếp hoặc các thông tin
chi tiết cụ thể của một hệ thống bị tiết lộ đến bên thứ ba. -
Nghe trộm xảy ra như một kẻ xâm phạm nắm, chặn được các thông điệp mà không bịphát hiện. -
Sự giả mạo (Masquerading): xảy ra khi một kẻ xâm phạm có ý định tấn công vào
mạngmáy tính và lừa người sử dụng cung cấp thông tin. Kẻ xâm phạm sử dụng thông tin
này để lừa người khác như người sử dụng sẽ thực hiện trong hệ thống hợp pháp. -
Phân tích luồng giao thông (Traffic Analysis): thường sử dụng để quyết định thông
tinnhạy cảm mang tính cá nhân hoặc thương mại về người sử dụng mà không cần chặn các
thông điệp, tin nhắn. Do nắm giữ thời gian, độ dài, nguồn, điểm đến, dung lượng của các
tin nhắn nên kẻ xâm phạm quyết định được địa điểm và tìm ra nguồn gốc nơi mà các giao dịch thực hiện. -
Truy tìm thông tin trên mạng (Internet Browsing): xảy ra khi một người sử dụng
truycập vào cơ sở dữ liệu thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ và sử dụng chúng để chọn
lọc thông tin về người sử dụng hoặc các chủ thuê bao. -
Lộ sơ hở (Leakage): xảy ra khi một kẻ xâm phạm khám phá quá trình truy cập đến
cácthông tin và dữ liệu nhạy cảm để đạt được thông tin cần thiết. -
Sự suy luận (Inference): xảy ra khi gửi các thông điệp khác nhau đến một hệ thống
vàtheo dõi thời gian, nguồn, độ dài, dung lượng hoặc điểm đến của các thông điệp đạt được
từ sự quan sát đó. Từ đó, một kẻ xâm phạm có thể chiếm đoạt được thông tin quan trọng.
- Đe dọa tính toàn vẹn (Integrity Threats): là nơi mà các nội dung của thông điệp bị thay lOMoARcPSD| 10435767
thể bởi kẻ tấn công hoặc sao chép và chèn các dòng thông điệp để thực hiện được các truy
cập. Thay vào đó một kẻ tấn công có thể đe dọa tính toàn vẹn nếu chúng tạo ra một môi
trường xáo trộn, gây trở ngại cho môi trường giao dịch.
Tấn công từ chối dịch vụ: nơi mà việc truy cập đến các điểm cơ bản hoặc các điểm truy
cập không thực hiện được bởi việc quá tải điểm đến với các cuộc gọi, bao gồm: -
Sự can thiệp, ví dụ như việc chặn các dòng giao thông của người sử dụng, truyền
các tínhiệu hoặc kiểm soát dữ liệu. -
Sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên: xảy ra khi người sử dụng bị ngăn sử dụng một
dịchvụ vì kẻ tấn công gây quá tải bởi các yêu cầu của chúng. -
Lạm dụng đặc quyền: xảy ra khi một người dùng sử dụng quyền cho phép của mình
đểđạt được các dịch vụ và thông tin. -
Lạm dụng dịch vụ: xảy ra khi một kẻ tấn công sử dụng dịch vụ hoặc tài nguyên
theocách thức mà nó không được sử dụng để mang lại các lợi thế. -
Sự phủ định (Repudation): xảy ra khi một người sử dụng hoặc một hệ thống mạng
phủnhận các hành động của mình. Ví dụ người sử dụng phủ nhận cuộc gọi hoặc phủ nhận đã sử dụng dịch vụ.
2.3. Các đe dọa của việc sử dụng không chính xác (lạm dụng) và không phù hợp (sự tham ô, lãng phí)
Phi bảng hoặc vu khống (traducing): đối với một người hoặc một tổ chức là việc nói thông
tin không chính xác về họ. Tạo ra các website giả mạo để sao chép những gì của một tổ
chức có tên tuổi hoặc gửi các thư điện tử có chứa các mã độc hại. Một PDA hoặc một máy
tính cầm tay thực hiện sự lừa đảo tốt hơn việc thực hiện các giao dịch qua giấy tờ truyền
thống và thực hiện các truy cập vào các hệ thống thông tin một cách dễ dàng. Phương pháp
tấn công phi kỹ thuật: đột nhập vào hệ thống (social engineering) là hình thức lừa đảo phổ
biến hiện nay bởi những kẻ tấn công nhằm thuyết phục người sử dụng rằng họ đại diện cho
tổ chức mà thành viên là các khách hàng. Sử dụng thiết bị truy cập vào các hệ thống thông
tin của các tổ chức, người đó truy cập với tư cách một thành viên có thiện chí. Sử dụng
thông tin có được trong một cuộc tấn công, kẻ tấn công có thể giả mạo như tổ chức giao
dịch với khách hàng, nhà cung cấp hoặc như một khách hàng, nhà cung ứng đối với tổ chức
để đạt được/sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà không phải thanh toán.
Kẻ trộm và tham ô: Các an toàn vật lý quan trọng trong môi trường kết nối có dây, và có
giá trị bởi sự hỗ trợ để bảo vệ các điểm đầu và cuối từ kẻ tấn công. Nếu điểm cuối bị đánh
cắp là liên kết trực tiếp đến các hệ thống thông tin của tổ chức. Không tồn tại trường hợp
này đối với các thiết bị di động. Vấn đề là các thiết bị di động thường lưu trữ mật khẩu và
các thông tin cá nhân khác. Chúng thường nhỏ, dễ dàng bị đánh cắp và ẩn danh. 3. Các chính sách
Các hệ thống khác nhau sẽ bị tổn thương ở các mức độ khác nhau và chúng ta xem xét
trong mối tương quan các hệ thống mạng không dây. Khi một chính sách an ninh phát triển,
nó đóng vai trò quan trọng không chỉ là nhận thức được các thách thức và điểm yếu có thể
xảy đến mà còn là đảm bảo hợp pháp cho quá trình thực hiện. lOMoARcPSD| 10435767
Sẽ toàn vẹn hơn khi xem xét các nguồn khác nhau của sự vi phạm an ninh, an toàn và xem
xét các mục tiêu có thể bị ảnh hưởng nếu gặp phải sự tấn công. Khi nào xem xét các giá
trị, chúng ta suy nghĩ về giá trị thị trường và chi phí thay thế. Một số lượng lớn các gian
lận gặp phải bên trong và bên ngoài công ty bao gồm các lệnh giả tạo và hoạt động thanh
toán, sự phân phối hàng hóa không phù hợp. Ví dụ liên hệ:
Vụ tấn công đánh cắp thông tin thanh toán của khách hàng Grab
Vào tháng 10 năm 2022, ứng dụng gọi xe Grab đã phát hiện một vụ tấn công đánh cắp
thông tin thanh toán của khách hàng. Trong vụ tấn công này, tin tặc đã khai thác lỗ hổng
bảo mật trong ứng dụng Grab để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Vụ tấn
công này đã ảnh hưởng đến khoảng 50.000 khách hàng của Grab. Grab đã phải bồi thường
cho khách hàng bị ảnh hưởng và tăng cường các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các vụ
tấn công tương tự trong tương lai.
Vụ tấn công đánh cắp dữ liệu cá nhân của khách hàng Shopee
Vào tháng 3 năm 2023, sàn thương mại điện tử Shopee đã phát hiện một vụ tấn công đánh
cắp dữ liệu cá nhân của khách hàng. Trong vụ tấn công này, tin tặc đã khai thác lỗ hổng
bảo mật trong hệ thống của Shopee để đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 1 triệu khách
hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email,...
Vụ tấn công này đã ảnh hưởng đến uy tín của Shopee và khiến nhiều khách hàng lo ngại
về tính bảo mật của dữ liệu cá nhân của họ. Shopee đã phải bồi thường cho khách hàng bị
ảnh hưởng và tăng cường các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự trong tương lai.
Vụ tấn công mạng không dây của Viettel
Vào tháng 1 năm 2022, nhà mạng Viettel đã phát hiện một vụ tấn công mạng không dây.
Trong vụ tấn công này, tin tặc đã khai thác lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng không
dây của Viettel để truy cập trái phép vào dữ liệu của khách hàng.
Vụ tấn công này đã ảnh hưởng đến khoảng 100.000 khách hàng của Viettel. Viettel đã phải
bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng và tăng cường các biện pháp bảo mật để ngăn
chặn các vụ tấn công tương tự trong tương lai.
Các vụ tấn công này cho thấy các vấn đề bảo mật trong thương mại di động tại Việt Nam
đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các doanh nghiệp và người dùng cần nâng cao ý
thức bảo mật để bảo vệ thông tin và dữ liệu của mình.
4. Trình bày 3 vấn đề liên quan đến bảo mật mạng không dây trong TMDD? Cho ví
dụ liên hệ tại Việt Nam?
* Trình bày 3 vấn đề liên quan đến bảo mật mạng không dây trong thương mại điện tử ở Việt Nam:
1. Các môi trường hệ thống mạng lOMoARcPSD| 10435767
Môi trường các hệ thống mạng nội bộ không dây đang được triển khai theo ba hình thức
cơ bản: môi trường doanh nghiệp, môi trường công cộng và môi trường ở nhà. Trong đó,
môi trường doanh nghiệp như một sự mở rộng không dây đối với mạng nội bộ hợp tác, các
môi trưởng công cộng như trạm trung chuyển cuối cùng, khu vực xung quanh cửa hàng
bán hàng, các khách sạn cung cấp các tiện nghi về mạng Internet và email, các môi trường
ở nhà, cụ thể mang đến các truy cập thông qua băng thông rộng hoặc DSL (đường thuê bao
số) và tài liệu và các nguồn tài nguyên chia sẻ thông qua các phần mềm kết nối mạng.
Các mạng không dây ở khu vực rộng lớn mang đến các dịch vụ dữ liệu chung và cá nhân
cho các cuộc gọi trực tiếp “person-to-person”, truy cập đến các dịch vụ dữ liệu chung hoặc
cá nhân, các dịch vụ dữ liệu và giọng nói. Các dịch vụ 2,5G và 3G hỗ trợ người sử dụng
cá nhân tại các địa điểm. Một số WLANs như HiperLAN/2, mang đến một giao tiếp phía
sau (front-end) đối với các dịch vụ gọi điện cũng như các dịch vụ mạng có dây truyền
thống được đảm bảo ở mức độ cao của tính sẵn sàng và tính tin cậy của dịch vụ bên trong các tòa nhà.
Các mạng không dây mang tính cá nhân tồn tại trong phạm vi hoạt động của các cá nhân,
các phương tiện cá nhân hoặc giữa các thiết bị thông tin nội bộ trong nhà. Các mạng đặc
biệt được thiết lập trong kinh doanh và một số loại hình khác như hội họp, giữa các thành
viên trong công chúng hoặc cá nhân sử dụng các thiết bị để trao đổi thông tin.
2.Các đe dọa kênh truyền thông
- Nghe trộm xảy ra như một kẻ xâm phạm nắm, chặn được các thông điệp mà không bịphát hiện.
- Sự giả mạo (Masquerading): xảy ra khi một kẻ xâm phạm có ý định tấn công vào
mạngmáy tính và lừa người sử dụng cung cấp thông tin. Kẻ xâm phạm sử dụng thông tin
này để lừa người khác như người sử dụng sẽ thực hiện trong hệ thống hợp pháp.
- Phân tích luồng giao thông (Traffic Analysis): thường sử dụng để quyết định thông
tinnhạy cảm mang tính cá nhân hoặc thương mại về người sử dụng mà không cần chặn
các thông điệp, tin nhắn. Do nắm giữ thời gian, độ dài, nguồn, điểm đến, dung lượng của
các tin nhắn nên kẻ xâm phạm quyết định được địa điểm và tìm ra nguồn gốc nơi mà các giao dịch thực hiện.
- Truy tìm thông tin trên mạng (Internet Browsing): xảy ra khi một người sử dụng truy
cập vào cơ sở dữ liệu thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ và sử dụng chúng để chọn lọc
thông tin về người sử dụng hoặc các chủ thuê bao.
- Lộ sơ hở (Leakage): xảy ra khi một kẻ xâm phạm khám phá quá trình truy cập đến
cácthông tin và dữ liệu nhạy cảm để đạt được thông tin cần thiết. lOMoARcPSD| 10435767
- Sự suy luận (Inference): xảy ra khi gửi các thông điệp khác nhau đến một hệ thống vàtheo
dõi thời gian, nguồn, độ dài, dung lượng hoặc điểm đến của các thông điệp đạt được từ
sự quan sát đó. Từ đó, một kẻ xâm phạm có thể chiếm đoạt được thông tin quan trọng.
- Đe dọa tính toàn vẹn (Integrity Threats): là nơi mà các nội dung của thông điệp bị thaythể
bởi kẻ tấn công hoặc sao chép và chèn các dòng thông điệp để thực hiện được các truy
cập. Thay vào đó một kẻ tấn công có thể đe dọa tính toàn vẹn nếu chúng tạo ra một môi
trường xáo trộn, gây trở ngại cho môi trường giao dịch.
Tấn công từ chối dịch vụ: nơi mà việc truy cập đến các điểm cơ bản hoặc các điểm truy
cập không thực hiện được bởi việc quá tải điểm đến với các cuộc gọi, bao gồm:
- Sự can thiệp, ví dụ như việc chặn các dòng giao thông của người sử dụng, truyền các
tínhiệu hoặc kiểm soát dữ liệu.
- Sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên: xảy ra khi người sử dụng bị ngăn sử dụng một dịchvụ
vì kẻ tấn công gây quá tải bởi các yêu cầu của chúng.
- Lạm dụng đặc quyển: xảy ra khi một người dùng sử dụng quyền cho phép của mình đểđạt
được các dịch vụ và thông tin.
- Lạm dụng dịch vụ: xảy ra khi một kẻ tấn công sử dụng dịch vụ hoặc tài nguyên theocách
thức mà nó không được sử dụng để mang lại các lợi thế.
- Sự phủ định (Repudation): xảy ra khi một người sử dụng hoặc một hệ thống mạng
phủnhận các hành động của mình. Ví dụ người sử dụng phủ nhận cuộc gọi hoặc phủ nhận đã sử dụng dịch vụ.
3. Các đe dọa của việc sử dụng không chính xác (lạm dụng) và không phù hợp (sự tham ô, lãng phí)
Phỉ báng hoặc vu khống (traducing): đối với một người hoặc một tổ chức là việc nói thông
tin không chính xác về họ. Tạo ra các website giả mạo để sao chép những gì của một tổ
chức có tên tuổi hoặc gửi các thư điện tử có chứa các mã độc hại. Một PDA hoặc một máy
tính cầm tay thực hiện sự lừa đảo tốt hơn việc thực hiện các giao dịch qua giấy tờ truyền
thống và thực hiện các truy cập vào các hệ thống thông tin một cách dễ dàng.
Phương pháp tấn công phi kỹ thuật: đột nhập vào hệ thống (social engineering) là hình thức
lừa đảo phổ biến hiện nay bởi những kẻ tấn công nhằm thuyết phục người sử dụng rằng họ
đại diện cho tổ chức mà thành viên là các khách hàng. Sử dụng thiết bị truy cập vào các hệ
thống thông tin của các tổ chức, người đó truy cập với tư cách một thành viên có thiện chí.
Sử dụng thông tin có được trong một cuộc tấn công, kẻ tấn công có thể giả mạo như tổ
chức giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp hoặc như một khách hàng, nhà cung ứng đối
với tổ chức để đạt được/sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà không phải thanh toán. lOMoARcPSD| 10435767
Kẻ trộm và tham ô: Các an toàn vật lý quan trọng trong môi trường kết nối có dây, và có
giá trị bởi sự hỗ trợ để bảo vệ các điểm đầu và cuối từ kẻ tấn công. Nếu điểm cuối bị đánh
cắp là liên kết trực tiếp đến các hệ thống thông tin của tổ chức. Không tồn tại trường hợp
này đối với các thiết bị di động. Vấn đề là các thiết bị di động thường lưu trữ mật khẩu và
các thông tin cá nhân khác. Chúng thường nhỏ, dễ dàng bị đánh cắp và ẩn danh. *Liên hệ tại Việt Nam:
Thương mại di động đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, với sự gia tăng của các cửa
hàng trực tuyến và ứng dụng mua sắm di động. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo
các vấn đề bảo mật mạng không dây.
Một trong những vấn đề bảo mật phổ biến nhất trong thương mại di động là bẻ khóa WiFi.
Bẻ khóa Wi-Fi là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật để truy cập trái phép vào mạng
Wi-Fi. Một khi đã bẻ khóa được mạng Wi-Fi, tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu nhạy cảm,
chẳng hạn như thông tin cá nhân, thông tin thanh toán,...
Một vấn đề bảo mật khác là tấn công MITM (Man-in-the-Middle). Tấn công MITM là quá
trình tin tặc nằm giữa hai bên giao tiếp và thay đổi dữ liệu được truyền giữa hai bên. Trong
thương mại di động, tin tặc có thể sử dụng tấn công MITM để đánh cắp thông tin thanh
toán hoặc các thông tin nhạy cảm khác.
5. Trình bày các rủi ro cơ bản trên ĐTDĐ? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam về các rủi ro này?
Việc xâm phạm quyền riêng tư thông qua ứng dụng hoặc mã độc.
Liên quan tại Việt Nam: Vào tháng 7 năm 2023, một nhóm tin tặc đã phát triển một mã
độc Android có tên là "Trojan.Android.FakeBank". Mã độc này có thể giả mạo các ứng
dụng ngân hàng chính thức để thu thập thông tin cá nhân và tài chính của người dùng, bao
gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng, mật khẩu,...
Trong tất cả các ví dụ trên, tin tặc đều lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng về bảo
mật để xâm phạm quyền riêng tư của họ. Người dùng thường cài đặt ứng dụng hoặc mã
độc mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc, dẫn đến việc bị tin tặc thu thập thông tin cá nhân và tài chính.
Tải xuống và cài đặt ứng dụng từ nguồn không đáng tin cậy có thể dẫn đến việc bị tấn
công bởi phần mềm độc hại hoặc virus.
Liên quan tại Việt Nam: Vào tháng 3 năm 2023, một ứng dụng giả mạo ứng dụng Shopee
đã được phát tán trên mạng. Ứng dụng này được thiết kế để lừa người dùng nhập thông tin
cá nhân, sau đó tin tặc sẽ sử dụng thông tin này để lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Ứng dụng giả mạo này có tên là "Shopee", có biểu tượng giống hệt với ứng dụng chính
thức của Shopee. Tuy nhiên, khi người dùng tải xuống và cài đặt ứng dụng này, ứng dụng
sẽ yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân của họ, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại,
số thẻ tín dụng,... Tin tặc sau đó sẽ sử dụng thông tin này để lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Rủi ro kỹ thuật xã hội, lừa đảo qua điện thoại di động. lOMoARcPSD| 10435767
Liên quan tại Việt Nam: Vào tháng 7 năm 2022, một nhóm tin tặc đã gọi điện cho người
dùng, giả mạo là nhân viên ngân hàng và thông báo rằng tài khoản của người dùng có nguy
cơ bị khóa. Tin tặc sau đó sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản
ngân hàng của họ để "giải quyết vấn đề".
Rủi Ro Mạng Không Dây:
Rủi Ro: Sử dụng kết nối Wi-Fi không an toàn có thể khiến thông tin cá nhân bị đánh cắp.
Liên quan tại Việt Nam:Vào tháng 10 năm 2022, một nhóm tin tặc đã tấn công vào một
quán cà phê ở Hà Nội. Tin tặc đã xâm nhập vào mạng Wi-Fi của quán cà phê và thu thập
được thông tin cá nhân của hơn 100 khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng,...
Tin tặc đã sử dụng một lỗ hổng bảo mật trong phần mềm quản lý Wi-Fi của quán cà phê
để xâm nhập vào mạng. Sau khi xâm nhập thành công, tin tặc đã sử dụng một chương trình
để thu thập thông tin cá nhân của khách hàng khi họ truy cập vào mạng Wi-Fi của quán cà phê.
Ứng Dụng và Dịch Vụ Không An Toàn:
Rủi Ro: Sử dụng ứng dụng và dịch vụ không đảm bảo an toàn có thể gây rủi ro bảo mật và quyền riêng tư.
Liên quan tại Việt Nam: Vào tháng 1 năm 2022, một ứng dụng theo dõi sức khỏe đã bị
phát hiện thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng mà không được sự đồng ý của họ. Dữ
liệu này bao gồm vị trí, hoạt động thể chất, thói quen ngủ,...
Ứng dụng này đã cài đặt một phần mềm theo dõi trên thiết bị của người dùng mà người
dùng không biết. Phần mềm này sau đó đã thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng và gửi
cho nhà phát triển ứng dụng.
Trong ví dụ này, ứng dụng theo dõi sức khỏe đã vi phạm quyền riêng tư của người dùng
bằng cách thu thập dữ liệu cá nhân của họ mà không được sự đồng ý của họ. Điều này có
thể gây ra rủi ro cho người dùng, vì dữ liệu này có thể được sử dụng cho các mục đích
không mong muốn, chẳng hạn như tiếp thị hoặc theo dõi. Rủi ro tấn Công DoS (Denial
of Service) Trên Mạng Di Động:
Rủi Ro: Tấn công DoS có thể khiến người dùng không thể truy cập dịch vụ hoặc mạng di động.
Liên quan tại Việt Nam: Vào tháng 11 năm 2022, một nhóm tin tặc đã phát động một cuộc
tấn công DoS nhằm vào mạng di động của Viettel. Cuộc tấn công này đã khiến cho người
dùng Viettel không thể truy cập Internet hoặc thực hiện các cuộc gọi di động trong một thời gian ngắn. 6.
So sánh sự khác biệt giữa hai mô hình mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối
xứngvề các mặt: khái niệm, đặc điểm, quy trình? Liên hệ thực tiễn hiện nay ở Việt
Nam, loại mô hình nào được sử dụng phổ biến hơn? lOMoARcPSD| 10435767 Tiêu Mã hóa đối xứng Mã hóa bất đối xứng chí
Khái Mã hóa đối xứng có nhiều tên gọi Mã hóa bất đối xứng hay còn gọi là mã
niệm khác nhau như: mã hóa đơn khóa, mã hóa công khai. Là hình thức mã hóa sử
hóa một khóa, mã hóa khóa bí mật. dụng hai khóa có quan hệ toán học với
Hiểu một cách đơn giản mã hóa đối nhau: một khóa được gọi là khóa cá nhân
xứng là hình thức mã hóa sử dụng hay khóa riêng, khóa còn lại được gọi là
cùng một khóa để mã hóa và giải mã khóa công khai.
các thông điệp dữ liệu.
Trong đó khóa công khai chuyên dùng để
mã hóa các thông điệp dữ liệu muốn gửi
đi, khóa cá nhân chuyên dùng để giải mã
các thông điệp dữ liệu. Để tham gia vào
hoạt động mã hóa khóa công khai, mỗi
chủ thể tham gia cần phải sở hữu một cặp khóa. lOMoARcPSD| 10435767 Đặc
Phương thức mã hóa đối xứng được Nhiều ưu điểm về tính bảo mật nhưng
điểm thực hiện nhanh hơn rất nhiều so với không phải phân phối khóa giải mã như
quá trình sử dụng mã hóa bất đối trong mã hóa đối xứng. Cơ chế này xác
xứng. Với tốc độ nhanh nên thuật thực được các bên tham gia giao dịch
toán này được thiết kế chỉ một khóa thông qua việc tạo ra chữ ký số bằng khóa
trong quá trình mã hoá và giải mã dữ cá nhân. liệu.
Tuy nhiên, yêu cầu về quản lý khóa phức
Cung cấp một giải pháp mã hóa mạnh tạp, đòi hỏi tốn nhiều tài nguyên máy tính
mẽ bảo vệ dự liệu bằng 1 khóa lớn và mạng, tốc độ mã hóa cũng như giải mã được sử dụng
chậm hơn so với mã hóa đối xứng.
Tuy nhiên để bảo vệ khóa này phải
lưu giữ chúng và gọi là khóa riêng
(private). Nếu khóa này bị mất hay bị
lộ thì dữ liệu sẽ không đảm bảo tính bảo mật. lOMoARcPSD| 10435767 Quy
Quy trình mã hóa đối xứng bao gồm + B1: Bob có một cặp khóa bao gồm: trình các bước như sau:
khóa công khai và khóa cá nhân. Bob muốn Alice
+ B1: Người gửi tạo ra thông điệp
muốn gửi, thông điệp này được gọi là gửi thông tin an toàn tới cho minh, Bob
đầu vào bản rõ vì bất kỳ ai cũng đều gửi cho Alice khóa công khai của Bob.
có thể đọc và hiểu được thông điệp Khóa công khai của Bob có thể công bố này.
cho bất kỳ ai mà không cần che giấu như trong mã hóa đối xứng.
+ B2: Người gửi sử dụng khóa bí mật
dùng chung giữa người gửi và người + B2: Alice có một thông điệp muốn gửi
nhận để mã hóa thông điệp bản rõ tới cho Bob, Alice tạo ra thông điệp gốc
thành bản mở (thông điệp mã hóa).
(là thông điệp mà ai cũng có thể đọc, hiểu
được), nhưng để gửi trên đường truyền
+ B3: Người gửi truyền thông điệp không an toàn, Alice dùng khóa công
bản mờ trên môi trường không an khai của Bob để mã hóa thông điệp gốc
toàn tới cho người nhận.
thành thông điệp mã hóa.
+ B4: Người nhận nhận được thông + B3: Alice gửi thông điệp đã được mã
điệp mờ sẽ sử dụng khóa bị mật dùng hóa bằng khóa công khai của Bob trên
chung giữa người nhận và người gửi đường truyền không an toàn (Internet) tới
để giải mã tạo thành đầu ra bản rõ. cho Bob.
+ B4: Bob nhận được thông điệp mã hóa
sẽ sử dụng khóa cá nhân của mình để giải
mã và thu được thông điệp gốc ban đầu của Alice.
Trong trao đổi dữ liệu hai chiều giữa Bob
và Alice đòi hỏi phải có sự trao đổi khóa công khai cho nhau. *Liên hệ ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, mã hóa đối xứng được sử dụng nhiều hơn mã hóa bất đối xứng. Điều này là
do mã hóa đối xứng có tốc độ mã hóa và giải mã nhanh hơn, phù hợp với các ứng dụng
cần xử lý nhiều dữ liệu, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu, truyền dữ liệu qua mạng. lOMoARcPSD| 10435767
Mã hóa bất đối xứng được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng cần đảm bảo tính bảo mật
cao, chẳng hạn như xác thực người dùng, ký số, truyền dữ liệu qua các kênh không antoàn.
Trong một số trường hợp yêu cầu về tính bảo mật cao thì mô hình mã hóa bất đối xứng
vẫn được ưu tiên nhiều hơn. Mô hình này cùng ngày càng phổ biến hơn do sự phát triển
ngày càng cao của tiến bộ công nghệ khoa học. 7.
Nếu các nhược điểm của mã hóa đối xứng và mã hóa bất đối xứng?
Nhữngphương pháp nào hiện nay khắc phục được các nhược điểm đó?
* Nhược điểm mã hóa đối xứng •
Do dùng chung khóa để mã hóa và giải mã => nếu bị mất hoặc bị đánh cắp bởi
hacker sẽ bị lộ thông tin, bảo mật không cao. •
Cần kênh mật để chia sẻ khóa bí mật giữa các bên => Làm sao để chia sẻ một cách
an toàn ở lần đầu tiên. •
Để đảm bảo liên lạc an toàn cho tất cả mọi người trong một nhóm gồm n người =>
cần tổng số lượng lớn khóa là n(n-1)/2 (tốn nhiềuĐ Khó ứng dụng trong các hệ thống mở. •
Không thể dùng cho mục đích xác thực hay mục đích chống thoái thác được. •
Nhược điểm chính của quá trình này là người gửi và người nhận phải có sự tương
tác lẫn nhau. tin tưởng giữa họ vì họ sẽ sử dụng cùng một khóa để mở thông tin. •
Quy trình Mã hóa đối xứng cũ hơn nhiều so với tất cả các kỹ thuật Mã hóa khác
hiện có, bao gồm cả Mã hóa bất đối xứng. •
Nhược điểm lớn nhất mà quá trình Mã hóa đối xứng gặp phải là việc chia sẻ và có
sự hạn chế trong việc phân phối khóa. Mã hóa đối xứng sử dụng một bộ khóa duy
nhất, trong khi so sánh, đó được gọi là khóa riêng.
=> Và để khắc phục những nhược điểm đó thì hệ mật mã khóa bất đối xứng (hay còn gọi
là hệ mật mã khóa công khai) đã ra đời
* Nhược điểm mã hóa bất đối xứng •
Mã hóa bất đối xứng chậm hơn quá trình Mã hóa đối xứng vì Mã hóa bất đối xứng
sử dụng hai bộ khóa khác nhau. Các khóa được sử dụng trong quy trình Mã hóa đối
xứng ngắn hơn các khóa được sử dụng trong Mã hóa bất đối xứng. •
Mã hóa bất đối xứng được sử dụng khi thông tin có số lượng nhỏ trong khi Mã hóa
đối xứng được sử dụng khi một người cần chuyển một lượng thông tin lớn hơn,
trong khi. Đó là bởi vì Mã hóa bất đối xứng sử dụng một khoảng thời gian lớn hơn
để mã hóa và giải mã. lOMoARcPSD| 10435767 •
Chưa có kênh an toàn để chia sẻ khóa => Khả năng bị tấn công dạng tấn công người
đứng giữa(man in the middle attack ).
8. Trình bày những hiểu biết về mô hình Hybrid system? Giải thích tại sao nên sử
dụng mô hình Hybrid system thay vì sử dụng mã hóa khóa đơn và mã hóa khóa đối xứng?
* Những hiểu biết về mô hình Hybrid system:
Vấn đề lớn nhất mà mã hóa khóa công khai phải gặp phải là tốc độ mã hóa cũng như giải
mã chậm. Để tận dụng được tốc độ của mã hóa đối xứng và sức mạnh của mã hóa bất đối
xứng, ta sử dụng mô hình Hybrid system. Trong đó gồm 2 bước:
+ Trao đổi khóa bí mật: Sử dụng mã hóa bất đối xứng để trao đổi khóa bí mật. Khóa do
bên A sinh ra, được mã hóa bằng khóa công cộng của B và gửi cho B, B sử dụng khóa
riêng của mình để giải mã và nhận khóa bí mật.
+ Trao đổi thông tin: Từ bước sau, khóa bí mật sẽ được dùng để trao đổi thông tin, sử dụng
mã hóa đối xứng. Như vậy, mã hóa bất đối xứng sẽ chỉ phải sử dụng một lần, giúp làm tăng
tốc độ của hệ thống, tiết kiệm tài nguyên mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Sử dụng mô hình
Hybrid system có thể chống lại được việc đánh cắp thông tin cũng như che dấu thông tin,
nhưng lại chưa chắc chắn được tính toàn vẹn của thông tin. Một kẻ tấn công có thể bắt
được các gói tin mà A gửi cho B, đồng thời dùng khóa công khai của B để giả mạo một
gói tin khác và gửi cho B. Quy trình mã hóa Hybrid system:
B1: Alice sử dụng khóa công khai của Bob để mã hóa khóa bí mật – Session key, sau khi
mã hóa xong gửi tới cho Bob. key.
B2: Bob nhận được sẽ sử dụng khóa cá nhân của mình để giải mã và nhận được Session
B3: Alice tạo ra một thông điệp gốc cần gửi cho Bob.
B4: Alice sử dụng Session key để mã hóa thông điệp gốc thành thông điệp số.
B5: Alice gửi thông điệp số cho Bob,
* Nên sử dụng mô hình Hybrid system thay vì sử dụng mã hóa khóa đơn và mã hóa
khóa đối xứng là vì mô hình Hybrid system là một mô hình mã hóa kết hợp giữa mã
hóa khóa đơn và mã hóa khóa đối xứng. Mô hình này có những ưu điểm sau: •
Tính bảo mật cao: Mô hình Hybrid system kết hợp ưu điểm của cả mã hóa khóa đơn
và mã hóa khóa đối xứng. Mã hóa khóa đơn được sử dụng để chia sẻ khóa đối xứng,
đảm bảo tính bảo mật cao trong quá trình trao đổi khóa. Khóa đối xứng được sử
dụng để mã hóa và giải mã dữ liệu, đảm bảo tốc độ mã hóa và giải mã nhanh. •
Tính hiệu quả: Mô hình Hybrid system có thể giảm thiểu chi phí và thời gian cần
thiết để trao đổi khóa. Điều này là do mã hóa khóa đơn có thể được sử dụng để trao
đổi khóa đối xứng với số lượng lớn người dùng. lOMoARcPSD| 10435767 •
Tính linh hoạt: Mô hình Hybrid system có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng
khác nhau. Điều này là do mô hình này có thể đáp ứng nhu cầu về tính bảo mật và
hiệu quả của từng ứng dụng cụ thể.
Ngược lại, mã hóa khóa đơn và mã hóa khóa đối xứng chỉ có những ưu điểm riêng. Mã
hóa khóa đơn có tính bảo mật cao nhưng tốc độ mã hóa và giải mã chậm. Mã hóa khóa
đối xứng có tốc độ mã hóa và giải mã nhanh nhưng tính bảo mật thấp hơn mã hóa khóa đơn.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng mô hình Hybrid system:
Trong các ứng dụng điện toán đám mây: Mô hình Hybrid system được sử dụng để bảo vệ
dữ liệu của người dùng trong các ứng dụng điện toán đám mây. Trong mô hình này, mã
hóa khóa đơn được sử dụng để trao đổi khóa đối xứng giữa người dùng và nhà cung cấp
dịch vụ điện toán đám mây. Khóa đối xứng được sử dụng để mã hóa và giải mã dữ liệu của
người dùng trước khi dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Trong các ứng dụng giao dịch điện tử: Mô hình Hybrid system được sử dụng để bảo vệ dữ
liệu giao dịch trong các ứng dụng giao dịch điện tử. Trong mô hình này, mã hóa khóa đơn
được sử dụng để trao đổi khóa đối xứng giữa người mua và người bán. Khóa đối xứng
được sử dụng để mã hóa và giải mã dữ liệu giao dịch trước khi dữ liệu được truyền qua mạng.
Nhìn chung, mô hình Hybrid system là một giải pháp mã hóa hiệu quả và linh hoạt, có thể
đáp ứng nhu cầu về tính bảo mật và hiệu quả của nhiều ứng dụng khác nhau.
9. Trình bày hiểu biết về mô hình Session key? So với mô hình Hybrid system mô hình
nào bảo mật và an toàn hơn? Giải thích? *Mô hình Session key
Mô hình Session key bảo mật hơn Hybrid system, trong đó người nhận cũng có 1 cặp khóa
công khai riêng, và key session được sinh từ 2 phía. Tức là khóa bí mật sẽ được sinh từ 2
thành phần, mỗi thành phần sẽ được một bên sinh ra. Điều này làm tăng thêm tính bảo mật
của khóa bí mật. Mô hình Session key gồm hai bước:
+ B1: quá trình trao đổi khóa (Key agreement) A sinh khóa thứ nhất, dùng khóa công khai
của B để mã hóa khóa rồi gửi cho B. B dùng khóa riêng của mình để giải mã, lấy được
khóa thứ nhất đồng thời sinh khóa thứ 2 rồi gửi cho A bằng cách dùng khóa công cộng của
A. A dùng khóa công khai của mình, giải mã để lấy được khóa thứ 2. Như vậy, khóa session
là kết hợp của 2 khóa thứ nhất và thứ 2.
+ B2: quá trình trao đổi thông tin. Các thông tin sẽ được mã hóa bằng khóa bí mật. lOMoARcPSD| 10435767
Quy trình mã hóa Session key:
B1: Alice sử dụng khóa công khai của Bob để mã hóa Session key thứ nhất sau đó gửi cho Bob.
B2: Bob nhận được sẽ sử dụng khóa cá nhân của mình để giải mã và thu được Session key thứ nhất. Alice.
B3: Bob sử dụng khóa công khai của Alice để mã hóa Session key thứ hai sau đó gửi cho
B4: Alice nhận được sẽ sử dụng khóa cá nhân của mình để giải mã và thu được Session key thứ hai.
B5: Alice tạo ra một thông điệp muốn gửi cho Bob.
B6: Alice sử dụng Session key thứ nhất để mã hóa thông điệp gốc thành thông điệp số rồi gửi cho Bob.
B7: Bob nhận được thông điệp số sẽ sử dụng Session key thứ nhất để giải mã và thu được
thông điệp gốc ban đầu.
B8: Bob có một thông điệp muốn gửi cho Alice, Bob sẽ sử dụng Session key thứ hai để mã
hóa thông điệp sau đó gửi cho Alice.
B9: Alice nhận được thông điệp mã hóa sẽ sử dụng Session key thứ hai để giải mã và lại
thu được thông điệp gốc mà Bob muốn gửi.
Mô hình Session key bảo mật hơn Hybrid system bởi vì những lý do dưới đây:
Khóa Bí Mật Tạo Ra Từ Cả Hai Bên:
+ Trong mô hình Session key, khóa bí mật được sinh ra từ cả hai bên (Alice và Bob) thông
qua quá trình trao đổi khóa (Key agreement). Điều này làm tăng cường tính bảo mật bởi vì
khóa bí mật không chỉ phụ thuộc vào một bên tạo ra, mà là sự kết hợp của đóng góp từ cả hai bên.
+ Trong khi đó, mô hình Hybrid system chỉ sử dụng một bên để tạo ra khóa bí mật, điều
này có thể tạo ra một điểm yếu nếu một bên bị tấn công hoặc bị đánh cắp khóa. •
Tính Bảo Mật Cao Hơn trong Quá Trình Trao Đổi Khóa:
+ Quá trình trao đổi khóa trong mô hình Session key sử dụng quy trình Key agreement với
cả hai bên đóng góp vào việc sinh ra khóa. Điều này làm tăng cường sự bảo mật trong quá trình này.
+ Mô hình Hybrid system chỉ sử dụng một chiều trao đổi khóa bí mật (từ Alice đến Bob)
sử dụng mã hóa bất đối xứng. Nếu khóa công khai của Bob bị tấn công hoặc bị giả mạo,
có thể gây nguy cơ cho sự bảo mật của hệ thống. •
Sự Linh Hoạt và Hiệu Quả Cao Hơn:
+ Mô hình Session key thường linh hoạt hơn trong việc quản lý khóa và có thể đạt được
hiệu suất cao hơn do sử dụng mã hóa đối xứng trong quá trình trao đổi thông tin. + Mô
hình Hybrid system cần duy trì tính toàn vẹn của khóa bí mật và sử dụng mã hóa bất đối
xứng trong quá trình trao đổi khóa, điều này có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống.
10. Chữ ký số là gì? Trình bày quy trình tạo và gửi thông điệp sử dụng chữ ký số ? lOMoARcPSD| 10435767
Liên hệ thực tế một doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng chữ ký số trong giao dịch?
Theo Nghị định số: 130/2018/NĐ-CP quy định: “Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử
được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối
xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký
có thể xác định được chính xác:
Quy trình tạo và gửi thông điệp sử dụng chữ ký số:
B1: Tạo một thông điệp gốc.
B2: Sử dụng hàm băm (thuật toán Hash) để chuyển từ thông điệp gốc sang thông điệp số.
B3: Người gửi sử dụng khóa riêng để mã hóa thông điệp số. Thông điệp số sau khi được
mã hóa gọi là chữ ký điện tử.
B4: Người gửi mã hóa cả thông điệp gốc và chữ ký số sử dụng khóa công khai của người
nhận. Thông điệp gốc và chữ ký số sau khi được mã hóa gọi là phong bì số.
B5: Người gửi gửi phong bì số hóa cho người nhận.
B6: Khi nhận được phong bì số hóa, người nhận sử dụng khóa riêng của mình để giải mã
phong bì số và nhận được thông điệp gốc và chữ ký số của người gửi.
B7: Người nhận sử dụng khóa công khai của người gửi để nhận dạng chữ ký số của người
gửi (là thông điệp đã được mã hóa bằng hàm Hash).
B8: Người nhận sử dụng thuật toán băm để chuyển thông điệp gốc thành thông điệp số như
ở bước 2 mà người gửi đã làm.
B9: Người nhận so sánh thông điệp số vừa tạo ra ở bước 8 với thông điệp số nhận được ở
bước 6 (nhận được sau khi giải mã phong bì số).
Liên hệ thực tế một doanh nghiệp ở Việt Nam đã sử dụng chữ ký số trong giao dịch?
Ngân hàng Techcombank Chữ Ký Số Techcombank:
Techcombank là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam và thường sử dụng chữ ký
số trong quá trình giao dịch trực tuyến và các dịch vụ internet banking. Sử Dụng Trong Giao Dịch:
Chữ ký số của Techcombank thường được sử dụng để xác thực các giao dịch trực tuyến
như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến khác. Phương Thức Sử Dụng:
Chữ ký số có thể được áp dụng thông qua việc sử dụng mã hóa không đối xứng, nơi người
dùng sử dụng khóa cá nhân của mình để ký số các giao dịch và người nhận sử dụng khóa
công khai để xác nhận tính toàn vẹn và nguồn gốc của thông tin.
Techcombank, giống như nhiều ngân hàng khác, tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao và
các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho
khách hàng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến.
11. Trình bày biện pháp bảo mật bằng phương pháp thỏa thuận khóa Diffiel –
Hellman, phương pháp này thích hợp với những đối tượng nào?
Phương pháp thỏa thuận khóa Diffiel - Hellman lOMoARcPSD| 10435767
Phương pháp thỏa thuận khóa Diffie-Hellman mang đến một công cụ thay thế cho hai bên
tham gia để phát triển khóa được chia sẻ. Giao thức cho phép hai bên tạo ra và chia sẻ khóa
công cộng. Mỗi bên gọi là Alice và Bob, có hai số (p, g) gọi là “ thông số DiffieHellman”.
Về mặt lý thuyết, số ‘p’ là chữ số lớn hơn 2, nhưng trong thực tế nó phụ thuộc vào việc
thực hiện tính toán trong một khoảng thời gian đã được xác định. ‘g’ được xem là thông số
cơ bản và là một vài số nguyên nhưng nhỏ hơn.
Các thiết bị được thiết kế để sử dụng phương pháp này khi truyền thông có thể có các thông
số mã hóa, tải từ máy chủ khi cần thiết. Chúng được thay đổi bởi các thiết bị di động đến
một môi trường an toàn - nơi một liên kết có dây được sử dụng để cập nhật bộ nhớ có khả năng chống trộm.
Phương pháp này tập trung vào một khóa được chia sẻ
1. Alice và Bob mỗi bên sở hữu một số riêng (khóa riêng): xa và xb là một số nguyên nhỏhơn p-1.
2. Alice và Bob mỗi bên có một khóa công cộng ya, yb.
Y=g* mod p, g được tăng đến giá trị x mod p
3. Alice và Bob trao đổi các khóa công cộng ya và yb
4. Mỗi người sử dụng một khóa công cộng khác nhau, họ cùng tạo ra một khóa bí mật
ztheo công thức: z=y* mod p
Sau đó z có thể được sử dụng như chìa khóa với bất cứ phương pháp mã hóa mà Alice và
Bob chọn. z là tương tự cho cả Bob và Alice:
z= (g^xa mod p)^xB mod p= (g^xB mod p)^xA mod p=z
Một kẻ nghe trộm, những người biết các thông số và sở hữu YA và YB sẽ vẫn còn phải đối
mặt với nhiệm vụ tính toán để xác định z với điều kiện p được chọn là đủ lớn. Phương pháp
này được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị cần trao đổi thông tin ngang hàng. Thiết bị hoạt
động như máy chủ và cung cấp các thông số trên một kênh không được mã hóa mà vẫn đạt
được mức độ bảo mật cao. Sau đó được sử dụng để trao đổi các thông số mới giữa các cá
nhân với nhau một cách nhanh chóng.
Phương pháp Diffie - Hellman khá an toàn nếu các thông số p và g là bí mật và p là đủ lớn.
Diffie - Hellman là một phương pháp thích hợp để hai thiết bị không cần phải công khai
các thông số trao đổi dưới dạng không được mã hóa.
Phương pháp này thích hợp với những đối tượng
Người Dùng Trực Tuyến:
Đối với những người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến, như ngân hàng trực tuyến,
mua sắm trực tuyến, việc sử dụng phương pháp Diffie-Hellman có thể giúp bảo vệ thông
tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của họ khi truyền qua mạng. •
Doanh Nghiệp và Tổ Chức:
Các doanh nghiệp và tổ chức thường xuyên thực hiện các giao dịch trực tuyến, chia sẻ dữ
liệu quan trọng, và giao tiếp qua mạng. Phương pháp Diffie-Hellman có thể được tích hợp
vào hệ thống để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu truyền tải. •
Hệ Thống Ngân Hàng và Tài Chính: lOMoARcPSD| 10435767
Trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, việc truyền tải thông tin nhạy cảm như giao dịch
tài chính yêu cầu một mức độ bảo mật cao. Diffie-Hellman có thể được sử dụng để thiết
lập kênh truyền thông an toàn giữa các bên. •
Cơ Quan Chính Phủ và Quân Đội:
Các cơ quan chính phủ và tổ chức quân đội thường xuyên cần thiết lập các kênh truyền
thông an toàn để chia sẻ thông tin quan trọng và bảo vệ truyền thông của họ khỏi nguy cơ đánh cắp hay tấn công. •
Các Hệ Thống Mạng Riêng Ảo (VPN):
Các doanh nghiệp sử dụng VPN để tạo ra kênh truyền thông an toàn qua internet. Phương
pháp Diffie-Hellman thường được tích hợp trong các giao thức mã hóa VPN để đảm bảo
tính bảo mật của dữ liệu truyền tải qua mạng.
Phương pháp Diffie-Hellman thích hợp cho những đối tượng cần thiết lập kênh truyền
thông an toàn mà không muốn công khai trực tiếp khóa của mình và đặt ra yêu cầu bảo mật
cao trong quá trình truyền thông dữ liệu.
12. Bảo mật mạng 3G bao gồm những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay?
Bảo mật mạng 3G bao gồm những yếu tố: •
Các Dòng Thông Tin và Dữ Liệu:
+ Dữ liệu Người Sử Dụng: Bảo mật mạng 3G cần đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của
người sử dụng, bao gồm thông tin về trả phí, lịch sử thanh toán và các chi tiết cá nhân khác.
+ Dữ Liệu Liên Quan Đến Trả Phí: Thông tin liên quan đến thanh toán và trả phí cần được
bảo vệ chặt chẽ để ngăn chặn lừa đảo và truy cập trái phép.
+ Dữ Liệu Địa Chỉ và Định Vị: Thông tin địa chỉ và định vị vị trí của người sử dụng cần
được giữ bí mật để đảm bảo quyền riêng tư của họ.
+ Dữ Liệu Nhận Diện và An Toàn: Các thông tin như khóa mã hóa và thông tin nhận diện
cần phải được bảo vệ để đảm bảo an toàn của hệ thống và người sử dụng. •
Đối Tượng Xâm Phạm Mạng:
+ Phá Hủy Tính Toàn Vẹn và Tính Tin Cậy: Kẻ tấn công có thể cố gắng phá hủy tính toàn
vẹn và tin cậy của dữ liệu và thông tin trong hệ thống, và bảo mật 3G cần ngăn chặn những hành động này.
+ Thỏa Thuận Dịch Vụ và Xâm Phạm: Kẻ tấn công có thể cố gắng thỏa thuận dịch vụ hoặc
xâm phạm hệ thống thông qua việc làm giả mạo và sử dụng trái phép các tính năng của mạng. •
Giao Diện Sóng Vô Tuyến Radio:
+ Nghe Trộm và Xâm Phạm Tín Hiệu: Các tín hiệu sóng vô tuyến cần phải được bảo vệ
khỏi việc nghe trộm và xâm phạm để đảm bảo người sử dụng không bị giả mạo hoặc bị lừa dối. lOMoARcPSD| 10435767
+ Rủi Ro Truyền Tín Hiệu và Dữ Liệu Kiểm Soát: Cần nguyên tắc bảo mật để đảm bảo
rằng tín hiệu và dữ liệu kiểm soát không bị chiếm đoạt, giúp bảo vệ an toàn của hệ thống. Giao Diện Dây Nối:
+ Nghe Trộm Hoạt Động Tương Tác: Mọi hoạt động tương tác qua dây nối cần phải được
bảo vệ khỏi việc nghe trộm, đảm bảo an toàn và quyền riêng tư của người sử dụng.
- Môi Trường Người Sử Dụng và Yêu Cầu Tránh Lỗ Hổng:
+ Ngăn Chặn Giả Mạo Người Sử Dụng: Bảo mật 3G cần ngăn chặn kẻ tấn công từ việc giả
mạo người sử dụng để sử dụng các dịch vụ một cách trái phép.
+ Xác Thực USIM và Cảnh Báo Đánh Cắp: Các biện pháp cần được thực hiện để xác thực
người sử dụng và cảnh báo ngay lập tức khi USIM bị đánh cắp để ngăn chặn việc sử dụng trái phép.
Môi Trường Bên Trong và An Toàn Dữ Liệu:
+ Bảo Vệ Dữ Liệu Khỏi Sự Thay Đổi Không Được Phép: Dữ liệu cần phải được mã hóa
hoặc bảo vệ bằng các phương thức an toàn để ngăn chặn sự thay đổi không được phép. +
Tính An Toàn và Độc Lập của Vấn Đề An Toàn: Cần có các biện pháp để đảm bảo tính an
toàn và độc lập của vấn đề an toàn đối với các hệ thống phục vụ và người sử dụng.
Bảo mật mạng 3G đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của nhiều biện pháp bảo mật để đảm bảo
tính toàn vẹn, bảo mật và an toàn của dữ liệu và thông tin trong môi trường mạng di động.
Ví dụ minh họa tại Việt Nam:
Các nhà mạng di động tại Việt Nam hiện nay đều sử dụng mã hóa AES-128 để bảo vệ các
tín hiệu sóng vô tuyến radio. Mã hóa AES-128 là một loại mã hóa hiện đại và mạnh mẽ,
có thể ngăn chặn việc nghe trộm và xâm phạm tín hiệu.
Ví dụ, khi người dùng sử dụng điện thoại di động để gọi điện, các tín hiệu thoại sẽ được
mã hóa trước khi truyền đi. Các hacker muốn nghe trộm cuộc gọi sẽ không thể hiểu được
nội dung cuộc gọi trừ khi họ có được khóa mã hóa.
Ngoài ra, các nhà mạng di động cũng sử dụng các biện pháp khác để bảo vệ các tín hiệu
sóng vô tuyến radio, chẳng hạn như:
+ Sử dụng các kênh truyền tín hiệu riêng biệt cho các dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như dữ
liệu thoại, dữ liệu dữ liệu và dữ liệu điều khiển.
+ Sử dụng các phương pháp xác thực người dùng để ngăn chặn việc giả mạo người dùng.
+ Các biện pháp này giúp tăng cường bảo mật cho các tín hiệu sóng vô tuyến radio và ngăn
chặn các mối đe dọa như nghe trộm và xâm phạm tín hiệu.
Bảo mật mạng 3G là một vấn đề quan trọng, cần được các nhà mạng di động và người sử
dụng quan tâm. Các nhà mạng di động cần triển khai các biện pháp bảo mật cần thiết để
đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin của người sử dụng. Người sử dụng cũng cần nâng
cao nhận thức về bảo mật để có thể bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa bảo mật. lOMoARcPSD| 10435767
13. Phân tích vai trò của người dùng trong bảo mật mạng 3G? Tại sao nói người dùng
chính là nguy cơ lớn nhất đe dọa tới sự an toàn và riêng tư của các giao dịch trên thiết bị di động ?
Phân tích vai trò của người dùng trong bảo mật mạng 3G:
Công nghệ 3G được thiết kế trên cơ sở các đặc điểm an toàn của công nghệ 2G, mang đến
sự cần thiết, khả năng kết nối thực và khắc phục các điểm yếu của các hệ thống 2G. Một
trong những đặc trưng quan trọng của các hệ thống mạng 3G là số lượng các chủ thể hợp
pháp và liên kết khác nhau dẫn đến sự đa dạng hóa các phương thức.
Trong mô hình các đối tượng chính và vai trò của môi trường kết nối công nghệ 3G. Mối
quan hệ trung tâm là người sử dụng dịch vụ thuê bao. Một thuê bao cho phép một số lượng
người dùng sử dụng các thiết bị đầu cuối di động truy cập vào các dịch vụ (có thể hạn chế)
trong môi trường nội bộ. Môi trường này tính phí cho thuê bao thông qua việc mang đến
các dịch vụ và việc sử dụng của họ. Các dịch vụ bao gồm các cuộc gọi, dịch vụ tin nhắn
ngắn và tin nhắn đa phương tiện, truy cập mạng Internet, các truy cập đến các mạng khác,
các dịch vụ giá trị gia tăng. Một thuê bao thường là đối tượng sử dụng dịch vụ di động cuối
cùng. Vai trò của người dùng thể hiện những điểm sau: Chủ thuê bao
Chủ thuê bao là bất kỳ người nào hoặc chủ thể hợp pháp như tổ chức tham gia và ký kết
hợp đồng để trả phí dịch vụ với tư cách là người đại diện cho một hoặc nhiều người sử
dụng. Chủ thuê bao được sử dụng để chỉ các chủ thể trả tiền cho việc sử dụng các dịch vụ
di động trả trước hoặc theo thuê bao. Người sử dụng
Người sử dụng là chính chủ thuê bao được phép sử dụng các dịch vụ 3G hoặc một người
khác được phép sử dụng dịch vụ của chủ thuê bao. Trong trường hợp một người khác được
phép sử dụng, chủ thuê bao xác định thông tin sơ lược về người sử dụng và giới hạn sử
dụng, truy cập của người này.
Các bên tham gia khác
Trong mô hình sử dụng 3G, các bên tham gia khác có thể là một dịch vụ dữ liệu hoặc cơ
sở dữ liệu của một công ty hoặc đơn thuần là một dịch vụ Internet. Các bên tham gia này
được xem là một phần của mạng lưới phục vụ giống như người sử dụng, là một phần của
một mạng tương đương với khả năng công nghệ hoặc một phần của các mạng không sử
dụng 3G. Một mạng được phép bảo vệ các bên tham gia khác khi sử dụng các công nghệ,
công cụ và cần đảm bảo các kết nối với các bên tham gia không bị ảnh hưởng các vấn đề về an toàn. •
Người dùng có thể được coi là nguy cơ lớn nhất đối với an toàn và riêng tư trong
giao dịch trên thiết bị di động vì một số lý do: lOMoARcPSD| 10435767 •
Sơ hở về bảo mật: Người dùng thường không tuân thủ các biện pháp an ninh cơ bản
như sử dụng mật khẩu mạnh, cập nhật phần mềm định kỳ, hoặc cài đặt các ứng dụng
bảo mật. Điều này tạo điều kiện cho tin tặc tận dụng các lỗ hổng này để tấn công. •
Sai lầm khi chia sẻ thông tin: Người dùng có thể không nhận ra rằng họ đang chia
sẻ thông tin quan trọng (như mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng) thông qua
email, tin nhắn, hoặc các kênh không an toàn. Tin tặc có thể lợi dụng việc này để
xâm nhập vào hệ thống hoặc gian lận. •
Sử dụng các ứng dụng không tin cậy: Việc tải và sử dụng các ứng dụng không được
kiểm duyệt hoặc không đáng tin cậy có thể làm lộ thông tin cá nhân hoặc tạo điều
kiện cho tin tặc xâm nhập vào thiết bị. •
Thiếu hiểu biết về bảo mật: Người dùng thường không có kiến thức sâu về các nguy
cơ bảo mật và do đó dễ dàng rơi vào các chiêu trò xâm nhập của tin tặc, như phishing hoặc social engineering.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hệ thống và ứng dụng cũng chịu trách nhiệm trong việc
bảo vệ dữ liệu người dùng. Các công ty cần phải cải thiện bảo mật ứng dụng, mã hoá thông
tin, và cung cấp các công cụ an ninh mạnh mẽ để giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân của họ.
14. Phân tích vai trò môi trường người sử dụng và yêu cầu chống lỗ hổng trong mạng
3G? Liên hệ thực tiễn người dùng tại Việt Nam?
Phân tích vai trò môi trường NSD và yêu cầu chống lỗ hổng trong mạng 3G:
Kẻ tấn công giả mạo người sử dụng để sử dụng các dịch vụ. Chúng kết hợp các yếu tố của
môi trường bên trong hoặc các mạng phục vụ để truy cập, nhằm xác thực và nhận diện dữ
liệu hoặc các xung đột của người sử dụng.
Các cách thức được sử dụng để đảm bảo chỉ có USIM hợp lệ mới có thể truy cập các dịch
vụ trên một mạng. Cách thức này yêu cầu mỗi truy cập cần được xác thực và các cơ chế
đảm bảo USIM thông báo bị đánh cắp sẽ bị chặn ngay lập tức. Điều này ngăn chặn kẻ giả
mạo người sử dụng hợp pháp hoặc các trạm điểm cơ bản. Người sử dụng xác nhận rằng
một hệ thống mạng phục vụ được xác thực để mang đến các dịch vụ với tư cách môi trường
bên trong ở thời điểm ban đầu hoặc trong việc phân phối dịch vụ. Yêu cầu xác thực hai
chiều, nhận diện, tải nhận diện và tái xác thực cần được hỗ trợ.
Toàn bộ việc sử dụng cần được kiểm soát và kiểm tra toàn diện nhằm đảm bảo và ngăn
ngừa các gian lận. Việc sử dụng được kiểm soát và cảnh báo tại bất kì thời điểm nào khi
xảy ra các hoạt động bất thường và có nghi ngờ. Các môi trường bên trong có khả năng kết
thúc các hỗ trợ đối với người sử dụng phát hiện ra lỗ hổng của các nguyên tắc – như một
ISP (Internet Service Provider) đóng tài khoản của kẻ tấn công tin tặc. Gia định rằng có sự
dư thừa hợp lý (sufficient redundancy) trên các dòng thông tin, dữ liệu để nhận diện chính
xác nguồn của các hành vi đáng nghỉ. Nếu đó không phải là trường hợp các thiết bị bổ sung
được thuê/sử dụng nhằm đảm bảo việc nhận dạng thì người sử dụng không thể phủ nhận
hành động mà họ đã thực hiện. Rõ ràng cần phải có các chính sách mang tinh hệ thống để hoàn thiện các kẽ hở. lOMoARcPSD| 10435767
Phương pháp này được sử dụng trong các môi trường bên trong để truyền thông đảm bảo
tính an toàn và tính độc lập của vấn đề an toàn đối với các hệ thống phục vụ. Các môi
trường bên trong không phụ thuộc hoàn toàn vào an toàn của các mạng trung gian, với các
đối tượng không có mối quan hệ trực tiếp để đảm bảo vấn đề an toàn trong các hoạt động truyền thông.
Các dữ liệu cần được bảo vệ khỏi sự thay đổi không được phép thông qua việc sử dụng các
kỹ thuật mã hóa hoặc các phương thức khác. Điều này bao gồm việc truyền các tín hiệu,
kiểm soát dữ liệu, sử dụng các dòng truyền thông và dữ liệu tại. Có thể sử dụng chứng thực
hoặc các cơ chế khác để đảm bảo an toàn dữ liệu. Yêu cầu này thể hiện khả năng ngăn chặn
sự thay đổi. Tương tự, nó có thể bảo vệ các dữ liệu trên UICC khỏi sự can thiệp hoặc sự
thay đổi (ví dụ như thông qua việc quét virus hoặc phương thức khác) Điều quan trọng là
dữ liệu xác thực có thể kiểm tra để đảm bảo tính nguyên bản, tính toàn vẹn, cụ thể các khóa
mã hóa trên các tương tác sóng vô tuyến. Đây là điều quan trọng để ngăn ngừa kẻ tấn công
tái sử dụng các dữ liệu mà chúng được quét bởi người sử dụng khác.
Một kẻ tấn công không thể nhận diện được người sử dụng, xác định được vị trí hoặc việc
kiểm soát bị động việc sử dụng hệ thống. Những người sử dụng có thể kiểm tra khó khăn
của các dòng truyền thông thông qua hiển thị các biểu tượng trên điểm cuối khi các dữ liệu
được mã hóa hay không. Tương tự, dữ liệu lưu trữ về người sử dụng bởi môi trường bên
trong hoặc các nhà cung cấp khác và dữ liệu được tổ chức trong các điểm cuối hoặc USIM
được bảo vệ hoặc đảm bảo tính tin cậy.
Trong khi mỗi nỗ lực được thực hiện để đảm bảo quyền của người sử dụng đối với tính tin
cậy hoặc đảm bảo các hệ thống khỏi sự xâm phạm, các chính phủ yêu cầu các nhà cung
cấp dịch vụ 3G mang đến một phương thức để ngăn chặn mà không cảnh báo với người sử
dụng và có khả năng mang đến dữ liệu khi yêu cầu khi yêu cầu thực hiện bởi các quyền
cấp phép thích hợp. Liên hệ thực tế tại VN:
Việc áp dụng thực tế trong môi trường Việt Nam có thể được thể hiện qua các ví dụ sau: •
Xác thực USIM: Mô hình này yêu cầu mỗi truy cập vào mạng 3G cần sử dụng USIM
hợp lệ. Trong Việt Nam, các nhà mạng di động thường yêu cầu người dùng đăng
ký SIM số điện thoại di động của họ thông qua các quy trình xác thực với giấy tờ
tùy thân và thông tin cá nhân. •
Kiểm soát truy cập và cảnh báo: Các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Việt Nam
thường áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập và cảnh báo người dùng khi có
hoạt động không bình thường trên tài khoản của họ, như sử dụng dung lượng lớn
hơn bình thường hoặc đăng nhập từ các vị trí không phù hợp. •
Bảo vệ dữ liệu qua mạng: Các nhà mạng ở Việt Nam thường sử dụng các cơ chế mã
hóa khi dữ liệu được truyền qua mạng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin người
dùng khi chuyển từ điện thoại đến trạm cơ sở. •
Quản lý an ninh thông tin: Các công ty viễn thông ở Việt Nam thường phải tuân thủ
các quy định về bảo mật thông tin cá nhân, đảm bảo rằng dữ liệu người dùng được
lưu trữ và xử lý theo các tiêu chuẩn an toàn. lOMoARcPSD| 10435767 •
Hỗ trợ người dùng: Trong trường hợp phát hiện hoạt động bất thường, các nhà cung
cấp dịch vụ thường có chính sách hỗ trợ và xử lý khiếu nại của người dùng để đảm
bảo tính an toàn và độ tin cậy của hệ thống.
Các nhà mạng ở Việt Nam đã triển khai các phương pháp bảo mật, các nguyên tắc và cơ
chế bảo mật trong mạng 3G để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ di động. CHƯƠNG 5
1. Phân tích các yêu cầu đảm bảo tỉnh bí mật khi truy cập dữ liệu? Cho ví dụ minh
họa tại Việt Nam hiện nay?
Các yêu cầu đảm bảo tỉnh bí mật khi truy cập dữ liệu:
Khi giao dịch trên mạng ngày càng trở nên phổ biến thì rủi ro tiềm ẩn từ các thiết bị và ứng
dụng ngày càng lớn. Để việc truy cập dữ liệu qua ĐTDĐ được an toàn, hệ thống thanh toán
di động cần đảm bảo phải được kiểm soát theo 4 nguyên tắc: An toàn và quản lý thiết bị;
Quản lý kết nối; Bảo vệ dữ liệu; Khuyến cáo khách hàng.
+ An toàn và quản lý thiết bị:
Đối với thiết bị di động, hệ thống thanh toán di động nên hỗ trợ người sử dụng trong việc
bảo mật và quản lý. Nên cải đặt các tính năng xoá bỏ, khoá thiết bị hoặc loại bỏ hoàn toàn
dữ liệu của những thiết bị di động bị mất cắp hoặc thất lạc nếu mật khẩu giao dịch sai. + Quản lý kết nối:
Nếu hoạt động thanh toán không được quản lý một cách chuẩn xác thì tất cả dữ liệu sẽ dễ
bị lộ thông qua giao tiếp của thiết bị như ĐTDĐ. Vì vậy, một hệ thống thanh toán di động
phải sử dụng các kết nối VPN kết hợp với IPSec trong việc triển khai hoạt động thanh toán
di động để bảo mật dữ liệu trong các kết nối. Như vậy, việc quản lý và xác thực kết nối sẽ trở nên đơn giản hơn.
+ Bảo vệ dữ liệu:
Mã hóa dữ liệu là một trong những hoạt động quan trọng để bảo vệ thiết bị di động. Với
một thiết bị đã được quản lý, khách hàng có thể phân phối dữ liệu hoặc tuân thủ chính sách
mã hoả dữ liệu nhất định.
Việc mã hóa các thiết bị lưu trữ có thể tháo rời được, chẳng hạn như thẻ nhớ SD, cũng cần
được người sử dụng cân nhắc để mã hoá. Tránh việc các dữ liệu nhạy cảm như thông tin
chi tiết về tài khoản (mã số tài khoản, số PIN, số CVV (Card Verification Value), mật
khẩu) bị truy cập một cách bất hợp pháp.
+ Khuyến cáo khách hàng:
Điểm yếu lớn nhất trong khâu bảo mật chính là hướng dẫn người sử dụng. Để có thể hướng
dẫn, khuyến cáo với các khách hàng hiệu quả, một hệ thống thanh toán di động cần đưa ra
các chỉ dẫn về bảo mật ngắn gọn và ý nghĩa. Việc hướng dẫn hay khuyến cáo nên bao hàm lOMoARcPSD| 10435767
tất cả các nội dung như giai thích thiết bị, các ứng dụng và chủ định sử dụng. Như vậy mới
thu hút được sự chú ý và lưu tâm, dễ nhớ hơn với người sử dụng dịch vụ. •
Ví dụ minh hoạ tại VN hiện nay:
MoMo, ZaloPay hoặc các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. •
An toàn và quản lý thiết bị: MoMo, một ứng dụng thanh toán di động phổ biến tại
Việt Nam, cung cấp tính năng bảo mật như xác thực hai yếu tố (2FA) để ngăn chặn
truy cập trái phép vào tài khoản. Ngoài ra, người dùng có thể từ xa xoá dữ liệu hoặc
khoá thiết bị nếu thiết bị bị mất cắp. •
Quản lý kết nối: Các ứng dụng thanh toán di động ở Việt Nam thường sử dụng mã
hóa và kết nối an toàn thông qua giao thức HTTPS để đảm bảo thông tin được truyền đi an toàn. •
Bảo vệ dữ liệu: Các ứng dụng như ZaloPay hoặc ngân hàng trực tuyến cung cấp mã
hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, ngăn chặn truy cập trái
phép vào thông tin nhạy cảm như thông tin tài khoản và mật khẩu. •
Khuyến cáo khách hàng: Các dịch vụ này thường cung cấp hướng dẫn rõ ràng về
cách sử dụng an toàn, bao gồm cả việc giải thích về các tính năng bảo mật, khuyến
cáo về việc bảo mật mật khẩu, không chia sẻ thông tin cá nhân, và thường xuyên
cập nhật ứng dụng để bảo đảm an toàn.
Ví dụ giúp người dùng ở Việt Nam thấy rõ các biện pháp bảo mật đang được tích hợp vào
các dịch vụ thanh toán điện tử, tăng cường lòng tin cậy khi sử dụng các ứng dụng này để giao dịch trực tuyến. 2.
Phân tích các yêu cầu đảm bảo tính thông suốt khi truyền tải dữ liệu? Liên
hệthực tiễn yêu cầu này tại Việt Nam hiện nay? •
Các yêu cầu đảm bảo tính thông suốt khi truyền tải dữ liệu
Quá trình truyền tải dữ liệu trên thiết bị di động thường gặp nhiều khó khăn như nghẽn
mạng hoặc bị ngắt kết nối làm quá trình thanh toán khó thành công. Vì vậy, một hệ thống
thanh toán di động cần phải đạt được sự nhất trí cao giữa các nhà cung cấp mạng di động
để có thể truyền tải dữ liệu một cách thông suốt, liên tục. Biểu hiện:
+ Hệ thống đạt được sự nhất trí giữa các nhà cung cấp mạng di động trong việc chia sẻ
cơ sở hạ tầng, cho phép “roaming" giữa các mạng với nhau.
+ Máy chủ tiếp nhận và xử lý phải có tính co giãn cao, nghĩa là đảm bảo xử lý được một
khối lượng lớn các yêu cầu thanh toán cùng một lúc mà không làm giảm tốc độ thanh toán.
Nói cách khác, khi các yêu cầu xử lý thanh toán tăng lên một cách đột biển, hệ thống vẫn
phải đáp ứng được về mặt tốc độ và tính chính xác. •
Liên hệ thực tế tại VN: •
Sự nhất trí giữa các nhà cung cấp mạng di động: Trong thực tế ở Việt Nam, hợp
tác giữa các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobifone, và các dịch vụ thanh
toán di động như MoMo, ZaloPay, hay các ngân hàng điện tử đã cố gắng cải thiện
tính linh hoạt bằng cách cho phép người dùng sử dụng dịch vụ thanh toán qua lOMoARcPSD| 10435767
nhiều nhà mạng khác nhau. Điều này giúp người dùng có thể tiếp tục giao dịch mà
không bị gián đoạn khi di chuyển hoặc khi một nhà mạng có sự cố. •
Tính co giãn của máy chủ xử lý: Các dịch vụ thanh toán điện tử như MoMo hay
ZaloPay đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ để đảm bảo máy chủ xử
lý có khả năng mở rộng linh hoạt. Chẳng hạn, trong những thời điểm cao điểm
như ngày Tết hoặc các sự kiện lớn, hệ thống vẫn duy trì được tốc độ xử lý cao,
tránh tình trạng chậm trễ hoặc mất kết nối khi có nhiều yêu cầu thanh toán đồng thời.
Những nỗ lực này giúp tăng cường tính linh hoạt và đáng tin cậy của các dịch vụ thanh
toán điện tử tại Việt Nam, giúp người dùng trải nghiệm mua sắm và thanh toán trực tuyến
một cách trơn tru và hiệu quả hơn. 3.
Phân tích các yêu cầu của việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các nhà
cungcấp dịch vụ trong thanh toán di động? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay? •
Yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động:
TMDĐ là hình thức thương mại phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa các bên: ngân
hàng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ và
các bên liên quan khác. Dù xuất hiện từ rất sớm, nhưng tại nhiều quốc gia đang phát triển
sự phát triển của TMDĐ và khả năng ứng dụng trong các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh
toán di động còn rất sơ khai. Hiện nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di
động tại mỗi quốc gia là rất lớn. Ở Việt Nam có thể liệt kê như Mpay, Mrtopup, Mobi vi, Payoo…
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động đều cần phối hợp với một vài ngân hàng, do
đó cách thức thanh toán cũng hết sức khác nhau và chưa có một chuẩn chung. Khách hàng
sử dụng dịch vụ chỉ thanh toán được khi có tài khoản của một số ngân hàng hợp tác. Nếu
có tài khoản ở ngân hàng khác không trong liên minh thì cũng không thể thanh toán. Vì
vậy, để giải quyết triệt để tồn tại này, các ngân hàng cung cấp dịch vụ TMDĐ và các nhà
mạng di động cần phối hợp thực hiện các giải pháp sau đây:
+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng di động và các ngân hàng phải có sự phối hợp
và thống nhất về cách thức tiến hành thanh toán qua các thiết bị di động. Khi khách hàng
mua sắm các hàng hóa, dịch vụ trực tuyến thông qua các thiết bị di động, cần tránh cách
thức thanh toán riêng lẻ.
+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng di động và các ngân hàng cần có sự phối hợp
để ra đời một tổ chức trung gian thiết lập nên một cổng thanh toán (Payment Gateway).
Cổng thanh toán này kết nối các nhà cung cấp dịch vụ, người bán hàng và các định chế tài
chính - Đầu mối kết nối đó sẽ tạo ra chuẩn chung, như vậy sẽ tiết kiệm cho nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng. • VD minh hoạ: lOMoARcPSD| 10435767 •
VD1: Cổng thanh toán (Payment Gateway) và hệ thống thanh toán qua điện thoại di động. lOMoARcPSD| 10435767
Cổng thanh toán (Payment Gateway): VNPay, ZaloPay, và MoMo đã tạo ra các
cổng thanh toán tích hợp, cho phép người dùng thanh toán trực tuyến từ các nguồn
tiền khác nhau như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thẻ thanh toán, và thậm chí cả
ví tiền điện tử. Điều này phản ánh sự hợp tác giữa ngân hàng và nhà cung cấp dịch
vụ mạng di động để tạo ra các kênh thanh toán tiện lợi và linh hoạt cho người dùng. •
Hệ thống thanh toán qua điện thoại di động: Ngoài ra, một số ngân hàng lớn như
Vietcombank, Techcombank, hoặc các tổ chức tài chính như VNPay đã hợp tác với
các nhà mạng di động như Viettel, Vinaphone, Mobifone để cung cấp dịch vụ thanh
toán qua điện thoại di động. Điều này cho phép người dùng sử dụng tài khoản ngân
hàng của họ để thực hiện thanh toán trực tiếp thông qua điện thoại di động, mở rộng
phạm vi tiếp cận thanh toán cho người dùng. •
VD2: ZaloPay, một ứng dụng thanh toán di động phổ biến, liên kết chặt chẽ với
nhiều ngân hàng để cung cấp các tùy chọn thanh toán đa dạng cho người dùng.
Người dùng có thể liên kết tài khoản ngân hàng của mình với ZaloPay để thực hiện
thanh toán trực tiếp thông qua ứng dụng này, đồng thời cũng có thể nạp tiền vào ví
ZaloPay từ tài khoản ngân hàng của mình. 4.
Trình bày các bước trong quy trình thanh toán hóa đơn trả sau trên thiết bị
diđộng? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? •
Các bước trong quy trình thanh toán hóa đơn trả sau trên thiết bị di động
Bước 1: Khách hàng sử dụng thiết bị di động lướt web để mua hàng. •
Bước 2: Khách hàng tiến hành khai báo mã xác thực và các thông tin cần thiết trên hóa đơn bán hàng. •
Bước 3: Website bán hàng gửi hóa đơn mua hàng chi tiết có mã xác thực cho nhà
cung cấp dịch vụ mạng di động. •
Bước 4: Nhà cung cấp dịch vụ mạng di động tiến hành kiểm tra và xác thực thanh
toán cho website bán hàng, sau đó yêu cầu website giao hàng. •
Bước 5: Website bán hàng giao hàng cho khách hàng. •
Bước 6: Nhà cung cấp mạng di động gửi hóa đơn chi tiết về quá trình giao dịch tới khách hàng •
Bước 7: Khách hàng sẽ kiểm tra và thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp dịch vụ mạng di động • Ưu điểm: •
Đối với người tiêu dùng: •
Giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngay khi có nhu cầu mặc dù
chưa đủ khả năng chi trả •
Kéo giãn thời gian thanh toán thành các khoản nhỏ, giúp người dùng chủ động cân đối chi tiêu •
Thường không phát sinh lãi suất hay phụ phí nếu người dùng thanh toán đúng hạn lOMoARcPSD| 10435767 •
Thủ tục xét duyệt nhanh chóng, đơn giản, không yêu cầu chứng minh thu nhập
Được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại mặt hàng, đa dạng hình thức thanh toán, bao
gồm cả tiền mặt hay thanh toán online Đối với doanh nghiệp:
Tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp do giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.
Tăng trải nghiệm khách hàng, tăng tỉ lệ khách hàng quay lại •
Vận hành đơn giản, doanh nghiệp có thể theo dõi lộ trình thanh toán của khách •
Nhược điểm •
Đối với người tiêu dùng: •
Một số dịch vụ mua trước trả sau yêu cầu lãi suất •
Trong trường hợp người tiêu dùng trả chậm sẽ phải chịu phí trễ hạn •
Thường không có khuyến mãi, hoàn tiền khi mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ • Đối với doanh nghiệp •
Dễ chịu rủi ro khi khách hàng thanh toán trễ hoặc không trả theo đúng cam kết
Chi phí tích hợp dịch vụ trả sau khá cao nếu muốn tự vận hành. •
Khâu quản lý phức tạp, gồm nhiều bước như: phê duyệt thủ tục, thông báo kỳ hạn, nhắc hẹn thanh toán,... 5.
Trình bày các bước trong quy trình thanh toán tạo tài khoản trả trước trên
thiếtbị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? •
Các bước trong quy trình thanh toán tạo tài khoản trả trước trên thiết bị di động: •
Bước 1: Khách hàng lập một tài khoản trả trước với nhà cung cấp mạng di động. •
Bước 2: Khách hàng sử dụng thiết bị di động lướt web để mua hàng, tiến hành khai
báo các thông tin thanh toán về tài khoản trả trước trên website bán hàng. •
Bước 3: Website bán hàng gửi thông tin chi tiết về giao dịch và tài khoản của khách
hàng tới nhà cung cấp dịch vụ mạng di động •
Bước 4: Nhà cung cấp dịch vụ mạng di động kiểm tra các thông tin về tài khoản trả
trước và tiến hành thanh toán cho website bán hàng, sau đó yêu cầu giao hàng. •
Bước 5: Website bán hàng tiến hành giao hàng cho khách hàng. •
Bước 6: Nhà cung cấp dịch vụ mạng di động gửi hóa đơn liệt kê chi tiết các giao dịch cho khách hàng. • Ưu điểm: •
Kiểm soát chi tiêu: Người dùng có thể kiểm soát tốt hơn việc tiêu tiền vì số tiền đã
nạp vào tài khoản là giới hạn, giúp họ tránh được việc tiêu quá mức và tích tụ nợ. •
An toàn và bảo mật: Không yêu cầu thông tin tài chính nhạy cảm như thông tin thẻ
tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng, giảm thiểu rủi ro bị hack hoặc mất thông tin cá nhân. •
Thuận tiện cho người dùng không có tài khoản ngân hàng: Cho phép người dùng
không có tài khoản ngân hàng vẫn sử dụng dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động. lOMoARcPSD| 10435767 •
Không có rủi ro về nợ: Việc trả trước loại bỏ hoàn toàn rủi ro về nợ và không gây
áp lực về việc quản lý công nợ sau này. •
Nhược điểm:
Hạn chế về sự linh hoạt: Người dùng phải thường xuyên nạp tiền vào tài khoản
trước khi sử dụng dịch vụ, có thể gây phiền toái khi cần sử dụng mà không có đủ tiền trong tài khoản. •
Khó khăn trong việc thanh toán các khoản phí lớn: Khi giao dịch có giá trị lớn hơn
số tiền có trong tài khoản trả trước, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán. •
Yêu cầu quản lý tài khoản định kỳ: Người dùng cần thường xuyên theo dõi và quản
lý số dư trong tài khoản trả trước để đảm bảo có đủ tiền khi cần sử dụng dịch vụ. 6.
Trình bày các bước trong quy trình thanh toán bằng cách sử dụng thẻ trả
trướctrên thiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? •
Các bước trong quy trình thanh toán: •
Bước 1: Khách hàng tiến hành khai báo các thông tin về thẻ thanh toán trên website bán hàng. •
Bước 2: Website bán hàng gửi thông tin giao dịch và thẻ thanh toán cho nhà cung
cấp dịch vụ mạng di động •
Bước 3: Nhà cung cấp dịch vụ mạng di động gửi tiếp các thông tin này tới ngân
hàng phát hành thẻ của khách hàng. •
Bước 4: Ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra, xác thực việc thanh toán và gửi kết quả
về nhà cung cấp dịch vụ mạng di động. •
Bước 5: Nhà cung cấp dịch vụ mạng di động gửi thông báo đã thanh toán và yêu
cầu website bán hàng giao hàng. •
Bước 6: Website bán hàng tiến hành giao hàng cho khách hàng. •
Bước 7: Ngân hàng phát hành thẻ gửi bản kê khai chi tiết các khoản chỉ và số dư
tài khoản thẻ cho khách hàng. • Ưu điểm: •
Tiện lợi và linh hoạt: Người dùng có thể nạp tiền vào thẻ trả trước một lần và sử
dụng nhiều lần mà không cần phải thực hiện thanh toán mỗi lần sử dụng dịch vụ. •
Bảo mật cao: Không yêu cầu thông tin tài chính nhạy cảm như thông tin thẻ tín
dụng hoặc tài khoản ngân hàng, giảm thiểu rủi ro bị hack hoặc mất thông tin cá nhân. •
Không có rủi ro về nợ: Vì đây là phương pháp trả trước, do đó không có nguy cơ tích tụ nợ. •
Phù hợp cho người dùng không có tài khoản ngân hàng: Cho phép người dùng
không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động. lOMoARcPSD| 10435767 •
Nhược điểm: •
Hạn chế về số tiền có thể sử dụng: Số tiền trong thẻ trả trước giới hạn việc sử dụng
dịch vụ, khi hết tiền phải nạp tiền lại để tiếp tục sử dụng.
Khó khăn trong việc thanh toán các khoản phí lớn: Khi giao dịch có giá trị lớn hơn
số tiền có trong thẻ trả trước, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán. •
Yêu cầu quản lý tài khoản định kỳ: Người dùng cần thường xuyên theo dõi và quản
lý số dư trong thẻ trả trước để đảm bảo có đủ tiền khi cần sử dụng dịch vụ. 7.
Trình bày các bước trong quy trình thanh toán qua ngân hàng trên thiết bị
diđộng? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh toán này? •
Các bước trong quy trình thanh toán: •
Bước 1: Khách hàng khai báo các thông tin về phương tiện thanh toán (tài khoản
ngân hàng, tài khoản thẻ) trên website bán hàng. •
Bước 2: Website bán hàng gửi thông tin giao dịch và thông tin thanh toán tới ngân
hàng nơi khách hàng mở tài khoản. •
Bước 3: Ngân hàng kiểm tra và xác thực việc thanh toán với website bán hàng, sau đó yêu cầu giao hàng. •
Bước 4: Website bán hàng tiến hành giao hàng. •
Bước 5: Ngân hàng gửi bản kê khai chi tiết các khoản chỉ và số dư tài khoản tới
khách hàng Ưu điểm: •
Bảo mật cao: Thanh toán qua ngân hàng trên thiết bị di động thường liên quan đến
việc xác thực mạnh mẽ, bao gồm mã PIN, xác thực hai yếu tố (2FA), hoặc cảm
biến vân tay, giúp tăng cường bảo mật thông tin thanh toán. •
Tiện lợi và linh hoạt: Người dùng có thể thực hiện thanh toán từ bất kỳ đâu và bất
kỳ lúc nào, chỉ cần kết nối internet, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. •
Quản lý tài chính dễ dàng: Người dùng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý tình hình
tài chính thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động, biết được lịch sử
giao dịch và số dư tài khoản một cách thuận tiện. •
Tích hợp nhiều dịch vụ: Các ứng dụng ngân hàng di động thường cung cấp không
chỉ dịch vụ thanh toán mà còn các tính năng khác như chuyển khoản, thanh toán
hóa đơn, quản lý tài chính, tiết kiệm. •
Nhược điểm: •
Yêu cầu kết nối internet: Việc sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trên thiết
bị di động yêu cầu kết nối internet ổn định, có thể gây bất tiện khi không có kết nối
mạng hoặc kết nối không ổn định. •
Rủi ro về an ninh mạng: Mặc dù các ứng dụng ngân hàng di động thường có bảo
mật cao, nhưng vẫn có rủi ro từ các vấn đề an ninh mạng như virus, malware hoặc
các phương thức tấn công khác. lOMoARcPSD| 10435767 •
Phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng: Nếu hệ thống ngân hàng gặp sự cố kỹ thuật,
người dùng có thể gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch hoặc không thể truy cập
vào tài khoản của mình. 8.
Trình bày các ưu điểm trong thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động? Nêu
cácbước của quy trình thanh toán vi điện tử này? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay? lOMoARcPSD| 10435767 •
Các ưu điểm trong thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động: •
Hỗ trợ thanh toán nhanh chóng, bảo vệ người dùng trước các nguy cơ lừa đảo trực tuyến. •
Với tính năng thanh toán tạm giữ hoặc khiếu nại, quyền lợi của người mua hàng
được đảm bảo hơn. Cụ thể người bán chỉ nhận được tiền khi người mua đã nhận
được hàng theo đúng mô tả. •
Trong trường hợp bị lừa đảo, hầu hết các doanh nghiệp cung cấp ví điện tử đều có
hình thức bảo hiểm giao dịch để đền bù thiệt hại cho người dùng. •
Tiện lợi và linh hoạt: Người dùng có thể thực hiện thanh toán từ bất kỳ đâu và bất
kỳ lúc nào, chỉ cần kết nối internet. •
Không cần mang theo tiền mặt hay thẻ tín dụng, tiết kiệm thời gian và giao dịch nhanh chóng. •
Bảo mật và an toàn: Các ứng dụng ví điện tử thường có các biện pháp bảo mật
mạnh mẽ như mã PIN, xác thực hai yếu tố (2FA), cảm biến vân tay hoặc nhận diện
khuôn mặt, giúp bảo vệ thông tin tài khoản. •
Quản lý tài chính thuận tiện: Người dùng có thể theo dõi và quản lý lịch sử giao
dịch, số dư tài khoản một cách dễ dàng thông qua ứng dụng ví điện tử. •
Tích hợp nhiều dịch vụ: Ngoài chức năng thanh toán, các ứng dụng ví điện tử
thường cung cấp nhiều tính năng khác như chuyển khoản, nạp tiền điện thoại, thanh
toán hóa đơn, mua vé, gửi nhận tiền. •
Ưu đãi và khuyến mãi: Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
dành cho người dùng sử dụng ví điện tử khi thanh toán tại các đối tác hợp tác. •
Phù hợp với mọi người: Cho phép người dùng không có tài khoản ngân hàng hoặc
không sử dụng thẻ tín dụng vẫn có thể tiếp cận dịch vụ thanh toán trên di động. •
Quy trình thanh toán: •
Bước 1: Tải ví điện tử về thiết bị di động và mở tài khoản. •
Bước 2: Nhập thông tin khách hàng. •
Bước 3: Nạp tiền vào ví điện tử •
Bước 4: Chọn dịch vụ và Thanh toán hóa đơn. • VD: momo Ưu điểm: •
Tiện lợi và linh hoạt: Người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán từ việc
mua hàng online, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền cho bạn bè chỉ trong vài thao tác
trên điện thoại di động. •
Ưu đãi và khuyến mãi: Momo thường xuyên có các chương trình khuyến mãi hấp
dẫn, giảm giá hoặc cashback khi người dùng sử dụng Momo thanh toán tại các đối tác hợp tác. •
Tích hợp nhiều dịch vụ: Ngoài chức năng thanh toán, Momo còn cung cấp nhiều
tính năng khác như nạp điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua vé, chuyển tiền v.v. •
Quy trình thanh toán qua Momo: lOMoARcPSD| 10435767 •
Nạp tiền vào ví: Người dùng nạp tiền vào ví Momo thông qua ngân hàng, cổng
thanh toán hoặc cổng điện tử khác. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách
chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng hoặc nạp tiền mặt tại các điểm giao dịch
được liên kết với Momo. •
Chọn dịch vụ và thanh toán: Khi cần thanh toán, người dùng chọn loại dịch vụ cần
thanh toán trên ứng dụng Momo và nhập thông tin cần thiết (số tiền, mã số đơn hàng nếu có). •
Xác nhận giao dịch: Sau khi xác nhận thông tin giao dịch, người dùng sẽ được yêu
cầu nhập mật khẩu hoặc xác thực bằng vân tay, khuôn mặt để hoàn tất thanh toán. •
Xác nhận thanh toán: Giao dịch được xác nhận thành công và thông tin về giao
dịch sẽ được gửi đến người dùng qua tin nhắn hoặc email.
9. Trình bày khái niệm và nguyên tắc hoạt động của chuẩn giao tiếp cận từ trường
NFC? Cho ví dụ minh họa về các ứng dụng của NFC trong thực tế hiện nay? • Khái niệm:
NFC là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng
cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau.
Hiểu một cách đơn giản, NFC là công nghệ sử dụng sóng radio năng lượng thấp để truyền
đi một lượng nhỏ các thông tin trên một khoảng cách rất ngắn, khoảng 100mm hoặc nhỏ
hơn. Thiết bị được trang bị NFC thường là ĐTDĐ, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh,
đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra NFC còn được kết hợp nhiều
công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn... •
Nguyên tắc hoạt động:
Để NFC hoạt động, hệ thống buộc phải có 2 thiết bị, 1 là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết
bị thứ 2 là mục tiêu (target).
Thiết bị khởi tạo sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện tử)
đủ để cung cấp năng lượng cho mục tiêu xác định vốn hoạt động ở chế độ bị động. Mục
tiêu của NFC sẽ không cần điện năng, năng lượng để nó hoạt động lấy từ thiết bị khởi tạo.
Nó cho phép người ta chế tạo những thẻ tag, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn do không phải dùng pin. • Ứng dụng: •
Chiếc điện thoại có chip NFC cũng có thể được trang bị ứng dụng cung cấp bởi
hãng hàng không British Airways để lưu trữ vé, tạo sự thuận tiện cho người dùng
mỗi lần đi xa bằng máy bay. •
Người dùng đến rạp chiếu phim, tại rạp có tấm poster giới thiệu phim mới rất thú
vị, chỉ việc chạm điện thoại vào poster, tất cả các thông tin về phim đó sẽ hiện lên
trên điện thoại, link dẫn tới trailer, đánh giá, lịch chiếu phim ở rạp gần nhất hay
trang web mua vé trực tuyến...Các ứng dụng cho NFC bao gồm thực hiện thanh lOMoARcPSD| 10435767
toán nhanh, ghép nối thiết bị với bộ định tuyến hay thậm chỉ là thẻ trao đổi kinh
doanh với đồng nghiệp. Hai ứng dụng cung cấp một nguồn lợi nhuận cho diễn đàn
NFC là giá trị thanh toán được lưu trữ và vị trí quảng cáo. •
Chiếc BlackBerry được cài đặt hệ thống Oyster (tại London) để thanh toán trước
chi phí di chuyển bằng các phương tiện công cộng. Qua đó cho phép người dùng
lên tàu điện ngầm hoặc xe buýt chỉ bằng cách giao tiếp điện thoại với đầu đọc thẻ. •
Điện thoại vừa có thể đóng vai trò thiết bị khởi tạo, mục tiêu hay hoạt động ở chế
độ ngang hàng. Tiếp tục ví dụ ở trên, sau khi mua vẻ thông qua poster, người dùng
có thể đi vào rạp chiếu phim, chạm điện thoại vào máy đọc (khi này điện thoại đóng vai trò là mục tiêu).