Đề cương ôn tập logic học-Triết học Mác-Lênin (KHTN-Đại học Quốc Gia Hà Nội)
1) Định nghĩa chu diên? Xác định tính chu diên của các phán đoán A,E,I,O. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1) Định nghĩa chu diên? Xác định tính chu diên của các phán đoán A,E,I,O
- Một thuật ngữ chu diện khi nói tới toàn bộ phần tử bao hàm trong
thuật ngữ đấy, nếu chỉ 1 số phần tử thì k chu diên ● Xác định tính chu diên:
- Phán đoán A:”Mọi S là P”:
+) P bao hàm S thì S chu diên và P không chu diên
+) S và P đồng nhất: Cả S và P chu diên
- Phán đoán E:”Mọi S không là P”: S và P chu diên
- Phán đoán I:” Một số S là P”: S không chu diên
+) S và P giao nhau: P không chu diên
+) S bao hàm P : P chu diên
- Phán đoán O:”Một số S không là P”: S không chu diên, P chu diên
2) Quy luật cơ bản của logic a) Quy luật đồng nhất
- Nội dung: Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng phải
đồng nhất với chính nó
- Cơ sở khách quan: Trạng thái ổn định tương đối, đứng im
tương đối của các đối tượng - Yêu cầu quy luật:
+) Không được tùy tiện thay đổi đối tượng tư duy +)
Không đồng nhất 2 khái niệm với nhau (đánh tráo khái niệm)
- Công thức: A là A - Các lỗi:
+) Ngộ biện: Không biết là sai nên mắc phải
+) Ngụy biện: Biết sai nhưng vẫn cố tình mắc phải
+) Đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, nhầm lẫn khái niệm
b) Quy luật mâu thuẫn (không mâu thuẫn)
- Cơ sở khách quan: tính xác định về chất của đối tượng
được đảm bảo trong một thời gian ngắn
- Nội dung: Trong quá trình lập luận không được cùng khẳng
định hay cùng phủ định một đối tượng - Yêu cầu:
+) Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy: thừa
nhận A rồi lại phủ định A
+) Không thừa nhận dấu hiệu A rồi phủ nhận hệ quả dấu hiệu A
- Công thức: 7(a^7a) - Các lỗi:
+) Mâu thuẫn trong lập luận, liên kết cấc tư tưởng
c) Quy luật loại trừ cái thứ 3 (bài chung)
- Cơ sở khách quan: tính xác định về chất của đối tượng
hoặc thuộc cái này hoặc thuộc cái khác chứ không có
trường hợp nào khác - Nội dung: Hai phán đoán
mâu thuẫn nhau không thể cùng chân thực hoặc giả dối,
một trong hai phải chân thực hoặc giả dối - Yêu cầu:
+) Tư tưởng phải rõ ràng, dứt khoát, không có lỗi tư duy
+) Không được trả lời một cách lơ lửng
- Công thức: a tuyển với 7a
- Lỗi: giải quyết vấn đề chung chung bằng cách thứ 3 d)
Quy luật lý do đầy đủ
- Cơ sở khách quan: Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tồn tại
khách quan của đối tượng
- Nội dung: Mỗi quy luật là đúng nếu nó có lý do đầy đủ
- Yêu cầu: Mọi tư tưởng chân thực đều phải có luận chứng
- Lỗi: “kéo theo ảo”, tưởng nhầm có mối liên hệ giữa các đối tượng - Công thức: Không có
3) Các quy luật chung trong tam đoạn luận
- Tam đoạn luận phải có hơn 3 thuật ngữ
- Thuật ngữ trung gian M phải chu diên ít nhất một lần
- Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không chu diên trong kết luận
- Nếu 2 tiền đề là phủ định thì không có kết luận
- Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận là phủ định
- Hai tiền đề không có phán đoán chung (thuật ngữ trung gian
không chỉ ra được mối quan hệ giữa hai tiền đề) thì không rút ra được kết luận
- Một trong hai tiền đề là phán đoán riêng thì kết luận là phán đoán riêng
- Hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì không thể suy ra phán đoán phủ định
4) Các phép chuyển hóa trong logic
a) Phép đổi chỗ (chuyển hóa): - Giữ nguyên chất
- Đổi vị trí thuật ngữ và lượng từ b) Phép đổi chất
- Giữ nguyên chỗ, vị trí , lượng từ
- Đổi chất khẳng định sang phủ định và ngược lại, đổi vị từ sang phủ định vị từ
c) Phép đối lập vị từ
- B1: Đổi chỗ sang phán đoán trung gian - B2: Đổi chất
phán đoán trung gian thu được KL d) Phép đối lập chủ từ
- B1: Đổi chất thu được phán đoán trung gian
- B2: Đổi chỗ phán đoán trung gian thu được KL 5) Tam đoạn luận
- Là suy luận được rút ra từ 2 tiền đề là phán đoán đơn - Phân loại: +) Loại I: M - P S - M --->S - P +) Loại II: P - M S - M S - P +) Loại III: M - P M - S S - P +) Loại IV: P - M M - S S - P
- Các quy định riêng của phán đoán:
+) Phán đoán I: Tiền đề nhỏ là khẳng định
Tiền đề lớn là toàn thể
+) Phán đoán II: 1 trong 2 tiền đề là phán đoán phủ định
Tiền đề lớn là toàn thể
+) Phán đoán III: Tiền đề nhỏ là khẳng định
Kết luận là phán đoán bộ phận
+) Phán đoán IV: Nếu lớn là khẳng định thì nhỏ là toàn thể
Nếu 1 trong 2 là phủ định thì lớn là toàn thể
6) Phép định nghĩa khái niệm
- Bản chất: là thao tác logic nhằm vạch ra những dấu hiệu nội
hàm cơ bản nhất của khái niệm - Cấu tạo 2 bộ phận:
+) Khái niệm được định nghĩa: Vạch rõ nội hàm cơ bản của nó ra
+) Khái niệm dùng để định nghĩa: khái niệm có dấu hiệu chung và
cơ bản cấu thành nên nội hàm của khái niệm được định nghĩa
- Chức năng: Vạch rõ nội hàm của khái niệm, phân biệt khái niệm
này với khái niệm khác - Các kiểu định nghĩa:
+) Thực: Định nghĩa về chính đối tượng đó bằng cách chỉ ra dấu
hiệu cơ bản trong nội hàm của khái niệm được định nghĩa
Ví dụ: Cái quạt là công cụ làm mát
+) Duy anh: Định nghĩa vạch ra nghĩa của từ biểu thị đối tượng (đặt tên khái niệm)
Ví dụ: Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản - Quy tắc định nghĩa:
+) Định nghĩa tương xứng: Khái niệm được định nghĩa và khái
niệm định nghĩa phải có cùng ngoại diên
+) Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác: Chỉ được dùng các khái
niệm đã biết để định nghĩa
+) Định nghĩa phải ngắn gọn: Định nghĩa không chứa những thuộc
tính có thể suy ra từ những thuộc tính khác đã đc chỉ ra trong định nghĩa
+) Định nghĩa không thể là phủ định: Không chỉ ra được nội hàm
của khái niệm cần định nghĩa nên không thể dùng để định nghĩa - Các lỗi dễ mắc phải:
+) Định nghĩa quá rộng, định nghĩa quá hẹp
+) Định nghĩa vòng quanh, luẩn quẩn, không rõ ràng, chính xác +) Định nghĩa dài dòng
7) Phép phân chia khái niệm
- Định nghĩa: Là thao tác logic chỉ ra các khái niệm hẹp hơn của
khái niệm đó dựa theo ngoại diên. - Cấu tạo:
+) Khái niệm đem ra phân chia là khái niệm bị phân chia
+) Khái niệm được chỉ ra là khái niệm (thành phần) phân chia
+) Thuộc tính để phân chia là cơ sở phân chia
- Chức năng: Vạch chỉ ra các đối tượng nằm trong ngoại diên - Các hình thức:
+) Phân đôi khái niệm: Chia khái niệm thành 2 khái niệm mâu thuẫn nhau
+) Phân chia theo hạng: Là thao tác logic dựa vào căn cứ vào
cơ sở nhất định để phân chia khái niệm sao cho vẫn giữ nguyên
được thuộc tính nhưng có chất lượng mới - Các quy tắc:
+) Phân chia nhất quán: Việc phân chia phải tiến hành với cùng
một thuộc tính, cùng 1 cơ sở phân chia
+) Phân chia liên tục: Phân chia theo tuần tự không được vượt cấp
+) Phân chia phải cân đối: Ngoại diên khái niệm bị phân chia phải
bằng đúng tổng ngoại diên của khái niệm phân chia
+) Phân chia tránh trùng lặp: Các thành phần phân chia phải
tách rời nội dung không được trùng lặp - Các lỗi:
+) Phân chia thừa hoặc thiếu thành phần hoặc vừa thừa vừa thiếu
+) Đổi cơ sở phân chia trong lúc đang phân chia
+) Ngoại diên các khái niệm thu được sau khi phân chia không tách rời nhau
+) Phân chia nhảy vọt (vượt cấp) 8) Phép chứng minh
- Định nghĩa: Dưạ vào luận điểm mà tính chân lý đã được thực tiễn
chứng minh để khẳng định tính chân lý của một luận điểm khác - Cấu tạo:
+) Luận điểm: điều cần phải chứng minh tính chân lý
+) Luận cứ: bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm. Có 2
loại là thực tiễn và lý thuyết
+) Phương pháp: cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ, sắp xếp luận cứ - Các quy tắc: ● Đối với luận điểm:
+) Phải là tiền đề chân thực
+) Phải rõ ràng, chính xác
+) Phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh ● Đối với luận cứ
+) Là những phán đoán chân thực
+) Tính chân thực phải độc lập với tiền đề
+) Luận cứ phải là lý do đầy đủ của tiền đề ●
Đối với phương pháp (luận chứng)
+) Tuân theo các phương pháp, quy luật logic
+) Đảm bảo tính nhất quán không được mâu thuẫn - Các kiểu chứng minh:
+) Chứng minh theo nghĩa riêng của từ: luận chứng cho tính
chân thực của tiền đề
+) Bác bỏ: luận chứng cho tính giả dối hoặc không
chứng minh được của luận đề nhờ các tiền đề chân thực
+) Trực tiếp: tính chân thực của luận cứ trực tiếp dẫn
đến tính chân thực của tiền đề
+) Gián tiếp: tính chân thực của luận đề rút ra từ tính không
chân thực của phản luận đề
+) Diễn dịch, quy nạp, chứng minh loại suy, chứng minh hỗn hợp - Các lỗi:
+) Đánh tráo luận đề, thu hẹp luận đề cần chứng minh, chuyển
loại +) Sai lầm cơ bản, chạy trước luận cứ, chứng minh vòng
quanh, chứng minh quá nhiều +) Không suy ra,
Câu 9: Đối tượng nghiên cứu của logic học:
Là các hình thức và các quy luật cảu tư duy đúng đắn để dẫn đến chân lý.
- Hình thức tư duy: phán đoán, suy luận, chứng minh.
- Quy luật của tư duy: quy luật đồng nhất, quy luật mâu thuẫn, quy
luật bài chung, quy luật lí do đầy đủ.