ĐỀ TÀI VÍ ĐIỆN TỬ MOMO | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Ví điện tử MoMo đã chứng tỏ được sự thành công và vị thế của mình trên thị trường Việt Nam. Với việc tập trung vào việc cải thiện dịch vụ và mở rộng danh mục sản phẩm, MoMo có thể tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường thanh toán điện tử trong tương lai. Thay đổi quy định pháp lý: Các quy định pháp lý mới có thể ảnh hưởng đến hoạt động của MoMo.

Họ tên: Nguyễn Thị Trang
Lớp: DHTM14A4HN
Mã SV: 20107200225
ĐỀ TÀI
VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU , HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Giới thiệu sản phẩm
- Đặc điểm ,
- Chức năng của ví điện tử
1: Chuyển và nhận tiền qua internet
2:Thanh toán trực tuyến
3:Lưu trữ và quản lý tiền online
4:Tích điểm , đổi thành tiền mặt
- Vai trò của ví điện tử
1:Vai trò chung
2:Đối với ngân hàng và doanh nghiệp
3:Đối với khách hàng
-So sánh từ 2- So 3 sản phẩm của doanh nghiệp trên cùng thị trường
1:Ví appota
2:Ví zalopay
3;Ví shopeepay
ƯU ĐIỂM , NHƯỢC ĐIỂM CỦA VÍ ĐIỆN TỬ
1-Ưu điểm
2-Nhược điểm
Chương II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG 25
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3. NHỮNG CƠ HỘI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VÍ ĐIỆN TỬ
1 Cơ hội
2 Khó khăn
3 Thách thức
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ TẠI 39
VIỆT NAM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Top-of-mind Service: Mức độ nhận biết nhãn hiệu
Fintech: Công nghệ tài chính
Asian Banker: Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của
Châu Á
Asia Plus: Dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1 Các loại ví điện tử ở Việt Nam được yêu thích nhất năm 2019
Hình 2 Biểu đồ sử dụng thanh toán điện tử năm 2020
Hình 3 Top-of-mind service
Hình 4 Thương hiệu được sử dụng nhiều nhất
Hình 5 Tần suất sử dụng thanh toán điện tử
Hình 6 Tỷ lệ các cách sử dụng thanh toán di động phổ biến
Bảng 1 Bảng xếp hạng lý do sử dụng các ví điện tử
Bảng 2 Động lực và khuyến mãi ưa thích trong việc sử dung thanh toán di động
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể
đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng một hình thức
thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm, đó là
thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác
không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Nghĩa là người tiêu dùng có
thể sử dụng các giấy tờ giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ
để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người
bán trực tiếp trao đổi với nhau hiện nay.
Bản chất của hình thức này chính hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế,
giảm thiểu chi phí xã hội. Hoạt động này sẽ trực tiếp làm giảm số lượng tiền mặt đang được lưu
hành trên thị trường hàng hóa bằng cách khuyến khích từng người tiêu dùng thanh toán không
dùng tiền mặt. Họ có thể sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà
không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương. Có sự xuất hiện tiền mặt hay không chính
sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới và được
đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt. Kèm theo sự phát
triển của nền kinh tế thời đại, ví điện tử ra đời đóng vai trò là một chiếc ví tiền mặt trong thanh
toán trực tuyến. Sự ra đời của điện tử nhằm hướng đến sự an toàn tiện dụng, góp phần
phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, người
bán hàng, tổ chức tín dụng (chủ yếu ngân hàng), hội tổng thể nền kinh tế. Một khi
người tiêu dùng thấy được lợi ích và duy trì thường xuyên thói quen thanh toán này, chắc chắn
cả nền kinh tế vĩ mô cũng sẽ
được hưởng lợi theo.
Thị trường điện tử nước ta đang ngày càng phát triển với sự tham gia của các nhà
dịch vụ trong nước cả ngoài nước, các điện tử ngày càng đa dạng. Ngày càng nhiều doanh
nghiệp nhận thức được lợi ích to lớn của việc tiến hành hoạt động thương mại bằng những
phương thức điện tử. Thông qua các phương tiện điện tử, mọi hoạt động kinh doanh đều được
tiến hành nhanh chóng, hiệu quả tiết kiệm hơn, không phụ thuộc vào thời gian khoảng
cách địa lí.
Theo thống của Appota (Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam) năm 2018, Việt Nam
72% dân số sở hữu điện thoại thông minh, 68% sử dụng smartphone để truy cập Internet
(nhiều hơn máy tính), 25% sử dụng Internet trên di động hàng ngày, nhiều người Việt sở hữu
trên 2 thiết bị di động kết nối mạng, với bình quân là 1,7 thiết bị/người. Mặt khác, khảo sát tiêu
dùng toàn cầu năm 2019 của PwC (một trong bốn công ty kiểm toán, tài chính ngân hàng hàng
đầu thế giới) đối với 27 nước/vùng lãnh thổ cho thấy, dự kiến Việt Nam sẽ thị trường tăng
trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019. Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán
bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng
mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ
này tại Thái Lan tăng từ 19% lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40% Philippines từ 14% lên
45%, Singapore từ 12% lên 46%, còn Indonesia tăng từ 9% lên mức 47%.
Năm 2018, thanh toán qua Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 19,5% về số tiền
so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn với
169,5% về số tiền so với năm 2017. Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường
ứng dụng thanh toán di động tiềm năng, phát triển nhanh trên thế giới sự tác động mạnh
mẽ, thúc đấy sự tăng trưởng của các hình thức
thanh toán hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của ngân hàng thế giới cho thấy, thanh toán không dùng
tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
với giá trị chi tiêu của người dân chiếm hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như
Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7%10% ở khu
vực sử dụng đồng Euro vào năm 2016. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang hướng tới một nền
kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020b bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt
tăng thanh toán điện tử. Theo đó, ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ
thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày vào năm 2020. một phương tiện thanh toán
trung gian, ví điện tử sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đề ra.
Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổđiện tử trong những năm gần đây, với sự tham
gia của cả nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, điều này góp phần tạo cho người tiêu dùng nhiều
cơ hội hơn trong việc lựa chọn một phương thức thanh toán điện tử phù hợp. Hoạt động ví điện
tử tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh sôi động về
phát triển dịch vụ bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ hỗ
trợ dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán. Môi trường pháp cho hoạt động này
ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó là sự hưởng ứng từ nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công
khi nhận ra lợi ích kinh tế về hợp tác phát triển dịch vụ ví điện tử.
Nhận thức được những lợi ích cũng như tiềm năng phát triển của loại hình thanh toán
không dùng tiền mặt này, phát triển điện tử Việt Nam đã đang thị trường nhiều
ngân hàng cũng như dịch vụ trung gian thanh toán quan tâm đến. Trong tương lai, ví điện tử có
thể sẽ phát triển mạnh, phổ biến hơn và sự tham gia, hợp tác giữa ngân hàng thương mại
các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán. Chínhlý do trên, đề tài “VÍ MOMO được chọn
là đề tài để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng hình thức ví điện tử tại Việt Nam.
Giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán ví điện tử tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển chất lượng dịch vụ ví điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: khảo sát khách hàng đang sử dụng dịch vụ ví điện tử tại Việt
Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu hoạt động trong khoảng thời gian từ 2017–2020.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp so sánh.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về DN
Chương 2: Thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển ví điện tử tại Việt Nam
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (viết tắt M_Service) hoạt động
chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) dưới thương hiệu
MoMo. Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ
Ví điện tử dịch vụ chuyển tiền, thu hộ/chi hộ…
Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và gia
tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở hạ
tầng thanh toán độc đáo sáng tạo thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng.
MoMo đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên
di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) nền tảng thanh toán
(payment platform). Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức
tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh
toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đến
nay, công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho khách hàng và cộng đồng
này đang ngày càng phát triển.
1.Qúa trình hình thành :
Kể từ năm 2007, MoMo bắt đầu triển khai xây dựng hệ sinh thái thanh toán điện
tử tương tự như WeChat.[2] Vào tháng 10 năm 2010, MoMo ra mắt dưới dạng dịch vụ
liên kết giữa mạng điện thoại VinaPhone với các hệ thống các ngân hàng tại Việt
Nam, cho phép các thuê bao di động thực hiện thanh toán, chuyển khoản ngay trên
thiết bị của họ.[4] Tất cả các dịch vụ của MoMo đều được tích hợp trong sim 128K của
VinaPhone.[5] Mỗi thuê bao sử dụng dịch vụ điện tử MoMo phải trả mức phí 5.000
đồng/tháng. Trong đó, người dùng phải trả thêm 200 đồng cho mỗi giao dịch riêng.[6]
Ngày 2 tháng 6 năm 2014, MoMo cho phép người dùng tải về thông qua nền
tảng Android. Không lâu sau đó, MoMomặt trên App Store của iOS. Tháng 4 năm
2015, ứng dụng xuất hiện trên nền tảng Windows Phone.[7] Tháng 10 năm 2015,
MoMo chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép, đảm bảo tiền
trong tiền thật được bảo chứng.[8] Cùng thời gian này, M_Service thỏa
thuận hợp tác với Standard Chartered cho ra mắt dịch vụ Straight2Bank Wallet, cho
phép khách hàng doanh nghiệp của Standard Chartered tại Việt Nam có thể thực hiện
giao dịch với mọi nhân thông qua điện tử MoMo ngay cả khi người đó chưa
tài khoản ngân hàng.[9] Đầu năm 2016, quỹ Standard Chartered Private Equity
Goldman Sachs chi 28 triệu đô la đầu cho MoMo. [10][11] Tháng 9 cùng năm,
MoMo được trao Chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ "nhà cung cấp dịch
vụ" dành cho doanh nghiệp các dịch vụ xử lý, truyền tải, lưu trữ dữ liệu liên quan
đến thẻ thanh toán.[12]
Tháng 4 năm 2017, MoMo là đối tác tiếp theo của CGV Cinemas.[13] Tháng 8
năm 2017, Ngân hàng Shinhan ký thỏa thuận ghi nhớ với M_Service về việc nối số tài
khoản khách hàng của Ngân hàng Shinhan với ví điện tử MoMo.[14] Đến tháng
11, MoMo và Uber ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, qua đó cho phép người dùng
thanh toán trực tiếp các dịch vụ của Uber thông qua ví điện tử này, giúp Việt Nam trở
thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có thể thanh toán Uber qua ví điện tử.[15]
Năm 2018, MoMo lần lượt ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty bảo hiểm Bảo
Việt,[16] Công ty tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam[17] Tổng Công ty
Đường Sắt Việt Nam.[18] Năm 2019, MoMo tiếp tục thỏa thuận hợp tác với FPT IS
trong việc thanh toán qua các hệ thống quản lý bệnh viện FPT.eHospital chính
quyền điện tử FPT.eGov [19] ký kết các thỏa thuận với Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh [20] cùng hệ thống siêu thị Saigon Co.op.[21] Tháng 9 năm
2019, MoMo ra mắt tính năng thanh toán trò chơi, ứng dụng các dịch vụ trên App
Store.[22]
Ngày 9 tháng 12 năm 2019, MoMo trở thành một trong bốn kênh thanh toán
chính thức trên cổng dịch vụ công Việt Nam,[23] bên cạnh VNPT Pay, Vietinbank
Vietcombank.[24] Năm 2020, ví MoMo ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Tin học hóa,
Bộ Thông tin Truyền thông triển khai Cổng thanh toán quốc gia.[25] Đến tháng 9
năm 2020, ứng dụng này hoàn tất việc kết nối hạ tầng công nghệ với 38 tỉnh, thành
phố tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia.[26] Cùng năm, điện tử này thỏa
thuận hợp tác toàn diện đồng thời triển khai kênh thanh toán chiến lược với tập đoàn
bảo hiểm nhân thọ AIA.[27]
2 .Qúa trình phát triển :
Ý tưởng “viển vông”
do MoMo vẫn sống sau 10 năm, theo ông Nguyễn Bá Diệp, P chủ tịch QT
MoMo là sự kiên định và lao động không mệt mỏi của những người sáng lập.
Hơn 10 năm trước, nhà sáng lập MoMo - bà Nguyễn Thị Minh Hiền, trong lần công tác
tại Bangladesh đã bị cách sử dụng điện thoại để chuyển tiền của người dân sở tại “hút
hồn”. Tháng 10/2007, Hiền đã biến niềm cảm hứng “trời cho” thành hình hài, với
sự ra đời của MoMo gồm 4 người và 4 máy chủ trong một căn phòng chừng 25 m2.
Song, ông Diệp kể, khó khăn lúc ấy không nằm sở vật chất nghèo nàn,
những nghi hoặc từ những người xung quanh.
“Mọi người đều nói đó là ý tưởng viển vông, phi thực tế. Ngay cả người thân vốn dĩ rất
hiểu tin, giờ cũng tỏ ý lo ngại, sợ rằng, đó chỉ việc làm “đan gàu tát biển, ghẹo
người cung trăng” thôi. Công bằng nói, lúc ấy, ngoài ý tưởng, chúng tôi chưa
có gì để thuyết phục mọi người. Tiền ít, chưa có sản phẩm và thậm chí không biết làm
thế nào để ra được sản phẩm”, ông Diệp giãi bày.
Dù không một ai hiểu, song ý tưởng viển vông vẫn được các cộng sự miệt mài nghiên
cứu. Khởi đầu, MoMo một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền qua số điện thoại di động.
Được ứng dụng ngay trên thẻ SIM điện thoại, người dùng thể sử dụng để nạp tiền
điện thoại hay chuyển tiền. Triển khai một thời gian, MoMo gặp phải vướng mắc như
chỉ giao diện đen trắng, mỗi lần cập nhật lại phải thay thẻ SIM mới người dùng
mạng VinaPhone mới có thể sử dụng được.
Dịch vụ mới, ít tiện ích, khó sử dụng là những gì mà thị trường nói về MoMo trong thời
gian đầu. 4 cái đầu của MoMo hiểu rằng, nếu không bứt phá, MoMo sẽ nhanh chóng
biến mất như vô vàn ý tưởng thử nghiệm khác.
“Chúng tôi quyết định phải đánh cược với tương lai của MoMo”, ông Diệp nói
khi kể về quyết sách tập trung vào ứng dụng di động (mobile-first), thay trên giao
diện web như sự tuần tự thông thường. Lúc đó, ngay cả tương lai về sự phổ biến của
điện thoại thông minh còn chưa rõ ràng, nhưng MoMo đã dồn mọi nguồn lực “cho trận
đánh cuối”.
Ngày 2/6/2014, MoMo mặt trên hệ điều hành Android, trở thành điện tử đầu tiên
ứng dụng trên di động. Sau 15 ngày, phần mềm đã mặt trên AppStore của iOS.
Trong tháng đầu, MoMo đã hàng trăm ngàn lượt tải cài đặt, trở thành một trong
5 ứng dụng tài chính được tải về nhiều nhất trên GooglePlay. Đến nay, sau hơn 3
năm phát triển, MoMo đã được những bước tiến lớn. Người dùng thể sử dụng
500 tiện ích thanh toán, mua sắm, mọi tiện ích hàng ngày 24/7, như điện, nước, viễn
thông, Internet, truyền hình cáp…
Từ một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền trên điện thoại “cục gạch”, kỳ cạch gán từng ứng
dụng siêu nhỏ (chỉ vài chục Kb) lên thẻ SIM, MoMo đã bước tiến dài trong vòng 2
năm qua, với 8 triệu khách hàng dùng dịch vụ, 5.000 cửa hàng giao dịch trên toàn
quốc.
Căn phòng 4 người toàn sếp của MoMo giờ đã phát triển thành các văn phòng tại
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng với gần 500 nhân viên.
Năm 2016, MoMo nhận khoản đầu trị giá 28 triệu USD từ Quỹ đầu Standard
Chartered Private Equity và Ngân hàng Đầu tư toàn cầu Goldman Sachs.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
“Để thành công, chỉ có cách duy nhất là lao động không mệt mỏi, dám thách thức bản
thân sửa chữa những sai lầm cực nhanh (Fail fast, fail better)”, ông Diệp chia sẻ
“châm ngôn” của người MoMo.
Quả thực, MoMo đã nỗ lực gần một thập kỷ thuyết phục người dùng, các ngân hàng
và đối tác để tạo nên hệ sinh thái như hôm nay. Việc MoMo rất
khó khăn để nhận được cái “gật đầu” của các ngân hàng cũng dễ hiểu, khi nhìn vào
hình ảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam và cả tâm lý tiêu dùng của người Việt gần
10 năm trước.
Bởi vậy, năm 2012, hợp tác với Vietcombank cùng giấy phép cung cấp dịch vụ
chuyển tiền sự kiện đã giúp MoMo mở cánh cửa “ngách”, giúp khơi thông dòng
chảy từ “sông lớn” ngân hàng đến tận tay người dân những nơi xa xôi. Thợp tác
này, cùng với từ khóa Fintech bắt đầu nhận được sự chú ý của các ngân hàng như
một xu hướng tất yếu, MoMo đã những bước phát triển lâu dài, bền vững với 13
ngân hàng lớn liên kết trực tiếp trong hiện tại.
“Công ty fintech như MoMo sẽ đóng vai trò đường dẫn, kết nối giữa ngân hàng, khách
hàng sản phẩm dịch vụ. MoMo chỉ xem mình như một dòng kênh nhỏ, cần mẫn
dẫn nước từ sông lớn ngân hàng đến với khách hàng, giúp khách hàng đáp ứng
các yêu cầu thanh toán tức thời một cách
Tăng qua trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Hình thức thanh toán điện tử giúp quá trình thanh
toán nhanh chóng, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên, hạn chế rủi ro.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới
(Tiền số hóa) không chỉ thỏa mãn các ngân hàngcòn đáp ứng được nhu cầu mua bán
hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch diễn ra đơn giản, nhanh chóng, chi phí giao
dịch giảm đi đáng kể.
- Thực hiện nhanh chóng các giao dịch chuyển và nhận tiền cho người khác,
nhận tiền vượt rào cản địa lý.
- Thanh toán tiện lợi các giao dịch, hóa đơn nhằm giảm sự quản lý các giao dịch
qua thẻ ngân hàng.
- Giảm bớt sự xuất hiện của tiền mặt để tránh các rủi ro về lạm phát.
- Tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến của người bán.
- Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán.
2 Đối với ngân hàng và các doanh nghiệp
- Tăng doanh thu: Hình thức thanh toán điện tử không chỉ giúp mở rộng hệ thống khách
hàng còn tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới. Nhằm tăng doanh số bán hàng từ
khách hàng hiện tại và các dịch vụ tạo ra giá trị khác.
- Giảm chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch, đồng thời tăng hiệu quả
kinh doanh.
- Giảm chi phí văn phòng, rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa thủ tục, nâng cao khả
năng tìm kiếm và xử lý chứng từ.
- Giảm chi phí nhân viên, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị.
- Mở rộng thị trường thông qua phương thức thanh toán điện tử: Các ngân hàng thay
tốn thêm tiền mở các chi nhánh thì có thể cung cấp dịch vụ Internet Banking để mở rộng phạm
vi cung cấp dịch vụ.
-
| 1/42

Preview text:

Họ tên: Nguyễn Thị Trang Lớp: DHTM14A4HN Mã SV: 20107200225 ĐỀ TÀI VÍ ĐIỆN TỬ MOMO MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU , HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN - Giới thiệu sản phẩm - Đặc điểm , -
Chức năng của ví điện tử
1: Chuyển và nhận tiền qua internet 2:Thanh toán trực tuyến
3:Lưu trữ và quản lý tiền online
4:Tích điểm , đổi thành tiền mặt -
Vai trò của ví điện tử 1:Vai trò chung
2:Đối với ngân hàng và doanh nghiệp 3:Đối với khách hàng
-So sánh từ 2- So 3 sản phẩm của doanh nghiệp trên cùng thị trường 1:Ví appota 2:Ví zalopay 3;Ví shopeepay
ƯU ĐIỂM , NHƯỢC ĐIỂM CỦA VÍ ĐIỆN TỬ 1-Ưu điểm 2-Nhược điểm
Chương II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG 25 NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3. NHỮNG CƠ HỘI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VÍ ĐIỆN TỬ 1 Cơ hội 2 Khó khăn 3 Thách thức
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ TẠI 39 VIỆT NAM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng nhà nước
Top-of-mind Service: Mức độ nhận biết nhãn hiệu
Fintech: Công nghệ tài chính
Asian Banker: Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của Châu Á
Asia Plus: Dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1 Các loại ví điện tử ở Việt Nam được yêu thích nhất năm 2019
Hình 2 Biểu đồ sử dụng thanh toán điện tử năm 2020 Hình 3 Top-of-mind service
Hình 4 Thương hiệu được sử dụng nhiều nhất
Hình 5 Tần suất sử dụng thanh toán điện tử
Hình 6 Tỷ lệ các cách sử dụng thanh toán di động phổ biến
Bảng 1 Bảng xếp hạng lý do sử dụng các ví điện tử Bảng 2
Động lực và khuyến mãi ưa thích trong việc sử dung thanh toán di động LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể
đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng một hình thức
thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm, đó là
thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác
không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Nghĩa là người tiêu dùng có
thể sử dụng các giấy tờ có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ
để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người
bán trực tiếp trao đổi với nhau hiện nay.
Bản chất của hình thức này chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế,
giảm thiểu chi phí xã hội. Hoạt động này sẽ trực tiếp làm giảm số lượng tiền mặt đang được lưu
hành trên thị trường hàng hóa bằng cách khuyến khích từng người tiêu dùng thanh toán không
dùng tiền mặt. Họ có thể sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà
không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương. Có sự xuất hiện tiền mặt hay không chính là
sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới và được
đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt. Kèm theo sự phát
triển của nền kinh tế thời đại, ví điện tử ra đời đóng vai trò là một chiếc ví tiền mặt trong thanh
toán trực tuyến. Sự ra đời của ví điện tử nhằm hướng đến sự an toàn và tiện dụng, góp phần
phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, người
bán hàng, tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng), xã hội và tổng thể nền kinh tế. Một khi
người tiêu dùng thấy được lợi ích và duy trì thường xuyên thói quen thanh toán này, chắc chắn
cả nền kinh tế vĩ mô cũng sẽ được hưởng lợi theo.
Thị trường ví điện tử ở nước ta đang ngày càng phát triển với sự tham gia của các nhà
dịch vụ trong nước cả ngoài nước, các ví điện tử ngày càng đa dạng. Ngày càng nhiều doanh
nghiệp nhận thức được lợi ích to lớn của việc tiến hành hoạt động thương mại bằng những
phương thức điện tử. Thông qua các phương tiện điện tử, mọi hoạt động kinh doanh đều được
tiến hành nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm hơn, không phụ thuộc vào thời gian và khoảng cách địa lí.
Theo thống kê của Appota (Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam) năm 2018, Việt Nam
có 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh, 68% sử dụng smartphone để truy cập Internet
(nhiều hơn máy tính), 25% sử dụng Internet trên di động hàng ngày, nhiều người Việt sở hữu
trên 2 thiết bị di động kết nối mạng, với bình quân là 1,7 thiết bị/người. Mặt khác, khảo sát tiêu
dùng toàn cầu năm 2019 của PwC (một trong bốn công ty kiểm toán, tài chính ngân hàng hàng
đầu thế giới) đối với 27 nước/vùng lãnh thổ cho thấy, dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường tăng
trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019. Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán
bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng
là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ
này tại Thái Lan tăng từ 19% lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40% và Philippines từ 14% lên
45%, Singapore từ 12% lên 46%, còn Indonesia tăng từ 9% lên mức 47%.
Năm 2018, thanh toán qua Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 19,5% về số tiền
so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn với
169,5% về số tiền so với năm 2017. Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường
ứng dụng thanh toán di động tiềm năng, phát triển nhanh trên thế giới và có sự tác động mạnh
mẽ, thúc đấy sự tăng trưởng của các hình thức
thanh toán hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của ngân hàng thế giới cho thấy, thanh toán không dùng
tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
với giá trị chi tiêu của người dân chiếm hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như
Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% và 10% ở khu
vực sử dụng đồng Euro vào năm 2016. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang hướng tới một nền
kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020b bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và
tăng thanh toán điện tử. Theo đó, ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ
thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày vào năm 2020. Là một phương tiện thanh toán
trung gian, ví điện tử sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đề ra.
Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ ví điện tử trong những năm gần đây, với sự tham
gia của cả nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, điều này góp phần tạo cho người tiêu dùng nhiều
cơ hội hơn trong việc lựa chọn một phương thức thanh toán điện tử phù hợp. Hoạt động ví điện
tử tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh sôi động về
phát triển dịch vụ bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ hỗ
trợ dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán. Môi trường pháp lý cho hoạt động này
ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó là sự hưởng ứng từ nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công
khi nhận ra lợi ích kinh tế về hợp tác phát triển dịch vụ ví điện tử.
Nhận thức được những lợi ích cũng như tiềm năng phát triển của loại hình thanh toán
không dùng tiền mặt này, phát triển ví điện tử ở Việt Nam đã và đang là thị trường mà nhiều
ngân hàng cũng như dịch vụ trung gian thanh toán quan tâm đến. Trong tương lai, ví điện tử có
thể sẽ phát triển mạnh, phổ biến hơn và có sự tham gia, hợp tác giữa ngân hàng thương mại và
các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán. Chính vì lý do trên, đề tài “VÍ MOMO ” được chọn
là đề tài để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng hình thức ví điện tử tại Việt Nam.
Giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán ví điện tử tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển chất lượng dịch vụ ví điện tử. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: khảo sát khách hàng đang sử dụng dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu hoạt động trong khoảng thời gian từ 2017–2020.
- Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về DN
Chương 2: Thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển ví điện tử tại Việt Nam
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (viết tắt M_Service) hoạt động
chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) dưới thương hiệu
MoMo. Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ
Ví điện tử và dịch vụ chuyển tiền, thu hộ/chi hộ…
Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và gia
tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở hạ
tầng thanh toán độc đáo và sáng tạo có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng.
MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên
di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán
(payment platform). Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức
tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh
toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đến
nay, công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho khách hàng và cộng đồng
này đang ngày càng phát triển.
1.Qúa trình hình thành :
Kể từ năm 2007, MoMo bắt đầu triển khai xây dựng hệ sinh thái thanh toán điện
tử tương tự như WeChat.[2] Vào tháng 10 năm 2010, MoMo ra mắt dưới dạng dịch vụ
liên kết giữa mạng điện thoại VinaPhone với các hệ thống các ngân hàng tại Việt
Nam, cho phép các thuê bao di động thực hiện thanh toán, chuyển khoản ngay trên
thiết bị của họ.[4] Tất cả các dịch vụ của MoMo đều được tích hợp trong sim 128K của
VinaPhone.[5] Mỗi thuê bao sử dụng dịch vụ ví điện tử MoMo phải trả mức phí 5.000
đồng/tháng. Trong đó, người dùng phải trả thêm 200 đồng cho mỗi giao dịch riêng.[6]
Ngày 2 tháng 6 năm 2014, MoMo cho phép người dùng tải về thông qua nền
tảng Android. Không lâu sau đó, MoMo có mặt trên App Store của iOS. Tháng 4 năm
2015, ứng dụng xuất hiện trên nền tảng Windows Phone.[7] Tháng 10 năm 2015,
MoMo chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép, đảm bảo tiền
trong ví là tiền thật và được bảo chứng.[8] Cùng thời gian này, M_Service ký thỏa
thuận hợp tác với Standard Chartered cho ra mắt dịch vụ Straight2Bank Wallet, cho
phép khách hàng doanh nghiệp của Standard Chartered tại Việt Nam có thể thực hiện
giao dịch với mọi cá nhân thông qua ví điện tử MoMo ngay cả khi người đó chưa có
tài khoản ngân hàng.[9] Đầu năm 2016, quỹ Standard Chartered Private Equity và
Goldman Sachs chi 28 triệu đô la đầu tư cho MoMo. [10][11] Tháng 9 cùng năm,
MoMo được trao Chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ "nhà cung cấp dịch
vụ" dành cho doanh nghiệp có các dịch vụ xử lý, truyền tải, lưu trữ dữ liệu liên quan đến thẻ thanh toán.[12]
Tháng 4 năm 2017, MoMo là đối tác tiếp theo của CGV Cinemas.[13] Tháng 8
năm 2017, Ngân hàng Shinhan ký thỏa thuận ghi nhớ với M_Service về việc nối số tài
khoản khách hàng của Ngân hàng Shinhan với ví điện tử MoMo.[14] Đến tháng
11, MoMo và Uber ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, qua đó cho phép người dùng
thanh toán trực tiếp các dịch vụ của Uber thông qua ví điện tử này, giúp Việt Nam trở
thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có thể thanh toán Uber qua ví điện tử.[15]
Năm 2018, MoMo lần lượt ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty bảo hiểm Bảo
Việt,[16] Công ty tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam[17] và Tổng Công ty
Đường Sắt Việt Nam.[18] Năm 2019, MoMo tiếp tục thỏa thuận hợp tác với FPT IS
trong việc thanh toán qua các hệ thống quản lý bệnh viện FPT.eHospital và chính
quyền điện tử FPT.eGov [19] và ký kết các thỏa thuận với Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh [20] cùng hệ thống siêu thị Saigon Co.op.[21] Tháng 9 năm
2019, MoMo ra mắt tính năng thanh toán trò chơi, ứng dụng và các dịch vụ trên App Store.[22]
Ngày 9 tháng 12 năm 2019, ví MoMo trở thành một trong bốn kênh thanh toán
chính thức trên cổng dịch vụ công Việt Nam,[23] bên cạnh VNPT Pay, Vietinbank và
Vietcombank.[24] Năm 2020, ví MoMo ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Tin học hóa,
Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Cổng thanh toán quốc gia.[25] Đến tháng 9
năm 2020, ứng dụng này hoàn tất việc kết nối hạ tầng công nghệ với 38 tỉnh, thành
phố có tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia.[26] Cùng năm, ví điện tử này ký thỏa
thuận hợp tác toàn diện đồng thời triển khai kênh thanh toán chiến lược với tập đoàn
bảo hiểm nhân thọ AIA.[27]
2 .Qúa trình phát triển :
Ý tưởng “viển vông”
Lý do MoMo vẫn sống sau 10 năm, theo ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch HĐQT
MoMo là sự kiên định và lao động không mệt mỏi của những người sáng lập.
Hơn 10 năm trước, nhà sáng lập MoMo - bà Nguyễn Thị Minh Hiền, trong lần công tác
tại Bangladesh đã bị cách sử dụng điện thoại để chuyển tiền của người dân sở tại “hút
hồn”. Tháng 10/2007, bà Hiền đã biến niềm cảm hứng “trời cho” thành hình hài, với
sự ra đời của MoMo gồm 4 người và 4 máy chủ trong một căn phòng chừng 25 m2.
Song, ông Diệp kể, khó khăn lúc ấy không nằm ở cơ sở vật chất nghèo nàn, mà là
những nghi hoặc từ những người xung quanh.
“Mọi người đều nói đó là ý tưởng viển vông, phi thực tế. Ngay cả người thân vốn dĩ rất
hiểu và tin, giờ cũng tỏ ý lo ngại, sợ rằng, đó chỉ là việc làm “đan gàu tát biển, ghẹo
người cung trăng” mà thôi. Công bằng mà nói, lúc ấy, ngoài ý tưởng, chúng tôi chưa
có gì để thuyết phục mọi người. Tiền ít, chưa có sản phẩm và thậm chí không biết làm
thế nào để ra được sản phẩm”, ông Diệp giãi bày.
Dù không một ai hiểu, song ý tưởng viển vông vẫn được các cộng sự miệt mài nghiên
cứu. Khởi đầu, MoMo là một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền qua số điện thoại di động.
Được ứng dụng ngay trên thẻ SIM điện thoại, người dùng có thể sử dụng để nạp tiền
điện thoại hay chuyển tiền. Triển khai một thời gian, MoMo gặp phải vướng mắc như
chỉ có giao diện đen trắng, mỗi lần cập nhật lại phải thay thẻ SIM mới và người dùng
mạng VinaPhone mới có thể sử dụng được.
Dịch vụ mới, ít tiện ích, khó sử dụng là những gì mà thị trường nói về MoMo trong thời
gian đầu. 4 cái đầu của MoMo hiểu rằng, nếu không bứt phá, MoMo sẽ nhanh chóng
biến mất như vô vàn ý tưởng thử nghiệm khác.
“Chúng tôi quyết định phải có cú đánh cược với tương lai của MoMo”, ông Diệp nói
khi kể về quyết sách tập trung vào ứng dụng di động (mobile-first), thay vì trên giao
diện web như sự tuần tự thông thường. Lúc đó, ngay cả tương lai về sự phổ biến của
điện thoại thông minh còn chưa rõ ràng, nhưng MoMo đã dồn mọi nguồn lực “cho trận đánh cuối”.
Ngày 2/6/2014, MoMo có mặt trên hệ điều hành Android, trở thành ví điện tử đầu tiên
có ứng dụng trên di động. Sau 15 ngày, phần mềm đã có mặt trên AppStore của iOS.
Trong tháng đầu, MoMo đã có hàng trăm ngàn lượt tải và cài đặt, trở thành một trong
5 ứng dụng tài chính được tải về nhiều nhất trên GooglePlay. Đến nay, sau hơn 3
năm phát triển, MoMo đã có được những bước tiến lớn. Người dùng có thể sử dụng
500 tiện ích thanh toán, mua sắm, mọi tiện ích hàng ngày 24/7, như điện, nước, viễn
thông, Internet, truyền hình cáp…
Từ một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền trên điện thoại “cục gạch”, kỳ cạch gán từng ứng
dụng siêu nhỏ (chỉ vài chục Kb) lên thẻ SIM, MoMo đã có bước tiến dài trong vòng 2
năm qua, với 8 triệu khách hàng dùng dịch vụ, 5.000 cửa hàng giao dịch trên toàn quốc.
Căn phòng 4 người toàn sếp của MoMo giờ đã phát triển thành các văn phòng tại
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng với gần 500 nhân viên.
Năm 2016, MoMo nhận khoản đầu tư trị giá 28 triệu USD từ Quỹ đầu tư Standard
Chartered Private Equity và Ngân hàng Đầu tư toàn cầu Goldman Sachs.
Nỗ lực không ngừng nghỉ
“Để thành công, chỉ có cách duy nhất là lao động không mệt mỏi, dám thách thức bản
thân và sửa chữa những sai lầm cực nhanh (Fail fast, fail better)”, ông Diệp chia sẻ
“châm ngôn” của người MoMo.
Quả thực, MoMo đã nỗ lực gần một thập kỷ thuyết phục người dùng, các ngân hàng
và đối tác để tạo nên hệ sinh thái như hôm nay. Việc MoMo rất
khó khăn để nhận được cái “gật đầu” của các ngân hàng cũng dễ hiểu, khi nhìn vào
hình ảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam và cả tâm lý tiêu dùng của người Việt gần 10 năm trước.
Bởi vậy, năm 2012, hợp tác với Vietcombank cùng giấy phép cung cấp dịch vụ
chuyển tiền là sự kiện đã giúp MoMo mở cánh cửa “ngách”, giúp khơi thông dòng
chảy từ “sông lớn” ngân hàng đến tận tay người dân ở những nơi xa xôi. Từ hợp tác
này, cùng với từ khóa Fintech bắt đầu nhận được sự chú ý của các ngân hàng như
một xu hướng tất yếu, MoMo đã có những bước phát triển lâu dài, bền vững với 13
ngân hàng lớn liên kết trực tiếp trong hiện tại.
“Công ty fintech như MoMo sẽ đóng vai trò đường dẫn, kết nối giữa ngân hàng, khách
hàng và sản phẩm dịch vụ. MoMo chỉ xem mình như một dòng kênh nhỏ, cần mẫn
dẫn nước từ sông lớn là ngân hàng đến với khách hàng, giúp khách hàng đáp ứng
các yêu cầu thanh toán tức thời một cách
Tăng qua trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Hình thức thanh toán điện tử giúp quá trình thanh
toán nhanh chóng, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên, hạn chế rủi ro.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới
(Tiền số hóa) không chỉ thỏa mãn các ngân hàng mà còn đáp ứng được nhu cầu mua bán
hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch diễn ra đơn giản, nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm đi đáng kể.
- Thực hiện nhanh chóng các giao dịch chuyển và nhận tiền cho người khác,
nhận tiền vượt rào cản địa lý.
- Thanh toán tiện lợi các giao dịch, hóa đơn nhằm giảm sự quản lý các giao dịch qua thẻ ngân hàng.
- Giảm bớt sự xuất hiện của tiền mặt để tránh các rủi ro về lạm phát.
- Tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến của người bán.
- Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán.
2 Đối với ngân hàng và các doanh nghiệp
- Tăng doanh thu: Hình thức thanh toán điện tử không chỉ giúp mở rộng hệ thống khách
hàng mà còn tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới. Nhằm tăng doanh số bán hàng từ
khách hàng hiện tại và các dịch vụ tạo ra giá trị khác.
- Giảm chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch, đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh.
- Giảm chi phí văn phòng, rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa thủ tục, nâng cao khả
năng tìm kiếm và xử lý chứng từ.
- Giảm chi phí nhân viên, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị.
- Mở rộng thị trường thông qua phương thức thanh toán điện tử: Các ngân hàng thay vì
tốn thêm tiền mở các chi nhánh thì có thể cung cấp dịch vụ Internet Banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ. -