Giá trị thặng dư | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Giá trị thặng dư là một khái niệm trung tâm trong lý thuyết kinh tế chính trị Mác - Lê nin, phản ánh mối quan hệ giữa lao động và tư bản trong xã hội tư bản. Hiểu rõ về giá trị thặng dư giúp sinh viên nắm bắt được các vấn đề về bóc lột lao động và bất bình đẳng xã hội trong nền kinh tế hiện đại.
Môn: Kinh tế Vi mô (Microeconomic)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
– Theo những kết luận của C.Mác, giá trị thặng dư là gì được hiểu như sau:
Đây là giá trị do những người lao động làm thuê lao động và sản sinh
vượt quá giá trị sức lao động của mình và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
– Khi nhà tư bản thực hiện đầu tư các chi phí về nguyên vật liệu để sản xuất thì
mục đích của họ là nhằm chiếm đoạt được giá trị thặng dư là số tiền thu
được được tăng lên so với số tiền mà họ đã bỏ ra.
– Người lao động làm thuê trong quá trình lao động thực chất tạo ra được
rất nhiều những giá trị và nhiều hơn so với tiền công họ được trả. 2. Nguồn gốc
– Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất giá trị
thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư
bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là
quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
– Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động
lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo
sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó
làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.
– Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản:
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
– Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với
mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư
bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị
thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
– Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá
ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. 3. Đặc điểm
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư: Mục đích của sản xuất tư bản là giá trị
thặng dư. Để có giá trị thặng dư, nhà tư bản phải mua được hàng hóa sức lao
động và sử dụng nó trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình nhà tư bản
tiêu dung hang hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư
có 3 đặc điểm sau:
Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm sát của nhà tư bản
Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
Thứ ba, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá
trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và hơn nữa là giá trị thặng dư.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
– Năng suất lao động của người làm thuê: Đây chính là số lượng sản phẩm
mà người làm thuê làm ra được trong một khoảng thời gian nhất định.
– Thời gian lao động: Đây là khoảng thời gian mà người làm thuê cần tiêu tốn
để có thể tạo ra một số lượng sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường.
Điều kiện sản xuất bình thường tức là những điều kiện cần có để người lao động
có thể làm việc ở mức tối thiểu để tạo ra sản phẩm.
– Cường độ lao động: Đây là sự hao phí về trí lực và sức lực của người làm
thuê khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để sản xuất ra sản phẩm.
– Những yếu tố khác:
+ Công nghệ sản xuất
+ Thiết bị, máy móc + Vốn đầu tư
+ Trình độ quản lý
5. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Cách thứ nhất, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt dối được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ
nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ
công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
– Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được dựa vào việc kéo
dài thời gian lao động tối đa nhiều hơn khoảng thời gian cần thiết để lao
động và tạo ra sản phẩm.
VD: Khi bạn thuê công nhân thu hoạch 50kg khoai lang, bạn trả cho họ 200
VND/ ngày. Tuy nhiên, nhân công chỉ mất có 4h để thu hoạch xong 50 kg khoai
lang mà bạn thuê họ cả ngày ( 8h). Do vậy, bạn cho họ thu hoạch tiếp thêm 4h
nữa, vậy là bạn đã chiếm dụng 4 giờ lao động của nhân công. Giá trị thặng dư lúc này được tạo ra.
– Phương thức: Kéo dài ngày lao động và giữ nguyên khoảng thời gian lao
động tất yếu, năng suất để làm tăng lên giá trị thặng dư.
– Đặc điểm: sản xuất còn thủ công, năng suất thấp.
– Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hóa nhưng
nó tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người lao
động làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp người công nhân đòi hỏi phải
có thời gian ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động
– Mặt khác sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất
người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt
về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó dẫn đến phong trào của giai
cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản rút ngắn thời gian lao động trong ngày.
Như vậy về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động
tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Cách thứ hai, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
– Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời
gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động.
– Phương thức: Hạ thấp giá trị sức lao động để rút ngắn thời gian lao động
yếu, trong khi đó thời gian lao động cần thiết không thay đổi, từ đó làm
tăng giá trị thặng dư.
VD: Ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao
động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động tất
yếu xuống còn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6 giờ
và m' tăng từ 100% lên 150%.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối ngày càng được nâng cao do các
cuộc cách mạng khoa học, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ
phát triển với tốc độ vũ bão, đem lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử
loài người. Khác với cuộc cách mạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các
nguyên lý công nghệ sản xuất mới chứ không đơn thuần là công cụ sản xuất
như cách mạng khoa học. Do đó dẫn đến sự tang trưởng cao, đưa xã hội loài
người bước sang nền văn minh mới – nền văn minh trí tuệ.
Cách thứ ba, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
– Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được vượt trội
hơn so với giá trị thặng dư bình thường của xã hội.
– Phương thức: Tập trung đẩy mạnh việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào
sản xuất để nâng cao năng suất lao động cá biệt. Từ đó, giá trị cá biệt của
hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
– Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kì vọng của nhà tư bản và là
động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa
sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng.
– C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối do hai giá trị đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp hai phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư
bản, bằng cách tăng cường kỹ thuật và quản lí để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động.
VD: Để làm 1 cái áo sơ mi thì thường các doanh nghiệp sẽ có nhiều khâu do
nhiều người đảm nhận như cổ áo do 1 người làm, tay áo do 1 người làm và vạt
áo do 1 người làm, rồi ráp lại các bộ phận khác thì của 1 người khác. Vậy thì
nhà tư bản sẽ đưa công nghệ mới vào đó, giờ đây công nghệ mới sẽ chỉ cần 2
người để hoàn thiện chiếc áo mà không cần đến 5 người như trước đây. Như vậy
là họ đã tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch cho doanh nghiệp của mình.
Máy móc hiện đại được áp dụng, lao động chân tay bị cắt giảm nhưng
không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân.
II. Biểu hiện hoạt động của giá trị thặng dư 1. Lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất
– Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giả trị của hàng hỏa, bù lại
giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá ra của sức lao
động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.
– Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện
vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo
cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá
cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
b. Bản chất lợi nhuận
– Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị
tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
– Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới.
c. Lợi nhuận thương nghiệp
– Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
– Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp: là một phần của giá trị
thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp
do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.
– Cách thức thực hiện: nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư
bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất dể đến lượt
nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa.
– Lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán
song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị. Vẻ bề ngoài này
làm cho người ta nhầm tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư
bản thương nghiệp. Trái lại, lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một
phần của giá trị thặng dư. 2. Lợi tức
– Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải
trả cho người cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.
– Về thực chất, lợi tức đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi
vay đã thu được thông qua sử dụng tiền vay đó.
– Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản
tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. 3. Địa tô
– Khác với các chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên
lĩnh vực nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ.
– Để có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được
tương tự như kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh
doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu thêm được một phần giá trị
thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân nữa, tức là lợi nhuận siêu
ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô
– Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp phải trả cho địa chủ.