Kinh tế chính trị Mac - đề 3 | Trường Đại học Phenika

Kinh tế chính trị Mac - đề 3 | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Kinh tế chính trị Mac – Lenin
Đề 3: Phân tích những đặc điểm bản của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành
phần ở Việt Nam hiện nay?
Bài làm
I/ Mở đầu
Kinh tế chính trị môn nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của một phương
thức sản xuất nhất định tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất đó
bằng một phương thức sản xuất cao hơn. Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu, ta
có thể hiểu đơn giản khái niệm nền kinh tế tự nhiên chính là nền kinh tế tự cung
tự cấp, đó những người lao động tạo ra sản phẩm, của cải, vật chất nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của chính người tạo ra nó. Trong sản xuất tự cung tự cấp,
quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí
thấp nên chưa cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa
học – công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. Còn sản xuất hàng hóa là sản
xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức
sản xuất trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nóđể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người khác thông qua trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời tạo ra
bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người
thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên. Phát triển nhanh chóng, đẩy mạnh sản xuất
nâng cao hiệu quả kinh tếhội. Sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thủ,
trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất. Cạnh tranh giúp
thúc đấy nền kinh phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên sản xuất hàng hóa thể gây
ra tình trạng phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường khủng hoảng kinh
tế.
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản. Do sản xuất hàng hóa không phải
để thỏa mãn nhu cầu của bản thân như trong nền sản xuất tự nhiên để thỏa
mãn nhu cầu thị trường cho nên sự gia tăng nhu cầu thị trường là động lực mạnh
mẽ để thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường cả ở Việt Nam và thế giới. Cạnh
tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất phải năng động trong kinh
doanh, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp hóa sản xuất để tăng năng xuất,
tạo ra lợi nhuận kinh tế cao, cạnh tranh giúp thúc đẩy mạnh nền kinh tế. Sự phát
triển của sản xuất hội với tính chất “mở” của các quan hệ hàng hóa tiền tệ
làm cho giao lưu kinh tế giữa nước Việt Nam nói chung các nước trên thế
giới nói riêng ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất của nhân dân (55.-56). Trong nền kinh tế giản đơn, sảnphẩm do người sản
xuất nhỏ tạo ra thể không phù hợp với nhu cầu hội. Hao phí lao động
biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội
chấp nhận. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả
năng “sản xuất thừa” mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa bản.
(tr61)
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã phát triển thành đất nước nền
kinh tế nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với hàng hóa. Vậy nên em chọn
đề tài này để chúng ta thể hiểu hơn về nền kinh tế nhiều thành phần của
đát nước Việt Nam ta.
II/ Nội dung
1. Đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần
1.1. Đặc thù của kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của xhủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Là nền kinh tế có nhiều hình thứ
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể cùng với kinh tế nhân nòng cốt để phá triển nền kinh tế tự chủ.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh
cùng phát triển theo pháp luật. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
phản ánh nhận thức mới về quan hệ sở hữu thành phần kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy
cần phải phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo động lực cạnh
tranh cho nền kinh tế.
Đại đội đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế bản:
thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác xã, thành phần
kinh tế cả thể tiểu chủ, thành phần kinh tế tư bản nhân, thành phần
kinh tếbản nhà nướcthành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
kinh tế hỗn hợp. Mỗi thành phần kinh tế vị trí, vai trò nhất định trong
cơ cấu thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế nhà nước thành phần kinh tếHCM cho rằng
thành phần kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước thể hiện qua việc đi đầu về nâng cao năng
suất lao động, chất lượng, hiệu quả, nhờ đó thúc đẩy sự tăng trưởng
nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân
Thành phần kinh tế tập thể, Đảng ta xác định đây thành phần kinh tế
cùng với thành phần kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền thảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thành phần kinh tế nhân một trong những động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế trong nước.
Thành phần kinh tế có vốn đầunước ngoài, Đảng ta khẳng định “Nâng
cao hiệu quả thu hút đầu trự tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển
giao công nghệ, trình độ quản công nghệ hiện đại, vịtrí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.”
Thành phần kinh tế bản nhà nước là thành phần kinh tế mà theo Lenin
vai trò rất quan trọng, thành phần trung gian trong việc liên kết
thành phần kinh tế bản nhân với thành phần kinh tế hội chủ
nghĩa, là “chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua” chủ nghĩa bản để đi
vào chủ nghĩa xã hội, là thành phần kinh tế có vai trò cầu nối giữa tư bản
nhân hội chủ nghĩa, để thành phần kinh tế XHCN định hướng
thành phần kinh tế tư bản tư nhân đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Các loại hình sở hữu
Sở hữu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất tái
sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và
kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy
trong một điều kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có
chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu. Lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Sở hữu bao gồm nội dung kinh tế và nội dung pháp lí.
Về nội dụng kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất,là lợi ích kinh tế
củ thể sở hữu được thu hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu. Sở hữu là
sở để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng sở hữu, không xác lập
quan hệ sở hữu sẽ không sở để thực hiện lợi ích kinh tế. Khi sự
thay đổi phạm vi và quy các đối tượng sở hữu, địa vị của các chủ thể
sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống hiện thực. Quan hệ sở hữu giữa nhân
viên – trưởng phòng, hay bất cứ mối quan hệ tôi tớ - bề trên nào cũng đều
thụ hưởng lợi ích từ bên có cấp bậc thấp hơn.
Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất
pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ cả chủ thể sở hữu. sở hữu luôn
vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng hoạch định chế quản
nhà nước với quá trình phát triển nói chung. Về mặt pháp lý, sở hữu giả
định và đòi hỏi sự thừa nhận vầ mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh
tế mà chủ thể sở hữu dược thụ hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản
đối, việc thụ hưởng chính đáng hợp pháp. Chủ sở hữu đất đai
chứng từ sở hữu đất đúng theo pháp thì những người ý chiếm đoạt
đất đều không quyền sử dụng đất khi chưa được sự cho phép của chủ
sở hữu.
Quan hệ sở hữu về TLSX
Nền kinh tế thị trường với sự da dạng các hình thức sở hữu, do vậy, thích
ứng với sẽ các loại hình phân phối khác nhau: phân phối thưo kết
quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế, theo mức đóng
góp vốn cùng các nguồn lực khác thông qua hệ thống an sinh hội,
phúc lợi xã hội.
Dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
Nhà nước thực hiện quản thực hành chế quản nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản làm chủ và sự giám sát của nhân dân với mục tiêu
dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược,
kế hoạch, chế chính sách các công cụ kinh tế trên sở tôn trọng
nguyên tắc của thị trường, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam.
1.3. Phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực lao động trong nước, tài
nguyên.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động,
lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Thực hiện sự lựa chọn tựnhiên
phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo. Quá
trình theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện
sản xuất thuận lợi, trình độ kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên
hao phí lao động biệt thấp hơn hao phí lao động hội cần thiết,
nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng.
Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất. Người sản xuất nào kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ
thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó cạnh tranh là áp lực đối với người
sản xuất, buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ sản
xuất của toàn xã hội được phát triển.
1.4. Nền kinh tế đang phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội
nhập trong các lĩnh vực khác. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích
chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất các đối tác quan trọng. Việc
ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu
vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ.
Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại triển khai thực hiện
các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không
chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Sức ép cạnh tranh ngày càng
gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó
khăn hơn. Việc thực hiện các cam kết sâu rộng và cao hơn, nhất là vấn đề
lao động, việc làm, bảo vệ môi trường... đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các
cam kết nếu không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù
hợp, sẽ tác động tiêu cực đến quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, giải
quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Việc thực hiện các tiêu chuẩn
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt ra những thách thức mới
không chỉ đối với quản lý của Nhà nước mà còn có thể ảnh hưởng đến ổn
định chính trị - hội. Những hội thách thức nêu trên mối quan
hệ qua lại thể chuyển hóa lẫn nhau. hội thể trở thành thách
thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức thể biến thành
hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công.
So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng
hóa những ưu thế hơn hẳn. Do sản xuất hàng hóa dựa trên sự phân công lao
động hội, chuyên môn hóa sản xuất nên khai thác được những lợi thế tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa
phương. Đồng thời, sản xuất hàng hóa cũng tác động trở lại làm cho phân công
lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất
lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của hội được đáp ứng đầy đủ
hơn.Trong nền sản xuất hàng hóa, quy sản xuất không còn bị giới hạn bởi
nguồn lực nhu cầu của mỗi nhân, gia đình, mỗi sở, mỗi vùng
được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện
cho việc ứng dụng những thành tựu KH KT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất
phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn.Trong nền sản xuất hàng
hóa, để tồn tại và sản xuất lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải
tiến kỹ thuật, hợp hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng
sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày
càng cao… Sự phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các
nhân, các vùng, các nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn.Tóm lại,
trong khi sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực cá nhân,
gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển thì sản xuất hàng hóa lại tạo được động lực sản xuất phát triển, làm cho sản
xuất phù hợp với nhu cầu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
mỗi cá nhân và toàn xã hội
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 55 – 57
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 74 – 76
3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 61 – 62
4. https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5
5. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/xac-suat-
thong-ke/dac-trung-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia-o-vn/15119975
6. https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/tintucsukien/tinh
oatdongcuatruong/mmnmnbbnmnm
| 1/7

Preview text:

Kinh tế chính trị Mac – Lenin
Đề 3: Phân tích những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành
phần ở Việt Nam hiện nay? Bài làm I/ Mở đầu
Kinh tế chính trị là môn nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của một phương
thức sản xuất nhất định và tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất đó
bằng một phương thức sản xuất cao hơn. Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu, ta
có thể hiểu đơn giản khái niệm nền kinh tế tự nhiên chính là nền kinh tế tự cung
tự cấp, ở đó những người lao động tạo ra sản phẩm, của cải, vật chất nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của chính người tạo ra nó. Trong sản xuất tự cung tự cấp,
quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí
thấp nên chưa có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa
học – công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả. Còn sản xuất hàng hóa là sản
xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức
sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người khác thông qua trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa ra đời tạo ra
bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người
thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên. Phát triển nhanh chóng, đẩy mạnh sản xuất và
nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội. Sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thủ,
trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất. Cạnh tranh giúp
thúc đấy nền kinh phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên sản xuất hàng hóa có thể gây
ra tình trạng phân hóa giàu – nghèo, ô nhiễm môi trường và khủng hoảng kinh tế.
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản. Do sản xuất hàng hóa không phải
để thỏa mãn nhu cầu của bản thân như trong nền sản xuất tự nhiên mà để thỏa
mãn nhu cầu thị trường cho nên sự gia tăng nhu cầu thị trường là động lực mạnh
mẽ để thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường cả ở Việt Nam và thế giới. Cạnh
tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất phải năng động trong kinh
doanh, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng xuất,
tạo ra lợi nhuận kinh tế cao, cạnh tranh giúp thúc đẩy mạnh nền kinh tế. Sự phát
triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của các quan hệ hàng hóa tiền tệ
làm cho giao lưu kinh tế giữa nước Việt Nam nói chung và các nước trên thế
giới nói riêng ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất của nhân dân (55.-56). Trong nền kinh tế giản đơn, sảnphẩm do người sản
xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội. Hao phí lao động cá
biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội
chấp nhận. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả
năng “sản xuất thừa” là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. (tr61)
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã phát triển thành đất nước có nền
kinh tế nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với hàng hóa. Vậy nên em chọn
đề tài này để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế nhiều thành phần của đát nước Việt Nam ta. II/ Nội dung
1. Đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần
1.1. Đặc thù của kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của xhủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Là nền kinh tế có nhiều hình thứ
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phá triển nền kinh tế tự chủ.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh
cùng phát triển theo pháp luật. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
phản ánh nhận thức mới về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy
cần phải phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo động lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
Đại đội đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế cơ bản:
thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế hợp tác xã, thành phần
kinh tế cả thể tiểu chủ, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần
kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
kinh tế hỗn hợp. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong
cơ cấu thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế mà HCM cho rằng là
thành phần kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước thể hiện qua việc đi đầu về nâng cao năng
suất lao động, chất lượng, hiệu quả, nhờ đó mà thúc đẩy sự tăng trưởng
nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân
Thành phần kinh tế tập thể, Đảng ta xác định đây là thành phần kinh tế
cùng với thành phần kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền thảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thành phần kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế trong nước.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Đảng ta khẳng định “Nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tư trự tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển
giao công nghệ, trình độ quản lí và công nghệ hiện đại, có vịtrí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.”
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế mà theo Lenin
là có vai trò rất quan trọng, là thành phần trung gian trong việc liên kết
thành phần kinh tế tư bản tư nhân với thành phần kinh tế xã hội chủ
nghĩa, là “chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua” chủ nghĩa tư bản để đi
vào chủ nghĩa xã hội, là thành phần kinh tế có vai trò cầu nối giữa tư bản
tư nhân và xã hội chủ nghĩa, để thành phần kinh tế XHCN định hướng
thành phần kinh tế tư bản tư nhân đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Các loại hình sở hữu
Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái
sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và
kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy
trong một điều kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có
chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu. Lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Sở hữu bao gồm nội dung kinh tế và nội dung pháp lí.
Về nội dụng kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất,là lợi ích kinh tế mà
củ thể sở hữu được thu hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu. Sở hữu là cơ
sở để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng sở hữu, không xác lập
quan hệ sở hữu sẽ không có cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế. Khi có sự
thay đổi phạm vi và quy mô các đối tượng sở hữu, địa vị của các chủ thể
sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống hiện thực. Quan hệ sở hữu giữa nhân
viên – trưởng phòng, hay bất cứ mối quan hệ tôi tớ - bề trên nào cũng đều
thụ hưởng lợi ích từ bên có cấp bậc thấp hơn.
Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất
pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ cả chủ thể sở hữu. sở hữu luôn là
vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý
nhà nước với quá trình phát triển nói chung. Về mặt pháp lý, sở hữu giả
định và đòi hỏi sự thừa nhận vầ mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh
tế mà chủ thể sở hữu dược thụ hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản
đối, việc thụ hưởng là chính đáng và hợp pháp. Chủ sở hữu đất đai có
chứng từ sở hữu đất đúng theo pháp lí thì những người có ý chiếm đoạt
đất đều không có quyền sử dụng đất khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu. Quan hệ sở hữu về TLSX
Nền kinh tế thị trường với sự da dạng các hình thức sở hữu, do vậy, thích
ứng với nó sẽ có các loại hình phân phối khác nhau: phân phối thưo kết
quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế, theo mức đóng
góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản làm chủ và sự giám sát của nhân dân với mục tiêu
dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược,
kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc của thị trường, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường và phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam.
1.3. Phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực lao động trong nước, tài nguyên.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động,
lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh. Thực hiện sự lựa chọn tựnhiên
và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo. Quá
trình theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện
sản xuất thuận lợi, có trình độ kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có
có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết,
nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng.
Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất. Người sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ
thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó cạnh tranh là áp lực đối với người
sản xuất, buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ sản
xuất của toàn xã hội được phát triển.
1.4. Nền kinh tế đang phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội
nhập trong các lĩnh vực khác. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích
chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng. Việc
ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu
vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ.
Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện
các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không
chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Sức ép cạnh tranh ngày càng
gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó
khăn hơn. Việc thực hiện các cam kết sâu rộng và cao hơn, nhất là vấn đề
lao động, việc làm, bảo vệ môi trường... đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các
cam kết nếu không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù
hợp, sẽ tác động tiêu cực đến quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, giải
quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Việc thực hiện các tiêu chuẩn
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt ra những thách thức mới
không chỉ đối với quản lý của Nhà nước mà còn có thể ảnh hưởng đến ổn
định chính trị - xã hội. Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan
hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách
thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ
hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công.
So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng
hóa có những ưu thế hơn hẳn. Do sản xuất hàng hóa dựa trên sự phân công lao
động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa
phương. Đồng thời, sản xuất hàng hóa cũng tác động trở lại làm cho phân công
lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất
lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ
hơn.Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi
nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó
được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện
cho việc ứng dụng những thành tựu KH – KT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất
phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn.Trong nền sản xuất hàng
hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng
sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày
càng cao… Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá
nhân, các vùng, các nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn.Tóm lại,
trong khi sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực cá nhân,
gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển thì sản xuất hàng hóa lại tạo được động lực sản xuất phát triển, làm cho sản
xuất phù hợp với nhu cầu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
mỗi cá nhân và toàn xã hội Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 55 – 57
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 74 – 76
3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin – trang 61 – 62 4. https://moj.gov
.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5 5. https://www
.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/xac-suat-
thong-ke/dac-trung-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu- nghia-o-vn/15119975
6. https://truongchinhtri.camau.gov .vn/wps/portal/?
1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/tintucsukien/tinh oatdongcuatruong/mmnmnbbnmnm