-
Thông tin
-
Quiz
Kinh tế phát triển môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tại sao nói kinh tế học phát triển là khoa học về sự lựa chọn cáchthức, con đường để phát triển kinh tế, để đưa nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển lên trạng thái phát triển? Giới thiệu và phân tích các con đường lựa chọn phát triển kinh tế của các nước đang phát triển? Liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Kinh tế phát triển môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tại sao nói kinh tế học phát triển là khoa học về sự lựa chọn cáchthức, con đường để phát triển kinh tế, để đưa nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển lên trạng thái phát triển? Giới thiệu và phân tích các con đường lựa chọn phát triển kinh tế của các nước đang phát triển? Liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (HUBT) 108 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766
Chủ đề 4: Tại sao nói kinh tế học phát triển là khoa học về sự lựa chọn cách
thức, con đường để phát triển kinh tế, để đưa nền kinh tế từ trạng thái kém
phát triển lên trạng thái phát triển?
Giới thiệu và phân tích các con đường lựa chọn phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển? Liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay? Bài thuyết trình
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM EM
Em xin tự giới thiệu em tên là Hoàng Hữu Đạt
Thanh viên nhóm 4, lớp QK26.05
Thành viên nhóm em gồm........ ......
Đến với bài thuyết trình hôm nay em xin được phép trình bày về chủ đề......
Nội dung của bài thuyết trình bao gồm 4 phần
1) Giải thích Tại sao nói kinh tế học phát triển là khoa học về sự lựa
chọn cách thức, con đường để phát triển kinh tế, để đưa nền kinh tế
từ trạng thái kém phát triển lên trạng thái phát triển?
2) Giới thiệu và phân tích các con đường lựa chọn phát triển kinh tế của
các nước đang phát triển
3) Liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay 4) Tổng kết
Để giải thích Tại sao nói kinh tế học phát triển là khoa học về sự lựa chọn cách
thức, con đường để phát triển kinh tế, để đưa nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển
lên trạng thái phát triển? Ta cần phải hiểu khái niệm kinh tế học phát triển là gì, nó
có những nội dung như thế nào đầu tiên chúng ta cùng đến với sự xuất hiện của thế giới thứ 3.
Sự xuất hiện của thế giới thứ 3
+ thế giới thứ nhất: là các nước có nền kinh tế phát triển- đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa những nước chủ yếu nằm ở Bắc Mỹ và Tây Âu
+ thế giới thứ hai: là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển- đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa đều tập trung ở Đông Âu lOMoAR cPSD| 46836766
+ thế giới thứ ba: dưới kía cạnh kinh tế dược coi là các nước đang phát triển
….Khái niệm “ đang phát triển” bắt đầu xuất hiện từ năm 1960, khi đó các nước
thuộc thế giới thứ 3 đều đứng trước sự cấp bách về giải quyết các vấn đề phát triển
kinh tế, khái niệm này còn được dùng để phân biệt với các nước giàu phía Bắc, được
gọi là các nước phát triển. Tiếp đến ta nói đến
Đặc trưng của các nước đang phát triển 1. Mức sống thấp
2. Nền kinh tế chịu sự chi phối nhiều bởi nông nghiệp
3. Tốc độ tang dân số cao và khả năng bảo đảm các nhu cầu xã hội cho con người thấp
4. Nền kinh tế phụ thuộc lớn bởi nước ngoài
5. Vấn đề dân tộc và tôn giáo 6. Lịch sử phát triển
7. Cơ cấu chính trị và nhóm hưởng lợi
Những đặc trưng trên chính là những trở ngại đối với sự phát triển, chúng có liên quan
chặt chẽ với nhau tạo ra vòng luẩn quẩn nghèo khổ
Ta có thể khái quát nguyên nhân của sự nghèo đói qua “vòng luẩn quẩn của nghèo khổ”
Nói qua về sơ đồ: “ khi thu nhập thấp dẫn đến tích lũy thấp, tích lũy thấp lại dẫn đến
trình độ kỹ thuật không có cơ hội để phát triển dẫn đến năng xuất thấp nó lại khiến
thu nhập thấp và tiêu dùng giảm đi. lOMoAR cPSD| 46836766
Lại một vòng lặp đi lặp lại cứ như thế nó tạo lên vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ này.
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp phá vỡ
vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau.
• Có những nước vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển thụt
lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi cận Sahara, hay một số nước Nam Á.
• Có những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đưa đất nước ra khỏi
vòng luẩn quẩn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc khủng hoảng với những
vòng luẩn quẩn mới như Philippines.
• Bên cạnh đó có những nước đã tạo được tốc độ phát triển nhanh, rút ngắn
khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước phát triển, đó là các nước NICs châu
Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.
• Gần đây các nước Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc cũng đã chứng minh
sự đúng đắn trong việc lựa chọn đường lối phát triển.
Vì vậy việc lựa chọn con đường đi hợp lý cho mỗi nước là điều tất yếu phải
đặt ra trong quá trình phát triển của quốc gia mình.
Cũng bởi thế kinh tế học phát triển là sự cần thiết đối với sự phát triển kinh tế của các nưóc đang phát triển. Từ đó ta thấy
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế phát triển: là các nước đang phát triển
Nội dung nghiên cứu Kinh tế học phát triển
Không chỉ nghiên cứu kinh tế học truyền thống mà còn nghiên cứu 2 khía cạnh là về kinh tế và xã hội:
Về mặt kinh tế: chuyển từ một nền kinh tế tang trưởng thấp sang một nền kinh tế tang
trưởng cao sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Về mặt xã hội: chuyển từ một xã hội nghèo đói, bất bình đẳng, con người phát triển
ở trình độ thấp, sang xã hội có các tiêu chí phát triển cao hơn
=> Mục tiêu, tôn chỉ của Kinh tế phát triển là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
thực hiện quá trình phát triển kinh tế từ một xuất phát điểm thấp kém, giúp các nước
đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng của mình trong từng lOMoAR cPSD| 46836766
giai đoạn nhất định, tìm kiếm được con đường phát triển hợp lý, cải thiện tình trạng
chưa tiến bộ của từng quốc gia.
5 . Phương pháp nghiên cứu :
(1) Phương pháp nghiên cứu thực chứng và chuẩn tắc của Kinh tế học
(2) Phương pháp phân tích so sánh:
(3) Phương pháp định lượng
(4) Phương pháp phân tích các mô hình lý thuyết và thực tiễn
Tất cả các phương pháp đề cập trên đây đã tạo nên những luận chiều và phong phú,
giúp cho các nước đang phát triển tìm kiếm đi hợp lý nhất cho mình trong quá trình
phát triển và thực hiện mục tiêu rượt đuổi các nước phát triển.
Tóm lại, Kinh tế phát triển là một môn trong hệ thống các môn kinh tế học, nó
nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế trong các điều kiện kém phát triển, đó là
quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu, tăng trưởng thấp, tỷ lệ
nghèo đói và mất công bằng xã hội cao sang một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh, có hiệu quả và với các tiêu chí xã hội ngày càng được cải thiện. Mỗi nước
sẽ tìm ra được những con đường đi hợp lí nhất để chuyển một kinh tế từ giai đoạn
phát triển thấp lên các giai đoạn phát triển cao hơn. I.
Giới thiệu và phân tích các con đường lựa chọn phát triển kinh tế của các
nước đang phát triển? Liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay?
Như ở phần trước chúng ta đã thấy được chính những đặc trưng của các nước
đang phát triển đã tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ vậy để phá vỡ nó các
nhà nghiên cứu đã tạo ra 3 mô hình tương ứng với 3 con đường phát triển kih tế như sau:
- Nêu các con đường phát triển Có 3 con đường
• Con đường thứ nhất : Mô hình nhận mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau.
• Con đường thứ hai: Mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội sau. lOMoAR cPSD| 46836766
• Con đường thứ ba: Mô hình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giải
quyết đồng thời ( phát triển toàn diện)
Vậy các con đường có nguồn gốc và nội dung như thế nào, em xin phép nói
về con đường đầu tiên:
- Phân tích 3 con đường
1. Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau .
Mô hình được sử dụng trong lịch sử phát triển của các nước thuộc hệ thống xã
hội chủ nghĩa trước đây (gọi là thế giới thứ 2) ,như:Liên Xô cũ, các nước XHCN
Đông Âu, Cu Ba ,Trung Quốc, Việt nam,v.v…
Ý tưởng chung của mô hình này là coi các chính sách tạo sự công bằng xã hội là
điều phải làm trước tiên khi thu nhập của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn ở
tình trạng rất thấp và xem nó như điều kiện, điểm mấu chốt để thực hiện tăng
trưởng và phát triển kinh tế. • Ưu điểm:
• Tình trạng bất bình đẳng được giải quyết nhanh chóng ngay từ giai đoạn
đầu của quá trình phát triển
• Sau khi thiết lập hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản, sự phân phối thu
nhập công bằng tạo nên sự khởi sắc về tăng trưởng kinh tế ổn định. • Nhược điểm
• Một nền kinh tế được đảm bảo bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất
không vì mục tiêu lợi nhuận về lâu dài đã kìm hãm động lực nâng cao
hiệu quả và tăng trưởng kinh tế
• Đã không khuyến khích việc huy động triệt để các yếu tố nguồn lực
khác trong dân cư và các đơn vị kinh tế vào hoạt động kinh tế tạo ra của cải
• Về lâu dài hình thức phân phối công bằng trên cơ sở xã hội không có
động lực phát triển đã trở thành một cơ chế phân phối lao động theo
kiểu cào bằng đối với người lao động
• Hậu quả xấu tất yếu nảy sinh, tăng trưởng và hiệu quả kinh tế có xu
hướng giảm đi, những tệ nạn quan liêu, bao cấp xuất hiện ngày càng nhiều.
Chứng minh cho nhược điểm của con đường thứ nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu
Bảng một số chỉ tiêu kinh tế của liên xô và một số nước đông âu lOMoAR cPSD| 46836766 Nước Tốc độ 1985 Tốc độ 198 Tốc độ Tốc độ 1985 tăng tăng 5 tăng NS 198 tăng GDP(%) NSLĐ(% vốn(%) 5 TFP(%) 1960. ) 1960. 1960. 1960. Liên Xô 5,8. 3,6 4,6. 2,3 3,6. -3,7 2,4. 0 , 8
Tiệp Khắc 4,8. 2,6 4,1. 2,6 1,3. -2,1 3,4. 0 , 5 Ba Lan 4,6. 3,3 3,6. 1,8 2,0. -1,4 3,2. 0 , 8 Hungari 4,6. 2,9 3,6. 2,6 1,0. -2,1 2,9. 1 , 2 LX và 5,5. 3,0 4,8. 2,5 1,0. -2,1 3,5. 0 , 9 Đông Âu
Đây là bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Liên Xô và một số nước Đông Âu của năm 1960 và năm 1985
Khi nhìn vào bảng chỉ tiêu kinh tế ta thấy rằng các nước sau khi áp dụng mô hình
đầu tiên thì tăng trưởng kinh tế đều giảm mạnh, thậm chí có chỉ tiêu tăng trưởng âm: nêu ví dụ Liên Xô
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội sau .
Mô hình này khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và phương Tây, các
nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tiếp theo đó là sự lựa chọn
của phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin, Mexico,…Khu vực Đông
Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philipines cũng đi theo mô hình này.
Theo cách lựa chọn này, chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng, ví dụ như thực hiện quá trình từ nhân hóa ở mức cao,
phân phối thu nhập được tiến hành dựa theo quy mô tài sản sản xuất mà mỗi người
huy động được vào quá trình sản xuất và dịch vụ.
Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình
quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với
quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách
phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn. • Ưu điểm:
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh
- Thu nhập bình quân đầu người tăng Nhược điểm: lOMoAR cPSD| 46836766
- Quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội
ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường
không được quan tâm, vô số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc
và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy
- Việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh chớp mắt đã dẫn đến sự cạn kiệt
nhanh chóng của nguồn tài nguyên quốc gia,
- Hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không bảo đảm
và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những bất bình đẳng ấy
trở nên là một rào cản cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây.
Chỉ số bất bình đẳng cùng một số nước Nam Mỹ và Đông Á (năm 2007)
Hệ số Gini là hệ số đo lường khoảng cách giàu nghèo, phản ánh mức độ bất bình đẳng
Hệ số này nhận giá trị từ 0 đến 1, càng gần 1 càng bất bình đẳng và được tính theo
thu nhập hay chi tiêu. Trong thực tế theo số liệu của WB thì Gini thay đổi trong
khoảng từ 0.2 đến 0.6, với các nước có mức thu nhập thấp là 0.3-0.5, thu nhập cao là
0.2-0.4 và thu nhập trung bình là 0.4-0.6. lOMoAR cPSD| 46836766
Có thể nói 2 mô hình trên đều là 2 mô hình có nhiều khuyết điểm, bởi vậy rất nhiều
nước chọn kết hợp song song giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội 3.
Mô hình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giải quyết đồng thời ( phát triển toàn diện)
Một nét đặc trưng của mô hình này là trong quá trình phát triển, mục tiêu tăng
trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng
nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau.
-Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rất rõ nét qua những chính
sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát
triển đồng bộ của cả ba yếu tố này.
• Một là, chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc
lựa chọn các mô hình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Ví dụ :
Mô hình mà Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng khá thành công là mô hình công
nghiệp hoá hướng ngoại nền kinh tế thông qua chính sách nhấn mạnh vai trò
của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong những lĩnh vực cần thiết.
• Hai là, chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm
bảo đảm tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đẳng. Ví dụ:
Kể cả Đức và các nước Bắc Âu, đến Hàn Quốc và Đài Loan đều bắt đầu quá
trình thực hiện tăng trưởng nhanh bằng phát triển mạnh nông nghiệp, sau đó
sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện theo dấu hiệu lợi thế
nguồn lực của đất nước và theo hướng phù hợp với sự phát triển của khoa học
công nghệ. Sự lựa chọn này vừa đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định vừa
không có nguy cơ gây bất bình đẳng trong quá trình phát triển.
• Ba là, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xoá đói giảm
nghèo và công bằng xã. hội. Điều này được thể hiện trong các chính sách về
phân phối lại thu nhập chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng đường sàn gia thông cho các vùng khó khăn v.v… Tất cả đều nhằm mục
tiêu tạọ điều kiện sống có giá trị ngang nhau ở tất cả các thành phần lãnh thổ trong cả nước. lOMoAR cPSD| 46836766
Các nước lựa chọn mô hình nhấn mạnh đồng thời phân phối lại với tăng trưởng
kinh tế thường đạt được những thành tựu đáng nói kể cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội Tên nước GDP/người Hệ số GINI Thu nhập của 20% dân ( S-PPP ) số nghèo nhất (%) Đan Mạch 35 570 0.27 10.3 Phần Lan 31 170 0.25 9.6 Thụy Điển 37 080 0.25 9.1 Na Uy 40 420 0.27 9.6 Đức 29 290 0.28 8.5 Hàn Quốc 21 850 0.29 9.7 Đài Loan 23 210 0.24 9.8 • Nhận xét bảng :
Nếu so sánh các số liệu từ hai bảng số trên chúng ta có thể thấy được khá rõ
rệt sự khác biệt trong kết quả về công bằng xã hội giữa hai mô hình lựa chọn khác
nhau về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong số các
nước trở thành NÍC vào thập niên 1980 là Đài Loan. Hàn Quốc, Braxin, Mexico,
Achentina đều có sự tăng trưởng kinh tế nhanh vào thập niên 1960, 1970 thì nước
Hàn Quốc, Đài Loan không những đạt được các chỉ số công bằng xã hội cao hơn
nhiều sơ với các nước còn lại, thậm chí ngang với các nước công nghiệp phát triển,
mà mức thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn
hẳn các nước này. Điều đó trên một mức độ nhất định phản ánh ưu điểm của mô hình mà họ đã lựa chọn. 4.
Bên cạnh con đường lựa chọn phát triển kinh tế vủa các nước đang phát
triển thì luôn có hạn chế.
Các nước đang phát triển thường đối mặt với nhiều hạn chế khi chọn con đường phát
triển kinh tế. Dưới đây là một số hạn chế thường gặp:
• Nghèo đói và không bình đẳng thu nhập: Một số người dân trong các nước
đang phát triển vẫn sống trong điều kiện nghèo đói và thiếu chế độ phân phát
thu nhập công bằng. Sự không bình đẳng thu nhập có thể gây ra xung đột và
làm gia tăng sự bất ổn xã hội. lOMoAR cPSD| 46836766
• Hạn chế hạ tầng: Thiếu hạ tầng cơ sở, như đường cao tốc, cơ sở điện, nước
sạch và hệ thống giao thông, có thể làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của một quốc gia.
• Sự thiếu hụt về giáo dục và sức khỏe: Hệ thống giáo dục và sức khỏe yếu
kém có thể cản trở sự phát triển bền vững, do đó, nâng cao chất lượng giáo
dục và chăm sóc sức khỏe là quan trọng.
• Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Các nước đang phát triển thường dễ bị
ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng như hạn hán, lũ lụt và
tăng nhiệt đới, gây thiệt hại cho nền kinh tế và đời sống dân số.
• Nợ nước ngoại: Nhiều nước đang phát triển phải vay nợ từ các tổ chức quốc
tế hoặc các quốc gia khác để phát triển kinh tế. Việc nợ nước ngoại có thể gây
áp lực tài chính và gắn kết họ với các đối tác quốc tế.
• Sự không ổn định chính trị: Sự bất ổn chính trị và xung đột có thể ngăn chặn
sự phát triển kinh tế bền vững bằng cách làm giảm sự ổn định và tạo ra môi
trường không thuận lợi cho đầu tư.
• Vấn đề môi trường: Sự phát triển không bền vững có thể gây hại cho môi
trường, và sự thiếu hiểu biết hoặc quản lý môi trường kém có thể có tác động tiêu cực lâu dài.
• Thị trường quốc tế: Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với sự
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và họ có thể gặp khó khăn trong việc thâm
nhập vào các thị trường này.
• Điều kiện tự nhiên: Một số nước đang phát triển có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, ví dụ như đất đai nghèo, đói nước, hoặc bị thiên tai thường xuyên
tấn công, điều này có thể làm hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế của họ. Biện pháp :
• Đầu tư vào hạ tầng cơ sở: Xây dựng và cải thiện hạ tầng giao thông, năng
lượng, nước sạch, viễn thông và hệ thống giao thông công cộng để tạo điều
kiện thuận lợi cho kinh doanh, đầu tư và phát triển bền vững.
• Chăm sóc giáo dục và sức khỏe: Đầu tư vào hệ thống giáo dục chất lượng cao
và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm việc đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng và
chi phí phải chăng cho tất cả các tầng lớp xã hội.
• Khuyến khích đầu tư và kinh doanh: Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi
bằng cách giảm quy định thất thường, cải thiện quy trình đăng ký kinh doanh,
bảo vệ quyền sở hữu và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. lOMoAR cPSD| 46836766
• Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển lực lượng lao động có kỹ
năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và công nghiệp.
• Quản lý tài chính cẩn thận: Theo dõi và quản lý tài chính quốc gia một cách
cẩn thận để tránh nợ nước ngoại không cần thiết và tăng cường khả năng
quản lý tài chính bền vững.
• Khám phá và khai thác tài nguyên tự nhiên một cách bền vững: Sử dụng và
quản lý tài nguyên tự nhiên (như dầu mỏ, than đá, vàng) một cách bền vững
để đảm bảo lợi ích dài hạn và giảm tác động đến môi trường.
• Phát triển công nghiệp và cơ cấu kinh tế đa dạng: Khuyến khích sự đa dạng
hóa trong cơ cấu kinh tế để giảm rủi ro và tạo nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
• Bảo vệ môi trường: Thiết lập và thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường
để giảm thiểu tác động tiêu cực và thúc đẩy phát triển bền vững.
• Xây dựng hệ thống an ninh và ổn định chính trị: Tạo ra môi trường ổn định
để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
• Hợp tác quốc tế: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế thông qua việc xây
dựng các liên minh, ký kết các hiệp định thương mại và phát triển hợp tác quốc tế. II. Liên hệ
Sơ lược quá trình lựa chọn con đường phát triển kinh tế những năm qua
1. Trước thời kỳ đổi mới kinh tế ( năm 1986)
Việt Nam đã lựa chọn con đường nhấn mạnh công bằng xã hội trước và
tăng trưởng kinh tế sau (mô hinh thứ nhất) giống như các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây.
Với sự lựa chọn này, chúng ta đã dành được nhiều thành tựu về tiến bộ, công bằng
xã hội, các chỉ số về giáo dục, y tế, công bằng xã hội của Việt Nam thưởng đạt
được cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập.
Tuy nhiên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng rất chậm, mức thu nhập bình quân đầu
người ở mức rất thấp (năm 1976 đạt 140 USD, năm 1985: 193 USD), thuộc 1 trong
20 nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới.
2. Thời kỳ đổi mới (từ 1986 trở đi) lOMoAR cPSD| 46836766
Việt Nam đã hướng theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nước và dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế
Việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
19912000 đã giúp chúng ta thoát khỏi cửa ải thứ nhất là thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh.
Tuy đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh vực từ thập niên 90
của thế kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001-2010, chúng ta vẫn
bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người năm
2000 mới chỉ đạt khoảng 400 USD, nếu so sánh với sự phát triển vượt trội của các
nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập bình quân trên đầu người
của Việt Nam ngày càng xa so với họ.
Vì vậy, yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh đã trở thành bức xúc, hàng đầu để
thực hiện mục tiêu phát triển lúc bấy giờ. Thực hiện tăng trưởng nhanh mới có
thể kéo nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo, kém phát triển, và chống tụt
hậu xa hơn, thu hẹp dẫn khoảng cách phát triển so với các nước xung quanh.
Hơn thế nữa, thế kỷ 21, tình hình về kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi, mở cửa,
hội nhập quốc tế và khu vực ngày cảng rộng rãi đã cho phép chúng ta có thể sử
dụng được những lợi thế của các nước đi sau để khắc phục những rào cản thực
hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua như sự thiếu vốn, thiếu
công nghệ, thiếu ho động tay nghề và thiểu thị trưởng tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm.
Mặt khác, con đường mà Việt Nam lựa chọn trong thời kỳ đối mới kinh tế là
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh "xã
hội chủ nghĩa” đặt yêu cầu tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là
động lực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quan tâm đến tiến bộ và
công bằng xã hội chính là mặt văn hóa của của sự phát triển mà chúng ta theo
đuổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một phần của mô
hình phát triển đất nước.
3. Hiện nay con đường Việt Nam lựa chọn là phát triển toàn diện
Những luận cứ nói trên cho thấy mô hình phát triển kinh tế Việt Nam lựa chọn hiện
nay là mô hình phát triển toàn diện. Nội dung chính hình này là thực hiện việc kết hợp
tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển. lOMoAR cPSD| 46836766
Sự lựa chọn con đường phát triển toàn diện đã thể hiện khá rõ trước hết trong quan
điểm phát triển đặt t trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
20012010: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phấn đấu đạt được sự
đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công
dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Tiếp theo, nhiều chiến lược và các văn kiện khác đã cụ thể hóa, hoàn thiện và bộ
sung cho nội dung của mô hình phát triển toàn diện mà chúng ta lựa chọn. Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) được Chính phủ phê
duyệt tháng 5 năm 2002, đã nhấn mạnh việc xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để
bảo đảm công bằng xã hội và tăng trưởng vững, và ngược lại chỉ có tăng trưởng
cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ người nghèo vươn lên. CPRGS
đã đưa ra cụ thể mục tiêu, cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện sự kết hợp hai
nội dung kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển đất nước.
Một văn kiện mang tính cụ thể hóa và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2001-2010 thể hiện sự lựa chọn mô hình phát triển toàn diện của Việt
Nam là Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị
sự 21 Việt Nam - Agenda 21 - VN) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng
8/2004, Theo tài liệu này, phát triển kinh tế của Việt Nam là quá trình kết hợp chẽ,
hợp lý và hài hòa cả ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trường.
• Mục tiêu về kinh tế đạt được đó là sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế
hợp lý đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự
suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau.
• Mục tiêu về xã hội là đạt được kết quả cao trong thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân
dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có
việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa
các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội, nâng cao mức công bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thế hệ, duy trì và
phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng
cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.
• Mục tiêu về môi trường là khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên, thực hiện việc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường.
Những thành tựu đạt được về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người thời gian
qua đã chứng minh tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế toàn
diện của Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thông qua Chiến lược lOMoAR cPSD| 46836766
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, mục tiêu phấn đấu đặt ra là đến
năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta vẫn tiếp tục lựa chọn con đường phát triển với
5 quan điểm phát triển chủ đạo như sau:
(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vũng, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược;
(2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
(3) Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ
thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; (4)
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày
càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; (5)
Phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng IV. Kết Luận
Bài thuyết trình đã nói về kinh tế học phát triển và vai trò quan trọng của nó trong
việc nghiên cứu và tìm hiểu cách phát triển kinh tế. Chúng ta đã phân tích các con
đường phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, và liên hệ thực tiễn với tình
hình kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc áp dụng kiến thức này có vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững cho mọi người.
Với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang tiến hành một số biện pháp trong các con
đường này. Chính phủ đã tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp, đầu tư
vào hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe. Việt Nam cũng đã mở
cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc thực hiện các con đường này vẫn đòi hỏi sự quản lý cẩn thận và giải
quyết những thách thức riêng của Việt Nam, như vấn đề môi trường và cân bằng
giữa phát triển kinh tế và xã hội. Để đảm bảo thành công trong việc phát triển kinh
tế, chúng ta cần sự đổi mới liên tục, hợp tác và thấu hiểu rõ những nguyên tắc cơ
bản của kinh tế học phát triển.
Em xin cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm em. Ai có
câu hỏi gì thì xin mời đặt ra câu hỏi cho nhóm ạ ( có gg bảo các bạn tự tra, miễn trả lời)