-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lời giải bài tập kinh tế vi mô | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một công ty có chi phí biên (MC) là 30 đồng. Nếu giá thị trường là 40 đồng, xác định hành động của công ty. Các bài tập và lời giải trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể thay đổi số liệu hoặc hình thức câu hỏi để thực hành thêm. Nếu bạn cần thêm thông tin về các chủ đề cụ thể hoặc bài tập khác, hãy cho tôi biết nhé!
Kinh tế Vi mô (Microeconomic) 44 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Lời giải bài tập kinh tế vi mô | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một công ty có chi phí biên (MC) là 30 đồng. Nếu giá thị trường là 40 đồng, xác định hành động của công ty. Các bài tập và lời giải trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể thay đổi số liệu hoặc hình thức câu hỏi để thực hành thêm. Nếu bạn cần thêm thông tin về các chủ đề cụ thể hoặc bài tập khác, hãy cho tôi biết nhé!
Môn: Kinh tế Vi mô (Microeconomic) 44 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
Bài 3: Câu 1:
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px =
10đ/sp; Py =40đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU =(X-2)*Y Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường ngân sách
b. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
c. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
d. Nếu thu nhập tăng lên 1220, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối ưu
mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
e.Nếu thu nhập giảm xuống còn 740, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp
tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
f. Mô tả các câu trên bằng đồ thị và vẽ đường tiêu dùng thu nhập dựa vào kết quả 3 câu từ 3-5 Câu 2:
Một người tiêu dùng có khoảng thu nhập I = 4.400.000 đồng dùng để mua 2 loại
thực phẩm là thịt và gạo với Pt = 80.000đồng/kg và Pg =20.000đ/sp. Mức hữu dụng
từng loại được thể hiện qua 2 hàm số sau: TUT = -T2 +40*T và TUG= - ½*G2+95*G Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường ngân sách
b.Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
c. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được
d. Nếu giá thịt tăng lên 100.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi, phối hợp tối
ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
e.Nếu giá thịt giảm xuống còn 60.000đ/kg, trong khi thu nhập và giá gạo không đổi,
phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
f. Vẽ đường tiêu thụ giá cả dựa vào kết quả 3 câu từ c-e. Câu 3:
Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng X như sau: QD = -2P+120, QS= 3P –
30 (Đơn vị tính của giá là USD, đơn vị tính của lượng là triệu sản phẩm) Yêu cầu:
a.Xác định điểm cân bằng (lượng và giá). Tổng số tiền người bán nhận được?
b. Xác định thặng dư sản xuất
c. Xác định thặng dư tiêu dùng
d. Xác định tổng thặng dư xã hội Câu 4:
Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng áo sơ mi như sau: QD = -0,1P+50, QS= 0,2P – 10
(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng, đơn vị tính của lượng triệu sản phẩm) Yêu cầu:
a. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá)
b. Xác định thặng dư sản xuất
c. Xác định thặng dư tiêu dùng
d. Xác định tổng thặng dư xã hội
(Lưu ý: cần xác định đúng đơn vị tính) Câu 5:
Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau: QD = - 4P+540, QS= 2P – 180 Yêu cầu:
a. Xác định điểm cân bằng (lượng và giá)
b. Giả sử chính phủ định ra mức giá trần bằng 100 (đv giá), hãy xác định lượng
thiếu hụt c. Chính sách giá trần làm thay đổi PS và CS như thế nào?
d. Chính sách này gây ra tổn thất vô ích bao nhiêu? Bài 4
Bài 1: Giả sử một ngành cạnh tranh có phương trình đường cung và đường cầu như sau: (D): Q = 80.000 – 60p (S): Q = 40.000 + 20p
Biết lợi ích ngoại lai cận biên MEB = 12$/ sản phẩm
a.Xác định mức sản lượng hiệu quả xã hội
b. Để đạt được mức sản lượng hiệu quả này. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất
12$ trên đơn vị sản phẩm thì khối lượng trợ cấp của chính phủ là bao nhiêu
Giả sử một ngành cạnh tranh có phương trình đường cung và đường cầu như sau: (D): Q = 450 – 40p (S): Q = 200 + 10p
Biết chi phí ngoại lai cận biên của ngành là 1$/ sản phẩm
a.Xác định mức sản lượng hiệu quả xã hội
b. Nếu chính phủ đánh thuế 1 lượng là 1$/ đơn vị sản phẩm sản xuất ra thì chính
phủ thu được bao nhiêu tiền thuế Bài 3:
Một hãng độc quyền có phương trình đường cầu:
(D): P = -Q/2 + 200 và phương trình đường chi phí biên
(MC): P= 40 ( trong đó p là giá một đơn vị sản phẩm tính bằng đôla)
Giả sử chính phủ đánh thuế vào hãng độc quyền một lượng T = 20$/ đơn vị
sản phẩm a. Tìm giá và sản lượng cân bằng trước thuế
b. Tìm tổng số thu từ thuế của chính phủ. Xác định gánh nặng thuế của người sản
xuất và người tiêu dùng Bài 4:
Một hãng độc quyền có phương trình đường cầu:
(D): Q= 4000 – 20P và phương trình đường chi phí biên
(MC): Q= 1000 +10P ( trong đó p là giá một đơn vị sản phẩm tính bằng đôla)
Giả sử chính phủ đánh thuế vào hãng độc quyền một lượng T = 20$/ đơn vị sản phẩm
a. Tìm sản lượng và giá bán của nhà độc quyền trước thuế
b. Xác định gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu
c. Trường hợp nào thì nhà độc quyền chịu hoàn toàn gánh nặng về thuế
d. Nếu đây là thị trường cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ chịu gánh nặng thuế
thấp hơn hay cao hơn so với thị trường độc quyền Bài 5:
Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC =
16+ 0.04Q, hàm lợi ích cận biên MB 40 – 0.08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận biên
MEC = 8+0,04Q ( Q là sản lượng tính bằng tấn, P là giá một sản phẩm tính bằng $)
a.Xác định mức sản xuất hiệu quả tư nhân và mức giá sản phẩm tương ứng
b. Xác định mức sản xuất hiệu quả xã hội và giá tương ứng
c. So sánh phúc lợi xã hội tại mức hoạt động tối ưu tư nhân và xã hội để thấy được
thiệt hại do hoạt động sản xuất này gây ra cho xã hội
d. Để điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu xã hội, cần áp dụng mức thuế là bao
nhiêu? Tính tổng doanh thu thuế Bài 6:
Giả sử có 2 loại tivi màn hình phẳng đã qua sử dụng trên thị trường ( chất
lượng tốt và chất lượng kém). Cầu và cung mỗi loại như sau:
Tivi chất lượng tốt: Dg = 520 – 10Pg. Sg = Pg – 30
Tivi chất lượng kém: Db = 135- 8Pb, Sb = 2Pb – 5
1. Giả sử thông tin thị trường là hoàn hảo về chất lượng từng loại tivi. Xác định
giá và lượng của mỗi loại tivi được bán trên thị trường
2. Giả sử người mua thiếu thông tin về chất lượng của tivi. Xác định giá và lượng bán của mỗi loại tivi Bài 7:
Số liệu mô tả lợi ích biên của giáo dục như sau: Số học sinh 10 20 30 30 50 60 (nghìn người) Lợi ích biên 6 5 4 3 2 1 (triệu/năm)
Chi phí cận biên của việc đào tạo một học sinh là 5 triệu đồng/năm Yêu cầu:
a. Xác định số học sinh đi học và học phí/năm nếu không có sự can thiệp của chính phủ
b. Giả sử lợi ích ngoại ứng biên do giáo dục là 2 triệu đồng/năm/1 sinh viên. Hãy
xác định số học sinh đi học tối ưu
c. Tổn thất phúc lợi xã hội nếu số học sinh đi học dưới mức tối ưu xã hội
d. Chính phủ phải làm gì để giải quyết vấn đề này. Nếu chính phủ can thiệp thì chính phủ
phải bỏ ra bao nhiêu tiền hoặc thu về bao nhiêu tiền Bài 8:
a.Xác định mức sản lượng tối ưu của thị trường và xã hội. Q0, Q* = ?
b. Tổn thất phúc lợi xã hội là bao nhiêu?
c. Mức thuế hiệu quả là bao nhiêu? Số tiền thuế mà chính phủ thu về là bao nhiêu? Bài 9:
Một DN độc quyền có hàm thị trường của sản
phẩm là: Q = 30-2P; hàm tổng chi phí TC = 2Q2
a.Xác định mức sản lượng sản xuất khi DN muốn tối đa hóa lợi nhuận, giá bán, lợi
nhuận của DN là bao nhiêu
b. Nếu DN bị đánh thuế T=5 USD/ sản phẩm Bài 8 Bài 1:
Nhà của An và Bình có chung một hành lang và cả 2 đều chung nhau
một ngọn đèn chiếu sáng hành lang đó. Lợi ích biên của An khi hành
lang được chiếu sáng là Mba = 240 – 40H, trong đó H là số giờ bật đèn.
Lợi ích biên của Bình là MBn = 180-20H. Tất cả đều tính theo đơn vị
đồng. Chi phí biên cho mỗi giờ chiếu sáng là 120 đồng
a. Hãy cho biết số giờ chiếu sáng tối ưu với hai cá nhân là bao nhiêu?
b. Nếu Bình muốn trở thàng người ăn không nên chỉ bộc lộ lợi ích biên
của mình bằng 120-20H thì kết quả sẽ có bao nhiêu giờ chiếu sáng?
Khi đó, lợi ích mà Bình “ăn không” được bao nhiêu? Bài 2:
Ba cá nhân A,B,C cùng sử dụng một hàng hóa công cộng và đường cầu
của mỗi cá nhân như sau: Qa= 80-10P; Qb = 150-25P; Qc= 200-20P.
Chi phí biên để cung ứng là 20$ trên từng đơn vị sản lượng
a. Xác định hàm cầu tổng hợp với hàng hóa công này
b. Xác định mức cung tối ưu
c. Nếu A muốn trở thành người ăn không nên chỉ thể hiện mức nhu cầu là Qa’ =
70-10P, thì kết quả sẽ có bao nhiêu đơn vị hàng hóa công cộng được
cung cấp? Khi đó, lợi ích mà A ăn không là bao nhiêu?
d. Giả sử không xảy ra vấn đề ăn không, xác định tỷ lệ chia sẻ chi phí
giữa các cá nhân A,B,C để đạt được sự đồng thuận trong cung ứng
hàng hóa công cộng này ở mức tối ưu Bài 3:
Đường cầu về lưu lượng giao thông trên tuyến đường trong những ngày bình
thường là Qb = 40.000 – 3P; ngày cao điểm là Qc = 100.000 – 2P với Q là số lượt
đi lại và P là mức phí đường tính bằng VNĐ. Con đường này sẽ tắc nghẽn khi có
quá 50.000 lượt qua lại. Khi có tắc nghẽn thì chi phí biên của việc sử dụng con
đường bắt đầu tăng thêm hàm số MC = 2Q’. Trong đó MC là chi phí biên để phục
vụ thêm một lượt xe đi lại, Q’ là số lượt xe vượt quá giới hạn gây tắc nghẽn.
a. Ngày bình thường có nên thu phí không? Vì sao?
b. Ngày cao điểm có cần thu phí không? Mức thu tối ưu là bao nhiêu
c. Nếu không thu phí thì tổn thất phúc lợi trong ngày cao điểm là bao nhiêu?
d. Nếu chi phi vận hành cho việc thu phí (vận hành trạm thu phí, trả lương cho nhân viên
thu phí…) tính trung bình là 16.000đ/ lượt. Vậy có nên thu phí không? Tại sao