Lý luận nhận thức | Triết học Mac - Lenin | Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý luận nhận thức | Triết học Mac - Lenin | Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LÝ LUẬN NHẬN THỨC
+ Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học:
- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới khách
quan, mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.(Con người không thể
nhận thức được thế giới khách quan, nhận thức chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.)
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Không phủ nhận khả năng nhận thức của con
người, nhưng lại giải thích một cách duy tâm thần bí.
- Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người.
- Quan điểm của thuyết không thể biết: Phủ định sạch trơn rằng con người không thể
nhận thức được thế giới.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: Điểm chung là công nhận khả năng
nhận hức của con người. Coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Tuy nhiên còn hạn chế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Là sự sao chép giản đơn, nhận thức là sự phản ánh thụ
động, giản đơn, không có quá trình vận động, biến đổi, nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
=> Là sự tiếp nhận thụ động của các sự vật lên giác quan con người.
- Ở đây C.Mác có câu nói rất hay để mở đầu cho bài học ngày hôm nay: “Khuyết
điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy
vật của Phơi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới
hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động
cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan.”
=> Kết luận: Vậy tất cả quan điểm triết học lịch sử về nhận thức trước Mác đều có
những điểm sai lầm và thiết sót, cụ thể là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức thành
ra về mặt lý luận vẫn chưa được rõ ràng và có nhiều điểm bất hợp lý. Vậy chúng ta sẽ
vô bài ngày hôm nay nhằm giải quyết về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Trước khi vô bài chúng ta cần có một số khái niệm cần làm rõ để cho bài thuyết
trình được trau chuốt hơn. Mình xin phép thêm phần Một số khái niệm trước khi vô phần I)
Một số khái niệm: a) Lý luận là gì:
- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản
ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng .
hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù
b) Nhận thức là gì:
- Nhận thức là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ
sở của thực tiễn - xã hội.
- Kết luận: Vậy nhận thức Lý luận nhận thức là một bộ phận cuả triết học, nhằm giải
quyết mối quan hệ của tri thức, tư duy con người với hiện thực khách quan, đồng thời
nhằm trả lời mặt thứ 2 trong vấn đề cơ bản của triết học rằng con người có nhận thức
được thế giới hay không? II)
Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:
(đây là nguyên tắc
vậy thì không thể thay đổi được là bất di bất dịch, dù có biến tướng hay cải biên như
nào thì cũng không thể thay đổi cái yếu tố cốt lõi được, đây chính là nền tảng của quá trình nhận thức.)
- Một là, thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức coi người.
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hỉnh ảnh chủ qua của thế giới khách quan.
- Ba là, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung. - Phân tích:
+ Ý thứ nhất, đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Luận điển này chính là “cú tát” trời giáng, chống lại mọi quan điểm nhận
thức của chủ nghĩa duy tâm, đặc biệt là tôn giáo về bản nguyên của thế giới. Khi
khẳng định rằng ý thức là có trước, tất cả những phản ánh về thế giới khách quan
cũng chỉ là sự hồi tưởng hay chỉ là những phức hợp cảm giác của con người.
- Ví dụ: Quả anh đào là một loại quả có màu đỏ, có vị chua chua ngọt ngọt, phân bố
rộng khắp Châu Âu, Tây Á. Giả sử nếu chúng ta không được tiếp cận chúng, không
được ăn thử, nhìn thấy chúng thì liệu chúng ta có biết được sự tồn tại của nó hay
không. Nếu theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì khi chúng ta cảm
giác được nó thì nó mới tồn tại như vậy thì nó không tồn tại. Như vậy không thỏa
đáng vậy nếu như bản thân tôi không được nếm thử trải nghiệm nó thì không lẽ quả anh đào không tồn tại.
+ Ý thứ hai, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng,
mọi cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức) đều
là sự phản ánh hình ảnh chủ quan của hiện thực
khách quan. Cảm giác chẳng qua là một hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy
nhiên hình ảnh được phản ánh không giống như
sự phản chiếu của cái gương trong quan niệm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Đó là sự phản
ánh thụ động, cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo, và
cực đoan. Luận điểm này đã cho ta thấy tính
tiến bộ, tích cực của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Ví dụ: đứng trước góc nhìn này thì ta nhận định rằng đó là số sáu tuy nhiên nếu nhìn
ngược lại thì nó là số chín. Hay cô Hạnh là người ăn chua, khi đưa quả xoài thì cô ăn
thấy bình thường, nhưng bạn Huy là người không ăn được chua nên khi ăn bạn thấy nó chua quá trời.
+ Vậy hiện thực khách quan đã bị ảnh hưởng bởi cái nhìn chủ quan của chúng ta. Nếu
chúng ta có một cái nhìn tích cực, sáng tạo hơn thì chúng ta sẽ tránh được căn bệnh bảo thủ, định kiến.
- Ví dụ: Nếu chúng ta chỉ coi việc đàn ông đứng trên phụ nữ, phụ nữ chỉ nên phục vụ
đàn ông là điều hiển nhiên như cách nhìn của chủ nghĩa duy tâm siêu hình (do phụ nữ
dáng người nhỏ bé, không có khỏe mạnh như đàn ông, yếu đuối, chỉ làm được công
việc nhà bếp, nội trợ…) thì xã hội sẽ rất cực đoan. Vậy tại sao không nhìn vào những
điểm họ xứng đáng được tôn trọng, được nâng niu, bảo vệ(thực ra cũng không cần
thiết vì phụ nữ ngày nay họ không hề yếu đuối, có chính kiến có quan điểm, có tiếng
nói bảo vệ bản thân, và rất giỏi giang.
+ Ý thứ ba, là một điều hiển nhiên.
- Ví dụ: Copecnic - nhà thiên văn học người Ba Lan đã chứng minh rằng Trái Đất
quay xung quang Mặt Trời đã đặt dấu chấm hết cho thuyết địa tâm.
- Chẳng hạn khi không có cách nào để xác nhận thực tiễn, bản thân không thể trải
nghiệm, chiêm nghiệm hay đặt bản thân trong cái sự vật, hiện tượng đó, và đối chiếu
lại với các thông tin được. Thì chúng ta có phải dựa vào một nguồn thông tin từ đâu đấy. III)
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức:
+ Triết học Mác - Leenin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong bộ
óc người: “ Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó”. “Cảm
giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ
nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị
phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh.”
- Phân tích: Nhớ lại phần thuyết trình của nhóm 1 thì Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác.”. Thông qua chúng ta nhìn vào cái thực tại mà bộ não chúng ta chép lại,
chụp lại, và phản ánh. Từ cái hiện thực khách quan qua cái chủ quan là nhận thức chủ
quan của ta trở thành dấu vết tri thức.
Ví dụ: Khi chưa biết đến Hồ Gươm, chưa được tận mắt thấy, qua câu chuyện cổ tích
thì chỉ biết đó là một di tích ngay sau khi vua Lê Lợi đánh thắng quân Nam Hán, thì
trả thanh Kiếm về cho rùa thần, tuy nhiên chả thanh kiếm nào cả, chỉ có con rùa.
- Vậy câu hỏi ở đây thì việc tiếp thu bài giảng trên lớp thì liệu có phải là nhận thức
hay không. Hay nghe những lời kể, mô tả từ những người ngoài thì liệu đó có phải là
một quá trình nhận thức hay không?
- Ví dụ cụ thể hơn; các bạn Lý, Hóa, Sinh, Môi trường … đều là những người học
môn học khoa học của thực nghiệm. Khi tiếp xúc với một lý thuyết, hay lời giảng thì
cũng chỉ là lý thuyết suông. Chỉ khi nào đặt tay vô làm, mắt thấy, tai nghe tận mắt thì
lúc đó mới kết luận. Chúng ta phải luôn hoài nghi rẳng mọi thứ chúng ta biết chỉ là
chân lý nhất thời, và luôn cải biến hằng ngày không phải là cái bất di bất dịch. Nên
không nên quá bảo thủ và chấp niệm vào một thứ.
- Hay khi cho điểm thì thầy cô luôn đánh giá cả một quá trình, kết quả của một bài thi
không thể đánh giá được sự nỗ lực của một con người. Vì vậy khi bị điểm thấp cũng
đừng quá đau buồn, mà tự ti cho mình là yếu kém.
+ Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển.(đây cũng là điểm
tiến bộ trong quan điểm nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng so với các quan
điểm trết học khác). Không phải cứ nhận thức một lần là xong, mà chúng ta phải luôn
luôn nhận thức bổ sung, hoàn thiện để phát triển.
+ Câu nói của Mác và Ăng-ghen:”Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả các
lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định
rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và cá sẵn, mà phải phân tích xem sự
hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và
không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào.”
=> Vậy quá trình nhận thức là mãi mãi vô cùng tận với thời gian, là quá trình giải
quyết mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác. Dẫn chứng trên là thể hiện tính vận động và phát triển.
+ Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
- Ở đây chúng ta tiếp cận với khái niệm mới là Chủ thể nhận thức và Khách thể nhận
thức. Vậy ở đây chúng có nghĩa là gì., chúng ta sẽ tìm hiểu.
- Phân tích: Chủ thể nhận thức: Theo nghĩa rộng đó là xã hội, là loài người nói chung.
Hay cụ thể hơn đó là những nhóm người như các giai cấp, dân tộc, tập thể, các nhà
bác học.v.v.. Nhưng không phải con người bất kỳ nào cũng là chủ thể nhận thức, con
người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm
biến đổi và nhận thức khách thể. Do vậy, con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp,
dân tộc hoặc cả nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo của nhận thức.
- Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm
chất đạo đức… đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và
ảnh hưởng đến kết quả nhận thức.
- Còn khách thể nhận thức là một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng
tới nắm bắt, phản ánh, nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức. Do
vậy, khách thể nhận thức không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan, phạm
vi của khách thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, của khoa học.
- Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức quan hệ gắn bó với nhau, trong đó khách thể đóng vai trò quyết
định chủ thể. Chính sự tác động của khách thể lên chủ thể đã tạo nên hình ảnh nhận
thức về khách thể. Song chủ thể phản ánh khách thể như một quá trình sáng tạo, trong
đó chủ thể ngày càng nắm bắt được bản chất, quy luật của khách thể.
- Cả chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức đều mang tính lịch sử - xã hội. Và đã
có chủ thể nhận thức thì hiển nhiên phải có khách thể nhận thức.
Ví dụ: Khi còn là trẻ con thì không thể nhận thức về các vấn đề xã hội, chính trị, khoa
học, bởi trẻ con không nằm trong nhóm chủ thể nhận thức. Khách thể nhận thức của
trẻ con là giáo dục, đạo đức, phẩm chất, thế giới tự nhiên……Còn các vấn để xã hội
chính trị, khoa học thì là khách thể nhận thức thì đối tượng hay chủ thể nhận thức là
các chính trị gia, các công dân, nhà nghiên cứu.
- Ví dụ về các yếu tố của chủ thể sẽ tác động đến kết quả nhận thức: - Nhà nước tư
bản chủ nghĩa là vì lợi nhuận, gạt bỏ đi một số yếu tố nhân đạo chính vì lý tưởng này
đã ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước đó chính là trong đại dịch COVID-19 đã gây ra
hậu quả khôn lường là nhân dân chết quá nhiều vì không chịu giãn cách xã hội. Chính
vì lý tưởng lợi nhuận nên chỉ cần người dân đóng đủ thuể thì họ có quyền tự do, nhà
nước phải nghe theo nhân dân.
- Trong khi nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì do dân vì dân, là người lãnh đạo, quản lí
nhân dân chính vì mối quan hệ hai chiều giữa nhà nước và nhân dân như vậy thì trong
đại dịch vừa rồi thì người dân đã thực hiên giãn cách nghiêm chỉnh, đồng thời nhận
được nhiều sự giúp đỡ từ nhà nước. Tuy nhiên cũng vì sự chủ quan không nhập nguồn
vacine sớm nên đã gây ra sự thất thủ.
- Ví dụ về các công ty sản xuất thuốc, Thay vì tập trung nghiên cứu thuốc điều trị ung
thư, thì làm nhiều cái như xạ trị,nhiều phác đồ nhưng lại không có thuốc điều trị hiệu
quả. Liệu có phải vì một lợi ích nào đó mà quá trình tìm ra thuốc điều trị ung thư tiến
triển chậm như vậy không.
- Ngoài ra, tính lịch sử-xã hội được thể hiện rõ, ngày xưa làm gì có phương pháp an
toàn quan hệ tình dục, hay là xuất nhập khẩu. Người vô sản làm gì dám nhận thức về
quá trình quản lí các cơ sở kinh doanh to bự ……..
- Trải qua dòng thời gian, lịch sử, kinh tế bây giờ đặt món hàng từ Thâm Quyến Trung
Quốc mà 2.3 ngày sau giao về tận nhà, sự phát triển logistic, chuỗi cung ứng đã phát
triển cực đại, trong khi người xưa còn chả dám tơ tưởng đến việc đem hàng đi ra khỏi đất nước của mình.
+ Ngoài ra, Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực,
chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể. VD:
- Triết học Mác-Lenin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức. -> Ý thức của con người
không sản sinh ra thế giới vật chất mà thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập ý
thức con người là nguồn gốc “ duy nhất và cuối cùng” của nhận thức
- Cái điều này tương đương với cách hiểu là liệu con người có nhận thức được thế
giới hay không (mặt thứ 2 của vấn đề cơ bản). Vậy theo Mac - Lenin thì con người có
khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên không phải là nhận thức được toàn bộ
(nếu mà biết hết tất cả mọi thứ thì những ngành khoa học cơ bản đã không có mục
đích cũng như phương hướng nghiên cứu và thật sáo rỗng làm sao). Vậy Lênin rát tài
tình ở một điểm là có khẳng định rằng: “ dứt khoát …….chưa được nhận thức”. Chính
những điểm chưa nhận thức ấy chính là kim chỉ nam để cho các ngành khoa học cơ bản khai thác sau này.
- Vậy ý thức có phân chia cấp độ. Nhận thức của chúng ta là quá hạn hẹp nhỏ bé so
với cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta nhận thức đến đâu thì thế giới vén mình ra đến đấy. IV)
Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức:
+ Xin phép đảo phần bốn và phần ba với nhau cho thuận tiền hơn
+ Các giai đoạn nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
+ Leenin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đén thực tiển- đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhân thức thực tại khách quan”
- VD: Đứa bé khi mới sinh ra đời thì lúc đầu chỉ mới có sự nhận thức từ sự tiếp xúc
giữa các giác quan với thế giới khách quan: mùi hương, màu sắc,... cảm nhận được
hình ảnh bên ngoài sự vật, rồi sau đó có tư duy tri thức, lớn dần lên thì họ lại có sự
nhận thức vào bản chất bên trong,phổ biến, tất yếu của sự vật.
+ Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thức có những
thuộc tính khác nhau, kế tiếp nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức thống
nhất của con người với thế giới.
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực, là mục đích để của quá trình thực tiễn. Thực tiễn vừa
là yếu tố kết thúc một vòng khâu của sự nhận thức, vừa là điểm mở bắt đầu của vòng
khâu mới của sự nhận thức. Cứ thế, sự nhận thức của con người là một quá trình không có điểm cuối.
+ Quá trình nhận thức là sự vô cùng tận và phát triển dần theo thời gian.
- Ví dụ: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ lamg thế nào để bảo vệ gìn giữ dân
tộc. Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận thức được bảo vệ dân tộc là
phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh tế, chính trị, đời sống, tri thức…
- Qua các thời điểm lịch sử thì quá trình nhận thức cũng khác nhau.
+ Vậy quá trình nhận thức được chia làm hai giai đoạn: - Nhận thức cảm tính. - Nhận thức lý tính.
+ Nhận thức cảm tính: - Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức gắn liền với
thực tiễn, ở giai đoạn này nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan - Các hình thức
+ Cảm giác: là sự phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi
chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
+Nguồn gốc và nội dung: thế giới khách quan
+Bản chất: hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+Vai trò: - Đem lại tài liệu đầu tiên cho quá trình nhận thức
- Từ những cảm giác, nhận thức cảm tính chuyển sang hình thức cao hơn: tri giác
VD: Nhìn vào quả chanh,quả chanh tác động đến thị giác: màu xanh, hình cầu.
+ Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi nó đang trực tiếp tác động vào
các giác quan, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
- Qua sự tiếp xúc của tất cả các giác quan, ta sẽ có tri giác về quả cam một cách toàn diện
- Ví dụ: + Thị giác:hình cầu,màu xanh; Vị giác:ăn có vị chua lè; Xúc giác:vỏ sần, khi
bóp có tinh dầu thơm bắn ra. + Biểu tượng: là
về sự vật, hiện tượng còn lưu lại trong
hình ảnh tương đối hoàn chỉnh
bộ óc con người khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
Có thể xem biểu tượng như là hình thức trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ nhận
thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính
cung cấp, nhận thức sẽ phát triển lên một giai đoạn cao hơn, đó là nhận thức lý tính.
+ Là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính.
VD: Tri giác về quả cam đã được lưu lại trong bộ não của con người, nên dù không
còn trực tiếp tiếp xúc với quả chanh nữa,ta vẫn có một hình dung,tái hiện đầy đủ
những đặc điểm, tính chất của quả cam. - Đăc điểm giai đoạn
+Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
+Chỉ phản ánh đc cái bề ngoài, có cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
- Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên
cơ sở nhận thức cảm tính. Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người
sẽ rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được những cái như
tốc độ ánh sáng, giá trị của hàng hoá, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế - xã hội, v.v..
Muốn hiểu được những cái đó phải nhờ đến sức mạnh của tư duy trừu tượng.
+ Nhận thức lý tính(tư duy trừu tượng): Thông qua tư duy trừu tượng con người phản
ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầu đủ hơn dưới các hình thức: Khái
niệm, phán đoán và suy lý.
+ Khái niệm: Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái
quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một
nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hoặc một cụm từ. Khái niệm là cơ
sở để hình thành phán đoán
VD: Số tự nhiên A chia hết cho số tự nhiên B thì số tự nhiên A được coi là bội của B còn B là ước của A.
Khái niệm con cá đã khái quát những thuộc tính chung của mọi loài cá: có xương
sống,thở bằng mang, bơi bằng vây và sống ở dưới nước.
+ Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệm
lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật.
VD: Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là phán đoán bởi ở đây có
sự liên kết giữa hai khái niệm “Dân tộc Việt Nam" và “anh hùng" để khẳng định tính
cách của người Việt Nam.
+Phán đoán đơn nhất: những thuộc tính chỉ xuất hiện ở sự vật hiện tượng này , không
xuất hiện ở sự vật,hiện tượng khác (VD: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam)
+Phán đoán đặc thù: nét riêng biệt phân biệt sự vật này với sự vật cùng loại khác
(VD: Bất kỳ vận động cơ giới nào ở trong quá trình ma sát cũng nhất định chuyển
thành nhiệt khác với vận động sinh học,xã hội (con người lớn lên, hình thái xã hội)
+Phán đoán phổ biến: có tính chất chung, áp dụng cho tập hợp các sự vật,hiện tượng
(VD: Mọi kim loại đều dẫn điện)
- Suy luận: cũng là hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên
kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán
đoán đã biết làm tiền đề.
+Suy luận diễn dịch: là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung cho cả
lớp đối tượng. Người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận
từng đối tượng tức là tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất
(VD: Mọi kim loại đều dẫn điện. Đồng: kim loại -> đồng dẫn điện)
+Suy luận quy nạp: là loại hình suy luận mà trong đó từ tiền đề là những tri thức về
riêng từng đối tượng người ta khái quát thành chi thức chung cho cả lớp đối tượng.
Tức là tư duy vận động từ cái đơn nhất đến cái chung,cái phổ biến
(VD: Đồng, sắt,nhôm: dẫn điện -> Mọi kim loại đều dẫn điện) V)
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Phạm trù thức tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý
luận nhận thức Mác mà còn của toàn bộ triết học Mác - Lênin nói chung.
+ Vậy các nhà triết học trước Mác đã có quan điểm như thế nào về hoạt động thực tiễn.
+ Các nhà duy vật trước C.Mác đã có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy
vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy
nhiên, lý luận của họ còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất là không
thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật
của họ mang tính chất trực quan. Mác đã chỉ rõ rằng, khuyết điểm chủ yếu, từ trước
đến nay, của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc) là không
thấy được vai trò của thực tiễn.
+ Có một số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong
hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tính thần,
chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người.
+ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật chỉ hoạt động
theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con
người, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà
cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực
với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thoả mãn với những gì mà tự
nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản
xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con
người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết
là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự
nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và
phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của
con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con
người và thế giới. Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với
những điểu cần thiết đối với con người. Tuy trình độ và các hình thức hoạt động thực
tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn
luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài 1 Sách đã dẫn t.18. tr 167
129 Chương 8: Lý luận nhận thức người. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành
trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó;
trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm chủ
xã hội của con người. Do đó, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện,
thực tiễn có tính lịch sử - xã hội. Thực tiễn bao gồm nhiều yêu tố và nhiều dạng hoạt
động. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm những yếu tố như nhu cầu,
lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó có liên hệ với nhau, quy định
lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được.
+ TỪ quan niệm trên về thực tiễn có thể thấy thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
+ Thứ nhất, Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất-cản tính.
- Phân tích: Đó phải là những hoạt động vật chất cảm giác được của con người. Nghĩa
là con người có thể quan sát trực quan được của các hoạt động vật chất này. Hoạt
động vật chất-cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật
chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng.
Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.
- Ví dụ: Đơn giản có thể thấy được đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp, hay khai
thác khoáng sản, khai thác các nguồn nhiên liệu để phục vụ đời sống con người.
+ Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử, xã hội của con người.
- Phân tích: nghĩa là hoạt động thực tiễn đấy chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia
đông đảo của người trong xã hội. Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho
nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng vì vậy, hoạt động thực
tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử-xã hội. Đồng thời, thực tiễn có trải
qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Ví dụ: Hoạt động vua cày mẫu ruộng nhằm khuyến khích người dân tăng gia sản
xuất thì nay không còn nữa. Hay phục hồi kinh tế sau chiến tranh thì tuy đều mang
tính chất là khuyến khích tăng gia sản xuất nhưng về tính chất, ý nghĩa là khác nhau.
- Hay quá trình dạy học và giáo dục thì trải qua từng thời kì thì cũng đã có những sự
kế thừa nhất định. Thời xưa là học chữ Hán, Nôm lấy nho giáo làm tiên quyết cho
giáo dục ở thời điểm lúc bấy giờ. Còn ở hiện đại, thì cái bản chất vẫn giữ nguyên đó
chính là đầu tiên phải giáo dục tư tưởng đạo đức(ví dụ: như luôn luôn dạy 5 điều Bác
Hồ dạy, mẹ dặn con đi học khác nha…) tuy cách biểu đặt là khác nhau trong từng thời
điểm nhưng bản chất là giống nhau.
- Ngoài ra các hoạt động sản xuất cũng được kế thừa từ đời nay qua đời khác biểu
hiện ở chỗ trồng xen canh, luân phiên các vụ lúa ngô khoai với nhau. Và khái quát
được những đặc điểm của thời tiết mùa màng.
- Giải thích: sự phát triển của con người qua các thời kì: Tiền sử -> đồ đá -> đồ đồng
…….. Tính lịch sử biểu hiện rất cụ thể qua nhu cầu một nhóm người, hay một cộng
đồng, và sau này trở thành một xã hội tại một thời điểm, hay qua từng thời kì khác
nhau sẽ chính là kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng được kế thừa, và phát triển. Thông qua
đó thì tính xã hội cũng được hình thành. Phân tích sự du nhập của các luồng văn hóa
vào nước ta như kiểu Phật Giáo ….
+ Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
- Phân tích: Khác với bản năng của động vật là có tính tự phát nhằm thích nghi thụ
động với thế giới, trong khi con người thông qua các hoạt động thực tiễn, cải tạo tự
nhiên môi trường để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách tích cực, chủ động với thế giới.
- Ví dụ: Tất cả các ví dụ vừa rồi đều thể hiện được mục đích của hoạt động thực tiễn.
- Ngoài ra thúc đẩy kinh tế, hội nhập hóa, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
=> Mục đích là nâng tầm vị trí kinh tế của VN trên bản đồ thế giới. Đồng thời thể
hiện được tính hội nhập, và khiến các quốc gia khác nhận thấy sự năng động trẻ trung,
và là người bạn hàng uy tín.
- Ví dụ: thông qua World Cup thì FiFa đã nhượng lại bản quyền với giá rất rẻ nhiều so
với nhiều quốc gia trên thế giới …..
- Hay việc các nước khác luôn hỗ trợ, không đánh thuế nặng các mặt hàng hóa Việt Nam
=> Vật chốt một câu lại thì Thực tiễn là các hoạt động vật chất - cảm tính nhằm cải
tạo thế giời để phục vụ cho xã hội con người trọng một thời điểm lịch sử-xã hội loài
người. Và nếu không có hoạt động thực tiễn thì bản thân con người và xã hội loại
người không thể tồn tại và phát triển.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. (do dài rồi nên chúng tớ không phân tích nữa mà đưa ra ví dụ luôn)
+ Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức.
+ Thực tiễn là mục địch của nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Lấy một ví dụ để làm rõ các tính chất trên.
- Trong cuộc chiến giành lại bầu trời trong xanh, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã
triển khai mạnh mẽ các giải pháp tổng lực để bảo vệ môi trường. Đóng cửa hết các
nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, khuyến khích người dân mua ô tô điện, loại bỏ
xe ô tô quá niên hạn. Và một cách làm hay nữa là tạo điều kiện để người dân trở lại
với phong trào đi xe đạp vì môi trường và chống kẹt xe.
- Theo ghi nhận tại trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, xe đạp khắp sân
trường. Phần lớn mỗi sinh viên, hay thầy cô giáo đều có một chiếc đạp. Nếu mua thì
chừng 1 - 2 triệu/chiếc, còn không thì sử dụng xe đạp của các công ty cho thuê.
- Rất là dễ tìm thấy một chiếc xe cho thuê trên các vỉa hè. Xe đạp trở thành một
phương tiện thiết yếu của môi trường giáo dục đại học ở thành phố này, bởi lẽ khuôn
viên các trường rất rộng. Điều quan trọng nhất để mọi người yêu thích xe đạp là chi phí rất thấp.
- Chưa bao giờ trào lưu đi xe đạp nở rộ ở Bắc Kinh như lúc này. Hàng chục công ty
cho thuê với hàng trăm ngàn chiếc từ chính sách khuyến khích kinh doanh loại hình
này của chính quyền thành phố Bắc Kinh.
-Một trong những yếu tố chính tạo nên thành công chiến lược Marketing
của Vinamilk đó là sử dụng đa dạng hoá các kênh truyền thông như: TVC, Video,
Radio, Tiếp thị trực tuyền,...
TVC: Đoạn phim quảng cáo ngắn với sự kết hợp của hình ảnh, chuyển động, âm
thanh. Hình thức quảng cáo này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, chẳng hạn như trên
HTV7, VTV1, VTV3 thời lượng dưới 35 giây.
Video: Quảng cáo ngắn nhưng phải gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng qua hình
ảnh, âm thanh, lôi cuốn. Đồng thời, phải phản ánh hình ảnh của sản phẩm là bơ sữa,
vui tươi và đáng yêu. Với chiến lược Video Marketing ưu tiên, Vinamilk đã trở thành
thương hiệu hàng tiêu dùng đóng gói đầu tiên ở Đông Nam Á đạt một triệu người đăng ký trên YouTube.
Radio: Audio Clip 50 giây nhưng phải chứng minh được công dụng của sữa tươi. Ví
dụ: + Chiều cao phát triển, cơ thể khỏe mạnh, khả năng chống chịu cao, da đẹp,...
Tiếp thị trực tuyến: Bán hàng trực tuyến trở thành một hình thức hiệu quả. Vinamilk
mở kênh bán hàng trực tuyến để người tiêu dùng đặt hàng và được giao hàng tại nhà.
Ngoài ra, Vinamilk còn quảng cáo trên các trang web tại Việt Nam như
www.vnexpress.com với các hình thức như banner, clip, đặc biệt là sử dụng các công
cụ tối ưu hóa website (SEO).
Trong các chiến lược quảng cáo, Vinamilk đề cao sự sáng tạo không giới hạn. Là công
ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ sữa nên hình ảnh chú bò thường xuất hiện trong
quảng cáo của Vinamilk, đặc biệt là những hình ảnh vui nhộn thu hút trẻ em như bò nhảy múa, ca hát,...
Vinamilk thành công trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các chiến
dịch tiếp thị và quảng cáo rầm rộ chủ yếu tập trung vào các gia đình Việt Nam (HBR Business School 2019).
Trong chiến dịch mang tên ''Vinamilk 40 năm - Vươn cao Việt Nam'' năm 2016,
Vinamilk hướng đến cuộc sống hạnh phúc của trẻ em Việt Nam và nuôi dưỡng tài
năng trẻ bằng nguồn sữa tươi nguyên chất. Vinamilk đã truyền tải thành công thông
điệp rằng trẻ em Việt Nam sẽ lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh nhờ các sản phẩm chất lượng cao (Vinamilk 2016). VI)
Tính chất chân lý: + Quan niệm chân lý:
- Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm
nghiệm. Chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế giới. Vì vậy chân
lý cũng được hình thành và phát triển từng bước phụ thuộc vào sự phát triển của sự
vật khách quan, vào điều kiện lịch sử - cụ thể của nhận thức, vào hoạt động thực tiễn
và hoạt động nhận thức của con người. V.I.Lênin nhận xét: “Sự phù hợp giữa tư tưởng
và khách thể là một quá trình. Tư tưởng (=con người) không nên hình dung chân lý
dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt
(lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động…”.
+ Các tính chất của chân lý. - Tính khách quan:
- Tính khách quan của chân lý thể hiện ở chỗ nội dung phản ánh của chân lý là khách
quan - tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của con người.
- Vd: Dù có Newton nghiên cứu hay không có Newton thì trọng lực vẫn luôn luôn tồn tại ở đó
- Ví dụ: luận điểm khoa học “quả đất quay xung quanh mặt trời” là chân lý khách
quan, vì nội dung luận điểm trên phản ánh sự kiện có thực, khách quan, hoàn toàn
không lệ thuộc vào chủ thể nhận thức, vào loài người..
- Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những đặc điểm nổi bật dùng để
phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng so với chủ nghĩa
duy tâm và thuyết không thể biết. Đồng thời, đó cũng là sự thừa nhận nguyên tắc tồn
tại khách quan của thế giới vật chất. Vì vậy, trong nhận thức và trong hoạt động thực
tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, hoạt động theo quy luật khách quan.
- Tính tương đối và tính tuyệt đối.
- Chân lý là cụ thể bởi vì đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một
cách cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể. Vì
vậy, bất kỳ chân lý nào cũng phải gắn với điều kiện lịch sử - cụ thể. Nếu thoát ly khỏi
điều kiện lịch sử - cụ thể thì cái vốn là chân lý, sẽ không còn là chân lý nữa.
- Nguyên lý tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong
nhận thức và thức tiễn. Nguyên lý này đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi
xem xét, đánh giá sự vật, sự việc, con người. V.I.Lênin khẳng định: “Bản chất, linh
hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình huống cụ thể”. Quan điểm
này đòi hỏi chúng ta phải chú ý điều kiện lịch sử - cụ thể trong nhận thức, phải xuất
phát từ điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng dân tộc, từng địa phương khi vận
dụng lý luận chung, sơ đồ chung, phải biết cụ thể hoá, cá biệt hoá vào cho cái riêng,
tránh giáo điều, dập khuôn, máy móc.
- Ví dụ: Việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể của đất
nước để vận dụng sáng tạo. Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin có nghĩa là nắm
vững bản chất cách mạng và khoa học của nó và biết vận dụng đúng đắn, phù hợp với
điều kiện nước ta. Cả chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa dân tộc cực
đoan đều xa lạ với chủ nghĩa Mác - Lênin. - Tính cụ thể:
- Chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa
đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần phải được bổ sung, điều chỉnh trong quá trình phát triển
tiếp theo của nhận thức. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể
được phản ánh chỉ mới phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía
cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.. Chân lý tuyệt đối là tri thức hoàn toàn
đầy đủ, hoàn chỉnh về thế giới khách quan. Quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý
tuyệt đối là quan hệ biện chứng giữa các trình độ nhận thức. Một mặt, tính tuyệt đối
của chân lý là tổng số các tính tương đối. Mặt khác, trong mỗi tính tương đối bao giờ
cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối V.I.Lênin viết: “Chân lý tuyệt đối
được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối
là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại;
những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có
tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”.
Quan niệm đúng đắn về sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý
tương đối có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những cực đoan sai
lầm trong nhận thức và hành động. Nếu cường điệu chân lý tuyệt đối, hạ thấp chân lý
tương đối sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ;
ngược lại, nếu cường điệu chân lý tương đối, hạ thấp chân lý tuyệt đối sẽ rơi vào chủ
nghĩa tương đối, và từ đó đi đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật nguỵ
biện, thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết. Như vậy, mỗi chân lý đều có tính
khách quan, tính cụ thể, tính tương đối và tính tuyệt đối. Các tính chất đó của chân lý
có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau, thiếu một trong các tính chất đó
thì những tri thức đạt được trong quá trình nhận thức không thể có giá trị đối với đời sống của con người.