Lý thuyết môn học Triết học Mác-Lênin (KHTN- Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm và thuộc tính tâm lý quy định bản sắc và xã hội của cá nhân.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH
- Con người: khái niệm con người đề cập đến phạm trù loài của con người được dùng để
đối sánh phân biệt với loài khác trong thế giới
- Cá thể: khái niệm cá thể đề cập đến thành viên của loài.
- Cá nhân: khái niệm cá nhân đề cập đến thành viên của loài người được dùng để chỉ
một con người cụ thể với tư cách thành viên của một cộng đồng một xã hội nhất định.
- Cá tính: khái niệm cá tính đề cập đến sự độc đáo riêng biệt của một cá thể hoặc một cá
nhân nào đó. Cá tính là những đặc điểm khác biệt, tạo nên bản sắc riêng của cá thể hoặc cá nhân
- => Khái niệm: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm và thuộc tính tâm lý quy định
bản sắc và xã hội của cá nhân.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH
- Tính ổn định của nhân cách: được thể hiện ở sự ổn định của từng nét nhân cách,
cũng như cấu trúc tổng thể của nhân cách:
+ Nhân cách là tổ hợp của các thuộc tính tâm lý- những đặc điểm tâm lý tương
đối ổn định, tạo nên các nét nhân cách bền vững, tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi
+ Trong thực tế từng nét nhân cách có thể thay đổi, nhưng về tổng thể chúng vẫn
tạo thành một cấu trúc trọn vẹn và tương đối ổn định.
- Tính thống nhất của nhân cách: được thể hiện ở sự thống nhất giữa các đặc điểm
tâm lý cấu thành nhân cách, cũng như sự thống nhất giữa các cấp độ biểu hiện của nhân cách:
+ Nhân cách là một chỉnh hệ thống nhất giữa phẩm chất với năng lực, giữa đức
với tài của con người.
+ Nhân cách của cá nhân được thể hiện thống nhất ở cả ba cấp độ: cấp độ bên
trong cá nhân; cấp độ liên cá nhân; cấp độ siêu cá nhân.
- Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện:
+ Con người tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để hình thành
nhân cách, ở đó con người đã tự sáng tạo, tự xây dựng nên nhân cách của mình theo chuẩn mực xã hội.
+ Thông qua hoạt động con người tác động vào thế giới xung quanh để cải tạo xã
hội và cải tạo chính bản thân con người.
- Tính giao lưu của nhân cách: nhân cách chỉ có thể được hình thành, tồn tại và phát
triển thông qua hoạt động và mối quan hệ với nhân cách khác:
+ Cá nhân gia nhập cáp quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội để
tạo nên nhân cách của chính mình.
+ Cá nhân đóng góp những giá trị và năng lực của mình cho xã hội; được xã hội
đánh giá và ghi nhận Theo quan điểm xã hội, qua đó tạo nên giá trị xã hội của cá