-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết về Thuế tiêu thụ đặc biệt
Lý thuyết về Thuế tiêu thụ đặc biệt của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần Thuế . Mời bạn đón đón xem!
Thuế 16 tài liệu
Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Lý thuyết về Thuế tiêu thụ đặc biệt
Lý thuyết về Thuế tiêu thụ đặc biệt của trường đại học Tài chính - Marketing giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần Thuế . Mời bạn đón đón xem!
Môn: Thuế 16 tài liệu
Trường: Đại học Tài Chính - Marketing 678 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài Chính - Marketing
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT I. Khái niệm, vai trò 1. Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa,
dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
2. Đặc điểm và vai trò - Đặc điểm:
+ Đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hang hóa, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết. + Có mức thuế suất cao
+ Thuế TTĐB chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu, cung ứng dịch
vụ. Khi hàng hóa và dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế TTĐB. - Vai trò:
+ Thuế TTĐB đóng góp một phần thu nhập của người tiêu dung vào NSNN.
+ Điều tiết thu nhập của các đối tượng tiêu dung hàng hóa, dịch vụ thuộc
diện chịu thuế, đặc biệt là người tiêu dung có thu nhập cao.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
3. Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác. Giá tính thuế 1 lOMoARc PSD|36215725 Mức thuế suất Thu 1 lần
II. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế 1.
ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ TTĐB: HÀNG HÓA: 10 LOẠI 1) Thuốc lá điếu, xì gà 2) Rượu 3) Bia 4) Xe ô tô dưới 24 chỗ 5)
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm^3 6) Tàu bay, du thuyền 7) Xăng các loại 8)
Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 9) Bài lá 10) Vàng mã, hàng mã. DỊCH VỤ: 6 LOẠI 1) Kinh doanh vũ trường
2) Kinh doanh mát – xa (massage),ka – ra – ô – kê (karaoke)
3) Kinh doanh ca – si – nô (casino), trò chơi điện tử có thưởng 4) Kinh doanh đặt cược
5) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 6) Kinh doanh xổ số.
2. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ TTĐB:
Những hàng hóa kể trên sẽ không chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa do cơ sở sản xuất hay gia công, trực tiếp xuất khẩu ra nước
ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất. (
trừ ôtô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất) Hàng hóa
tạm nhập tái xuất khẩu, tạm xuất tái nhập.
Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh
xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế xuất khẩu đã ký kết với nước ngoài.
Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. 2 lOMoARc PSD|36215725
VD: Công ty cổ phần sản xuất rượu bia và nước giải khát Sài Gòn. Trong
tháng 08/202X, và xuất khẩu 100.000 thùng bia 333, giá FOB 15
USD/thùng. => Trong trường hợp này, 100.000 thùng bia 333 xuất khẩu
là hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Hàng hóa nhập khẩu
Hàng viên trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức xã hội.... theo mức quy định.
Quà biếu, quà tặng cho các cá nhân của Việt Nam theo mức quy định của pháp luật.
Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu.
Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm.
Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn
trừ ngoại giao theo quy định pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
Hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn
thuế theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa từ
nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan. Trường hợp khác:
Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng
hóa, hành khách, khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích: phun
thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng.
Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô
thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở
lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký
lưu hành và không tham gia giao thông.
Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế
của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa
xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
III. Đối tượng nộp thuế: 3 lOMoARc PSD|36215725
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ
trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.
IV. Căn cứ và phương pháp tính thuế TTĐB
Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất TTĐB
Số lượng: theo số lượng thực bán ra
Giá tính thuế TTĐB: là giá bán của HH, DV chưa có thuế TTĐB, chưa có
thuế BVMT và chưa có thuế GTGT 1. Giá tính thuế TTĐB
1.1Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu bán trong
nước (trừ xăng các loại).
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế BVMT (nếu có) /
1 + Thuế suất thuế TTĐB
-Bán phương thức trả góp, trả chậm:
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT của hàng
hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp. -
Đối với hàng hóa gia công: là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao
gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời
điểm chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB. -Cơ sở
sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa
hồng: giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế
GTGT do cơ sở sản xuất qui định không trừ hoa hồng đại lý. Lưu ý:
-Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản
xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế
TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
1.2Đối với dịch vụ kinh doanh trong nước
Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT (Doanh thu chưa thuế
GTGT) / ( 1+ thuế suất thuế TTĐB)
-Đối với hoạt động vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê: 4 lOMoARc PSD|36215725
Giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa thuế GTGT của các hoạt động trong vũ
trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.
-Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là
doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (doanh thu
còn lại chưa có thuế GTGT) 1.3 Đối với hàng hóa nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu (CIF) + Thuế nhập khẩu (nếu có)
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
2. Thuế suất thuế TTĐB
Thuế suất thuế TTĐB được quy định dưới hình thức tỷ lệ %, phân biệt cho từng
mặt hàng và loại dịch vụ.
a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 50
b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30 5 lOMoARc PSD|36215725
c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 15
Xăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp
5. (reformade component) và các chế phẩm khác dùng để pha 10 chế xăng.
6. Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90 000 BTU trở xuống 15 7. Bài lá 40 8. Vàng mã, Hàng mã 70 II Dịch vụ 1. Kin h doa nh vũ trườ ng, mát xa, ka- ra- ô-kê 30
Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót 2. 25 (jackpot) 3. Kin h doa nh giải trí có đặt cượ c 25 4. Kin h doa nh gôn 6 lOMoARc PSD|36215725 (gol f): bán thẻ hội viên , vé chơi gôn 10 5. Kin h doa nh xổ số 15
VD1: Giả sử cơ sở sản xuất Y sản xuất thuốc lá trong nước, giá bán của 1 gói
thuốc chưa có thuế GTGT là 21.300 đồng, thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là
65%. Thuế TTĐB phải nộp của 1 gói thuốc lá?
Giá tính thuế TTĐB của 1 gói thuốc lá = 21.300 – 0 (Thuế BVMT nếu có) / 1+ 65% = 12.909 (đồng/gói)
Thuế TTĐB phải nộp = 12.909 x 65% = 9.391 (đồng/gói) VD2
: Công ty X mua 20.000 lít rượu đế của Dòng Sông Xanh với giá
chưa thuế GTGT là 7.250 d/1l để sản xuất rượu thuốc. Rượu từ 20 độ trở
lên chịu thuế 65%. Tính thuế TTĐB phải nộp?
Giá tính thuế TTĐB= 7.250/(1+65%)=4.934
Thuế TTĐB= 20.000x 4.934x65%=64.142.000 V.
Khấu trừ, giảm, hoàn thuế 1. Khấu trừ thuế
(1)Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng
các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối
với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp
từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế 7 lOMoARc PSD|36215725
TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu sử
dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa = Số thuế TTĐB phải nộp của
hàng hóa chịu thuế TTĐB đã bán trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp của NL
mua vào tương ứng với số hàng bán trong kỳ
(2)Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu (trừ
xăng các loại) được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu NK khi xác
định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước, số thuế TTĐB được khấu
trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB bán
ra. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được
hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa NK ra nội địa = Số thuế TTĐB phải
nộp của hàng hóa NK chịu thuế TTĐB đã bán nội địa trong kỳ - Số thuế
TTĐB đã nộp của hàng hóa NK tương ứng với số hàng bán trong kỳ 2. Giảm thuế
Tại Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
- Đối tượng được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt: Người nộp thuế sản xuất
hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai,
tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
- Mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt: Mức giảm thuế được xác định trên cơ
sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá
30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài
sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). 3. Hoàn thuế
1) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, bao gồm: -
Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu
bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài; -
Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho
nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho
các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt 8 lOMoARc PSD|36215725
Nam hoặc các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế
theo quy định của pháp luật; -
Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng
tạm nhập, tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã
nộp tương ứng với số hàng thực tế tái xuất khẩu; -
Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước
ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài; -
Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc
để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật
và đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu
trong thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất.
2) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; (3)
Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; (4)
Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Lưu ý:
- Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt tại (1) và (2) chỉ thực hiện đối với hàng
hóa thực tế xuất khẩu;
- Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu
dung để sản xuát hàng hóa thực tế xuất khẩu.
VI. Kê khai và nộp thuế 1. Kê khai thuế
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: 9 lOMoARc PSD|36215725
+ Theo mẫu tờ khai 01/TTĐB, bảng kê HH, DV bán ra 01-1/TTĐB;
Bảng kê HH, DV mua vào chịu thuế TTĐB 01-2/TTĐB.
+ Thời gian: không quá ngày 20 của tháng sau.
+ Riêng cơ sở sản xuất HH lớn phải kê khai định kỳ 05 ngày hoặc 10 ngày một lần.
- Đối với cơ sở nhập khẩu hàng hóa:
+ Theo từng lần nhập khẩu 2. Nộp thuế
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: ngày cuối cùng của ngày nộp tờ khai
- Đối với cơ sở kê khai thuế theo định kỳ 05 ngày hoặc 10 ngày một
lần phải nộp thuế TTĐB ngay sau khi kê khai.
- Cơ sở nhập khẩu hàng hóa: theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai
nộp thuế nhập khẩu. Thời hạn nộp thuế TTĐB theo thời hạn thông
báo và nộp thuế nhập khẩu.
VII. Xử lý vi phạm về thuế
Theo điều 103 luật quản lý thuế 2006 hành vi vi phạm pháp luật về thuế
của người nộp thuế:
1. Vi phạm các thủ tục thuế.
2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
4. Trốn thuế, gian lận thuế.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hình thức xử
phạt chính với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau: a) Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm
trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo theo quy định tại Nghị định này. b) Phạt tiền
Vi phạm hành chính về hóa đơn: Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối
với tổ chức và Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực
hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Vi phạm hành chính về thủ tục thuế: Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng
đối với người nộp thuế là tổ chức và Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng
đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.”
VIII. Khiếu nại, khởi kiện về thuế 10 lOMoARc PSD|36215725
Căn cứ theo Điều 147 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm
quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý
thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp
thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11