-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Môi trường và lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu về môi trường và lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú. Nội dung bao gồm thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và hậu quả, cũng như các chiến lược và giải pháp bảo vệ môi trường.
Môi trường và lợi thế cạnh tranh 6 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Môi trường và lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu về môi trường và lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú. Nội dung bao gồm thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và hậu quả, cũng như các chiến lược và giải pháp bảo vệ môi trường.
Môn: Môi trường và lợi thế cạnh tranh 6 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------- --------------- Đề tài
MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH PHÚ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Hải Vân
Bộ môn: Môi trường và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Hà Nội 2023 1 Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................4
2. Mục tiêu đề tài hướng đến ........................................................................................................4
3. Đối tượng tìm hiểu ......................................................................................................................4
PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH PHÚ .......................... 4
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường...............................................................................................4
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ..................................................................................5
3. Hậu quả ........................................................................................................................................6
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH .................................................................... 9
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú ......................9
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú ..........9
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú .................. 11
3.2 Tình hình sản xuất tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú ....................... 11
3.3 Chiến lược bảo vệ môi trường của công ty Minh Phú ................................................. 12
3.3.1. Xử lý chất ô nhiễm ........................................................................................................ 12
3.3.2. Thực hành quy trình...................................................................................................... 14
3.3.3. Giám sát, quan trắc môi trường ................................................................................. 14
3.3.4. Nâng cao ý thức người dân ........................................................................................ 14
3.3.5. Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..................................................... 14
3.3.6. Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùng ven biển .................... 15
3.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần
tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú ..................................................................................... 15
3.4.1. Vai trò quan trọng của môi trường đối với tập đoàn chế biến Thủy sản Minh
Phú .......................................................................................................................... 15
3.4.2. Lợi thế và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú
. .................................................................................................................................................... 16
PHẦN IV: KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 19 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tôm chết do ô nhiễm nguồn nước .................................................................................. 6
Hình 2: Chất thải thủy sản đối với môi trường ............................................................................ 7
Hình 3: Chất thải dư thừa của ao nuôi ......................................................................................... 8
Hình 4: Hải sản tươi sống .............................................................................................................. 11
Hình 5: Mô hình quản trị tập đoàn ............................................................................................... 12
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá trị hợp nhất xuất khẩu của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm ............ 17
Bảng 2: Doanh thu hợp nhất của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm ....................... 17
Bảng 3: Lợi nhuận trước thuế của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm ..................... 18 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tìm hiểu về tầm quan trọng và những giá trị cốt lõi của môi trường cũng như lợi thế
cạnh tranh của Tập đoàn chế biến Thủy sản Minh Phú
2. Mục tiêu đề tài hướng đến
Nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và lợi thế cũng như thực trạng của Tập đoàn
doanh nghiệp chế biến Thủy Sản Minh Phú, qua đó đưa ra những chiến lược, nhưng
giải pháp bảo vệ và khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường còn tồn đọng tại danh nghiệp
3. Đối tượng tìm hiểu
Công ty Cổ phần Tập đoàn chế biến Thủy Sản Minh Phú
PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH PHÚ
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường
Nuôi trồng và chế biến thủy sản của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú khi đi vào hoạt động
thường phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi
trường. Tiêu biểu có bùn thải từ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh và các
nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh… thải ra
trong quá trình vệ sinh, nạo vét ao nuôi, tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh
hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp
là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để. Một
lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thụ vào cơ thể để tạo
sinh khối mà bị thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức ăn dư thừa, phân
và chất thải, là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường
Bên cạnh đó, việc chế biến thủy sản Tập đoàn Minh Phú có nguy cơ gây ra ô nhiễm
cao, nhất là mùi trong nước thải. Khi tải lượng nguồn thải ra ngoài môi trường quá lớn
sẽ dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề tác động đến môi trường. So với những loại nước
thải khác, nước thải chế biến thủy sản chủ yếu chứa hàm lượng nito lớn. Ở nồng độ
cao nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật dưới nước và tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản. 4
Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường cũng có những sự khác nhau
đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như quy mô sản xuất sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công
nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ
và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những bất cập trong các
lĩnh vực phụ trợ khác của Minh Phú, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu và
chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều chất
thải nguy hại khác. Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như đầu
tôm, vỏ tôm...những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy. Các chất thải này có khả
năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung quanh.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
• Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình
sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm
không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.
• Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ
tôm, đầu tôm, chân tôm và nội tạng...
• Chất thải lỏng từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện
nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ 10-
30 lần, COD từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần. Bên cạnh đó còn có một
lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.
• Khí thải và mùi trong chế biến bao gồm các loại như khí SO2, CO2, NO2, NH3,
H2S... phát thải từ các CSCB hàng khô và bột cá. Một phần khí thải khác là môi
chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy. 5 3. Hậu quả
Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó chính là vấn đề ô
nhiễm môi trường do công ty Minh Phú gây ra. Sự phát triển mạnh mẽ trong nuôi trồng
thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động động môi trường với quy mô ngày
càng lớn và hết sức đa dạng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy
sản ở ĐBSCL đang là vấn đề cần được tập trung giải quyết, xử lý triệt để thì mới có thể
đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.
Hình 1: Tôm chết do ô nhiễm nguồn nước
Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy
sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trườyng. ĐBSCL là vùng tập trung nhiều các
loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động . Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh
rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm
ẩn bị tác động bởi quá trình oxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt
làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.
Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất
lượng nước trong các ao nuôi thủy sản ở công ty Minh Phú gồm cá nước ngọt, nuôi 6
tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô
nhiễm hữu cơ, có sự xuất hiện các thành phần độc hại đã cho thấy nguồn nước thải
này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch.
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản của công ty Minh Phú là bùn thải chứa phân của các
loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư
của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất
Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn... là sản
phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng
đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo
vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm
canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao .
Hình 2: Chất thải thủy sản đối với môi trường 7
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp
cho ao nuôi của công ty Minh Phú được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải
ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với
các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22%
là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây
nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi
trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi
cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù
sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Hình 3: Chất thải dư thừa của ao nuôi
Hậu quả với tác động môi trường do chất thải trong sản xuất chế biến công nghiệp,
nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị... cũng góp phần tác động đến chất
lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế của công ty Minh Phú và môi trường sinh thái.
Môi trường nước sạch và vệ sinh chưa đảm bảo, chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm
còn hạn chế... đã tác động đến trực tiếp sức khỏe của người dân vùng ĐBSCL. Ở 8
nhiều địa phương, người dân phải đang đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt
xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh
dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình sản xuất canh
tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản của công ty Minh Phú.
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp
cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú, thành lập năm 1992. Sau 30 năm xây dựng và
phát triển, Minh Phú đã trở thành tập đoàn thủy sản vững mạnh, có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất trong tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Là doanh
nghiệp thuỷ sản hàng đầu Việt Nam, sản phẩm của Tập đoàn Minh Phú hiện đang có
mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm.
Hiện nay, Tập đoàn đang tập trung hướng đến hình thành hệ sinh thái tôm bền vững,
không ngừng kết hợp kinh nghiệm, sáng tạo và trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi giá trị đầu cuối.
Đến nay, Minh Phú đang sở hữu hơn 10 công ty thành viên với các trang thiết bị hiện
đại, công suất chế biến mỗi ngày hơn 300 tấn tôm nguyên liệu. Tập đoàn không chỉ xây
dựng mạng lưới tiêu thụ trên khắp cả nước mà còn mở rộng ra các thị trường lớn trên
thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, EU, Úc… với các sản phẩm đa dạng về quy cách,
mẫu mã, gắn liền với 3 dòng sản phẩm chính: sản phẩm tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng.
*Giai đoạn mới thành lập
Ngày 14/12/1992: Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với
vốn điều lệ là 120 triệu đồng. Đơn vị có nhiệm vụ chuyên chế biến các loại thủy sản
như tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh. 9
Ngày 01/07/1998: đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú, vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng.
*Giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 05/2006
Tháng 12/2002: giải thể Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú giải thể và thành lập
Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Phú-TNHH.
Ngày 21/10/2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng, bổ sung chức năng kinh
doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Ngày 31/05/2006: Công ty tăng vốn điều lệ từ 180 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, đồng thời
chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần.
*Giai đoạn từ tháng 05 năm 2006 đến nay
Ngày 27/12/2006: Công ty Cổ phần Thủy Sản Minh Phú chính thức niêm yết trên Sở
Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 20/12/2007: Công ty chuyển sang niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 16/10/2017: Doanh nghiệp có ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá
tham chiếu là 79,000 đ/CP.
Ngày 08/11/2018: Minh Phú tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng.
Ngày 11/06/2019: Vốn điều lệ của công ty tăng lên 2.000 tỷ đồng.
Sau 30 năm phát triển, Công ty đã trở thành đơn vị có kim ngạch xuất khẩu thủy sản
lớn nhất cả nước. Minh Phú không chỉ xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên khắp cả nước
mà còn mở rộng ra hơn 50 nước trên trên thế giới và sở hữu hơn 10 công ty thành
viên (gồm 04 nhà máy chế biến tôm và 08 công ty trực thuộc tập đoàn và các công ty
liên doanh liên kết khác).
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Tập đoàn Minh Phú tổng cộng có 10 công ty thành vien, bao gồm 4 nhà máy chế biến
tôm và 8 công ty trực thuộc tập đoàn. 10
Hình 4: Mô hình quản trị tập đoàn
3.2 Tình hình sản xuất tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Tìm hiểu được biết, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, hay còn được gọi với
cái tên là “vua tôm" Minh Phú, được thành lập năm 1992 dưới hình thức doanh nghiệp
tư nhân chuyên thu mua, chế biến thuỷ sản để cung cấp cho các đơn vị xuất khẩu trong nước.
Sản phẩm kinh doanh chính của Thủy sản Minh Phú bao gồm sản phẩm tươi sống (tôm
sú, tôm thẻ chân trắng), sản phẩm hấp và sản phẩm giá trị gia tăng. Các thị trường xuất
khẩu chủ lực là Nhật Bản, Úc New Zealand, Hoa Kỳ, EU, Canada. 11
Hình 4: Hải sản tươi sống
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Thủy sản Minh Phú đạt
10.973 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm đầu năm.
Cuối quý III/2023, tổng dư nợ vay của Thủy sản Minh Phú tăng 10% lên 4.292 tỷ đồng,
Với kết quả kinh doanh thua lỗ thời gian qua, Thủy sản Minh Phú ghi nhận lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 30/9/2023 giảm 15% so với đầu năm, về gần 928 tỷ đồng…
3.3 Chiến lược bảo vệ môi trường của công ty Minh Phú
3.3.1. Xử lý chất ô nhiễm
Một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn tôm, cá không được hấp thụ
vào cơ thể để tạo sinh khối mà bị thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức
ăn dư thừa, phân và chất thải, là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường. Hệ thống
xử lý: Cần đầu tư hệ thống xử lý nước thải ao nuôi trước khi xả ra môi trường. Diện tích
ao xử lý nước thải tối thiểu bằng 30% diện tích ao nuôi. Bùn thải trong nuôi thủy sản
phải có khu chứa riêng trong cơ sở nuôi, hay có phương án xử lý phù hợp như: Bồi đắp
nền nhà, tôn cao bờ đê, san lấp mặt bằng... Tránh tình trạng bơm bùn thải trực tiếp ra
các kênh rạch, dẫn đến tình trạng ô nhiễm hữu cơ, để lại dư lượng hóa chất trong đất,
nước và gây ra tình trạng bồi lắng các kênh rạch trong vùng nuôi. Dùng chế phẩm sinh
học: Vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình luân chuyển vật chất như phần hủy các chất hữu cơ, chuyển đối các hợp chất vô
cơ từ dạng này sang dạng khác. Do đó, cần đưa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, xạ
khuẩn, nấm men vào trong ao nuôi giúp phân giải lượng lớn thức ăn dư thừa cũng như
các chất thải trong quá trình nuôi. Trên thực tế, có rất nhiều chế phẩm sinh học đã và
đang được sử dụng hiệu quả trong nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam. Nuôi trồng kết hợp:
Sử dụng một số động vật thân mềm hai mảnh vỏ, rong biển, một số loài cá có khả năng
hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi tôm thâm canh. Cụ thể, Châu 12
Minh Khôi và cộng sự (2012) đã nghiên cứu khả năng xử lý các chất thải dinh dưỡng
dư thừa trong nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằng cây lục bình (Eichhorina
crassipes) và cỏ Vetiver (Vetiver zizanidides). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lục bình và
cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ các chất thải dinh dưỡng dư thừa và làm giảm 85 –
88% N và 99 – 100% P hữu cơ trong nước thải của ao nuôi cá tra sau 4 tuần. Tiếp đó,
Nguyễn Văn Trai (2013) đã nghiên cứu thử nghiệm dùng vọp (Geloina coaxans) và hàu
(Crassostrea sp.) để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thêm canh ở huyện Cần Giờ,
TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, với các bể xử lý bằng vọp (kích cô 37 + 6,6g mật độ
60 con/m3, cấp nước thải từ các ao nuôi tôm, sục khi liên tục rất hiệu quả trong việc
hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa, thể hiện qua việc giảm hàm lượng các thông số
COD (92,7%), TSS (81,8%), TN (82,4%) và TP (89%) trong mẫu nước sau khi xử lý.
Sử dụng bùn ao làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp: công ty Minh Phú ở
vùng ĐBSCL đã và đang sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm cạnh để bơm cho các
khu cây trắng như ruộng lúa, vườn cây, làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng năng
suất và lợi nhuận thu được từ các vườn cây, ruộng lúa. Hình thức này càng được nhiều
người dân ủng hộ, áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, cần có quy hoạch tổng thể lại vùng
nuôi cá tra và vùng đất nông nghiệp, hệ thống thủy lại cũng như xem xét các cây trồng,
mùa vụ hợp lý để thúc đẩy mô hình này phát triển.
3.3.2. Thực hành quy trình
Trong công tác quản lý môi trường công ty Minh Phú cần kiểm tra, giảm sát định
kỳ đối với các tổ chức, cá nhân; thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cam
kết thực hiện đúng theo quy định. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản
thương phẩm áp dụng thực hành hình thức nuôi tốt, nuôi có nhiệm (GAP VietGAP,
GlobalGAP, BAP), Biofloc, nuôi an toàn sinh học không sử dụng hóa chất, kháng sinh...
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nuôi xung quanh.
3.3.3. Giám sát, quan trắc môi trường
Việc giám sát, quan trắc môi trường vùng nuôi cũng góp phần không nhỏ nhằm
kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm theo dõi,
giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; thu thập, ghi chép đầy dù các số
liệu, thông tin có liên quan và kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về môi trường có yêu 13
cầu. Cùng đó, áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa, khắc phục theo hướng dẫn
của cơ quan quản lý yêu cầu.
3.3.4. Nâng cao ý thức người dân
Chấp hành nghiêm luật môi trường là giải pháp lâu dài và bền vững cho môi
trường nói chung và môi trường nuôi trong thủy sản nói riêng của công ty Minh Phú.
Người nuôi hạn chế lạm dụng thuốc và hóa chất trong kiểm soát bệnh tôm, xử lý nước,
xử lý đáy ao. Giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên toàn
quốc. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của hộ nuôi, chủ cơ sở nuôi về bao vệ môi trường
thông qua tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ
lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường
3.3.5. Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Cần tập trung quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, phát triển các mô hình
nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô hình công nghệ
xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, xử lý khử
trùng nước thải trước lúc thải ra,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Tập trung xử lý
chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông
rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.
3.3.6. Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùng ven biển
Công ty Minh Phú cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :
- Khi đào đắp phát triển các vuông tôm cá mới ở các vùng đất phèn hoặc khi
nạo vét bùn thải vuông, vệ sinh ao nuôi cần bố trí hồ thu hồi bùn, xử lý nước thải thủy
sản và khử phèn nước thải trước lúc thải ra sông rạch bằng các giải pháp ủ khử trùng,
trung hòa bằng vôi, hóa chất,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đặt ra.
- Nước thải nuôi trồng thủy sản ở các mô hình nuôi công nghiệp, nuôi thâm
canh, nuôi mật độ phải được bố trí diện tích hồ chứa để xử lý triệt để nguồn bệnh có
thể lan truyền ra môi trường xung quanh.
- Nước cấp vào cần được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt vùng
nuôi tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các hành vi 14
thải chất thải, nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi trường nước
sông, rạch làm tổn thất cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
3.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và lợi thế cạnh tranh của công ty cổ
phần tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú
3.4.1. Vai trò quan trọng của môi trường đối với tập đoàn chế biến Thủy sản Minh Phú
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người. Nó cung cấp nguồn tài nguyên quan trọng như không khí trong lành,
nước sạch và nguồn đất phù hợp cho sản xuất. Các vấn đề môi trường như biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Việc bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc
bảo vệ cuộc sống và sự phát triển của chúng ta
Vì vậy, thời gian tới, Minh Phú sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái bền vững, hướng tới
chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm và đầu cuối. Đồng thời nhân rộng, phát triển các mô
hình, công nghệ nuôi tôm mới, nuôi trong rừng nhằm cung cấp cho thị trường những
sản phẩm tốt nhất, mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và những trải nghiệm
tuyệt vời nhất trong mỗi bữa ăn.
Hiện tại, tập đoàn Minh Phú đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong chuỗi dự án
kể trên. Không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường mà Minh Phú còn hướng đến các giá
trị lịch sử văn hóa và mục tiêu phát triển bền vững. Tập đoàn đã đạt được nhiều chứng
nhận xanh xanh như: EU ORGANIC, CANADA ORGANIC, SELVA SHRIMP, …
3.4.2. Lợi thế và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú- với vị thế là nhà sản xuất và chế biến biến tôm hàng đầu
thế giới, hơn ai hết, hiểu rằng để ngành tôm phát triển bền vững thì khâu nuôi trồng và
sản xuất phải được đảm bảo, làm thế nào để người nuôi đạt hiệu quả cao, giá thành
thấp và đồng thời vẫn phải đảm bảo vệ sinh môi trường và tuyệt đối không sử dụng các
sản phẩm thuốc kháng sinh, hóa chất. Để quản lý tốt điều này, không còn cách nào
khác là phải tìm đối tác chiến lược đồng tâm và cùng tầm với mình.
Là đơn vị luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ- kỹ thuật vào quy trình sản
xuất, Tập đoàn Minh Phú quyết định ký kết với công ty TNHH Enzym là đối tác độc 15
quyền của tập đoàn Bio-wish Technologies tại Việt Nam để xây dựng hệ thống phân
phối các sản phẩm tới vùng nuôi tôm của tập đoàn nhằm mục đích tạo ra những sản
phẩm tốt nhất, an toàn nhất, giá thành thấp nhất cho người tiêu dùng trong nước và
trên toàn thế giới. Các vấn đề tạo dựng chưa dừng lại ở đó Minh Phú còn mang đến
khách những điều tuyệt vời hơn thế.
Đồng thời, để tập đoàn phát triển bền vững Minh Phú còn chú trọng đến việc triển khai
đầu tư khu nhà ở xã hội, nhằm chăm lo nhà ở, đời sống và phúc lợi cho công nhân
viên. Các nhà máy đi vào hoạt động không chỉ góp phần khẳng định vị thế của Minh
Phú mà còn đóng góp tích cực vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của
tỉnh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động, tăng thu ngân sách nhà nước, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương
Trong 30 năm phát triển, điều làm nên sự khác biệt của Minh Phú là sản xuất sản phẩm
không chỉ dựa trên tiêu dùng thông thường mà còn hướng đến các mục tiêu phát triển
bền vững. Đây là lí do để Minh Phú có thể mở ra cuộc đấu quyết định vị trí số 1 trong
ngành thủy sản với đối thủ cùng ngành là tập đoàn chế biến thủy sản Hùng Vương
Trong 8 tháng đầu năm nay, Minh Phú đứng đầu với 315 triệu USD, công ty con Minh
Phú Hậu Giang đứng ở vị trí thứ 3 với 148 triệu USD. 16
Bảng 1: Giá trị hợp nhất xuất khẩu của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm
Giá trị xuất khẩu của Minh Phú tăng đều qua các năm trong khu Hùng Vương đi ngang trong 2 năm gần đây.
Bảng 2: Doanh thu hợp nhất của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm
Mặc dù giá trị xuất khẩu của Minh Phú vượt trội so với Hùng Vương nhưng doanh thu
của 2 doanh nghiệp này luôn ở mức tương đương. Hầu hết doanh thu của Minh Phú
đến từ xuất khẩu, trong khi đó, bên cạnh xuất khẩu, Hùng Vương còn có nguồn thu lớn
từ kinh doanh thức ăn thủy sản. 17
Bảng 3: Lợi nhuận trước thuế của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm
Trong 2 năm 2021-2022, lợi nhuận của Minh Phú có phần vượt trội so với Hùng Vương
Như vậy, tại Minh Phú, các sản phẩm không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất mà
kèm với đó là những giá trị cộng hưởng lớn, đưa Việt Nam là nhà cung cấp tôm chất
lượng hàng đầu, tạo nên sự khác biệt khó có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Sau 30 năm hoạt động và phát triển Công ty cổ phần Tập đoàn chế biển thủy sản Minh
Phú chiếm doanh thu lớn, đứng vị trí số một, dẫn đầu ngành chế biến thủy sản trên cả nước 18
Tập đoàn đã nhìn nhận được những vấn đề ô nhiễm môi trường trong ngành và kịp
thời đưa ra những giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, Minh Phú đã có những chiến
lược cạnh tranh với những đối thủ khác trong ngành Tài liệu tham khảo:
https://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/hung-vuong-vs-minh-phu-cuoc-dau-quyet-
dinh-vi-tri-so-1-nganh-thuy-san-20141107152430303.chn
https://thuysanvietnam.com.vn/tap-doan-minh-phu-thuong-hieu-dang-cap/
BẢNG TỰ CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN Họ tên MSV Điểm Chữ ký Đặ ng Thị Phương Anh 652573 19 Trần Vân Anh 651819 Vũ Thị Minh Anh 652794 Nguyễn Tiến Anh 651914 Dương Thị Chi 651416 Nguyễn Kim Chi 651561 20