Nêu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? Liên hệ bản thân | Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra sẽ tạo ra những thuận lợi mới cũng như những thách thức mới. Những cơ hội việc làm mới, ngành nghề mới đòi hỏi những hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, điều này gây ra thách thức về học vấn cũng như kinh nghiệm, kĩ thuật cho đội ngũ lao động, nhưng đó cũng là sự thúc đẩy để nâng cao chất lượng nhân lực của nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA: KHOA HỌC CƠ BẢN BÀI TẬP LỚN
Đề số 55: Nêu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân
lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? Liên hệ bản thân.
Họ và tên: Lê Vĩnh Hưng MSSV: 21011494 STT: 35
Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền
Lớp: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN-1-1-22(N27) Năm học: 2022-2023 MỤC LỤC lOMoARcPSD|47231818
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
NỘI DUNG ............................................................................................................ 2
I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ..................................................... 2
1. Cách mạng công nghiệp ............................................................................... 2
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................................................... 3
II. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam .................................................. 4
1. Đặc điểm cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................... 4
2. Tính tất yếu khách quan ................................................................................ 4
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam .................................................... 5
III. Liên hệ bản thân .......................................................................................... 6
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 7 MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của
đất nước lên một trình độ mới. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công
nghiệp hóa có nội dung, bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam khi chính
thức bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này
được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình
kinh tế, kĩ thuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm
chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu
lên trình độ công nghiệp tiên tiến, hiện đại và văn minh. Trên cơ sở tổng kết 1 lOMoARcPSD|47231818
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến
nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ
chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng
của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhận thấy sự cấp thiết
và thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài “Quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” nhằm trang bị cho bản thân những kiến
thức, hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước. NỘI DUNG I.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 1. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và
công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn
bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao
động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong
kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng
công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đưa ra giải pháp về động cơ hơi nước, trở
thành bước đầu cho việc cơ khí hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai đã đưa năng lượng điện vào sản xuất, giải quyết các vấn đề về sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng công nghệ thông tin và máy
tính để tự động hóa sản xuất. Và ngày nay, chúng ta đang từng bước liên kết
giữa thế giới thực và ảo nhằm tăng sự hiệu quả, chính xác trong các quy trình sản xuất. 2 lOMoARcPSD|47231818
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra sẽ tạo ra những thuận lợi mới
cũng như những thách thức mới. Những cơ hội việc làm mới, ngành nghề mới
đòi hỏi những hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, điều này gây ra thách thức
về học vấn cũng như kinh nghiệm, kĩ thuật cho đội ngũ lao động, nhưng đó
cũng là sự thúc đẩy để nâng cao chất lượng nhân lực của nước ta. 2.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay, trong lịch sử diễn ra nhiều loại công
nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hóa này xét về mặt lực lượng sản xuất,
khoa học và công nghệ là giống nhau. Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích,
phương thức tiến hành và về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công
nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác
nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hóa là quá
trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại
về công nghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta
nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với
công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, đựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ra phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hóa 3 lOMoARcPSD|47231818
trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công
nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh
vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện
đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá,
tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công
nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. II.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.
Đặc điểm cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất
nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau: -
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. -
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. -
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. -
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế
và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tính tất yếu khách quan
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm:
Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ
biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua
dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau. Công nghiệp hóa là 4 lOMoARcPSD|47231818
quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo
sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Mỗi
phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.
Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước
tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở
vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó
từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội. Thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm
khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài
nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. 3.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước hết, gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, gắn việc phát triển nguồn nhân lực với quá
trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá
trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Thứ ba, nâng cao chất lượng sử dụng đội
ngũ cán bộ khoa học, công nghệ. Thứ tư, để có nguồn nhân lực tốt trước hết
phải có chiến lược phát triển con người.”
Đó là những điều ta có thể đúc kết được qua các kì đại hội từ Đại hội VII
đến nay. Qua mỗi kì, Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực làm rõ vấn đề và đưa ra
những chủ trương, định hướng mang tính thực tiễn, hiệu quả, lâu dài nhất có
thể để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc. 5 lOMoARcPSD|47231818
Mặc dù đã được đặc biệt quan tâm và đạt nhiều thành tựu to lớn nhưng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặt
ra cấp thiết. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn
nhân lực Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước, đặc biệt là thiếu lao động có
trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nhân lực của Việt
Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của
WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan
là 4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. III. Liên hệ bản thân
Là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, em chưa thể có những hành động
trực tiếp góp phần vào phát triển đất nước cũng như làm theo vào những
đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhưng với tư cách là thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên khoa Công nghệ thông tin nói riêng, em tin bản thân và các
bạn cùng trang lứa sẽ đưa tỷ lệ lao động trình độ cao trong nước lên cao đáng
kể trong tương lai gần. Để có thể làm được điều đó, việc siêng năng học tập
trong thời điểm hiện tại là điều không thể thiếu. 6 lOMoARcPSD|47231818 KẾT LUẬN
Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối liên
minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố;
đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, thành tựu thu được ngày càng
to lớn và được khẳng định. Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
hội nhập quốc tế được Đảng thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự
đồng thuận rộng lớn của toàn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân
lực của đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.
Nước ta đang vừa phải giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, môi
trường trong những giai đoạn tăng trưởng trước, đồng thời phải nhanh chóng
tận dụng những cơ hội mới trong giai đoạn hiện nay khi cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang lan rộng trên quy mô toàn cầu. Đối diện với những khó
khăn đó, Đảng và Nhà nước đã và đang đưa ra những đường lối đúng đắn nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Leenin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị) – Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa – ThS. Trần Thị Kiều Nga
- Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa – PGS. TS. Đoàn Thế Hanh
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư - thực trạng và giải pháp phát triển – Nguyễn Anh Thư
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII – Đảng Cộng sản Việt Nam 7 lOMoARcPSD|47231818
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII – Đảng Cộng sản Việt Nam
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Đảng Cộng sản Việt Nam
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – Đảng Cộng sản Việt Nam
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI – Đảng Cộng sản Việt Nam 8