-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nêu ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn kết thúc học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Phenikaa
Từ “ văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVHVN) 5 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Nêu ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn kết thúc học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Phenikaa
Từ “ văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVHVN) 5 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU II. NỘI DUNG
1.Định nghĩa văn hóa
2.Phân biệt “văn hóa” với các khái niệm khác
2.1. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa 2.1.1. Tính giá trị 2.1.2. Tính hệ thống 2.1.3. Tính nhân sinh 2.1.4. Tính lịch sử
3.Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
3.1. Văn hoá bản địa Việt Nam cơ tầng văn hoá Đông Nam Á.
3.2. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa. 3.2.1. Tôn giáo 3.2.2.
Kiến trúc, hội họa, điêu khắc 3.2.3.
Chữ viết và văn học
3.3. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ
3.4. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây
3.5. Văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. III. TỔNG KẾT I. LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa Việt Nam như đang tồn tại là nền văn hóa của một quốc gia
đa tộc người. Hiện nay Việt Nam gồm có tất cả 54 tộc người, trong đó
tộc người Việt/ Kinh là tộc người chủ thể. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam
được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân
tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là
một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa
dạng. Tiếp cận văn hóa Việt Nam cần phải hiểu và phản ánh được tính
thống nhất trong sự đa dạng ấy.
Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển
lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa
thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn
hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hằng số và bản sắc văn hóa
luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây
dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. II. NỘI DUNG
1.Định nghĩa văn hóa
Từ “ văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa
được dùng theo nhiều nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ
văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ
trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... Trong khi
theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh
vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính
với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.
Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có
hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước
hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những
nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật)
ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa
phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá
trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc
tính xã hội...), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp
lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau:
“VĂN HOÁ” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
2.Phân biệt “văn hóa” với các khái niệm khác
Văn hóa Văn Văn Văn vật minh hiến
Khái Là hệ Là trình Là truyền Là truyền niệm thống độ phát thống thống
các giá triển đạt văn hóa văn hóa trị vật đến một lâu
đời tốt đẹp, chất và mức độ và tốt biểu hiện giá trị
nhất định đẹp ở có tinh thần của xã nhiều mà con hội loài nhân tài
2.1. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
2.1.1. Tính hệ thống: đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với
tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữaa
các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện
các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của
nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực
thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức
năng tổ chức xã hội. chính văn hóa làm tăng độ ổn định của
xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng
phó với tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã
hội – có lẽ chính vì vật mà người Việt Nam dùng từ chỉ loại
“nền” để xác định khái niệm văn hóa.
II.1.2. Tính giá trị: Văn hóa theo nghĩa đen là “ trở thành đẹp, có giá
trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là
thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. các giá
trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất
và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử
dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể
phân biệt giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt
các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện
chứng và khách quan trong việc tính giá trị của sự vật, hiện
tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận
sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
II.1.3. Tính nhân sinh: Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá
như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân
tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con
người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc
luyện quặng, đẽo gỗ...) hoặc tinh thần (như việc đặt tên,
truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên...). Như vậy,
văn hóa học không đồng nhất với đất nước học. Nhiệm vụ
của đất nước học là giới thiệu thiên nhiên - đất nước - con
người. Đối tượng của nó bao gồm cả các giá trị tự nhiên, và
không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt này thì nó
rộng hơn văn hoá học. Mặt khác, đất nước học chủ yếu
quan tâm đến các vấn đề đương đại, về mặt này thì nó hẹp
hơn văn hóa học. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở
thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực
hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với
nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
II.1.4. Tính lịch sử: Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm
của một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ với văn
minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của
từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một
chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự
điều chỉnh, tiếnhành phân loại vàphân bố lại các giá trị. Tính
lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền
thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những
kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành
những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…
3.Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
3.1. Văn hoá bản địa Việt Nam cơ tầng văn hoá Đông Nam Á.
Xét về xa xưa của nguồn văn hóa Việt Nam trong các thời kì tiền
sử và sơ sử, có thể thấy rằng văn hóa Việt Nam bắt rễ sâu vào
cơ tầng văn hóa chung của vùng Đông Nam Á nguyên thủy. Vì
vậy mà có sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam với các nên
văn hóa Đông Nam Á khác vốn cũng bắt rễ vào cơ tầng của văn hóa chung ấy.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố văn
hóa nào gắn chặt với cơ tầng văn hóa của Đông Nam Á nguyên
thủy thường là vững chắc và trường tồn, và các yếu tố ấy góp
phần không nhỏ vào việc tạo nên cốt cách và bản sắc của dân
tộc Việt Nam. Các yếu tố ấy có thể dễ dàng tìm thấy trong đời
sống của dân chúng, trong văn hóa dân gian và cho đến ngày nay vẫn còn sống động.
3.2. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa.
Nền văn minh phương Đông vốn có những nét rực rỡ riêng
tạo ra sự khác biệt của nó tuy nhiên lại không kém phần sức mạnh
và sự ảnh hưởng, tiêu biểu của văn minh phương Đông phải kể
đến văn minh của Trung Hoa. Thành tựu của nền văn minh này có
nhiều những ý nghĩa to lớn, có đóng góp to lớn vào thành tựu văn
minh của loài người. Văn minh Trung Hoa có sự ảnh hưởng mạnh
mẽ ra các vùng lân cận, trong đó có Việt Nam.
Từ thời các triều đại các vua Hùng cho đến thời kì nghìn năm Bắc
thuộc, nước Đại Việt bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh văn hóa
Trung Hoa. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không phải là sự tiêu cực
mà nó là cơ hội để làm cho văn hóa của dân tộc ta càng sâu sắc theo một cách riêng 3.2.1. Tôn giáo
Những ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo Trung Hoa có rất nhiều
những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo, các hệ thống tư tưởng
của Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lí… ảnh hưởng sâu
sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng
trong các hoạt động nghiên cứu, quản lí nhà nước…
3.2.2.Kiến trúc, hội họa, điêu khắc
Những ảnh hưởng về kiến trúc, hội họa, điêu khắc; Trung Hoa vốn
có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lí Trường
Thành, các lăng tẩm vua chúa…. Hội họa Trung Hoa có lịch sử
50006000 năm với các loại hình: bạch họa, bản họa, bích họa.Đặc
biệt là nghệ thuật vẽ tranh thủy mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các
nước ở Châu Á. Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu
riêng đó là Tranh Đông Hồ, hàng Trống… mang những nét khác.
3.2.3.Chữ viết và văn học
Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân phương Bắc áp đặt
đồng hóa nhưng bất thành.Chữ viết trở nên quan trọng đối với
dân tộc, tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thì không hoàn toàn dùng
chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở Hán nhưng có sự thay đổi.
Văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng sớm đã du nhập vào Việt Nam
với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ. Cơ sở của văn học
nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó tư tưởng
Nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
3.3. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp
biến với văn hoá Ấn Độ
Ấn Độ là trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương
Đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông
Nam Á và trên nhiều bình diện và có ảnh hưởng sâu đậm đến
văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức khác.
Giao lưu vầ tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường
hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với
mục đích thương mại, truyền bá, văn hóa, tôn giáo.
Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là Phật Giáo
trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam,
tôn giáo đã tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa của dân tộc và
đã sống chung với chúng. Từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự
nhiên, đến tín ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa, người
Việt đã thâu thái những ý nghĩa của Đạo Phật dân gian nhờ Tứ
Pháp hết sức đặc sắc..
3.4. Văn hoá bản địa Việt Nam tiếp xúc, giao lưu và tiếp
biến với văn hoá phương Tây
Văn hoá bản địa Việt Nam khi này diễn ra với 2 xu
hướng: xu hướng Âu hoá và xu hướng chống Âu hoá. Mức độ
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với các nước, bao gồm
cả Việt Nam là rất khác nhau; nó không chỉ là thách thức mà còn
là cơ hội cho sự phát triển văn hóa nói riêng và xã hội nói chung.
Thông qua hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ và các quá
trình sản xuất kinh doanh, quản lý các nước phương Tây đã dùng
mọi hình thức hấp dẫn để đưa văn hóa của mình vào các nước
đang và chậm phát triển. đồng thời thông qua văn hóa để truyền bá văn hóa phương Tây.
3.5. Văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó gọi là “văn hóa”. Người đã khẳng định: “Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý
đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.”
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương
hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy bản sắc và bản lĩnh
văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát
trình không ngừng, đạt đến trình độ tiên tiến của các nước trong
khu vực và thế giới. Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy
những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng
sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước
và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu
tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế
phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của
văn hóa Việt Nam. Sự kết hợp những nguyên tắc cách mạng tạo
nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập, văn hoá Việt Nam vẫn được xây dựng tiến tới
đậm đà bản sắc dân tộc; hoà nhập mà không hoà tan, mở cửa
hội nhập nhưng vẫn phải giữ gốc văn hoá Việt. III. TỔNG KẾT
Từ xưa đến nay, văn hóa vẫn luôn ảnh hưởng sâu sắc và đóng
vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Theo
thời gian, những biểu hiện sinh động của văn hóa vẫn hằn sâu
trong suy nghĩ và nếp sống truyền thống lẫn hiện đại của
người Việt. Sức ảnh hưởng của văn hóa là vô cùng lớn vì nó
tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đến cả chiều sâu lẫn chiều rộng và
chính nó tạo ra những nét độc đáo của Việt Nam.