Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn kết thúc học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Phenikaa

Ở phương Đông từ văn hóa xuất phát từ tiếng Hán, “văn” là vẻ đẹp còn “hóa” là biến đổi. biến hóa. Kết hợp chúng lại sẽ là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ”. Ở phương Tây từ văn hóa xuất hiện vào khoảng thế kỉ III TCN, nó gắn với sản xuất nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ từ “Cultus” mang ý nghĩa là trồng trọt, vun trồng. Sau đó mở rộng thành Cultus animi để trở thành từ mang ý nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người. Suốt quá trình hình thành lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm và dung để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA
ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
******
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề bài: “Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại và ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn
hóa Việt Nam hiện nay”.
Sinh viên : Lê Thị Ngọc Anh
Lớp : Cơ sở văn hóa Việt Nam N04
Mã sinh viên : 22012686
Giảng viên : GS.TS Nguyễn Văn Khang
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023
2
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây , nhận thức về vai trò củ văn hóa ở nước ta được nâng lên
đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành
Trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với
thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của chúng ta.
Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa dân tộc được đặt ra
một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều giới.
Giữa tháng 12 năm 1944, Hội nghị lần thứ 8 của Uỷ ban quốc gia về Thập kỉ
quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam do phó thủ tướng Nguyễn Khánh làm chủ
tịch đã họp, Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề: Bảo về và phát huy di sản văn háo
Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể. Hội nghị này đã có nhiều kiến
nghị với Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, trong đó có kiến nghị: “Bộ Giaso dục và
Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường học nội dung bảo vệ và ohast
huy các di sản văn hóa, giáo dục cho thanh niên và học sinh về giá trị của văn hóa
dân tộc và si sản văn hóa Việt Nam, nâng cao long tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ
di sản văn hóa”. Ngày 10 tháng 1 năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí công
văn số 173/VP về việc tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc và di sản
văn hóa Việt Nam, yêu cầu các cơ quan chuẩn bị hệ thống giáo trình, đưa môn Văn
hóa học và Cơ sở văn hóa Việt Nam vào chương trình đại học, cao đẳng để phục vụ
việc học tập của sinh viên.
3
MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………………2
1. Đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam………………………………………...4
1.1 Khái niệm văn
hóa…………………………………………………………....5
1.2 Đặc trưng của văn
hóa………………………………………………………..6
1.3 Yếu tố nội sinh
………………………………………………………………8
1.4 Yếu tố ngoại
sinh………………………………………………………….…9
1.4.1 Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung
hoa…………………………10
1.4.2 Giao lưu và tiếp biến với Ấn
Độ………………………………………11
1.4.3 Giao lưu với văn hóa phương
Tây…………………………………….12
1.5 Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam…….....13
1.6 Văn hóa, văn vật, văn
hiến………………………………………………….14
2. Ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay……...……16
1. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam.
1.1. Khái niệm văn hóa
4
Suốt quá trình hình thành và phát triển của con người đều gắn liền với văn hóa
từ những bước đi đầu tiên. Tuy vậy, khái niệm văn hóa độc lập đã có từ khi ấy
nhưng có thể nói rằng văn hóa đã có mặt rất sớm từ các thời cổ đại, trong các ngôn
ngữ của các nền văn minh Trung Hóa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở văn bình minh của xã
hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất
sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo hóa thiên hạ: Quan bồ nhân văn di hóa thành thiên hạ. Người sử dụng từ
văn hóa lớn nhất có lẽ là Lưu Hương năm 77-6 trước công nguyên), thời Tây Hán
với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – căn trị giáo hóa. Văn hóa ở
đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc vô vi là vì không phục tùng,
dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
Ở phương Đông từ văn hóa xuất phát từ tiếng Hán, “văn” là vẻ đẹp còn “hóa”
là biến đổi. biến hóa. Kết hợp chúng lại sẽ là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ”. Ở
phương Tây từ văn hóa xuất hiện vào khoảng thế kỉ III TCN, nó gắn với sản xuất
nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ từ “Cultus” mang ý nghĩa là
trồng trọt, vun trồng. Sau đó mở rộng thành Cultus animi để trở thành từ mang ý
nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người. Suốt quá
trình hình thành lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm và dung
để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau.
Theo UNESCO, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sốn, nhwunxg queyefn cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đemm lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân.
5
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có
lí tính, cóc óc phê phán và dấn thân một cách có đạp lý. Chính nhờ có văn hóa mà
con người có thể tự thể hiện. Tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương
án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không
mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản
thân.
Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Hồ Chí
Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở mặc và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Bởi vậy,
văn hóa sẽ được hiểu là toàn bộ những gì con người sáng tạo và phát minh ra, là
“ bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Văn
hóa là tổng thể sản phẩm do con người sáng tạo ra bao gồm vật chất và tinh thần,
dùng để ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những ứng xử đó
nhằm phân biệt ( sự khác nhau/ khác biệt) giữa cá nhân này với cá nhân khác,
nhóm người này với nhóm người khác, cộng đồng người này với cộng đồng người
khác, dân tộc này với dân tộc khác và khu vực này với khu vực khác
Có con người mới có văn hóa, nên mọi hoạt động sống của con người đều được
coi là văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Cái do con người làm ra ở hai dạng cơ bản là
vật chất ( có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, và sờ thấy) và tinh thần
( không thể sờ thấy nhưng được cảm nhận thấy).
Để ứng xử với hai môi trường cơ bản là tự nhiên ( ứng xử giữa người với tự
nhiên) và xã hội ( ứng xử giữa con người với con người)
6
Để đưa đến sự khác biệt/ nhau giữa các cá nhân, nhóm người ( khác biệt về
nhóm tuổi, nhóm về giới, nhóm nghề nghiệp...) cộng đồng người ( khác biệt giữa
các tộc người- ethnic, địa phương- tỉnh thành), dân tộc ( giữa các quốc gia, nền văn
hóa trên thế giới), khu vực ( giữa các khu vực trên thế giới)
UNESCO chia văn hóa thành 2 dạng : văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn
hóa vật thể là văn hóa có thể nhìn thấy như đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, nhà sàn
vv. Văn hóa phi vật thể là các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của văn
hóa được lưu truyề và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng
tu” của cộng đồng rộng rãi: ca nhạc, ngôn ngữ, y dược cổ truyền, lễ hội, bí quyết,
truyền thống văn chương truyền miệng,...
1.2. Những đặc trưng của văn hóa.
-Tính nhân sinh: cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội ( do con
người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được
biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính
vật chất ( như việc đẽo gỗ, luyện kim) hoặc tinh thần như ( đặt tên, truyền thuyết
cho các cảnh quan thiên nhiên..)
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con
người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết với nhau. Nếu ngôn
ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
-Tính phổ biến ( tất yếu)
-Tính lịch sử : nó cho phéo phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và
được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình
độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, chiều
sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố
các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Đó là những giá trị
tương đối ổn định ( những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng
7
đồng người qua không gian và thời gian , được đúc kết thành những khuôn mẫu xã
hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghĩa, luật pháp,
dư luận,... Truyề thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục không
chỉ bằng những giá trị đã ổn định ( truyền thống) mà còn bằng những giá trị đang
hình thành/ hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người
hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân
cách con người. Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức nawg phái sinh là đảm
bảo tính kế tục của lịch sử, là gen xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho thế
hệ mai sau.
-Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen là “ trở thành đẹp, thành có giá trị”; để phân
biệt giá trị với phi giá trị ( vd thiên tai, mafia). Nó là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá
trị vật chất ( phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần ( phục vụ cho nhu
cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá
trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời.
Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và
khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng ; tránh được
những xu thế cực đoan, phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
- Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ hai là điều chỉnh xã hội; giúp cho xã họi duy trì được trạng thái
cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của
môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển
của xã hội. -Tính hệ thống: tính hệ thống cần thiết để phân biệt hệ thống và tập
hợp, giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện
thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và
phát triển của nó.
8
Văn hóa nhờ đó mà thực hiện chức năng tổ chức xã hội, làm tăng độ ổn định của
xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – cách dùng “ nền văn hóa”
của người Việt Nam
- Cấu trúc của văn hóa: tính hệ thống của văn hóa gồm 4 thành tố:
-Văn hóa tổ chức cộng đồng : xã hội và cá nhân
-Văn hóa nhận thức: nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người
-Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội: văn hóa tận dụng môi trường xã hội và
văn hóa đối phó với môi trường xã hội
-Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên: văn hóa tận dụng- đối phó với môi
trường tự nhiên.
1.3. Yếu tố nội sinh.
Những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của
có tầng văn hóa Đông nam Á như vậy, trong chừng mực nào đó, ý kiến của GS
Phạm Đức Dương :” Việt Nam là một Đông nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn
hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ Autroasiatique,
Tibeto-birman. Cũng như các nước Đông nam Á, VN là quốc gia đa dân tộc,
nhưng ở dây, người Việt đóng vai trò chủ thể. Đó là cộng đồng tộc người làm
ruộng nước được hình thafh trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng” -
Cơ tầng Đông Nam Á:
Thời tiền sử, Đông Nam Á là vừng đất có ranh giới phía bắc tới bờ sông Dương Tử
(TQ), phía nam đến uần đảo Nam Dương (Indonesia), phía tây kéo đến tận biên
giới bang Át Xam của Ấn Độ, phía Đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm
cạnh châu Đại Dương. Trên vùng đất này thời tiền sử, người Homosapien, hậu duệ
của cư dân Pithropoid, phân thành các đại chủng Mongoloit và Oxtraloit sống trên
đại lục châu Á. Những cư dân này đã sáng tạo nền văn hóa của mình. “Nền văn
9
hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là
phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn
hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đọa”. Cơ
tầng văn hóa chung ấy được tạo ra từ nhiều yếu tố. Trước hết, cư dân cổ vung
ĐNÁ đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỉ VI, V, IV trước công
nguyên. Tùy theo địa bàn định cư mà trồng lúa nước hay lúa cạn. Trâu bò được
thuần hóa làm sức kéo.Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt đã được dùng để chế tạo
công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ. Cư dân thành thạo trong nghề đi biển. Người phụ
nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cồng đồng xã hội
nhỏ. Đời sống tinh thần của cư dân vẫn ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thần.
Ngoài ra là tục thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ hổ... Tổ tiên được thờ phụng. Đáng
lưu ý là uan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới của cư dân thời
kì này; dồng thời là việc việc sử dụng các ngôn ngữ đơn tố có kahr năng phát sinh
phong phú bằng tiền tố, hậu tố, trung tố.
1.4. Yếu tố ngoại sinh
1.4.1. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung hoa.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao
lưu, tiếp biến dài trong nhiều thời kì lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể phủ
nhận những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa tới nước ta diễn ra ở cả hai
trạng thái: giao lưu cưỡng búc và giao lưu không cưỡng bức
- Về giao lưu cưỡng bức : khoảng tk I- X và từ 1497 đến 1427.
Suốt thời kì bắc thuộc, người Hán tổ chức được nền đô hộ, ngoài việc bóc lột ở
Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách
đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa. Yêu cầu lớn nhất của người Việt ta
là phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa, đó
thật sự không dễ dàn vì kẻ xâm lược thì hướng tới mục tiêu đồng hóa còn người bị
10
xâm lược luôn chống đồng hóa, văn hóa việt nam luôn đứng trước thử thách lớn
lao trước câu hỏi tồn tại hay ko tồn tại.
Giao lưu văn hóa cưỡng bức còn xảy ra lần thứ hai từ 1407 đến 1427. Khi đó
nhà Minh xâm lược nước ta một cách vô cùng tàn bạo tác động lên nền văn hóa
Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ với Trương Phụ khi viên tướng này vào xâm
lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu cho điều này. Chống lại chủ trương đồng hóa
người Việt củ hà Minh lại là việc không hề dễ dàng.
- Mặt khác, giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện lại là dạng thức thứ
hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa
phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những
đồng tiền thời Tần hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng,
ấm đồng. Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa
các nước láng giềng.
Sau một ngàn năm Bắc thuộc, đất nước độc lập, người phương Bắc không cai trị
Đại Việt nữa nhưng giao lưu tiếp biến văn hóa vẫn xuất hện và đó là giao lưu văn
hóa tự nguyện. Sự mô phỏng mô hình Trung Hoa được các triều đại của nhà nước
quân chủ Đại Việt đẩy mạnh Nhà Lý về tổ chức ax hội, chính trị lấy cơ chế của
Nho giáo làm gốc, vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo. Từ nhà Trần, lê đã
hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho,
quả là “Trong thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống”
Thời Bắc thuộc, với sự giao lưu với phương bắc, người Việt tiếp nhận kĩ thuật rèn
đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, kĩ thuật dùng phân
mà dân gian châu thổ Bắc Bộ gọi là “phân bác” đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ
Hán, mặc dù tiếng Việt và tiếng hán là hai tiếng thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một
nghìn năm Bắc thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm
tiết hóa và thanh điệu hóa. Những Tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mà người Việt
11
không bị người hán đồng hóa về ngôn ngữ. 1.4.2. Giao lưu và tiếp biến với Ấn
Độ.
Khác với Trung Hoa có biên giới với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếp giáp
trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt. Trên nhiều bình diện, văn
hóa Ấn Độ thẩm thấu vào nước ta bằng nhiều hình thức và liên tục
Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỉ đầu sau công nguyên dải đất VN hiện
nay có ba nền văn hóa: Văn hóa Việt ở Bắc Bộ, chăm pa ở Trung Bộ và óc Eo ở
Nam Bộ và sự giao lưu giữa chúng với nền văn hóa Ấn độ có sự khác nhau. Với
văn hóa Óc Eo, đó là nền văn hóa “một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây
dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ
vùng ruộng nương trung nguyên sông cửu long của cư dân Môn- Khơ me kết hợp
với nghề biển cổ truywwfn của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Ấn độ
tooe chức một quốc gia mô phỏng hình ấn độ về mọi mặt như chính trị, thiết chế xã
hội, đô thị hóa, giao thông, kĩ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và cá
nền văn hóa kèm theo, đạo Balamon chi phối.
Nền văn hóa Chamwpa. TS Ngô Văn Doanh khẳng định : “ một điều không thể
phủ nhận được là những ảnh hưởng ấn độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào
quá trình hìn thành ra vương quốc chăm pa cũng như một nền văn hóa phastt riển
rực rỡ và đầy bản sắn- văn hóa chăm pa” đó là kết quả cua một quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Dộ và Chăm a. Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hóa
Ấn Độ từ những việc xây dựng mọi thành tố của nền văn hóa Chamwpa. Nhưng
cũng có sự tương phản lớn đó là tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội
Nền văn hóa châu thổ Bắc bộ trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào đuac định hình và
phát triển, người Việt tiếp nhận văn hóa ấn Độ vừa trực tiếp bừa gián tiếp. Người
Việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hoàn cảnh đặc biệt . họ đối mặt với văn hóa
Hán, vừa nhận văn hóa Hán vừa đối phó với chính trị. ảnh hưởng của văn hóa Ấn
đọ do đó chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng phát triển mạnh: Giao Châu.
12
Người Việt cũng tiếp biến với đạo Phật một cách dung dị avfo cơ tầng văn hóa bản
địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đằng và bác ái. Nói chung, việc giao lưu
thời kì lịch sử và ở từng vufnh đất diễn ra khác nhau nhưng cư bản giao lưu một
cách tự nhiên, tự nguyện
1.4.3. Giao lưu với văn hóa phương Tây.
Khi bị Pháp xâm lược với đội quân có ý thức dùng văn hóa như một công cụ cai
trị, người Việt đã phản ứng quyết liệt qua các thái độ ấy của các nhà nho yêu nước
như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực,. Bởi vậy gười
việt chống lại cả văn hóa mà dội quân đi xâm lược định áp đặt cho họ. Số phận của
chữ Quốc ngữ, trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhien với
người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, họ tieeos nhận những giá trị
những thành tố văn hóa mới, miễn sao có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống
ngoại xâ, giành độc lập. Thái độ với chữ quốc ngữ chính là biểu hiện cho điều đó.
Diện mạo văn hóa VN thay đổi trên các phương diện:
-Chữ quốc ngữ, từ chố là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng
như chữ viết của một nèn văn hóa.
-Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà máy in, máy in
-Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản
-Sự xuất hiện của một loạt thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thueeyts, thơ
mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa
Điều đáng quan tâm là sự cấu trúc lại nền văn hóa có những biến đổi mô hình
Như vậy cuộc giao lưu tiếp biến giữa văn hóa của Việt nam và băn hóa phương tây
diễn ra trong hoàn cảnh nhân dân ta một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác phải tiếp nhận nền văn hóa
phương tây để hiện đại hóa đất nước. Nơi đây tiếp biến văn hóa diễn ra trên bình
diện tiếp xúc Đông-Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập. Cuộc gặp gỡ tỏ ra
rất trái ngược nhưng trong thời gian ngắng, nền văn hóa của các quốc gia đã được
13
cấu trúc hóa dẫn tói việc các nước này từng bước “rời bỏ” phương thức sản xuất
châu Á” tực là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền
văn minh công nghiệp phương Tây”.Kết quả là văn hóa Việt Nam giai đoạn này
thay đổi diện mạo nhưng văn hóa Việt Nam không hề đánh mất bản sắc dân tộc.
1.5. Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,việc giao lưu và tiếp biến văn
hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với các giai đoạn trước với quan niệm: Việt nam
muốn alf bạn với tất cả các nước, hoàn cảnh lịch sử của giao lưu tiếp biến văn hóa
đã có thay đổi về nhiều phương diện:
- Sự tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin
khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa càng đa dạng và phong phú. Giao lưu
và tiếp biến văn hóa là giao lưu tiếp biến văn hóa ở thời đại tin học. Lịch sử hôm
nay có những hình thwusc sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương
tiện giao lưu đa dạng
- Công cuộc đổi mới và mở cửa hôm nay hoàn toàn do dân tộc ta chủ động dưới sự
lãnh đạo cảu Đảng cộng sản việt nam khiến cho việc giao lưu văn hóa là hoàn
toàn tự nguyện, chủ động, không hề bị áp đặt hay cưỡng bức.
- Nói chung việc giao lưu tiếp biến văn hóa ở giai đoạn phát triển vueaf có tính cấp
thiết, lại nhanh chóng và đa dạng, đồng thời cũng phức tạp hơn xưa. Kết quả của
công cuộc giao lưu này đã khiến cho chúng ta thu được những kết quả khả quan
trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, từ khoa công nghệ đến văn hóa thông
tin. Tuy nhiên công cuộc giao lưu văn hóa ấy cũng đặt văn hóa việt nam trước
những tahsch thức mới, đòi hỏi việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc càng phải
tiến hành khẩn trương và kiên quyết hơn.
1.6 Văn minh, văn vật, văn hiến
14
- Văn minh là danh từ chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn
học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp từ civilisation với nội hàm nghĩa văn
minh, có các từ căn gốc La tinh là civitas với nghĩa goocs: đô thị, thành phố và
các nghĩa phái sinh: thị dân công sân.
- F.Ăng ghen : văn minh là chính trị khianh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn
minh là Nhà nước.
Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi cho thế giới
đáp ứng được những nhu cầu của con người. Vì vậy những thành tựu của văn minh
thường có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới, nghiên cứu văn minh là nghiên cứu
những mặt động của trí tuệ con người. Văn minh luôn tiến lên không ngừng. Thế
giới trải qua nhiều nề văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông
nghiệp, văn minh thương nghiệp, công nghệp và đang bước vào văn minh hậu công
nghiệp.
Văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ:
- Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần còn văn minh
thiên về giá trị vật chất
- Văn hóa luôn có về dày của quá khứ còn văn mi h chỉ là một lát cắt đồng đại, chỉ
trình độ phát triển
- Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
- Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó
nhiều hơn với phương Tây đô thị.
- Văn minh là khái niệm mang tính quốc tê,s có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và
chỉ trình độ phá triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất -
Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển
tải ( văn là văn hóa, hiến là hiền tài)
- Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ
tàivà hiện vật trong lịch sử. Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình
15
hiện vật có giá trj nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc
tinh thần dân tộc và tính lịch sử.
2. Ý kiến cá nhân về một nội dung trong học phần: “Văn hóa trang phục ở
Việt Nam”
Trong đời sống văn hóa của mỗi con người, sau cái ăn thì đến cái mặc là một
trong những nhu cầu quan trọng được quan tâm hang đầu. Cái mặc giúp chúng ta
đối phó được với cái nóng, cái rét và dễ dàng thích ứng, giữ sức khỏe trước những
vấn đề của khí hậu, thời tiết.
Bên cạnh đó, thông qua việc ăn mặc, sẽ cung cấp cho người ta những thông tin
về các tầng lớp trong xã hội, trình độ văn hóa, sở thích, tính thẩm mĩ của mỗi
người,… Vì vậy trong cấu trúc cơ bản của văn hóa tổ chức đời sống vật chất thì
Văn hóa
Văn hiến
Văn vật
Văn minh
Chứa cả giá trị vật
chất lẫn tinh thần
Thiên về giá trị
Thiên về giá trị
vậtchất
Thiên về giá trị vật
chất - kỹ thuật
Có bề dày lịch sử
Chỉ trình độ phát triển
Có tính dân tộc
Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều với
phương Đông
nông nghiệp
Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị
16
mặc là một trong ba bộ (ăn - - mặc) biểu hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa của chủ
thể.
Trang phục là một tín hiệu đại diện cho một dân tọc, nên nó cũng luôn ảnh hưởng
và nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác. Trang phục là một lĩnh vực động
bị chi phối để thích hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau của từng mùa, từng
quốc gia, khu vực, nó phải thể hiện đồng thời cũng phải thích hợp với thị hiếu của
từng giai đoạn lịch sử.
Văn hóa của người Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh đã có
nguồn gốc tại miền Bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời trong
khu vực Thái Bình Dương. Có thể nói văn hóa ăn mặc Việt Nam là một sự pha trộn
giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn háo bán xứ của người Việt. Mặc dù
vậy, dân tộc kinh vẫn giữ gìn được nhiều nét văn hóa riêng của mình mà cho đến
ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống
của người Việt.
Đặc trưng văn hóa mặc của người Việt thời kỳ truyền thống:
Giản dị, tiện lợi
- Với phụ nữ:
Đồ mặc bên dưới ổn định suốt thời kỳ truyền thống cho đến hết thời Đại Việt là
các kiểu váy đơn giản hoặc quấn quanh thân hoặc may nối hai mép vái thành hình
ống.
+ Đồ mặc bên trên cùng cũng khá ổn định là yếm với kiểu dáng đơn giản đó là một
mảnh vải vuông chéo đặt phía trước. Góc ở phía cổ được khoét hình bán nguyệt,
hai bên có hai sợi dây buojc vào cổ, hai góc hai bên có hai sợi dây để buộc sau
lưng cố định yếm để che phần ngực. Ngoiaf yếm, phụ nữ thời kỳ Đại Việt thường
mặc áo tứ thân may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng,
đằng trước là hai vạt áo buông thông không có khuy khi mặc buộc thắt vào nhau.
Sau này còn có cái biến thành áo năm thân.
17
- Với đàn ông: Đồ mặc bên dưới khi lao động phổ biến là khố, khố là một loại
đồ mặc tối giản, chỉ gồm một miếng vải dài quấn quanh bụng một hay nhiều
vòng, luồn tứ trước ra sau rồi buộc thông phần cuối ở phía trước hay phía
sau. Khi đóng khố thì sẽ không có đồ mặc phía trên.
- Màu sắc tối giản
Trang phục người Việt thường ngày ưa gam màu trầm (đen, gụ, nâu hoặc màu
trắng) không ưa màu sặc sỡ.
Từ kiểu dáng đến màu sắc trang phục của người Việt thường dân đều toát ra
đặc điểm giản dị, tiện lợi.
Vào dịp lễ hội, trang phục vẫn được biến tấu để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp, khoe
duyên.
Trong những chiếc áo dài thường nhật của các cô các chị là những chiếc áo
ngắn nhiều màu rực rỡ như màu vàng chanh, hồng sne, vàng mỡ gà, hồng đào,
xanh hồ thủy v.v…
Chiếc yếm che ngực của phụ nữ Việt thời kỳ truyền thống được xem là biểu
tượng của nữ tính.
Trang phục dân gian của người Việt thời kỳ truyền thống là giản dị, kiểu dáng
đơn giản, ưa màu sẫm, tối thì cũng không có nghĩa nó không biến tấu để đáp ứng
nhu cầu đa dạng và phong phú của tâm hồn Việt.
Trong lĩnh vực trang phục, người Việt học rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc
nhưng phần tiếp nhận này chủ yếu cho dòng trang phục cung đình, trang phục của
vua quan, còn dòng trang phục thường dân thì tuy cũng có những tiếp nhận từ văn
hóa Trung Quốc nhưng đặc trưng của trang phục Việt thì vẫn được gìn giữ. Đó
chính là sự giản dị, tiện lợi rất riêng của Việt Nam.
- Trước năm 1945:
18
Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của
người dân. Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha tạp” theo
lối đua đòi cải cách nửa mùa, thì trong xã hội, những phục trang truyền thống như
áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi thở và là
kết tinh văn hóa của cả dân tộc. Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình
để cùng người phụ nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo
tứ thân lượt là trong những buổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những
chiếc váy xòe, những chiếc đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ
nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối
cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rất thích mặc trang phục Tây
phương và mặc rất đẹp.
- Sau Cách mạng tháng 8/1945:
+ Trang phục có nhiều thay đổi do sự Âu hóa nhanh chóng tại khu vực thành
thị. Ở miền Bắc, phổ biến nhất là loại áo kaki bốn túi thường được mặc bởi các cán
bộ, viên chức, trí thức. Ở miền Nam, ngoài áo bà ba, nhiều người bắt đầu mặc áo
sơmi. Riêng tầng lớp trí thức Sài thành ăn mặc hoàn toàn giống phương Tây: đàn
ông mặc áo sơmi kết hợp với vest không tay, quần Âu vải, đi giày Tây da bóng,
phụ nữ mặc váy hoặc áo dài cách tân. Còn ở miền Tây, áo sơmi trắng, quần Âu có
dây đeo qua vai và mũ beret là trang phục điển hình của các công tử nhà giàu.
Tại thành thị, phụ nữ nhiều tuổi mặc áo dài may sát thân, vạt dài quá đầu gối, mặc
quần trắng hoặc đen, tóc búi gọn sau gáy hoặc uốn tóc.
Nữ thanh niên tầng lớp trên và đa số tiểu tư sản thay đổi kiểu ăn mặc chạy
theo "mốt hiện đại" từ thế giới thời trang, được sự khuyến khích của Mỹ -Ngụy...,
hàng ngày tác động vào mạnh mẽ.
Kể từ năm 1954, chiếc áo dài Việt Nam đã được nhiều nữ sinh mặc đến
trường với kiểu tà rộng, eo thắt, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp.
19
Năm 1954 – 1959, phong trào mặc áo, váy đầm cũng song song phát triển. Thời
gian đầu vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có ve cổ, cổ
khoét sâu hình bầu dục, hình tròn, kiểu cổ ngang, cổ vuông... Áo tay ngắn, tay
phồng... may bằng vải trắng, vải màu hay vải hoa.
Váy, từ kiểu dài quá đầu gối, may phồng và hơi khum phần dưới (gọi là váy
chuông) đến những năm 1960 lại may thẳng, xẻ chút ít ở giữa thân sau, hoặc may
xếp li, hoặc may bó. Mặc với áo ngắn tay hoặc áo không tay, ngang lưng có dải vải
thắt ngoài, bỏ giọt bên cạnh hay ở giữa. Hoặc mặc với áo thẳng, cổ viền, túi viền...
một màu hay nối màu.
Sau năm 1968, chiếc váy mi-ni ra đời, ngắn trên đầu gối, càng ngắn càng hợp
thời trang. Loại áo khoét cổ có bớt đi, áo không tay và ngắn tay lại phát triển. Áo
dài tay cài khuy "măng xét" cũng được sử dụng. Đặc biệt áo sơ mi may rất dài. Có
loại thân trước xẻ làm ba vạt. Quần Âu ống loe 30cm -40cm xuất hiện với nhiều
loại thắt lưng da các màu, to bản. Người ta dùng cả thắt lưng bằng kim khí. Và cho
đến những năm về sau này, ống loe đã phát triển lên tới 50cm rồi 60cm, hai bên
ống quần không nối, gấu quần không vén, không máy mà được đốt thành những
hình sóng lượn.
Sau năm 1975:
Sau năm 1975, hay đúng hơn là sau công cuộc đổi mới, các quan niệm, tư tưởng
dường như cởi mở hơn cùng với quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa. Đây là giai
đoạn thời trang Việt Nam phân hóa đa dạng và phát triển với tốc độ chóng mặt.
Đa số đàn ông thời kỳ này đều mặc quần Tây, áo sơmi ôm, ve áo và măng sét to
bản. Các loại áo thun, áo ba lỗ cũng bắt đầu trở nên phổ biến và phong phú về màu
sắc, kiểu dáng, chất liệu, họa tiết… Trong khi đó, trang phục của phụ nữ vẫn giữ
được yếu tố truyền thống và gắn liền với đặc điểm vùng miền. Phụ nữ nông thôn
miền Bắc vẫn mặc áo cánh nâu cổ tròn hoặc cổ tim, quần đen bằng vải lụa bóng,
đầu vấn khăn vuông. Những người phụ nữ hoạt động cách mạng và làm cán bộ lại
20
mặc áo sơmi đại cán, tay thẳng, cổ hình cánh nhạn, chất liệu kaki và thường có
màu xanh, xám hoặc be hồng. Ở miền Nam, trang phục phổ biến vẫn là áo sơmi, áo
thun và các loại váy đối với tiểu thương, trí thức; áo bà ba đối với nông dân.
Nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam, chắc chắn phải đề cập đến áo dài,
vốn đã trở thành “quốc phục” tượng trưng cho tinh hoa dân tộc. Chiếc áo dài có
tuổi đời rất lâu năm, ngay trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn người ta đã
tìm thấy hình ảnh của chiếc áo dài tha thướt. Đến thế kỷ 19,20, áo dài bắt đầu trở
thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt, từ các bà hoàng,
công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài được may trang trọng, quý phái
bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các cô vận áo dài đến trường, đến
công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế kỷ 19-20, áo dài đã trở thành
một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt yêu chuộng. Trải qua
nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương
Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ
trào lưu cải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chít eo hay cổ thuyền theo
“mốt” Trần Lệ Xuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay, áo dài vẫn
chứng tỏ khả năng bất biến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: đó
là tôn lên vóc dáng và nét đẹp quyến rũ dịu dàng cho người phụ nữ.
Mặc dù Việt Nam là đất nước có chiều dài lịch sử song ngành thời trang Việt
Nam lại chỉ mới bắt đầu hơn chục năm nay. Khái niệm về nhà thiết kế, nhà tạo
mốt, stylist (người tạo dựng hình ảnh, thời trang)..đều là những khái niệm mới mẻ
với người Việt Nam. Vậy nhưng trong hơn chục năm qua, ngành thời trang Việt
Nam đã có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc và tạo được ấn tượng đối với
thế giới. Phong cách ăn mặc của người Việt cũng ngày càng hiện đại bắt kịp với xu
thế thời trang thế giới nhưng lại biết điều tiết để phù hợp với thuần phong mỹ tục
của Việt Nam. Chính những điều này càng làm cho thời trang Việt Nam có nét
| 1/21

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ******
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề bài: “Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại và ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn
hóa Việt Nam hiện nay”.
Sinh viên : Lê Thị Ngọc Anh
Lớp : Cơ sở văn hóa Việt Nam N04 Mã sinh viên : 22012686
Giảng viên : GS.TS Nguyễn Văn Khang
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây , nhận thức về vai trò củ văn hóa ở nước ta được nâng lên
đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành
Trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với
thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta.
Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa dân tộc được đặt ra
một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều giới.
Giữa tháng 12 năm 1944, Hội nghị lần thứ 8 của Uỷ ban quốc gia về Thập kỉ
quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam do phó thủ tướng Nguyễn Khánh làm chủ
tịch đã họp, Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề: Bảo về và phát huy di sản văn háo
Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể. Hội nghị này đã có nhiều kiến
nghị với Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, trong đó có kiến nghị: “Bộ Giaso dục và
Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường học nội dung bảo vệ và ohast
huy các di sản văn hóa, giáo dục cho thanh niên và học sinh về giá trị của văn hóa
dân tộc và si sản văn hóa Việt Nam, nâng cao long tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ
di sản văn hóa”. Ngày 10 tháng 1 năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí công
văn số 173/VP về việc tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc và di sản
văn hóa Việt Nam, yêu cầu các cơ quan chuẩn bị hệ thống giáo trình, đưa môn Văn
hóa học và Cơ sở văn hóa Việt Nam vào chương trình đại học, cao đẳng để phục vụ
việc học tập của sinh viên. 2 MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………………2
1. Đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam………………………………………...4 1.1 Khái niệm văn
hóa…………………………………………………………....5 1.2 Đặc trưng của văn
hóa………………………………………………………..6 1.3 Yếu tố nội sinh
………………………………………………………………8 1.4 Yếu tố ngoại
sinh………………………………………………………….…9
1.4.1 Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung
hoa…………………………10
1.4.2 Giao lưu và tiếp biến với Ấn
Độ………………………………………11
1.4.3 Giao lưu với văn hóa phương
Tây…………………………………….12
1.5 Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…….....13
1.6 Văn hóa, văn vật, văn
hiến………………………………………………….14
2. Ý kiến cá nhân về một nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay……...……16
1. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam.
1.1. Khái niệm văn hóa 3
Suốt quá trình hình thành và phát triển của con người đều gắn liền với văn hóa
từ những bước đi đầu tiên. Tuy vậy, khái niệm văn hóa độc lập đã có từ khi ấy
nhưng có thể nói rằng văn hóa đã có mặt rất sớm từ các thời cổ đại, trong các ngôn
ngữ của các nền văn minh Trung Hóa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở văn bình minh của xã
hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất
sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo hóa thiên hạ: Quan bồ nhân văn di hóa thành thiên hạ. Người sử dụng từ
văn hóa lớn nhất có lẽ là Lưu Hương năm 77-6 trước công nguyên), thời Tây Hán
với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – căn trị giáo hóa. Văn hóa ở
đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc vô vi là vì không phục tùng,
dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
Ở phương Đông từ văn hóa xuất phát từ tiếng Hán, “văn” là vẻ đẹp còn “hóa”
là biến đổi. biến hóa. Kết hợp chúng lại sẽ là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ”. Ở
phương Tây từ văn hóa xuất hiện vào khoảng thế kỉ III TCN, nó gắn với sản xuất
nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ từ “Cultus” mang ý nghĩa là
trồng trọt, vun trồng. Sau đó mở rộng thành Cultus animi để trở thành từ mang ý
nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người. Suốt quá
trình hình thành lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm và dung
để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau.
Theo UNESCO, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sốn, nhwunxg queyefn cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đemm lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. 4
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có
lí tính, cóc óc phê phán và dấn thân một cách có đạp lý. Chính nhờ có văn hóa mà
con người có thể tự thể hiện. Tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương
án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không
mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Hồ Chí
Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở mặc và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Bởi vậy,
văn hóa sẽ được hiểu là toàn bộ những gì con người sáng tạo và phát minh ra, là
“ bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Văn
hóa là tổng thể sản phẩm do con người sáng tạo ra bao gồm vật chất và tinh thần,
dùng để ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những ứng xử đó
nhằm phân biệt ( sự khác nhau/ khác biệt) giữa cá nhân này với cá nhân khác,
nhóm người này với nhóm người khác, cộng đồng người này với cộng đồng người
khác, dân tộc này với dân tộc khác và khu vực này với khu vực khác
Có con người mới có văn hóa, nên mọi hoạt động sống của con người đều được
coi là văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Cái do con người làm ra ở hai dạng cơ bản là
vật chất ( có thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, và sờ thấy) và tinh thần
( không thể sờ thấy nhưng được cảm nhận thấy).
Để ứng xử với hai môi trường cơ bản là tự nhiên ( ứng xử giữa người với tự
nhiên) và xã hội ( ứng xử giữa con người với con người) 5
Để đưa đến sự khác biệt/ nhau giữa các cá nhân, nhóm người ( khác biệt về
nhóm tuổi, nhóm về giới, nhóm nghề nghiệp...) cộng đồng người ( khác biệt giữa
các tộc người- ethnic, địa phương- tỉnh thành), dân tộc ( giữa các quốc gia, nền văn
hóa trên thế giới), khu vực ( giữa các khu vực trên thế giới)
UNESCO chia văn hóa thành 2 dạng : văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn
hóa vật thể là văn hóa có thể nhìn thấy như đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, nhà sàn
vv. Văn hóa phi vật thể là các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của văn
hóa được lưu truyề và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng
tu” của cộng đồng rộng rãi: ca nhạc, ngôn ngữ, y dược cổ truyền, lễ hội, bí quyết,
truyền thống văn chương truyền miệng,...
1.2. Những đặc trưng của văn hóa.
-Tính nhân sinh: cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội ( do con
người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được
biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính
vật chất ( như việc đẽo gỗ, luyện kim) hoặc tinh thần như ( đặt tên, truyền thuyết
cho các cảnh quan thiên nhiên..)
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con
người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết với nhau. Nếu ngôn
ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
-Tính phổ biến ( tất yếu)
-Tính lịch sử : nó cho phéo phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và
được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình
độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, chiều
sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố
các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Đó là những giá trị
tương đối ổn định ( những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng 6
đồng người qua không gian và thời gian , được đúc kết thành những khuôn mẫu xã
hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghĩa, luật pháp,
dư luận,... Truyề thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục không
chỉ bằng những giá trị đã ổn định ( truyền thống) mà còn bằng những giá trị đang
hình thành/ hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người
hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân
cách con người. Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức nawg phái sinh là đảm
bảo tính kế tục của lịch sử, là gen xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho thế hệ mai sau.
-Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen là “ trở thành đẹp, thành có giá trị”; để phân
biệt giá trị với phi giá trị ( vd thiên tai, mafia). Nó là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá
trị vật chất ( phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần ( phục vụ cho nhu
cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá
trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời.
Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và
khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng ; tránh được
những xu thế cực đoan, phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
- Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ hai là điều chỉnh xã hội; giúp cho xã họi duy trì được trạng thái
cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của
môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển
của xã hội. -Tính hệ thống: tính hệ thống cần thiết để phân biệt hệ thống và tập
hợp, giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện
thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. 7
Văn hóa nhờ đó mà thực hiện chức năng tổ chức xã hội, làm tăng độ ổn định của
xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – cách dùng “ nền văn hóa” của người Việt Nam
- Cấu trúc của văn hóa: tính hệ thống của văn hóa gồm 4 thành tố:
-Văn hóa tổ chức cộng đồng : xã hội và cá nhân
-Văn hóa nhận thức: nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người
-Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội: văn hóa tận dụng môi trường xã hội và
văn hóa đối phó với môi trường xã hội
-Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên: văn hóa tận dụng- đối phó với môi trường tự nhiên.
1.3. Yếu tố nội sinh.
Những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của
có tầng văn hóa Đông nam Á như vậy, trong chừng mực nào đó, ý kiến của GS
Phạm Đức Dương :” Việt Nam là một Đông nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn
hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ Autroasiatique,
Tibeto-birman. Cũng như các nước Đông nam Á, VN là quốc gia đa dân tộc,
nhưng ở dây, người Việt đóng vai trò chủ thể. Đó là cộng đồng tộc người làm
ruộng nước được hình thafh trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng” - Cơ tầng Đông Nam Á:
Thời tiền sử, Đông Nam Á là vừng đất có ranh giới phía bắc tới bờ sông Dương Tử
(TQ), phía nam đến uần đảo Nam Dương (Indonesia), phía tây kéo đến tận biên
giới bang Át Xam của Ấn Độ, phía Đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm
cạnh châu Đại Dương. Trên vùng đất này thời tiền sử, người Homosapien, hậu duệ
của cư dân Pithropoid, phân thành các đại chủng Mongoloit và Oxtraloit sống trên
đại lục châu Á. Những cư dân này đã sáng tạo nền văn hóa của mình. “Nền văn 8
hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là
phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn
hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đọa”. Cơ
tầng văn hóa chung ấy được tạo ra từ nhiều yếu tố. Trước hết, cư dân cổ vung
ĐNÁ đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỉ VI, V, IV trước công
nguyên. Tùy theo địa bàn định cư mà trồng lúa nước hay lúa cạn. Trâu bò được
thuần hóa làm sức kéo.Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt đã được dùng để chế tạo
công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ. Cư dân thành thạo trong nghề đi biển. Người phụ
nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cồng đồng xã hội
nhỏ. Đời sống tinh thần của cư dân vẫn ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thần.
Ngoài ra là tục thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ hổ... Tổ tiên được thờ phụng. Đáng
lưu ý là uan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới của cư dân thời
kì này; dồng thời là việc việc sử dụng các ngôn ngữ đơn tố có kahr năng phát sinh
phong phú bằng tiền tố, hậu tố, trung tố.
1.4. Yếu tố ngoại sinh
1.4.1. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung hoa.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao
lưu, tiếp biến dài trong nhiều thời kì lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể phủ
nhận những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa tới nước ta diễn ra ở cả hai
trạng thái: giao lưu cưỡng búc và giao lưu không cưỡng bức
- Về giao lưu cưỡng bức : khoảng tk I- X và từ 1497 đến 1427.
Suốt thời kì bắc thuộc, người Hán tổ chức được nền đô hộ, ngoài việc bóc lột ở
Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách
đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa. Yêu cầu lớn nhất của người Việt ta
là phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa, đó
thật sự không dễ dàn vì kẻ xâm lược thì hướng tới mục tiêu đồng hóa còn người bị 9
xâm lược luôn chống đồng hóa, văn hóa việt nam luôn đứng trước thử thách lớn
lao trước câu hỏi tồn tại hay ko tồn tại.
Giao lưu văn hóa cưỡng bức còn xảy ra lần thứ hai từ 1407 đến 1427. Khi đó
nhà Minh xâm lược nước ta một cách vô cùng tàn bạo tác động lên nền văn hóa
Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ với Trương Phụ khi viên tướng này vào xâm
lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu cho điều này. Chống lại chủ trương đồng hóa
người Việt củ hà Minh lại là việc không hề dễ dàng.
- Mặt khác, giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện lại là dạng thức thứ
hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa
phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những
đồng tiền thời Tần hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng,
ấm đồng. Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng.
Sau một ngàn năm Bắc thuộc, đất nước độc lập, người phương Bắc không cai trị
Đại Việt nữa nhưng giao lưu tiếp biến văn hóa vẫn xuất hện và đó là giao lưu văn
hóa tự nguyện. Sự mô phỏng mô hình Trung Hoa được các triều đại của nhà nước
quân chủ Đại Việt đẩy mạnh Nhà Lý về tổ chức ax hội, chính trị lấy cơ chế của
Nho giáo làm gốc, vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo. Từ nhà Trần, lê đã
hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho,
quả là “Trong thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống”
Thời Bắc thuộc, với sự giao lưu với phương bắc, người Việt tiếp nhận kĩ thuật rèn
đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, kĩ thuật dùng phân
mà dân gian châu thổ Bắc Bộ gọi là “phân bác” đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ
Hán, mặc dù tiếng Việt và tiếng hán là hai tiếng thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một
nghìn năm Bắc thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm
tiết hóa và thanh điệu hóa. Những Tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mà người Việt 10
không bị người hán đồng hóa về ngôn ngữ. 1.4.2. Giao lưu và tiếp biến với Ấn Độ.
Khác với Trung Hoa có biên giới với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếp giáp
trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt. Trên nhiều bình diện, văn
hóa Ấn Độ thẩm thấu vào nước ta bằng nhiều hình thức và liên tục
Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỉ đầu sau công nguyên dải đất VN hiện
nay có ba nền văn hóa: Văn hóa Việt ở Bắc Bộ, chăm pa ở Trung Bộ và óc Eo ở
Nam Bộ và sự giao lưu giữa chúng với nền văn hóa Ấn độ có sự khác nhau. Với
văn hóa Óc Eo, đó là nền văn hóa “một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây
dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ
vùng ruộng nương trung nguyên sông cửu long của cư dân Môn- Khơ me kết hợp
với nghề biển cổ truywwfn của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Ấn độ
tooe chức một quốc gia mô phỏng hình ấn độ về mọi mặt như chính trị, thiết chế xã
hội, đô thị hóa, giao thông, kĩ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và cá
nền văn hóa kèm theo, đạo Balamon chi phối.
Nền văn hóa Chamwpa. TS Ngô Văn Doanh khẳng định : “ một điều không thể
phủ nhận được là những ảnh hưởng ấn độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào
quá trình hìn thành ra vương quốc chăm pa cũng như một nền văn hóa phastt riển
rực rỡ và đầy bản sắn- văn hóa chăm pa” đó là kết quả cua một quá trình giao lưu,
tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Dộ và Chăm a. Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hóa
Ấn Độ từ những việc xây dựng mọi thành tố của nền văn hóa Chamwpa. Nhưng
cũng có sự tương phản lớn đó là tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội
Nền văn hóa châu thổ Bắc bộ trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào đuac định hình và
phát triển, người Việt tiếp nhận văn hóa ấn Độ vừa trực tiếp bừa gián tiếp. Người
Việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hoàn cảnh đặc biệt . họ đối mặt với văn hóa
Hán, vừa nhận văn hóa Hán vừa đối phó với chính trị. ảnh hưởng của văn hóa Ấn
đọ do đó chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng phát triển mạnh: Giao Châu. 11
Người Việt cũng tiếp biến với đạo Phật một cách dung dị avfo cơ tầng văn hóa bản
địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đằng và bác ái. Nói chung, việc giao lưu
thời kì lịch sử và ở từng vufnh đất diễn ra khác nhau nhưng cư bản giao lưu một
cách tự nhiên, tự nguyện
1.4.3. Giao lưu với văn hóa phương Tây.
Khi bị Pháp xâm lược với đội quân có ý thức dùng văn hóa như một công cụ cai
trị, người Việt đã phản ứng quyết liệt qua các thái độ ấy của các nhà nho yêu nước
như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực,. Bởi vậy gười
việt chống lại cả văn hóa mà dội quân đi xâm lược định áp đặt cho họ. Số phận của
chữ Quốc ngữ, trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhien với
người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, họ tieeos nhận những giá trị
những thành tố văn hóa mới, miễn sao có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống
ngoại xâ, giành độc lập. Thái độ với chữ quốc ngữ chính là biểu hiện cho điều đó.
Diện mạo văn hóa VN thay đổi trên các phương diện:
-Chữ quốc ngữ, từ chố là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng
như chữ viết của một nèn văn hóa.
-Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà máy in, máy in
-Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản
-Sự xuất hiện của một loạt thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thueeyts, thơ
mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa
Điều đáng quan tâm là sự cấu trúc lại nền văn hóa có những biến đổi mô hình
Như vậy cuộc giao lưu tiếp biến giữa văn hóa của Việt nam và băn hóa phương tây
diễn ra trong hoàn cảnh nhân dân ta một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác phải tiếp nhận nền văn hóa
phương tây để hiện đại hóa đất nước. Nơi đây tiếp biến văn hóa diễn ra trên bình
diện tiếp xúc Đông-Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập. Cuộc gặp gỡ tỏ ra
rất trái ngược nhưng trong thời gian ngắng, nền văn hóa của các quốc gia đã được 12
cấu trúc hóa dẫn tói việc các nước này từng bước “rời bỏ” phương thức sản xuất
châu Á” tực là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền
văn minh công nghiệp phương Tây”.Kết quả là văn hóa Việt Nam giai đoạn này
thay đổi diện mạo nhưng văn hóa Việt Nam không hề đánh mất bản sắc dân tộc.
1.5. Văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,việc giao lưu và tiếp biến văn
hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với các giai đoạn trước với quan niệm: Việt nam
muốn alf bạn với tất cả các nước, hoàn cảnh lịch sử của giao lưu tiếp biến văn hóa
đã có thay đổi về nhiều phương diện:
- Sự tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin
khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa càng đa dạng và phong phú. Giao lưu
và tiếp biến văn hóa là giao lưu tiếp biến văn hóa ở thời đại tin học. Lịch sử hôm
nay có những hình thwusc sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương tiện giao lưu đa dạng
- Công cuộc đổi mới và mở cửa hôm nay hoàn toàn do dân tộc ta chủ động dưới sự
lãnh đạo cảu Đảng cộng sản việt nam khiến cho việc giao lưu văn hóa là hoàn
toàn tự nguyện, chủ động, không hề bị áp đặt hay cưỡng bức.
- Nói chung việc giao lưu tiếp biến văn hóa ở giai đoạn phát triển vueaf có tính cấp
thiết, lại nhanh chóng và đa dạng, đồng thời cũng phức tạp hơn xưa. Kết quả của
công cuộc giao lưu này đã khiến cho chúng ta thu được những kết quả khả quan
trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, từ khoa công nghệ đến văn hóa thông
tin. Tuy nhiên công cuộc giao lưu văn hóa ấy cũng đặt văn hóa việt nam trước
những tahsch thức mới, đòi hỏi việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc càng phải
tiến hành khẩn trương và kiên quyết hơn.
1.6 Văn minh, văn vật, văn hiến 13
- Văn minh là danh từ chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn
học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp từ civilisation với nội hàm nghĩa văn
minh, có các từ căn gốc La tinh là civitas với nghĩa goocs: đô thị, thành phố và
các nghĩa phái sinh: thị dân công sân.
- F.Ăng ghen : văn minh là chính trị khianh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước.
Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi cho thế giới
đáp ứng được những nhu cầu của con người. Vì vậy những thành tựu của văn minh
thường có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới, nghiên cứu văn minh là nghiên cứu
những mặt động của trí tuệ con người. Văn minh luôn tiến lên không ngừng. Thế
giới trải qua nhiều nề văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông
nghiệp, văn minh thương nghiệp, công nghệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp.
Văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ:
- Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần còn văn minh
thiên về giá trị vật chất
- Văn hóa luôn có về dày của quá khứ còn văn mi h chỉ là một lát cắt đồng đại, chỉ trình độ phát triển
- Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
- Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó
nhiều hơn với phương Tây đô thị.
- Văn minh là khái niệm mang tính quốc tê,s có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và
chỉ trình độ phá triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất -
Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển
tải ( văn là văn hóa, hiến là hiền tài)
- Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ
tàivà hiện vật trong lịch sử. Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình 14
hiện vật có giá trj nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc
tinh thần dân tộc và tính lịch sử. Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh
Chứa cả giá trị vật Thiên về giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị vật chất lẫn tinh thần tinh thần vậtchất chất - kỹ thuật Có bề dày lịch sử
Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với phương Đông
Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị nông nghiệp
2. Ý kiến cá nhân về một nội dung trong học phần: “Văn hóa trang phục ở Việt Nam”
Trong đời sống văn hóa của mỗi con người, sau cái ăn thì đến cái mặc là một
trong những nhu cầu quan trọng được quan tâm hang đầu. Cái mặc giúp chúng ta
đối phó được với cái nóng, cái rét và dễ dàng thích ứng, giữ sức khỏe trước những
vấn đề của khí hậu, thời tiết.
Bên cạnh đó, thông qua việc ăn mặc, sẽ cung cấp cho người ta những thông tin
về các tầng lớp trong xã hội, trình độ văn hóa, sở thích, tính thẩm mĩ của mỗi
người,… Vì vậy trong cấu trúc cơ bản của văn hóa tổ chức đời sống vật chất thì 15
mặc là một trong ba bộ (ăn - ở - mặc) biểu hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa của chủ thể.
Trang phục là một tín hiệu đại diện cho một dân tọc, nên nó cũng luôn ảnh hưởng
và nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác. Trang phục là một lĩnh vực động
bị chi phối để thích hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau của từng mùa, từng
quốc gia, khu vực, nó phải thể hiện đồng thời cũng phải thích hợp với thị hiếu của
từng giai đoạn lịch sử.
Văn hóa của người Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh đã có
nguồn gốc tại miền Bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời trong
khu vực Thái Bình Dương. Có thể nói văn hóa ăn mặc Việt Nam là một sự pha trộn
giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn háo bán xứ của người Việt. Mặc dù
vậy, dân tộc kinh vẫn giữ gìn được nhiều nét văn hóa riêng của mình mà cho đến
ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.
Đặc trưng văn hóa mặc của người Việt thời kỳ truyền thống: Giản dị, tiện lợi - Với phụ nữ:
Đồ mặc bên dưới ổn định suốt thời kỳ truyền thống cho đến hết thời Đại Việt là
các kiểu váy đơn giản hoặc quấn quanh thân hoặc may nối hai mép vái thành hình ống.
+ Đồ mặc bên trên cùng cũng khá ổn định là yếm với kiểu dáng đơn giản đó là một
mảnh vải vuông chéo đặt phía trước. Góc ở phía cổ được khoét hình bán nguyệt,
hai bên có hai sợi dây buojc vào cổ, hai góc hai bên có hai sợi dây để buộc sau
lưng cố định yếm để che phần ngực. Ngoiaf yếm, phụ nữ thời kỳ Đại Việt thường
mặc áo tứ thân may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng,
đằng trước là hai vạt áo buông thông không có khuy khi mặc buộc thắt vào nhau.
Sau này còn có cái biến thành áo năm thân. 16
- Với đàn ông: Đồ mặc bên dưới khi lao động phổ biến là khố, khố là một loại
đồ mặc tối giản, chỉ gồm một miếng vải dài quấn quanh bụng một hay nhiều
vòng, luồn tứ trước ra sau rồi buộc thông phần cuối ở phía trước hay phía
sau. Khi đóng khố thì sẽ không có đồ mặc phía trên. - Màu sắc tối giản
Trang phục người Việt thường ngày ưa gam màu trầm (đen, gụ, nâu hoặc màu
trắng) không ưa màu sặc sỡ.
Từ kiểu dáng đến màu sắc trang phục của người Việt thường dân đều toát ra
đặc điểm giản dị, tiện lợi.
Vào dịp lễ hội, trang phục vẫn được biến tấu để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp, khoe duyên.
Trong những chiếc áo dài thường nhật của các cô các chị là những chiếc áo
ngắn nhiều màu rực rỡ như màu vàng chanh, hồng sne, vàng mỡ gà, hồng đào, xanh hồ thủy v.v…
Chiếc yếm che ngực của phụ nữ Việt thời kỳ truyền thống được xem là biểu tượng của nữ tính.
Trang phục dân gian của người Việt thời kỳ truyền thống là giản dị, kiểu dáng
đơn giản, ưa màu sẫm, tối thì cũng không có nghĩa nó không biến tấu để đáp ứng
nhu cầu đa dạng và phong phú của tâm hồn Việt.
Trong lĩnh vực trang phục, người Việt học rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc
nhưng phần tiếp nhận này chủ yếu cho dòng trang phục cung đình, trang phục của
vua quan, còn dòng trang phục thường dân thì tuy cũng có những tiếp nhận từ văn
hóa Trung Quốc nhưng đặc trưng của trang phục Việt thì vẫn được gìn giữ. Đó
chính là sự giản dị, tiện lợi rất riêng của Việt Nam. - Trước năm 1945: 17
Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của
người dân. Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha tạp” theo
lối đua đòi cải cách nửa mùa, thì trong xã hội, những phục trang truyền thống như
áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi thở và là
kết tinh văn hóa của cả dân tộc. Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình
để cùng người phụ nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo
tứ thân lượt là trong những buổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những
chiếc váy xòe, những chiếc đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ
nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối
cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rất thích mặc trang phục Tây
phương và mặc rất đẹp.
- Sau Cách mạng tháng 8/1945:
+ Trang phục có nhiều thay đổi do sự Âu hóa nhanh chóng tại khu vực thành
thị. Ở miền Bắc, phổ biến nhất là loại áo kaki bốn túi thường được mặc bởi các cán
bộ, viên chức, trí thức. Ở miền Nam, ngoài áo bà ba, nhiều người bắt đầu mặc áo
sơmi. Riêng tầng lớp trí thức Sài thành ăn mặc hoàn toàn giống phương Tây: đàn
ông mặc áo sơmi kết hợp với vest không tay, quần Âu vải, đi giày Tây da bóng,
phụ nữ mặc váy hoặc áo dài cách tân. Còn ở miền Tây, áo sơmi trắng, quần Âu có
dây đeo qua vai và mũ beret là trang phục điển hình của các công tử nhà giàu. 
Tại thành thị, phụ nữ nhiều tuổi mặc áo dài may sát thân, vạt dài quá đầu gối, mặc
quần trắng hoặc đen, tóc búi gọn sau gáy hoặc uốn tóc. •
Nữ thanh niên tầng lớp trên và đa số tiểu tư sản thay đổi kiểu ăn mặc chạy
theo "mốt hiện đại" từ thế giới thời trang, được sự khuyến khích của Mỹ -Ngụy...,
hàng ngày tác động vào mạnh mẽ. •
Kể từ năm 1954, chiếc áo dài Việt Nam đã được nhiều nữ sinh mặc đến
trường với kiểu tà rộng, eo thắt, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp. 18
Năm 1954 – 1959, phong trào mặc áo, váy đầm cũng song song phát triển. Thời
gian đầu vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có ve cổ, cổ
khoét sâu hình bầu dục, hình tròn, kiểu cổ ngang, cổ vuông... Áo tay ngắn, tay
phồng... may bằng vải trắng, vải màu hay vải hoa.
Váy, từ kiểu dài quá đầu gối, may phồng và hơi khum phần dưới (gọi là váy
chuông) đến những năm 1960 lại may thẳng, xẻ chút ít ở giữa thân sau, hoặc may
xếp li, hoặc may bó. Mặc với áo ngắn tay hoặc áo không tay, ngang lưng có dải vải
thắt ngoài, bỏ giọt bên cạnh hay ở giữa. Hoặc mặc với áo thẳng, cổ viền, túi viền... một màu hay nối màu.
Sau năm 1968, chiếc váy mi-ni ra đời, ngắn trên đầu gối, càng ngắn càng hợp
thời trang. Loại áo khoét cổ có bớt đi, áo không tay và ngắn tay lại phát triển. Áo
dài tay cài khuy "măng xét" cũng được sử dụng. Đặc biệt áo sơ mi may rất dài. Có
loại thân trước xẻ làm ba vạt. Quần Âu ống loe 30cm -40cm xuất hiện với nhiều
loại thắt lưng da các màu, to bản. Người ta dùng cả thắt lưng bằng kim khí. Và cho
đến những năm về sau này, ống loe đã phát triển lên tới 50cm rồi 60cm, hai bên
ống quần không nối, gấu quần không vén, không máy mà được đốt thành những hình sóng lượn. Sau năm 1975:
Sau năm 1975, hay đúng hơn là sau công cuộc đổi mới, các quan niệm, tư tưởng
dường như cởi mở hơn cùng với quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa. Đây là giai
đoạn thời trang Việt Nam phân hóa đa dạng và phát triển với tốc độ chóng mặt.
Đa số đàn ông thời kỳ này đều mặc quần Tây, áo sơmi ôm, ve áo và măng sét to
bản. Các loại áo thun, áo ba lỗ cũng bắt đầu trở nên phổ biến và phong phú về màu
sắc, kiểu dáng, chất liệu, họa tiết… Trong khi đó, trang phục của phụ nữ vẫn giữ
được yếu tố truyền thống và gắn liền với đặc điểm vùng miền. Phụ nữ nông thôn
miền Bắc vẫn mặc áo cánh nâu cổ tròn hoặc cổ tim, quần đen bằng vải lụa bóng,
đầu vấn khăn vuông. Những người phụ nữ hoạt động cách mạng và làm cán bộ lại 19
mặc áo sơmi đại cán, tay thẳng, cổ hình cánh nhạn, chất liệu kaki và thường có
màu xanh, xám hoặc be hồng. Ở miền Nam, trang phục phổ biến vẫn là áo sơmi, áo
thun và các loại váy đối với tiểu thương, trí thức; áo bà ba đối với nông dân.
Nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam, chắc chắn phải đề cập đến áo dài,
vốn đã trở thành “quốc phục” tượng trưng cho tinh hoa dân tộc. Chiếc áo dài có
tuổi đời rất lâu năm, ngay trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn người ta đã
tìm thấy hình ảnh của chiếc áo dài tha thướt. Đến thế kỷ 19,20, áo dài bắt đầu trở
thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt, từ các bà hoàng,
công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài được may trang trọng, quý phái
bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các cô vận áo dài đến trường, đến
công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế kỷ 19-20, áo dài đã trở thành
một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt yêu chuộng. Trải qua
nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng thời trang phương
Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ
trào lưu cải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chít eo hay cổ thuyền theo
“mốt” Trần Lệ Xuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay, áo dài vẫn
chứng tỏ khả năng bất biến mà không phải loại trang phục nào cũng làm được: đó
là tôn lên vóc dáng và nét đẹp quyến rũ dịu dàng cho người phụ nữ.
Mặc dù Việt Nam là đất nước có chiều dài lịch sử song ngành thời trang Việt
Nam lại chỉ mới bắt đầu hơn chục năm nay. Khái niệm về nhà thiết kế, nhà tạo
mốt, stylist (người tạo dựng hình ảnh, thời trang)..đều là những khái niệm mới mẻ
với người Việt Nam. Vậy nhưng trong hơn chục năm qua, ngành thời trang Việt
Nam đã có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc và tạo được ấn tượng đối với
thế giới. Phong cách ăn mặc của người Việt cũng ngày càng hiện đại bắt kịp với xu
thế thời trang thế giới nhưng lại biết điều tiết để phù hợp với thuần phong mỹ tục
của Việt Nam. Chính những điều này càng làm cho thời trang Việt Nam có nét 20