Nhà nước và pháp luật đại cương- TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (KHTN-Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Chuyển dịch, phân tán và thăng trầm quyền lực trong quan hệ giữa nhà nước và người dân đang diễn ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tại sao nói các nhà nước đương đại trên thế giới có xu
hướng chuyển dần từ “nhà nước
cai trị” sang “nhà nước phục vụ nhân dân”?
Cách phân chia hình thức nhà nước hiện nay thường dựa trên ba cách:
“1. Theo tiêu chí chủ thể nắm quyền lực nhà nước; 2.
Theo cách thức mà người đứng đầu nhà nước
(Staatsoberhaupt) được thành lập bằng cách nào; 3.
Theo cấu trúc bên trong và liên kết bên ngoài nhà nước.
Chuyển dịch, phân tán và thăng trầm quyền lực trong quan hệ giữa nhà nước và
người dân đang diễn ra. Dưới tác động của phát triển kinh tế, nhất là ảnh hưởng
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phân tầng xã hội đã và đang diễn ra
mạnh mẽ, làm cho xu thế dân chủ hóa, đặc trưng bởi sự phân tán quyền lực và
phi tập trung hóa quyền lực ngày càng mạnh mẽ hơn.
1.Sự tăng cường của các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
Toàn cầu hóa dẫn tới sự suy giảm phạm vi hoạt động của nhà
nước do sự xuất hiện và phát triển của các chủ thể mới - thậm
chí còn có tiềm lực và sức mạnh lớn hơn cả nhà nước. Bối cảnh
này buộc nhà nước phải hoạt động trong một cấu trúc thể chế mới, tuân thủ một
số giá trị chung (dân chủ, pháp quyền, quyền con người…). Bởi vì một số thiết
chế quốc tế vượt lên cả quyền lực của nhà nước: sự củng cố và lớn mạnh của
trật tự đa quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh và chủ quyền nhà nước.
Nhà nước theo đó phải chịu những ràng buộc và phải chia sẻ quyền lực với các
chủ thể mới, logic đa quốc gia đòi hỏi tìm kiếm sự thỏa thuận thay vì cơ chế
mệnh lệnh - phục tùng truyền thống. Nhà nước như vậy buộc phải cạnh tranh
với các chủ thể kinh tế mới như các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, nhưng
cũng có thể với cả các tổ chức phi chính phủ, thậm chí là các mạng lưới đa quốc
gia đủ mọi loại hình…
Những tiến bộ xã hội và dân chủ hóa cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư làm đa dạng hóa chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân) và hình
thức tham gia xã hội (tham gia trực tuyến, mạng xã hội, công dân toàn cầu, cư
dân mạng...), tạo nên sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo. Sự phát triển
của các phương tiện thông tin, như mạng xã hội, điện thoại thông minh... tạo
điều kiện để người dân bày tỏ quan điểm cá nhân, qua đó nâng cao vai trò và
ảnh hưởng của mình đối với xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ cũng làm
gia tăng tính bình đẳng và dân chủ trong quan hệ giữa đối tượng quản lý và đối
tượng chịu quản lý dưới tác động của sự phân tán quyền lực và phi tập trung
hóa quyền lực. Sự thay đổi vai trò của người dân dẫn đến những thay đổi trong
quan hệ giữa người dân với chính phủ, nhà nước. Mối quan hệ này không còn
đơn thuần một chiều, có tính mệnh lệnh, mà trở thành quan hệ tương tác giữa
các chủ thể tương đối bình đẳng. Trong một số trường hợp, mỗi cá nhân hoặc
một nhóm các cá nhân có thể dẫn dắt, định hướng chủ đề và buộc chính phủ
phải hành động. Nói cách khác, sức ép cải cách thể chế đã gia tăng khi công nghệ
thông tin làm thay đổi phương thức liên hệ, giao tiếp của tất cả các quan hệ
trong xã hội, đặc biệt là giữa chính phủ với người dân, hoặc giữa người dân với nhau.
2. Sự xáo trộn các chức năng nhà nước
Quá trình toàn cầu hóa đưa đến sự cần thiết phải hợp tác giữa các nhà nước,
điều này dẫn tới sự đảo lộn tổng thể các chức năng của nhà nước.
Nhà nước vẫn hiện diện mạnh mẽ trong đời sống xã hội, nhưng vai trò và vị trí
của nó đã khác trước. Mặc dù nhà nước vẫn là thực thể bảo đảm sự gắn kết xã
hội và đảm bảo an ninh, nhưng hoạt động này đã phải tiến hành trong một khuôn
khổ khác trước, nhà nước phải điều đình, dàn xếp với các chủ thể khác để giải
quyết nhiều công việc thay vì áp đặt một chiều bằng các mệnh lệnh hành chính.
Có thể thấy, vai trò và vị trí của nhà nước trong các mối quan hệ xã hội đã thay
đổi, nhà nước không còn là bề trên mà trở thành đối tác của các chủ thể khác,
đây chính là quan niệm mới về nhà nước, quan niệm hậu hiện đại.
3. Giảm bớt tính đặc thù của nhà nước
Sự gia tăng tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển thúc
đẩy xu hướng phân tán quyền lực.
Cùng với sự thành công
trong phát triển kinh tế và các chương trình xóa đói, giảm nghèo của các nước
đang phát triển, tỷ lệ người nghèo và cực nghèo trên toàn cầu sẽ tiếp tục giảm.
Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu với chất lượng cuộc sống (giáo
dục, y tế, văn hóa...) ngày càng được cải thiện; công nghệ mới trong lĩnh vực chế
tạo và viễn thông được ứng dụng rộng rãi, góp phần gia tăng vai trò và quyền lực của người dân.
4. Sự xé nhỏ của cấu trúc nhà nước
Nhà nước vốn dựa trên một nguyên tắc thống nhất về bộ máy có cấu trúc chặt
chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới, nhưng trước đòi hỏi của tình hình mới, phải
có những thay đổi trong quản trị nhà nước. Nguyên tắc này của nhà nước đơn
nhất bị lung lay bởi xu hướng phi tập trung hóa và tản quyền, phân tán quyền
lực từ nhà nước trung ương đến các đơn vị hành chính và từ nhà nước đến các chủ thể phi nhà nước.
5. Một số biến đổi của pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hóa
Pháp luật truyền thống được hình thành dựa trên quan niệm mang tính nhất
nguyên: nhà nước là cội nguồn duy nhất của pháp luật, là chủ thể có được độc
quyền xác định quy phạm pháp luật, xây dựng nên một trật tự pháp lý thống nhất, logic, hợp lý.
a/ Luật pháp hình thành ngoài khuôn khổ nhà nước
Mô hình truyền thống này dần bị lạc hậu do sự tác động của toàn cầu hóa: sự
vận hành của một thị trường ngày càng toàn cầu hóa đòi hỏi việc thiết lập các
quy tắc mới phù hợp với các đòi hỏi của các chủ thể của toàn cầu hóa (các tập
đoàn kinh tế đa quốc gia, các tổ chức quốc tế…), những quy định này không thể
chỉ là sản phẩm của riêng nhà nước.
Do đó, một thứ pháp luật mới được tạo ra bên cạnh luật pháp truyền thống có
nguồn gốc nhà nước để đáp ứng những thách thức của toàn cầu hóa.
Việc sử dụng trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại cũng là
một biểu hiện dễ thấy của hiện tượng pháp luật được hình thành ngoài khuôn khổ ngoài nhà nước.
b/ Luật pháp hình thành từ các thiết chế thấp hơn nhà nước
Việc trao cho chính quyền địa phương ngày càng nhiều quyền
hạn dẫn tới việc tăng cường năng lực pháp lý cho các thể chế
này . Xu hướng tự chủ địa phương dẫn tới việc trao cho chính
quyền địa phương các chức năng điều chỉnh pháp luật vốn trước đây thuộc nhà nước trung ương.
c/ Sự phổ biến của nhà nước pháp quyền, sự trỗi dậy của xã hội luật pháp và
xu hướng tư pháp hóa
Cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền hoàn
toàn phân biệt với nhà nước độc tài, chuyên chế và nhà nước cai trị . Cụ thể:
• Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ tuân
thủ pháp luật. Khuôn khổ tuân thủ pháp luật ở đây là hệ thống pháp luật
tiến bộ, dân chủ, khả thi và phù hợp nhằm phản ánh công lý và tương
thích với những quyền tự nhiên của con người.
• Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc
chủ quyền nhân dân với cơ chế phân công kiểm soát quyền lực nhà nước
để bảo đảm đồng thời bảo vệ quyền con người và tự do cá nhân.
• Nhà nước pháp quyền là một công cụ được tạo ra để phục vụ con người
và xã hội. Chức năng chính của nó là đem lại lợi ích cho công dân, bảo vệ
quyền tự do cá nhân và duy trì sự công bằng trong xã hội.
• Nhà nước cùng với tất cả các chủ thể khác trong xã hội đều tuân thủ và
tôn trọng pháp luật, và cam kết tuân thủ và chấp hành pháp luật một cách tuyệt đối.
• Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà pháp luật đứng ở vị trí tối thượng
không những ở đời sống nhà nước mà còn ở đời sống xã hội.
• Nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng ,đề cao và bảo
đảm về quyền con người cũng như quyền nhân dân.
• Nhà nước pháp quyền là nhà nước có mối liên hệ và liên quan mật thiết đến xã hội dân sự. Ở VIỆT NAM:
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật
tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát
huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân… Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của
nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế
để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”. Quyền lực của hệ thống chính
trị nước ta thực chất thuộc về ai? Tổng Bí thư xác định: “… chúng ta cần một hệ
thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục
vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có.”
Trong thực tế từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Nhân dân Việt Nam thực
hiện quyền lực của mình đối với hệ thống chính trị của đất nước bằng hai hình
thức: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
Dân chủ trực tiếp là Nhân dân tự mình thực hiện quyền lực nhà nước, Nhân dân
tự mình thể hiện ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về
một vấn đề/sự việc nào đó liên quan đến quốc gia, dân tộc, đất nước mà không
cần ủy quyền cho cá nhân hay tổ chức thay mặt mình, và ý chí đó có tính bắt
buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng
cử, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý..
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá
nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Ở nước ta, dân
chủ đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực Nhân dân. Nhân
dân quản lý mọi mặt đời sống xã hội qua trung gian là người đại diện.Theo trình
tự, Nhân dân bầu ra các cơ quan đại biểu cho mình theo hình thức phổ thông
đầu phiếu và ủy thác quyền lực cho các cơ quan đại biểu đó như Quốc hội, hội
đồng Nhân dân các cấp.
Trên cơ sở đó, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan
khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Nguồn:
https://tranvanthoi.camau.dcs.vn/quyen-luc-thuc-su-cuahe-thong-chinh-tri-
nuoc-ta-phai-thuoc-ve-nhan-dan-donhan-dan-va-phuc-vu-loi-ich-cua-nhan- dan.2776
https://tcnn.vn/news/detail/39570/
Mot_so_bien_doi_cua_nha_nuoc_va_phap_luat_trong_boi_c
anh_toan_cau_hoa_duoi_goc_do_ly_luanall.html
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-/
asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/mot-so-xu-huong-phattrien-cua-the- gioi-hien-nay