Phân tích hoàn cảnh văn hóa-Xã hội Việt Nam tạo nên đặc điểm về ưu điểm và nhược điểm của nguồn lực lao động Việt Nam?
Nguồn lực lao động luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia.Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực
khác trong hệ thống các nguồn lực. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đềucoi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710
1. Phân tích hoàn cảnh văn hóa-Xã hội Việt Nam tạo nên đặc điểm về ưu điểm và nhược
điểm của nguồn lực lao động Việt Nam? Trả lời:
Nguồn lực lao động luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia.
Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực
khác trong hệ thống các nguồn lực. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đều
coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nguồn lực lao động ở mỗi quốc gia sẽ mang những đặc điểm riêng biệt của quốc gia đó. Không thể
phủ nhận rằng hoàn cảnh - xã hội của từng quốc gia là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn lực lao động. Tương tự như với nguồn lực lao động Việt Nam bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi hoàn cảnh văn hóa-xã hội Việt Nam, từ đó tạo nên đặc điểm về ưu điểm và nhược điểm
của nguồn lực lao động Việt Nam.
*Hoàn cảnh văn hóa
Một trong những yếu tố văn hóa đầu tiên ảnh hưởng đến nguồn lực lao động của Việt Nam phải kể
đến đó là yếu tố về tri thức. Mặc dù có thể thấy trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam đang
dần được cải thiện theo từng năm, nhưng trong thời kỳ đỉnh cao của công nghệ 4.0, so với sự tiến bộ
vượt bậc của các quốc gia khác thì nguồn lực lao động của Việt Nam vẫn được đánh giá là còn yếu
kém về trình độ tri thức và không đáp ứng với một số yêu cầu tuyển dụng vào những vị trí đòi hỏi lao động trí óc cao.
Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và hiện tại vẫn là quốc gia đang phát triển nên chất lượng lao
động ở Việt Nam tương đối thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm
trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin
viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Chưa kể đến, tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở
mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được
cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Phần
lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông
nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và
kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến
và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những tư duy quản lý văn hóa chưa
theo kịp sự phát triển của xã hội. Dấu ấn của tư duy bao cấp, “xin cho”, tư duy hành chính - mệnh
lệnh, tác nghiệp vẫn còn ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ như: vấn đề “con ông cháu cha” vẫn còn là một
khuyết điểm lớn của nguồn nhân lực Việt khi mà tuyển dụng nhân sự dựa vào “quan hệ” thay vì thực
sự nhìn vào khả năng của một người. Không những vậy, nhận thức về văn hóa của các ngành, các cấp
có lúc còn cứng nhắc, áp đặt, giáo điều. Trên thực tế, môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu
lành mạnh, văn hóa ứng xử nơi công cộng, ở công sở có nhiều bất cập.
Ngoài những khuyết điểm trên, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt cũng được
vận dụng tích cực tại nơi làm việc và là một trong những ưu điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt
Nam như chăm chỉ, trách nhiệm với công việc, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực, có lòng thương
yêu, quý trọng con người, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực,…
*Hoàn cảnh xã hội
Dân số là một trong những yếu tố xã hội tạo nên một trong những ưu điểm của nguồn nhân lực Việt
Nam. Trên thực tế, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước
vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm
2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong
những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng
gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh nguồn nhân lực
dồi dào thì, dân số Việt Nam là dân số trẻ, chính điều này đã khiến nguồn lực lao động Việt Nam có lOMoAR cPSD| 45764710
đặc điểm là vô cùng năng động và sáng tạo. Tuy nhiên, vấn đề về bùng nổ dân số và một số chính
sách phân bố lao động, di cư không đồng đều đã dẫn tới tình trạng là nguồn
lực lao cũng được phân bổ không đều. Cụ thể là, nguồn lực lao động tập trung ở quá nhiều ở các thành
phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ,... nhưng một số vùng trung du miền núi phía bắc lại có tỷ
trọng lao động vô cùng thấp.
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động, đưa
ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng. Nền
kinh tế thị trường tuy có những lợi ích nhưng cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc
phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa trong
đội ngũ công chức, viên chức như: sách nhiễu nhân dân, kèn cựa, tham nhũng, bè phái gây mất đoàn
kết... gây ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cơ sở văn minh, hiện đại.
Không những vậy, tuy trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam mặc dù đã đạt được một số thành
tựu nhưng vẫn còn có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu khu vực châu Á, nhất là khoảng
cách giữa nghiên cứu khoa học, công nghệ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời
sống xã hội, sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn non trẻ,
manh mún; hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn ít và thiếu kết nối
hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu nên việc đào tạo và bồi dưỡng ra nhữung lực lượng
lao động có chất lượng cao còn hạn chế.
2. Em ấn tượng nhất về phẩm giá cá nhân nào trong số những người Cha sáng lập nước Mỹ? Tại sao? Trả lời:
Với em, Thomas Jefferson (1743-1826) luôn là vị Tổng thống ấn tượng nhất, trứ danh nhất trong số
những người cha sáng lập nước Mỹ. Theo cách hình dung của các nhà nghiên cứu lịch sử chính trị,
Thomas Jefferson thường được xếp thứ ba về sự tích cực và uy tín, sau vị Tổng thống đầu tiên George
Washington (1789-1797) và Abraham Lincoln (1861-1865).
Bên cạnh những ấn tượng về vị Tổng thống thứ 3, ngoại trưởng đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
này là vị khai quốc công thần của nước Mỹ, một trong những người ủng hộ sớm nhất và nhiệt thành
nhất cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của người Mỹ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ Cộng hòa
Hoa Kỳ, tác giả chính của bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, chính thức thông báo cho toàn thế giới
việc 13 thuộc địa thuộc lãnh thổ Bắc Mỹ này ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập, em
cũng vô cùng ấn tượng về một phẩm giá mà theo em một nhà lãnh đạo cũng như là nhà quản trị nhân
sự cần có đó là tinh thần khát khao tự do, dân chủ, bình đẳng của Ông. Gần như cả cuộc đời phải
sống trong bần hàn, túng quẫn nhưng điều huyền diệu là dường như không một lúc nào trong tâm hồn
Thomas Jefferson không thôi hừng hực ngọn lửa khát vọng về tự do, dân chủ và bình đẳng. Thực tế
trong những năm tháng đứng đầu đất nước của mình, mong muốn lớn nhất của Thomas Jefferson là
điều hành đất nước không hoang phí, vừa đảm bảo trật tự vừa đảm bảo cho các công dân một nền tự
do toàn phần để họ có thể làm mọi việc nâng cao đời sống của cá nhân mình.
Phẩm chất quý giá ấy đã được Thomas Jefferson vận dụng trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của
mình, bằng chứng là ông đối xử với các viên chức cao cấp và với các đại diện giới bình dân với sự
tôn trọng như nhau. Vào ngày lễ nhậm chức của ông, tại Tòa Bạch Cung, ông Thomas Jefferson đã
giữ lại người đầu bếp gốc Pháp và cố gắng làm giản dị các nghi thức, cho phép các quan khách bắt
tay Tổng Thống thay vì cúi đầu, và trong các bữa ăn, ông Jefferson đã dùng tới loại bàn tròn để mọi
người đều cảm thấy quan trọng ngang nhau. Những viên chức trong bộ máy của Tổng thống Jefferson
được dạy cho quen với ý nghĩ rằng họ chỉ là công bộc của nhân dân. Một trong những khát khao riêng
tư lớn nhất của Thomas Jefferson là trả lại tự do cho tất cả các nô lệ của mình (nhưng vì nợ nần cuối
cùng ông chỉ giải phóng được 5 người nô lệ gần gụi nhất). Sâu thẳm trong vị nguyên thủ luôn là niềm
“ham muốn nắm bắt một xã hội lý tưởng”, một “xã hội tự do, độc lập và bình đẳng”. lOMoAR cPSD| 45764710
Và tháng 6/1776, khi được Quốc hội Mỹ giao trọng trách là thành viên trong một ủy ban 5 người soạn
thảo bản Tuyên ngôn độc lập, niềm khát khao, nỗi mong muốn tột bậc nhưng sâu thẳm ấy đã có cơ
hội được ông bộc lộ trọn vẹn. Sự thông tuệ hiếm có, khả năng vận dụng ngôn ngữ điêu luyện ít ai bì
kịp là lý do khiến Thomas Jefferson được tín nhiệm giao làm người đầu tiên khởi thảo dự thảo văn
bản chính trị quan trọng này. Chỉ mất 17 ngày, Thomas Jefferson đã soạn ra một trong những bản
tuyên bố đẹp đẽ nhất và mạnh mẽ nhất về quyền tự do và bình đẳng trong lịch sử thế giới. Nước Mỹ
đến nay đã qua 243 mùa độc lập, hơn hai thế kỷ kể từ ngày Thomas Jefferson sống và viết Tuyên ngôn
độc lập cho xứ sở cờ hoa, thế giới cũng đã qua bao cuộc biến thiên… nhưng điều mà Thomas Jefferson
đã khẳng định trong văn kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ: “Chúng tôi khẳng định một
chân lý hiển nhiên; rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng; rằng Tạo hóa đã ban cho họ những quyền
bất khả xâm phạm; trong đó có quyền sống; tự do và mưu cầu hạnh phúc; rằng để đảm bảo những
quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ
sở sự nhất trí của nhân dân” thì không một thế lực, luồng tư tưởng nào có thể phủ nhận. lOMoAR cPSD| 45764710