-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài. Áp dụng phân tích lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử các học thuyết kinh tế 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài. Áp dụng phân tích lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46560390
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----- -----
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Đề bài: Phân tích học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và
cú huých từ bên ngoài
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thu Giang Mã sinh viên: 2055290015
Lớp: Kinh tế & Quản lý K40 Hà Nội, 2021
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI lOMoAR cPSD| 46560390
I. Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài
1. Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn”
Để tăng trưởng kinh tế cần phải đảm bảo có bốn nhân tố: tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhân lực, cơ cấu tư bản và kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, ở các nước
đang phát triển bốn nhân tố trên đều khan hiếm và việc kết hợp chúng rất khó khăn.
Những hạn chế đang gặp phải khiến các nước này bị bó buộc và cứ mãi quẩn quanh
trong cái “vòng” lặp đi lặp lại.
Hình ảnh “cái vòng luẩn quẩn”
Theo lý thuyết này, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng
tích luỹ vốn hạn chế. Những yếu tố này có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và mọi thứ
trở nên khó khăn hơn khi chúng liên kết chặt chẽ với nhau theo “vòng”. Thu nhập
thấp nên tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp thì nguồn vốn không được đảm bảo, vốn không
thỏa đáng khiến việc theo kịp độ tiên tiến của máy móc và khoa học là không thể,
kìm hãm sự tăng nhanh của năng suất, từ đó sản lượng không được như hy vọng và
lại kéo theo thu nhập thấp. Cứ như vậy, một “cái vòng luẩn quẩn” khiến kinh tế các
nước đang phát triển mỗi ngày lại càng trầm trọng thêm và hệ lụy đến các vấn đề
liên quan đến đời sống xã hội, giáo dục,…
2. Lý thuyết “cú huých” từ bên ngoài
Samuelson cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài nhằm
phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn”, đó là phải có sự đầu tư của nước ngoài vào các nước
đang phát triển. Lý thuyết về “cú huých từ bên ngoài” đưa ra được củng cố mạnh mẽ
về tư tưởng và là mấu chốt để giải quyết vấn đề các nước đang phát triển gặp phải. 1 lOMoAR cPSD| 46560390
II. Áp dụng phân tích lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên
ngoài vào nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam được nhận định là một quốc gia đang phát triển với định hướng nền
kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xã hội. Trong 40 năm trở lại đây, Việt Nam đã và
đang có những bước tiến mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế trong đó cả về hoạt động
thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam là một đất nước nhỏ, tuy nhiên thiên
nhiên có phần ưu ái vì các tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, hệ thống sông ngòi,
các loại địa hình đa dạng trải dài trên cả nước.
Về nguồn nhân lực, nước ta được đánh giá luôn có một nguồn lao động dồi
dào. Nhưng có đến trên 70% số lao động này không được đào tạo các kỹ năng chuyên
môn một cách bài bản, chưa thể đáp ứng được yêu cầu từ các nhà đầu tư.
Về cơ cấu kinh tế, nhận định qua các năm, Việt Nam từ một nước nông nghiệp
đã dịch chuyển tỉ trọng sang công nghiệp và dịch vụ.
Về kỹ thuật – công nghệ: Hiện nay, mạng lưới các tổ chức khoa học – công
nghệ ở nước ta lên đến trên 1000 tổ chức ở mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó,
ngân sách nhà nước từ năm 2000 đã quyết định chi 2% cho các chính sách đầu tư
phát triển kỹ thuật – công nghệ mới. Tuy đã góp phần nào cải thiện bền vững phát
triển nền kinh tế, nhưng các trang thiết bị của các viện đào tào – nghiên cứu và các
trường đại học nhìn chung chưa được đầy đủ và đồng bộ.
1. Vận dụng học thuyết vào nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, việc thu hút nguồn đầu tư không đạt
được hiệu quả như mong đợi bởi điều kiện trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Đến
năm 1986, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa với mục tiêu giải phóng toàn bộ nguồn lực để phát triển kinh tế.
Năm 1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, sự thay đổi này
khiến nền kinh tế nước ta mới thực sự bước sang một trang mới. 2 lOMoAR cPSD| 46560390
Từ đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn được đề cao là phương án để phục
hồi và phát triển nền kinh tế. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ, nước ta
liên tục tham gia vào các tổ chứ kinh tế thế giới và khu vực như ASEAN, WTO,
FTA…. Các quy định và điều kiện của hàng rào thuế quan hay hàng hóa xuất khẩu
được nới lỏng và tháo gỡ một cách phù hợp nhất. Các khu công nghiệp trong nước
thay đổi và phát triển dựa trên những tiêu chuẩn tốt nhất để đón được các dòng vốn
FDI. Giai đoạn 1995- 2000, tăng trưởng kinh tế Việt Nam duy trì ở mức cao.
Đầu tư nước ngoài dần trở thành nguồn vốn quan trọng. Theo Cục Đầu tư
nước ngoài, sau hơn 30 năm “đón” vốn FDI, cả nước thu hút 26.438 dự án FDI của
129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD,
vốn thực hiện ước đạt 183,62 tỷ USD, bằng 55% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Ngoài bổ sung nguồn vốn chất lượng, FDI đã tạo ra khoảng 330.000 việc làm trực
tiếp năm 1995 lên khoảng 3,6 triệu việc làm trực tiếp năm 2017 và khoảng 5-6 triệu việc làm gián tiếp.
Khoa học - công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, sản xuất tăng
năng suất thì sẽ khiến GDP tăng, từ đó thu nhập cũng tăng. Đây chính là một trong
những yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Theo tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh toàn cầu mới (GCI 4.0), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0
năm 2019 của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 67/141 nền kinh
tế. Trong đó, trụ cột Ứng dụng Công nghệ thông tin xếp ở vị trí 41/141.
2. Trong đại dịch Covid – 19
Cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên Việt Nam đã và đang kiểm soát
được dịch bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các
nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam quyết liệt triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp
cho những vấn đề lớn có tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Sự
quyết liệt đã chứng tỏ ngay trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, Việt Nam
vẫn tiếp tục đón nhận nhiều dự án lớn. Có thể kể tới dự án LG Display Hải Phòng, 3 lOMoAR cPSD| 46560390
điều chỉnh tăng vốn 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021; dự án nhà máy sản xuất giấy tại
Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới,
điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số đã phần nào thể hiện được sự cố gắng của Chính phủ cũng như
các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh mà cả thế giới cũng đang
gặp khó khăn, tình hình kinh tế bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Việt Nam
đã có những chiến lược, giải pháp để tránh bị cuốn và giảm thiểu nhất sự khó khăn
tại tất cả các lĩnh vực có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Với lý
thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài, bối cảnh dịch Covid-19 lần
này là thời gian để Việt Nam vận dụng lý thuyết của Samuelson, thấy rõ được vai trò
của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng là một phần quan trọng để nền kinh tế
nước ta không bị rơi vào trạng thái nghiêm trọng. 3. Đánh giá
Về ưu điểm: Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc sau ba thập kỷ qua và
được dự báo sẽ nằm trong top 20 nền kinh tế đứng đầu thế giới và top 10 khu vực
Châu Á vào năm 2050. Có được sự đánh giá tích này là nhờ việc đổi mới các chính
sách thu hút FDI. Các nguồn vốn này giúp nước ta khỏa lấp thiếu hụt về vốn đầu tư
để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa công
nghệ của nền kinh tế. Việc làm cho người lao động cũng được tạo ra rất nhiều, hình
thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có kỷ cương,
kỷ luật. Cùng với đó là gia tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, góp phần gia
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp nước ngoài phát triển
cũng thúc đẩy phát triển của đội ngũ doanh nghiệp trong nước. Các tiến bộ khoa học
công nghệ cũng được tiếp thu và sáng tạo đổi mới. 4 lOMoAR cPSD| 46560390
Về hạn chế: Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nguồn tư bản nước ngoài đem
lại, tác động của nó trở lại nước ta cũng có tính hai mặt. Cùng với đó là một số hạn
chế và vướng mắc trong các chính sách của nước ta khi triển khai.
Thứ nhất, thực thi pháp luật về đầu tư nước ngoài đôi khi còn chồng chéo,
mâu thuẫn lẫn nhau, thiếu đồng bộ và không nhất quán về chủ trương, nhiều quy
định còn rườm rà, phức tạp.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng: Mặc dù cải thiện mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua, chất
lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn dưới trung bình trong khu vực. Cơ sở hạ tầng
đường bộ, đường sắt, đường thủy của nước ta gây ra các khó khăn trong việc vận
chuyển hàng hoá, luân chuyển hàng hoá tại cảng, chi phí logistics và tình trạng tắc
đường thường xuyên, đặc biệt tại các tuyến đô thị.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực: Lực lượng nhân công không có chuyên
môn kỹ thuật thì dư thừa, trong khi đó lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật
làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam trong các ngành công nghệ cao. Nhiều doanh
nghiệp FDI đã từng bước chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lý cho cán bộ Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề chuyển giao còn rất hạn chế do thiếu
hụt nghiêm trọng các cán bộ, lao động có đủ chuyên môn để tiếp nhận.
Thứ tư, chuỗi cung ứng: Hầu hết các doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được ở
những khâu thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp, gia công hoặc cung cấp vật
tư tiêu hao đơn giản, đa số phải đứng ngoài chuỗi cung ứng do không thể đáp ứng
được tiêu chuẩn quốc tế (EU, Mỹ) hoặc tiêu chuẩn do doanh nghiệp FDI đưa ra. Đây
là khoảng trống lớn của Việt Nam, dẫn đến việc doanh nghiệp bị tăng chi phí và khó
có thể tận dụng các nguồn lực trong nước để giảm thời gian chờ nhập khẩu cũng như
rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.
Thứ năm, môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Quy mô sản xuất ngày càng
lớn, nguồn tài nguyên có hạn trong khi nhu cầu yếu tố nguyên nhiên vật liệu đầu vào
là vô hạn. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường do khí và chất thải từ các nhà máy thải
ra không ngừng gia tăng cũng là vấn đề mà cần những quy định cứng rắn của nhà
nước có những biện pháp sàng lọc chất thải trước khi đưa ra môi trường, xử lý 5 lOMoAR cPSD| 46560390
nghiêm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm môi trường sinh thái. KẾT LUẬN:
Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” của sự đói nghèo cho thấy những đặc điểm
và những mặt hạn chế, yếu kém mà các nước đang phát triển đang gặp phải. Đồng
thời đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc áp dụng để đạt mục tiêu là tăng trưởng kinh tế.
Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là một việc quan trọng, bên cạnh đó cũng cần
chọn lựa và khuyến khích vào những ngành, những vùng thật sự cần thiết cho nền
kinh tế để đảm bảo tính lâu dài.
Hiểu rõ những khó khăn và lợi thế trước mắt, Việt Nam vẫn đang trên con
đường phát triển kinh tế, rút kinh nghiệm từ những bài học đã trải qua và của các
quốc gia khác cùng hoàn cảnh. Đây là quá trình lâu dài, cần có sự phối hợp từ các
doanh nghiệp, tổ chức và nhà nước để điều tiết, sửa đổi. Trong quá trình đó, thu hút
và ổn định nguồn vốn, tận dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến là cơ hội thực hiện
những mục tiêu đề ra và hòa nhập thế giới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập toàn cầu, đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. 6