Phân tích sự tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay? | Bài tiểu học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế thị trường, ở đó, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng quyết liệt, thường xuyên hơn. Cạnh tranh lại là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Đề 10: Phân tích sự tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay? GV
: TS. Đồng Thị Tuyền
Lớp : Kinh tế chính trị Mác – Lê nin-1-1-22(N27)
Họ và tên : Vương Tuấn Cường MSSV : 21011490 STT : 010
Năm học 2022 – 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4
2.1 Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: 4
2.1.1 Các tác động tích cực 4
2.1.2 Các tác động tiêu cực 5
2.2 Liên hệ đến Việt Nam 6 KẾT LUẬN 7 2 MỞ Đ UẦ
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật
thị trường. Đây là một nền kinh tế được hình thành khách quan trong lịch sử.
Cạnh tranh về cơ bản là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau
nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và từ đó thu được
lợi ích tối đa. Đây là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường, điều tiết
một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: thứ nhất là do sự tồn tại của nhiều chủ
sở hữu độc lập, tư do sản xuất kinh doanh; thứ hai là do người sản xuất, kinh
doanh có những điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Với tầm hiểu biết của mình, đề tài mà tôi triển khai là: “Phân tích sự tác
động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay?”. NỘI DUNG 2.1
Tác đ ng c a c nh tranh trong n n kinh t th trộủ ạ ề ế ị ường:
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích
cực vừa có mặt hạn chế. Nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội khi cạnh
tranh lành mạnh. Còn những mặt tiêu cực, những hạn chế của cạnh tranh rất dễ
dàng có thể nhận ra đến từ cạnh tranh không lành mạnh.
2.1.1 Các tác đ ng tích c cộự
Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Trong một
thị trường luôn có rất nhiều doanh nghiệp và các ngành kinh doanh thì việc một
doanh nghiệp có nhiều đối thủ là không tránh khỏi. Khi đó, để có thể cạnh tranh
thì chất lượng sản phẩm phải cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng chi phí
sản xuất phải hợp lí để có thể vẫn sinh ra lợi nhuận, hay nói cách khác, lực 3
lượng sản xuất phải mang lại “lợi thế cạnh tranh”. Đây là mặt thứ nhất của cạnh
tranh, khi cả nền kinh tế phát triển, mọi đối thủ kinh doanh đều có “lợi thế cạnh
tranh”, thậm chí còn có lợi thế hơn doanh nghiệp thì phải nâng cấp doanh
nghiệp mình, nâng cao năng lực cạnh tranh: nâng cao tay nghề người lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ
thuật… Cứ như vậy, khi các doanh nghiệp cạnh tranh, chất lượng của lực lượng
sản xuất nói chung sẽ ngày một cải thiện và phát triển.
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực: trong
nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế không chỉ phải cạnh tranh với nhau
về sản phẩm đầu ra mà còn có các nguồn lực. Nguồn lực được phân bổ tối ưu
khi giá cả trả cho hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị trường phản ánh chính
xác chi phí kinh tế thấp nhất để cung ứng chúng. Các nhà sản xuất sẽ phải điều
chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực sao cho phân bổ nguồn lực là tối ưu.
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội: muốn có được
lợi thế cạnh tranh, người sản xuất phải làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp
hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn… để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người tiêu
dùng. Khi các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau, hoặc chất lượng của hàng hóa
sẽ tăng lên hoặc giá thành của hàng hóa sẽ giảm đi, hoặc cả hai điều đó sẽ xảy
ra mà nhu cầu của khách hàng vẫn được thỏa mãn. Vậy là, càng nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng
sẽ càng có chất lượng cao hơn, cạnhtranh đem đến cho khách hàng giá trị tối
ưu đối với đồng tiền mồ hôi công sức họ làm ra.
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: cạnh tranh
là một quy luật của nền kinh tế thị trường, ở đó, mọi hành vi của mọi chủ thể
kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Kinh tế thị trường càng phát
triển thì cạnh tranh càng quyết liệt, thường xuyên hơn. Cạnh tranh lại là động
lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Vì cạnh
tranh không chỉ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp điều chỉnh
linh hoạt việc phân bổ nguồn lực mà còn thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu 4
xã hội nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của mỗi chủ thể kinh tế. Có thể thấy, cạnh
tranh và nền kinh tế thị trường luôntác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
2.1.2 Các tác đ ng tiêu c cộự
Bên cạnh những tác động tích cực đến từ cạnh tranh lành mạnh thì
những khuyết tật, tác động của cạnh tranh không lành mạnh: chạy theo lợi
nhuận đơn thuần, tìm mọi cách để kiếm lợi nhuận, dùng các thủ đoạn vi phạm
pháp luật hay bấtchấp pháp luật, vi phạm những đạo đức kinh doanh, coi nhẹ
vấn đề y tế, môi trường,xã hội… đang là những thực trạng nhức nhối của toàn xã hội.
Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh
doanh: khi chủ thể thực hiện mọi cách để cạnh tranh sẽ rất dễ sử dụng các
biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là không lành mạnh, các thủ
đoạn xấu để tăng lợi nhuận: buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng
không rõ nguồn gốc xuất xứ …Đây là những hành vi xấu, làm môi trường
kinh doanh sẽ ngày càng đi xuống về mặtchất lượng và làm giá trị đạo đức bị xói mòn.
Thứ hai, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội:
chiếm giữ nguồn lực để giành ưu thế cạnh tranh mà không phát huy được vai
trò của nguồnlực trong sản xuất kinh doanh cũng là một hình thức của cạnh
tranh không lành mạnh. Khi đó, nguồn lực không được phân bổ hợp lí: nơi
cần thì không đủ, nơi có thì không thể phát huy tối ưu vai trò của nguồn lực
mình có. Không chỉ thế, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường
ngày một nghiêm trọng. Về lâu về dài, đây sẽkhông chỉ là vấn đề lãng phí
nguồn lực xã hội mà là hủy hoại môi trường sống, nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội: khi
cạnh tranh không lành mạnh ngày một mạnh mẽ, phân hóa giàu nghèo, lãng
phí nguồn lựcxã hội và các vấn đề xã hội khác sẽ ngày một nhiều, nghiêm
trọng. Việc gây tổn hại đến phúc lợi xã hội là không tránh khỏi.
2.2 Liên h đ n Vi t Namệ ế ệ
Trước thời kỳ đổi mới có thể nói, nước ta luôn trong tình trạng nghèo đói,
thiếu lương thực, thực phẩm vì nền kinh tế thời đó là nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung hay còn gọi là thời kỳ bao cấp, đất đai, nhà xưởng và những nguồn 5
lực kinh tế kháccủa quốc gia đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Ta có thể thấy
trong thời kỳ bao cấp, chính phủ nắm trọn trong tay quyền kiểm soát kinh tế,
không có khối tư nhân trongđó, mọi sự phân bổ nguồn lực xã hội không được
điều tiết tự do mà đều do chính phủ quyết định. Vì thế hậu quả nền kinh tế trước
đổi mới luôn trong tình trạng suy thoái, khủng hoảng, trì trệ, và tồn tại nhiều
tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu của là do nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
thiếu đi sự cạnh tranh dẫn tới việc: (1) Không tạo lập được giá trị kinh tế cho
xã hội, các nhà hoạch định không quan tâm tới nhu cầu của người tiêu dùng,
mà chỉ quan tâm sản xuất hàng hóa ở mức chi phí tối thiểu; (2) Triệt tiêu động
lực phát triển ;(3) Không thỏa mãn được nhu cầu người dùng, mặc dù nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung đã làm tốt trong việc tạo ra một xã hội công bằng,
nhưng lại không thể cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu chonhu cầu hàng ngày,
gây nên tình trạng phúc lợi xã hội bị sụt giảm mạnh. Và thời kỳđó của Việt Nam
đã chấm dứt khi chính phủ quyết định mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết
của nhà nước. Đầu tiên thành tựu to lớn nhất là ở ngành nông sản. Vì có sự cạnh
tranh và được tự do sản xuất, nên sản xuất nông sản của nước ta tăng mạnh chỉ
trong một thời gian ngắn sau khi mở cửa, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm
ở trong nước, thậm chí đã xuất khẩu được nông sản sang các nước khác.Về lĩnh
vực công nghiệp, do nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh được xác lập, rấtnhiều
doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập, tự do sản xuất hàng hóa, vì thế, nguồn
cung hàng hóa trở nên dồi dào hơn rất nhiều so với thời bao cấp, nguồn lực
được phân bổ hợp lý hơn, tạo nên một nền kinh tế vững mạnh, nhu cầu của
người dân được thỏa mãn. Nhờ có tự do cạnh tranh mà nền kinh tế của nước ta
trở nên minh bạch, không còn sự tác động quá lớn của chính phủ, do đó ta đã
thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, tham gia được rất
nhiều các hiệp định tự do thương mại, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát
triển đất nước. Tóm lại, từ những chứng minh từ lịch sử, vai trò của cạnh tranh
là một phần khôngthể thiếu trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay. 6 K T LU NẾ Ậ
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường vừa mang lại tích cực
bên cạnh đó cũng có nhiều mặt tiêu cực. Điển hình tích cực của nó mang lại:
thúc đẩy lực lượng sản xuất và nền kinh tế thị trường phát triển; là cơ chế điều
chỉnh linh hoạt việc phân bố nguồn lực; thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu
của xã hội. Tiêu cực mà nó mang lại cũng tương đối: gây tổn hại đến môi trường
kinh doanh; lãng phí nguồn lực xã hội; làm tổn hại phúc lợi xã hội. Dựa trên
những mặt tích cực và tiêu cực đó, mà chính sách của nhà nước Việt Nam đưa
ra sẽ cố gắng tối đa hóa mặt tích cực và giảm tối đa mặt tiêu cực mà cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường mang lại. 7