Phân tích ưu thế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Trường Đại học Phenika
Phân tích ưu thế của nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ 5: Phân tích ưu thế của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam hiện nay. 1. Mở đầu: ● Khái niệm
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm
được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
- Sản xuất tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm
được sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người
trực tiếp sản xuất ra nó
● Khái quát đặc điểm của các nền sản xuất: tự nhiên, hàng hóa giản đơn, hàng hóa hiện đại Nền sản xuất Đặc điểm Tự nhiên
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
và dựa vào lao động chân tay là chủ yếu
- Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản,
công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu
- Nền kinh tế tự cung tự cấp, quy mô nhỏ
chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có Hàng hóa giản đơn
- Dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu
sản xuất, có quy mô nhỏ năng suất lao động thấp. Hàng hóa hiện đại
- Sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa
vLa mang tính tư nhân, vLa mang tính xM hội.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá
trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng. 2. Nội dung
● Ưu thế của sản xuất hàng hóa hiện đại
- Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xM
hội, chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những
lợi thế về tự nhiên, xM hội, kỹ thuật của tLng người, tLng cơ sở
sản xuất cũng như tLng vùng, tLng địa phương. Đồng thời, sự
phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy
sự phát triển của phân công lao động xM hội, làm cho chuyên môn
hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các
vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. TL đó, nó phá vỡ tính
tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa
phương làm cho năng suất lao động xM hội tăng lên nhanh chóng,
nhu cầu của xM hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và
trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác
được lợi thế của các quốc gia với nhau.
- Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá
nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó
được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xM hội.
Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những
thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của
sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh
tranh... buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động,
nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình
thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất
hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
- Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở
rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa
các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn. ● Lật lại vấn đề:
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt
trái của nó. Ví dụ như: - Phân hóa giàu - nghèo
- Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
- Phá hoại môi trường sinh thái, xM hội v.v….
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - LêNin (Dùng cho các khối ngành không
chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường Đại học và Cao đẳng):
Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa - VOER
https://luatminhkhue.vn/uu-diem-khuyet-diem-cua-san-xuat-hang-hoa-o-viet- nam-va-giai-phap.aspx ● Liên hệ ở Việt Nam
1. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014), Phát triển sản xuất sắn theo hướng hàng hóa ở
Tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh Tế Huế.
2. https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/view/1891
3. http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/Upload/1292013-tc_so_4.2013_542-548.pdf 3. Kết luận
Như vậy, sản xuất hàng hóa cũng có những đặc trưng và ưu thế nhất định. Việt
Nam là một nước đang phát triển nên cần học hỏi những ưu thế của các nước
trên thế giới, ngoài ra cũng sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm về những khuyết
điểm trong sản xuất hàng hóa của thế giới.