Quản lý nhà nước về du lịch - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Quản lý nhà nước về du lịch - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Quy hoạch du lịch là gì ?
1.1. Khái niệm
Là tập hợp lý luận và thực tiễn nhằm phân bố hợp lý
nhất trên lãnh thổ của vùng, những cơ sở kinh doanh có
tính toán tổng hợp các nhân tố; điều kiện tự nhiên, tài
nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội,
môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật chương trình,
đường lối chính sách,…Quy hoạch du lịch còn cụ thể
hóa trên lãnh thổ vùng những dự đoán, định hướng,
chương trình và kế hoặc phát triển du lịch của các tổng
thể vùng. Đồng thời quy hoạch du lịch bao gồm cả quá
trình ra quyết định, thực hiện quy hoạch và bổ sung các
điều kiện phát triển nhằm đặt được các mục tiêu phát
triển du lịch bền vững.
1.2. Đặc điểm
Quy mô của các dự án quy hoạch thường có nhiều cấp
độ khác nhau. Quy mô nhỏ nhất của vùng được tiến
hành quy hoạch thường lớn hơn đơn vị sản xuất nhỏ.
Trong quy hoạch vùng du lịch có quy hoạch định hướng
mang tính tổng hợp đối với các vùng lớn và quy hoạch
chi tiết thường được thực hiện ở các vùng có quy mô
lớn và vùng tương ứng với vùng cấp độ II (Tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương) và III (Quận, Huyện, Thị xã,
thành phố thuộc tỉnh) các trung tâm du lịch, các khu du
lịch và các địa điểm du lịch.
Quy hoạch du lịch ở các cấp phân vị nhỏ có khả năng
thực thi và hiệu quả rõ ràng hơn. Thời gian quy hoạch
du lịch bao gồm:
– Thời gian ngắn hạn: Diễn ra từ 1 đến 3 năm tuy theo
các chương trình, kế hoạch đã được quyết định, thực thi
phù hợp với khả năng kinh tế, môi trường phát triển,
chính trị tương đối.
– Thời gian trung bình: Diễn ra từ 3 đến 5 năm nhằm chi
tiết hóa những chương trình đầu tư đã được thực thi
trong khuôn khổ các quý hoạch quốc gia và các vùng
về phát triển du lịch.
– Thời gian dài hạn: Diễn ra từ 10 đến 25 năm, loại quy
hoạch này là cơ sở và nguyên tắc chỉ đạo cho việc soạn
thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án quy hoạch nối tiếp.
Trong khuôn khổ này cho ra đời các công trình nghiên
cứu về khả năng và cơ hội phát triển của một khi vực
nhất định. Quy định dài hạn thường là quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch.
1.3. Quy hoạch phát triển du lịch
Theo nghĩa rộng, qui hoạch phát triển du lịch có thể
được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới một
thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ:
liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại và tương
lai của một điểm đến du lịch.
Qui hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn một chương
trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng
liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho
điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động
hỗ trợ khác tiếp theo.
Theo nghĩa hẹp, qui hoạch phát triển du lịch có thể
được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc
một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự
báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình
hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có
nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch.
2. Phân tích 2 loại quy hoạch
2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Khái niệm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được
lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch
trọng điểm tỉnh, thành phố. Quy hoạch cụ thể phát
triển du lịch được xây dựng cho các khu du lịch quốc
gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia. Bên
cạnh đó, hiện còn có loại hình quy hoạch chuyên đề,
chẳng hạn:
+ Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch
+ Quy hoạch tuyến du lịch
+ Quy hoạch thị trường khách du lịch
+ Quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Nhiệm vụ của quy hoạch phát triển tổng thể du lịch
gồm:
+ Nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của của các
ngành du lịch trong nền kinh tế ở những khu vực nhất
định hoặc toàn quốc gia
+ Đưa ra kế hoạch, mục tiêu phát triển ngành du lịch,
hoạch định quy mô, kết cấu và bố cục không gian của
ngành du lịch
+ Chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển theo
hướng ngày càng tích cực và hiệu quả (xây dựng định
hướng, chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống quy
định, tổ chức thực hiện nghiên cứu bổ sung, đánh giá
và giám sát).
Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy
hoạch là không liên tục.
2.2. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
Quy hoạch cụ thể xét về không gian và chức năng thì
diện tích sử dụng cho quy hoạch cụ thể phát triển du
lịch có quy mô nhỏ hơn quy hoạch tổng thể và mục đích
sử dụng đất chủ yếu để phát triển du lịch. Về thời gian
thì loại hình du lịch này có thời gian quy hoạch ở mức
ngắn hạn và trung hạn khoảng từ 5 năm hoặc dưới 5
năm.
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch do đối tượng nhắm
đến có thể là một đối tượng cụ thể; tùy thuộc vào đối
tượng mà còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác như quy
hoạch tổng thể sử dụng đất đai, quy hoạch mặt bàng
hạ tầng, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên
đề…Nghiên cứu chuyên đề có thể bao gồm: phân tích
ảnh hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa –
xã hội, môi trường. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
theo chuyên đề có thể kết hợp cùng với quy hoạch tổng
thể, hoặc tiến hành nghiên cứu riêng để lập quy hoạch
nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch thanh niên, du lịch làng
nghề…
Ngoài cách phân chia thành hai loại hình quy hoạch du
lịch chủ yếu trên, nhiều tác giả trong nước cũng như từ
thực tế còn có nhiều cách phân chia các loại hình du
lịch khác nhau như:
-Xét theo thời gian quy hoạch ta có thể chia thành quy
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
-Xét theo đối tượng quy hoạch có quy hoạch chiến lược
phát triển ngành du lịch; quy hoạch đô thị; quy hoạch
nông thôn, quy hoạch khu danh lam thắng cảnh; quy
hoạch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu vui chơi, giải trí…
– Xét từ góc độ tài nguyên và cảnh quan tại các địa
điểm du lịch có thể chia quy hoạch du lịch thành quy
hoạch kiểu ven biển, kiểu ao hồ, kiểu sinh thái thiên
nhiên núi rừng, kiểu di tích lịch sử, kiểu du lịch tâm linh,
– Nếu nhìn từ tiến trình phát triển của ngành du lịch thì
có quy hoạch kiểu thời kỳ đầu phát triển, quy hoạch
trong thời kỳ hiện đại, quy hoạch kiểu điều chỉnh. Mặc
dù quy hoạch du lịch có thể chia thành nhiều tiêu chí
khác nhau có, nhưng về mỗi quan hệ giữa các loại quy
hoạch này luôn có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn
nhau.
3. Thực trạng quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng
Ninh
3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
-Nhiều năm qua, Quảng Ninh - với hệ thống di tích
lịch sử, văn hóa đặc sắc; có Vịnh Hạ Long 2 lần
được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế
giới và được công nhận là Kỳ quan thiên nhiên
mới của thế giới đã thu hút lượng lớn du khách tới tham
quan. Tuy nhiên, những đóng góp của ngành du lịch vào
GDP chung của tỉnh vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế
mạnh vốn có. Vì vậy, việc HĐND tỉnh thông qua bản
Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, dự kiến có ảnh hưởng
tích cực tới tình hình phát triển KT-XH chung trên địa
bàn tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Ninh dự kiến
sẽ giúp tăng mạnh doanh thu, với mục tiêu doanh
thu đến năm 2020 sẽ là 1,5 tỷ USD, so với mức
205 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Điều này đồng
nghĩa với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là trên
25%. Mức tăng trưởng này sẽ giúp tăng đáng kể tỷ
trọng của du lịch trong GDP toàn tỉnh.
- Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra những mục tiêu đầy táo
bạo là chuyển đổi nền kinh tế tập trung vào ngành
dịch vụ vào năm 2020, do đó tăng trưởng trong
ngành du lịch sẽ góp phần đáng kể vào quá trình
chuyển đổi này. Hiện du lịch đóng góp 5% GDP
tỉnh. Mức đóng góp này tương đối nhỏ so với Nha Trang
và Đà Nẵng, do thực tế là du lịch Quảng Ninh phải tồn
tại song song với các ngành công nghiệp lớn là khai
thác mỏ và tài nguyên thiên nhiên. Dự kiến đến năm
2020, đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng gấp đôi,
đạt mức 10%.
- Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Quảng Ninh được công bố,
hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đã
có nhiều sôi động. Một loạt các nhà đầu tư chiến lược
đã tiến hành khảo sát, làm việc với tỉnh Quảng Ninh
như: Tập đoàn Sun group, Vingroup, My Way... với rất
nhiều các dự án lớn về lĩnh vực du lịch dịch vụ đang tích
cực triển khai như: Công viên Đại Dương Hạ Long,
Khách sạn cao cấp tại Đảo Rều, Bệnh viện khách sạn
quốc tế Hòn Gai, Cảng du thuyền Tuần Châu, các dự án
sân golf tại Hùng Thắng ( Tp. Hạ Long), Hoàng Tân ( Thị
xã Quảng Yên)...vv
- Một số khó khăn:
Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh thuê tư vấn nước
ngoài lập quy hoạch, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm
trong vấn đề thương thảo hợp đồng; quá trình làm việc
trực tiếp cũng bộc lộ một số khó khăn nhất định về
ngôn ngữ, tư duy và phương pháp làm việc có sự khác
biệt. Đối tác nước ngoài thường bám vào nội dung của
Hợp đồng để thực hiện một cách khá cứng nhắc, trong
khi thực tế có nhiều nội dung cần được điều chỉnh và
chia sẻ cho phù hợp, đặc biệt là nguyên tắc về thời gian
của Hợp đồng.
3.2. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
Vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có quyết
định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Đây được kỳ vọng là bước tạo đà vững chắc, đưa
Quảng Ninh phát triển trở thành trung tâm du lịch quan
trọng, điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc
tế. Mục tiêu đặt ra là xây dựng Quảng Ninh trở thành
một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch
hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ,
hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, có chất
lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc
trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong
khu vực và trên thế giới; trở thành động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội, bền vững và đảm bảo an ninh
quốc phòng.
Quảng Ninh Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Sản Phẩm Du
Lịch
Nhằm xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đa
dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh,
đậm bản sắc dân tộc, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số
1419/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm
du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Nội dung đề án xác định, định hướng phát triển
du lịch Quảng Ninh theo loại hình du lịch và không gian
du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm là: Hạ Long, Uông Bí -
Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô, Móng Cái - T
Cổ. Từ đó, định hướng phát triển từng loại hình sản
phẩm du lịch chính, bổ trợ và sản phẩm mới cũng như
13 loại hình sản phẩm du lịch theo đặc trưng, thế mạnh
từng khu vực như: Du lịch sinh thái, mua sắm, vui chơi
giải trí, tham quan dã ngoại, nghiên cứu khoa học tìm
hiểu khám phá, MICE… Đồng thời đề án cũng đặt ra
mục tiêu xây dựng TP. Hạ Long thành thành phố du lịch
biển hiện đại, văn minh; Cô Tô – Vân Đồn thành trung
tâm du lịch biển đảo chất lượng cao..., xác định lộ trình
hiện thực hóa, đưa các sản phẩm vào khai thác…
Vùng du lịch Hạ Long: có 3 khu vực cần được định vị là
3 vùng động lực chính gồm: Tuần Châu, Bãi Cháy và
Hòn Gai.
* Định hướng phát triển các loại hình sản phẩm
du lịch :
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí tại
đảo Hoàng Tân (thị xã Quảng Yên); Hồ Khe Chè (huyện
Đông Triều)
- Du lịch sinh thái, trải nghiệm: rừng - hồ Yên Trung,
thác Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ, đầm Nhà
Mạc, làng quê Hà Nam (thị xã Quảng Yên), hồ Bến
Châu, làng quê Yên Đức (huyện Đông Triều)
- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh là sản phẩm du lịch
đặc trưng, điển hình: quần thể di tích danh thắng Yên
Tử, chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí), khu Di tích lịch
sử Nhà Trần (huyện Đông Triều) và khu Di tích lịch sử
Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên )
- Du lịch tham quan, nghiên cứu: các làng nghề gốm,
sứ, thủ công mỹ nghệ cổ truyền tại Mạo Khê, Đông
Triều và thị xã Quảng Yên;
4. Giải pháp
Tỉnh đề ra giải pháp chia thành các nhóm:
Tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu; sản
phẩm du lịch mới
Các dự án hạ tầng giao thông vận tải; dự án hạ
tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các
điểm du lịch và tăng cường hoạt động du lịch:
- Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn
chuyên về phát triển sòng bạc để giúp phát triển khu
vui chơi phức hợp có casino ở huyện Vân Đồn
- Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có
giảm giá
- Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến
đường bộ quan trọng
- Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân Đồn)
Quản trị công và hợp tác, đơn giản hoá các thủ tục
hành chính liên quan tới việc thành lập và đầu tư vào
các hoạt động kinh doanh liên quan tới du lịch:
- Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt
chẽ với nhà đầu tư và doanh nghiệp
- Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các bên
liên quan liên quan trong lĩnh vực đầu tư du lịch tại
QN
- Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những khách sạn
có thương hiệu quốc tế
Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
Tăng cường công tác bảo vệ và giảm suy thoái
môi trường:
- Tăng cường quy định quản lý môi trường và công
tác thực thi
- Tăng cường nguồn lực dành cho công tác quản lý
chất thải
- Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác thải
Mở rộng liên kết không gian du lịch, thị trường du
lịch giàu tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, ASEAN, châu Âu và Bắc Mỹ...
- Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng
Ninh (QNDMA)
- Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các đảo
thuộc huyện Vân Đồn
5. Kết luận
Những tháng cuối năm du lịch Quảng Ninh chú trọng
đến phát triển dòng khách MICE (du lịch hội thảo),
tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai
các biện pháp xúc tiến, kích cầu du lịch, tăng cường
kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị, bảo đảm môi
trường du lịch an toàn. Xây dựng các chương trình,
sản phẩm du lịch phù hợp, thu hút khách du lịch nội
địa và quốc tế đến Quảng Ninh.
| 1/13

Preview text:

1. Quy hoạch du lịch là gì ?
1.1. Khái niệm
Là tập hợp lý luận và thực tiễn nhằm phân bố hợp lý
nhất trên lãnh thổ của vùng, những cơ sở kinh doanh có
tính toán tổng hợp các nhân tố; điều kiện tự nhiên, tài
nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội,
môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật chương trình,
đường lối chính sách,…Quy hoạch du lịch còn cụ thể
hóa trên lãnh thổ vùng những dự đoán, định hướng,
chương trình và kế hoặc phát triển du lịch của các tổng
thể vùng. Đồng thời quy hoạch du lịch bao gồm cả quá
trình ra quyết định, thực hiện quy hoạch và bổ sung các
điều kiện phát triển nhằm đặt được các mục tiêu phát
triển du lịch bền vững.
1.2. Đặc điểm
Quy mô của các dự án quy hoạch thường có nhiều cấp
độ khác nhau. Quy mô nhỏ nhất của vùng được tiến
hành quy hoạch thường lớn hơn đơn vị sản xuất nhỏ.
Trong quy hoạch vùng du lịch có quy hoạch định hướng
mang tính tổng hợp đối với các vùng lớn và quy hoạch
chi tiết thường được thực hiện ở các vùng có quy mô
lớn và vùng tương ứng với vùng cấp độ II (Tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương) và III (Quận, Huyện, Thị xã,
thành phố thuộc tỉnh) các trung tâm du lịch, các khu du
lịch và các địa điểm du lịch.
Quy hoạch du lịch ở các cấp phân vị nhỏ có khả năng
thực thi và hiệu quả rõ ràng hơn. Thời gian quy hoạch du lịch bao gồm:
– Thời gian ngắn hạn: Diễn ra từ 1 đến 3 năm tuy theo
các chương trình, kế hoạch đã được quyết định, thực thi
phù hợp với khả năng kinh tế, môi trường phát triển, chính trị tương đối.
– Thời gian trung bình: Diễn ra từ 3 đến 5 năm nhằm chi
tiết hóa những chương trình đầu tư đã được thực thi
trong khuôn khổ các quý hoạch quốc gia và các vùng về phát triển du lịch.
– Thời gian dài hạn: Diễn ra từ 10 đến 25 năm, loại quy
hoạch này là cơ sở và nguyên tắc chỉ đạo cho việc soạn
thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án quy hoạch nối tiếp.
Trong khuôn khổ này cho ra đời các công trình nghiên
cứu về khả năng và cơ hội phát triển của một khi vực
nhất định. Quy định dài hạn thường là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
1.3. Quy hoạch phát triển du lịch
Theo nghĩa rộng, qui hoạch phát triển du lịch có thể
được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới một
thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ:
liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại và tương
lai của một điểm đến du lịch.
Qui hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn một chương
trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng
liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho
điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Theo nghĩa hẹp, qui hoạch phát triển du lịch có thể
được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc
một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự
báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình
hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có
nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch.
2. Phân tích 2 loại quy hoạch
2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Khái niệm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được
lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch
trọng điểm tỉnh, thành phố. Quy hoạch cụ thể phát
triển du lịch được xây dựng cho các khu du lịch quốc
gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia. Bên
cạnh đó, hiện còn có loại hình quy hoạch chuyên đề, chẳng hạn:
+ Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch
+ Quy hoạch tuyến du lịch
+ Quy hoạch thị trường khách du lịch
+ Quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Nhiệm vụ của quy hoạch phát triển tổng thể du lịch gồm:
+ Nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của của các
ngành du lịch trong nền kinh tế ở những khu vực nhất
định hoặc toàn quốc gia
+ Đưa ra kế hoạch, mục tiêu phát triển ngành du lịch,
hoạch định quy mô, kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch
+ Chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển theo
hướng ngày càng tích cực và hiệu quả (xây dựng định
hướng, chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống quy
định, tổ chức thực hiện nghiên cứu bổ sung, đánh giá và giám sát).
Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy
hoạch là không liên tục.
2.2. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
Quy hoạch cụ thể xét về không gian và chức năng thì
diện tích sử dụng cho quy hoạch cụ thể phát triển du
lịch có quy mô nhỏ hơn quy hoạch tổng thể và mục đích
sử dụng đất chủ yếu để phát triển du lịch. Về thời gian
thì loại hình du lịch này có thời gian quy hoạch ở mức
ngắn hạn và trung hạn khoảng từ 5 năm hoặc dưới 5 năm.
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch do đối tượng nhắm
đến có thể là một đối tượng cụ thể; tùy thuộc vào đối
tượng mà còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác như quy
hoạch tổng thể sử dụng đất đai, quy hoạch mặt bàng
hạ tầng, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên
đề…Nghiên cứu chuyên đề có thể bao gồm: phân tích
ảnh hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa –
xã hội, môi trường. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
theo chuyên đề có thể kết hợp cùng với quy hoạch tổng
thể, hoặc tiến hành nghiên cứu riêng để lập quy hoạch
nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch thanh niên, du lịch làng nghề…
Ngoài cách phân chia thành hai loại hình quy hoạch du
lịch chủ yếu trên, nhiều tác giả trong nước cũng như từ
thực tế còn có nhiều cách phân chia các loại hình du lịch khác nhau như:
-Xét theo thời gian quy hoạch ta có thể chia thành quy
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
-Xét theo đối tượng quy hoạch có quy hoạch chiến lược
phát triển ngành du lịch; quy hoạch đô thị; quy hoạch
nông thôn, quy hoạch khu danh lam thắng cảnh; quy
hoạch nghỉ dưỡng, quy hoạch khu vui chơi, giải trí…
– Xét từ góc độ tài nguyên và cảnh quan tại các địa
điểm du lịch có thể chia quy hoạch du lịch thành quy
hoạch kiểu ven biển, kiểu ao hồ, kiểu sinh thái thiên
nhiên núi rừng, kiểu di tích lịch sử, kiểu du lịch tâm linh, …
– Nếu nhìn từ tiến trình phát triển của ngành du lịch thì
có quy hoạch kiểu thời kỳ đầu phát triển, quy hoạch
trong thời kỳ hiện đại, quy hoạch kiểu điều chỉnh. Mặc
dù quy hoạch du lịch có thể chia thành nhiều tiêu chí
khác nhau có, nhưng về mỗi quan hệ giữa các loại quy
hoạch này luôn có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
3. Thực trạng quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng Ninh
3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
-Nhiều năm qua, Quảng Ninh - với hệ thống di tích
lịch sử, văn hóa đặc sắc; có Vịnh Hạ Long 2 lần
được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế
giới và được công nhận là Kỳ quan thiên nhiên
mới
của thế giới đã thu hút lượng lớn du khách tới tham
quan. Tuy nhiên, những đóng góp của ngành du lịch vào
GDP chung của tỉnh vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế
mạnh vốn có. Vì vậy, việc HĐND tỉnh thông qua bản
Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, dự kiến có ảnh hưởng
tích cực tới tình hình phát triển KT-XH chung trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Ninh dự kiến
sẽ giúp tăng mạnh doanh thu, với mục tiêu doanh
thu đến năm 2020 sẽ là 1,5 tỷ USD, so với mức
205 triệu USD ở thời điểm hiện tại.
Điều này đồng
nghĩa với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là trên
25%. Mức tăng trưởng này sẽ giúp tăng đáng kể tỷ
trọng của du lịch trong GDP toàn tỉnh.
- Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra những mục tiêu đầy táo
bạo là chuyển đổi nền kinh tế tập trung vào ngành
dịch vụ vào năm 2020, do đó tăng trưởng trong
ngành du lịch sẽ góp phần đáng kể vào quá trình
chuyển đổi này. Hiện du lịch đóng góp 5% GDP
tỉnh.
Mức đóng góp này tương đối nhỏ so với Nha Trang
và Đà Nẵng, do thực tế là du lịch Quảng Ninh phải tồn
tại song song với các ngành công nghiệp lớn là khai
thác mỏ và tài nguyên thiên nhiên. Dự kiến đến năm
2020, đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 10%.
- Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Quảng Ninh được công bố,
hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đã
có nhiều sôi động
. Một loạt các nhà đầu tư chiến lược
đã tiến hành khảo sát, làm việc với tỉnh Quảng Ninh
như: Tập đoàn Sun group, Vingroup, My Way... với rất
nhiều các dự án lớn về lĩnh vực du lịch dịch vụ đang tích
cực triển khai như: Công viên Đại Dương Hạ Long,
Khách sạn cao cấp tại Đảo Rều, Bệnh viện khách sạn
quốc tế Hòn Gai, Cảng du thuyền Tuần Châu, các dự án
sân golf tại Hùng Thắng ( Tp. Hạ Long), Hoàng Tân ( Thị xã Quảng Yên)...vv - Một số khó khăn:
Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh thuê tư vấn nước
ngoài lập quy hoạch, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm
trong vấn đề thương thảo hợp đồng; quá trình làm việc
trực tiếp cũng bộc lộ một số khó khăn nhất định về
ngôn ngữ, tư duy và phương pháp làm việc có sự khác
biệt. Đối tác nước ngoài thường bám vào nội dung của
Hợp đồng để thực hiện một cách khá cứng nhắc, trong
khi thực tế có nhiều nội dung cần được điều chỉnh và
chia sẻ cho phù hợp, đặc biệt là nguyên tắc về thời gian của Hợp đồng.
3.2. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
Vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có quyết
định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Đây được kỳ vọng là bước tạo đà vững chắc, đưa
Quảng Ninh phát triển trở thành trung tâm du lịch quan
trọng, điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc
tế. Mục tiêu đặt ra là xây dựng Quảng Ninh trở thành
một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch
hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ,
hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, có chất
lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc
trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong
khu vực và trên thế giới; trở thành động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội, bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Quảng Ninh Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
Nhằm xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đa
dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh,
đậm bản sắc dân tộc, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số
1419/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm
du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Nội dung đề án xác định, định hướng phát triển
du lịch Quảng Ninh theo loại hình du lịch và không gian
du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm là: Hạ Long, Uông Bí -
Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô, Móng Cái - Trà
Cổ. Từ đó, định hướng phát triển từng loại hình sản
phẩm du lịch chính, bổ trợ và sản phẩm mới cũng như
13 loại hình sản phẩm du lịch theo đặc trưng, thế mạnh
từng khu vực như: Du lịch sinh thái, mua sắm, vui chơi
giải trí, tham quan dã ngoại, nghiên cứu khoa học tìm
hiểu khám phá, MICE… Đồng thời đề án cũng đặt ra
mục tiêu xây dựng TP. Hạ Long thành thành phố du lịch
biển hiện đại, văn minh; Cô Tô – Vân Đồn thành trung
tâm du lịch biển đảo chất lượng cao..., xác định lộ trình
hiện thực hóa, đưa các sản phẩm vào khai thác…
Vùng du lịch Hạ Long: có 3 khu vực cần được định vị là
3 vùng động lực chính gồm: Tuần Châu, Bãi Cháy và Hòn Gai.
* Định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch :
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí tại
đảo Hoàng Tân (thị xã Quảng Yên); Hồ Khe Chè (huyện Đông Triều)
- Du lịch sinh thái, trải nghiệm: rừng - hồ Yên Trung,
thác Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ, đầm Nhà
Mạc, làng quê Hà Nam (thị xã Quảng Yên), hồ Bến
Châu, làng quê Yên Đức (huyện Đông Triều)
- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh là sản phẩm du lịch
đặc trưng, điển hình: quần thể di tích danh thắng Yên
Tử, chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí), khu Di tích lịch
sử Nhà Trần (huyện Đông Triều) và khu Di tích lịch sử
Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên )
- Du lịch tham quan, nghiên cứu: các làng nghề gốm,
sứ, thủ công mỹ nghệ cổ truyền tại Mạo Khê, Đông
Triều và thị xã Quảng Yên; 4. Giải pháp Tỉnh đề ra
giải pháp chia thành các nhóm:
Tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu; sản phẩm du lịch mới
Các dự án hạ tầng giao thông vận tải; dự án hạ
tầng du lịch
, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các
điểm du lịch và tăng cường hoạt động du lịch: -
Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn
chuyên về phát triển sòng bạc để giúp phát triển khu
vui chơi phức hợp có casino ở huyện Vân Đồn -
Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá -
Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng -
Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân Đồn)
Quản trị công và hợp tác, đơn giản hoá các thủ tục
hành chính liên quan tới việc thành lập và đầu tư vào
các hoạt động kinh doanh liên quan tới du lịch:
- Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt
chẽ với nhà đầu tư và doanh nghiệp
- Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các bên
liên quan liên quan trong lĩnh vực đầu tư du lịch tại QN
- Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những khách sạn
có thương hiệu quốc tế
Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường công tác bảo vệ và giảm suy thoái môi trường: -
Tăng cường quy định quản lý môi trường và công tác thực thi -
Tăng cường nguồn lực dành cho công tác quản lý chất thải -
Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác thải
Mở rộng liên kết không gian du lịch, thị trường du
lịch giàu tiềm năng
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, ASEAN, châu Âu và Bắc Mỹ...
- Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA)
- Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các đảo thuộc huyện Vân Đồn 5. Kết luận
Những tháng cuối năm du lịch Quảng Ninh chú trọng
đến phát triển dòng khách MICE (du lịch hội thảo),
tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai
các biện pháp xúc tiến, kích cầu du lịch, tăng cường
kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị, bảo đảm môi
trường du lịch an toàn. Xây dựng các chương trình,
sản phẩm du lịch phù hợp, thu hút khách du lịch nội
địa và quốc tế đến Quảng Ninh.