Tài liệu phân tích môi trường kinh doanh
Tài liệu về khách sạn Jw Marriott
Môn: Quản trị nhà hàng khách sạn
Trường: Đại học Nha Trang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
JW MARRIOT HOTEL HANOI GIỚI THIỆU CHUNG
Khách sạn JW Marriott Hanoi là dự án do Tập đoàn Bitexco đầu tư xây dựng và
được quản lý bởi Tập đoàn Marriott International. Khách sạn được lấy cảm hứng từ
hình ảnh “Con Rồng huyền thoại” trong dân gian và những đường bờ biển tuyệt đẹp
của Việt Nam. Khách sạn có phong cách kiến trúc tuyệt đẹp hài hòa giữa hiện đại và
truyền thống, tọa lạc ở khu vực thoáng đãng, yên tĩnh trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tọa lạc trên đường Đỗ Đức Dục thuộc phường Mễ Trì, quận Từ Liêm, JW
Marriott Hà Nội cách sân bay Nội Bài khoảng 30km, cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 11,5
km và tầm 4 - 5 km để đến trung tâm thành phố.
Với tổng diện tích khu phòng họp, hội nghị và khu vực sảnh hội nghị lên đến hơn
5.000 m2, khách sạn JW Marriott Hanoi là địa điểm lý tưởng phục vụ cho các sự kiện
MICE (Hội nghị, hội thảo, sự kiện và triển lãm) tại Việt Nam, JW Marriott Hanoi tạo
ra một không gian hội thảo chuyên nghiệp .Khách sạn có tổng số 17 phòng họp, trong
đó bao gồm 2 phòng hội thảo lớn rông 1000m2 và 480 m2 với khu vực tiền sảnh rộng
đủ phục vụ 1000 quan khách. Tất cả các dịch vụ dành cho hội thảo đều được thiết kế
thuận tiện trên một tầng với lối vào và khu đỗ xe riêng biệt.
Ngoài những tiện ích dành cho công việc, khách sạn JW Marriott Hanoi luôn đem
tới một trải nghiệm nghỉ ngơi tuyệt vời với với 8 khu vực ẩm thực chuyên biệt, 450
phòng nghỉ bao gồm 55 phòng suite. Với diện tích phòng nhỏ nhất 48m2, thiết kế sàn
gỗ sang trọng, không gian làm việc tiện nghi và dịch vụ phòng 24/7, JW Marriott
Hanoi đảm bảo sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu thư giãn và làm việc của khách hàng.
Khẳng định được chất lượng dịch vụ cao cấp và những đóng góp quan trọng cho
ngành du lịch Việt Nam ngay từ ngày đầu mở cửa, khách sạn JW Marriott Hanoi đã
được vinh danh với những giải thưởng cao quý như “Khách sạn dẫn đầu về dịch vụ
Mice tại Châu Á” do World Travel Awards bình chọn, “Khách sạn có thiết kế & Xây
dựng đẹp nhất” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, “Khách sạn tốt nhất về dịch vụ
MICE tại Việt Nam” của tạp chí The Guide; và nhiều giải thưởng khác nữa. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Chính trị và pháp luật Chính trị
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, có nền chính trị ổn định, hiếm
khi xảy ra bạo lực, tranh chấp lãnh thổ và các chỉ số an ninh con người ngày càng được
cải thiện. Theo bảng xếp hạng đã được phát hành bởi Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP)
vào năm 2020, Việt Nam đứng thứ 57/163 quốc gia.
Thái độ của các quan chức Chính phủ
Thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp là một yếu tố khá quan trọng, nó
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, quyết định về cơ cấu tổ chức, lao động và sản xuất
của doanh nghiệp. Việc đánh giá thái độ của cán bộ công chức sẽ được đánh giá thông
qua sự hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, chính phủ Việt Nam
luôn cố gắng đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn nỗ lực tạo
sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vào tháng 7 năm 2021,
Chính phủ đã có một biện pháp lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp khách sạn và nhóm lao
động, liên quan đến hỗ trợ vốn vay, thủ tục hành chính kinh doanh,… Đặc biệt là đối
với ngành khách sạn và du lịch, Chính phủ Việt Nam nhận thấy tiềm năng lớn của
ngành nên cũng có thái độ đặc biệt quan tâm phát triển. Đây là cơ hội lớn để các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn đứng vững sau đại dịch COVID-19. 2. Kinh tế:
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho nền kinh tế Việt
Nam. Việc lường trước các kịch bản và giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón đầu cơ
hội tăng tốc phát triển sau khi dịch được khống chế cũng rất quan trọng, rất cần thiết.
Tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam đạt 5,64%, là mức khá cao so với các nước
trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp;…
Về kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung xây dựng kịch bản, lộ trình và các
điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, vừa giúp Chính phủ chủ động trong điều hành,
vừa giúp người dân, doanh nghiệp chủ động dự án, sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh. Mở lại hoạt động hàng không, đi lại quốc tế, giảm thời gian cách ly đối với
người đã tiêm chủng. Mức độ mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ tương ứng với tình hình
kiểm soát dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng . .
3. Môi trường văn hoá và xã hội:
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên
đẹp, phong phú và đa dạng khắp mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách.
Nước ta còn được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, đất nước của những lễ hội như:
Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng,…Trình độ dân trí cao
nhưng không đồng đều, tạo ra một bộ mặt tương phản cho cách nghĩ và cách làm của
con người Việt Nam. Tình hình dân cư cũng phân bố không đồng đều, thường tập
chung ở các thành phố, thành thị tạo ra sự mất cân bằng sinh thái đã gây ra nhiều trở
ngại cho hoạt động kinh tế nói chung và cho hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng.
Nhu cầu du lịch có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập
dựa trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên
(tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình này nhưng chưa thực sự được
khai thác, phát huy tương xứng. Ngoài ra xu hướng du lịch xanh, trải nghiệm nông
thôn cũng được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh và ngày càng nổi trội trong thời
gian tới. Nhu cầu du lịch, nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm, chăm sóc sức khỏe của
khách du lịch ngày càng gia tăng và bên cạnh đó xu hướng "sống xanh", trải nghiệm
thiên nhiên sẽ dần thay thế cho dịch vụ nghỉ dưỡng trong các khách sạn, resort khép kín.
Hà Nội có dân số đông (hơn 8 triệu người) là điều kiện cần thiết cho việc phát
triển nguồn nhân lực trong du lịch. Trước khi dịch COVID-19 xuất hiện, nguồn nhân
lực du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Có thể nhận định, nguồn nhân lực
du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển cả về số lượng và cơ cấu; tính chuyên
nghiệp của nhân lực ngành du lịch nói chung dần được nâng cao, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã có những tác động rất
lớn tới hoạt động của ngành du lịch. Nhân lực lao động trước thì không đủ để phục vụ
khách, ngày nay thì không có việc, thất nghiệp hoặc chuyển nghề. Việc rời bỏ nghề du
lịch chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác trong bối cảnh hiện nay khác biệt với
biểu hiện“nhảy việc” thông thường trong lĩnh vực du lịch. Trước đây người “nhảy
việc” hầu như vẫn hoạt động trong ngành, chỉ chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh
nghiệp khác. Tình trạng này dẫn đến việc thất thoát nhân lực trầm trọng đối với lĩnh
vực du lịch nói chung và các khách sạn nói riêng.
4. Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Ngành du lịch – khách sạn đã và đang chịu tác động mạnh mẽ do sự thay đổi
của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị trợ giúp cá nhân (điện thoại thông minh
với công nghệ 4G, 5G; thiết bị định vị GPS) đã và đang làm thay đổi phương thức kinh
doanh du lịch truyền thống. Sự gắn kết bằng công nghệ thông tin tạo điều kiện cho tất
cả các doanh nghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ lực để
vươn lên tiếp cận với thị trường và các hoạt động quảng bá quy mô và tốn kém. . Liên
tục trong nhiều năm trở lại đây, các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú
trong cả nước đã tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của các website, tổ chức mua bán
tour, đặt phòng trực tuyến cho du khách trong và ngoài nước.
Sự kết hợp của công nghệ chuyển đổi thiết bị di động, máy móc sẽ tạo ra thách
thức hoạt động kinh doanh của mỗi công ty du lịch và ảnh hưởng đáng kể đối với cả
những vấn đề cốt lõi của họ, buộc họ phải có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới sáng
tạo đối với những diễn biến mạnh mẽ trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày
nay. Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở kinh doanh F&B bắt buộc
phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về
kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp
gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng. Các khách sạn lớn và nhỏ
trên khắp cả nước cũng đã áp dụng công nghệ để tạo ra dịch vụ online mới, duy trì
hoạt động kinh doanh. Các khách sạn 5 sao như Sofitel Legend Metropole Hanoi,
InterContinental Hanoi Landmark 72,… và cả JW Marriott Hanoi đều đã áp dụng hình
thức đặt đồ ăn trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng.
5. Môi trường tự nhiên:
Việt Nam là đất nước nhiệt đới bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, rừng,
sông,biển, đồng bằng và cao nguyên, từ đó phát triển nhiều khu nghỉ dưỡng và danh
lam thắng cảnh đẹp. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và đặc sắc
như vậy, những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam nói chung và kinh doanh khách
sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Bên
cạnh đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề thời sự và đang có tác động mạnh hơn dự báo.
Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển và hải đảo sẽ phải đối mặt với
những thách thức to lớn, khó lường do ảnh hưởng của triều cường, nước biển dâng ở
các vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng. Sự bất thường của khí hậu trực tiếp gây ra
những khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cục bộ
đang trở thành mối đe dọa đối với các điểm du lịch nếu chậm có biện pháp kiểm soát
phù hợp, nhất là trong bối cảnh du lịch sinh thái, du lịch xanh đang trở thành xu hướng phổ biến hiện tại. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 6. Khách hàng:
Xã hội phát tiển, thu nhập của người dân ứng lên, nhu cầu vai chơi, giải trí,
thăm quan, du lịch. . ngày càng tăng cao. Đặt ra yêu cầu đối với ngành du lịch cũng
như với ngành kinh doanh khách sạn là đa dạng hóa và phát triển hơn nữa các hoạt
động kinh doanh của mình nhằm phục vụ, thỏa mãn nhu cầu du khách.
Khách đến với Marriott hiện nay chủ yếu là hai nguồn khách:
Khách do khách sạn tự khai thác như thông qua các hệ thống đặt phòng từ nhiều
hãng đại lý trong nước và thế giới như: Booking, traveloka, Glosair, Swissair… có quan hệ với khách sạn
Khách tự đến với khách sạn hoặc khác vãng lai.
Ngoài ra còn có: Khách do một số khách sạn khác gửi đến và họ được hưởng phần trăm hoa hồng.
Khách do các đại lý du lịch gửi đến và họ được hưởng phần trăm hoa hồng
7. Đối thủ cạnh tranh:
Tại Hà Nội, số khách sạn được xếp hạng 5 sao là 16 khách sạn, trong đó có JW
Marriott, số cơ sở lưu trú kinh doanh loại hình căn hộ được xếp hạng cao cấp 5 sao là
5 cơ sở. Các cơ sở lưu trú này cũng nhắm đến cùng phân đoạn thị trường như JW
Marriott: khách công vụ, khách du lịch MICE, những người có khả năng chi trả cao,
lưu trú dài hạn. Ngoài ra, với việc xu hướng du lịch hiện nay đang hướng về du lịch
tiết kiệm nhiều hơn, những doanh nghiệp kinh doanh khách sạn sẽ gặp khó khăn trong
việc cạnh tranh với những đối thủ trực tiếp: những thương hiệu cung cấp chất lượng
dịch vụ tương đương nhưng lại có mức giá thấp hơn. Như vậy, trong thành phố có
khoảng 20 đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn JW Marriott, trong đó có khách
sạn cũng trực thuộc tập đoàn Marriott International là Sheraton Hanoi Hotel. Thêm
vào đó, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn thay thế, hay những đối thủ cạnh tranh
gián tiếp với JW Marriott, bao gồm các khách sạn 3-4 sao, các căn hộ cho thuê, dịch
vụ B&B, homestay. JW Marriott sẽ càng ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm được
những lợi thế cạnh tranh và khó kiếm được lợi nhuận hơn. 8. Nhà cung ứng:
Về lực lượng lao động, việc khách sạn 5 sao cần thu hút được các nhân viên có
kinh nghiệm để phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy vậy, đây không phải là vấn đề đối lớn
với nhà quản lý khách sạn vi mỗi khách sạn đều có chương trình đào tạo nhân viên có mức tiêu chuẩn cao.
Về thiết bị vật tư, có nhiều nhà cung cấp thiết bị vật tư đạt tiêu chuẩn cho khách
sạn. Do vậy, khách sạn đa số đều rất dễ dàng trong việc tìm kiếm đối tác cung ứng thiết bị cho mình.
Có thể thấy, trong ngành khách sạn cao cấp tại Hà Nội, sự phụ thuộc của khách
sạn vào sản phẩm được cung ứng vẫn là khá lớn, do yêu cầu về chất lượng sản phẩm,
dịch vụ cao, số lượng đặt hàng lớn, yêu cầu về lao động có trình độ nghiệp vụ cao, hệ
thống thông tin quản lý lớn. Tuy nhiên, danh tiếng của khách sạn, cùng với việc thu
mua sản phẩm với số lượng lớn sản phẩm sẽ làm giảm bớt giá thành, từ đó giảm quyền
thương lượng về giá cả của nhà cung ứng.
9. Đối thủ cạnh tranh mới và sản phẩm dịch vụ thay thế:
Đối thủ cạnh tranh mới
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho
khách du lịch nước ngoài. Du lịch phát triển cộng thêm mức sống được cải thiện cũng
làm tăng thêm nhu cầu đi lại và nghỉ dưỡng của nhóm khách hàng trong nước. Vì vậy,
ngành khách sạn đang trở thành ngành một ngành có tiềm năng lớn. với nhiều cá nhân
và tổ chức trong nước và nước ngoài mong muốn và có ý định đầu tư.
Rào cản gia nhập ngành khách sạn này là khá lớn. Bởi vì, xây dựng khách sạn đáp
ứng tiêu chuẩn 5sao đòi hỏi một lượng vốn lớn, ước tính từ hàng chục đến hàng trăm
triệu đôla, bao gồm chi phí xây dựng, thiết kế, đào tạo nhân viên,. . Hơn nữa, khả năng
tiếp cận kênh phân phối là tương đối khó khăn. Như vậy, đây sẽ là rào cản đối với các
khách sạn sắp gia nhập ngành, khách sạn mới kinh nghiệm còn non trẻ bởi vốn đầu tư
tăng vọt, cũng như khó tìm được vị trí thuận lợi trong việc kinh doanh khách sạn.
Các cơ sở lưu trú mới hiện nay cũng nhắm đến cùng phân đoạn thị trường như JW
Marriott đó là: khách công vụ, khách du lịch MICE, những người có khả năng chi trả
cao, lưu trú dài hạn. Ngoài ra, với việc xu hướng du lịch hiện nay đang hướng về du
lịch tiết kiệm nhiều hơn, những doanh nghiệp kinh doanh khách sạn sẽ gặp khó khăn
trong việc cạnh tranh với những đối thủ trực tiếp: những thương hiệu cung cấp chất
lượng dịch vụ tương đương nhưng lại có mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, lòng trung
thành với thương hiệu và chi phí chuyển đổi của khách hàng, mặc dù chi phi chuyển
đổi khi sử dụng dịch vụ khách sạn khác là không cao, song lòng trung thành với
thương hiệu cũ cũng trở thành một rào cản đối với các doanh nghiệp lưu trú mới muốn gia nhập ngành.
Sản phẩm dịch vụ thay thế
Sau khi giãn cách, tại Hà Nội nhiều sản phẩm du lịch “độc” và “lạ” đã được
giới thiệu tới du khách, cho thấy sự khởi sắc của du lịch Thủ đô. Bên cạnh sản phẩm
du lịch cũ được thực hiện, thì nhiều sản phẩm thử nghiệm ra mắt trong giai đoạn này
cũng mang đến “làn gió mới” cho du lịch Hà Nội. Điển hình là công ty Lữ hành
Hanoitourist đã tổ chức khảo sát, dự định sẽ hoàn thiện sản phẩm vào cuối năm nay.
Đó là màn hình trình chiếu ánh sáng 3D kết hợp âm nhạc diễn ra vào buổi tối nhằm
hình thành sản phẩm trải nghiệm về đêm, tăng sức hấp dẫn cho du khách.
Ngoài mục tiêu khai thác lưu trú, khách sạn chú trọng khai thác dịch vụ hội
nghị hội thảo và các dịch vụ bổ sung khác để tăng thêm tính đa dạng cũng như phong
phú đối với khách sạn. Ngoài chương trình khách hàng thân thiết, khách sạn còn chú
trọng vào xu hướng ‘du lịch theo hướng bền vững hơn’. Du khách đang ngày một quan
tâm đến vấn đề môi trường hơn. Vì lẽ đó, những địa điểm và hoạt động du lịch mang
tính bền vững thường được họ ưa chuộng hơn. Du lịch kết hợp thể thao và khám phá
ngoài trời được du khách trong và ngoài nước đều ưa chuộng và đang trở thành xu hướng tại Việt Nam.
PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ
10. Cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài: Cơ hội
Là một nước xã hội chủ nghĩa, được sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng cộng sản
Việt Nam. Các doanh nghiệp, các công ty đang hoạt động trong một hành lang thể chế
chính trị, an ninh quốc phòng ổn định. Là điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh.
Sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005 cùng với việc áp dụng thủ tục hành chính mở
cửa giúp cho việc thành lập doanh nghiệp trở lên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Với ngành kinh doanh khách sạn có rất nhiều hãng kinh doanh khách sạn nước ngoài
tham gia vào kinh doanh ở Việt Nam, vì thế thủ tục hành chính gọn nhẹ là một cơ hội cho ngành.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, rừng, sông,
biển, đồng bằng và cao nguyên. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã khai thác tạo nên nhiều
khu nghỉ dưỡng và khách sạn. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
và đặc sắc như vậy, những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam nói chung và kinh
doanh khách sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Đảng và nhà nước đưa ra các chủ trương, chính sách để hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam
phát triển. Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được thay đổi góp
phần làm tăng trưởng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch.
Hiện này nhà nước đã đưa ra kế hoạch phục hồi du lịch, với phương châm
“thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Theo đó, không ít
đơn vị điểm đến, lữ hành của Hà Nội đã nhanh chóng quay lại kinh doanh. Điều này
không chỉ tạo dựng niềm tin cho du khách về du lịch an toàn trong trạng thái “bình
thường mới”, mà còn mang đến không khí lạc quan về việc sớm phục hồi cho du lịch Thủ đô.
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đi cùng với đó là sự phát triển của các
giá trị văn hoá là một môi trường tốt không chỉ riêng cho ngành du lịch mà còn cho
toàn bộ những ngành nghề khác nói chung. Nhờ có sự phát triển này, số lượng người
có nhu cầu đi du lịch và trở thành khách hàng tiềm năng là vô cùng lớn, không những
thế, họ còn sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn đổi lại sự thỏa mãn về nhu cầu du lịch của họ.
Cuối cùng, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 làm thay đổi cách làm
du lịch, từ quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành tới xúc tiến quảng bá du lịch cũng có sự
thay đổi phương thức đi du lịch, chọn nơi lưu trú, thói quen tìm hiểu thông tin. Thay vì
tờ rơi, sách báo,… chuyển sang tra cứu thông tin trên các công cụ hỗ trợ thông minh
như: điện thoại, máy tính,. thông qua các trang mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể
tận dụng xu thế này để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như tiết kiệm
chi phí. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đã tạo điều kiện tốt cho tất cả các
doanh nghiệp phát triển đặc biệt là JW Marriott Ha Noi. Khách sạn đã triển khai sử
dụng “Serve360”, một nền tảng tập trung vào các tác động xã hội và tính bền vững của
khách sạn, du khách có thể đặt phòng thông qua ứng dụng Marriott Bonvoy. Ngay
khi nhận được thông báo xác nhận tức thì từ phía khách sạn, du khách có thể hoàn
thành quy trình đăng ký thông tin lưu trú (check-in) bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Nhờ
đó, du khách có thể bỏ qua bước thủ tục ở quầy tiếp tân, di chuyển thẳng đến phòng
của mình và dùng chìa khoá di động trên ứng dụng (mobile key) để mở cửa. Cũng
ngay trên ứng dụng đó, du khách có thể tìm kiếm địa điểm lân cận, đặt cuộc gọi báo
hẹn cho lễ tân, cũng như nhận thông báo về tình trạng đồ giặt khô bằng tính năng trò chuyện trực tuyến. Nguy cơ
Nguy cơ quan trọng nhất hiện nay có lẽ là đại dịch COVID-19, nhân lực lao
động trước thì không đủ để phục vụ khách, nay thì không có việc, chuyển nghề. .
Trước đây người “nhảy việc” hầu như vẫn hoạt động trong ngành, chỉ chuyển từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác gây ra việc thiếu nhân lực trầm trọng. Bên cạnh đó,
nhiều doanh nghiệp, khách sạn đã phải đóng cửa vì không có nguồn thu để đáp ứng
lương cho nhân viên cũng như duy trì việc kinh doanh khách sạn. Thậm chí có một số
khách sạn còn rao bán vì không có khách.
Cơ sở vật chất du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ giữa các vùng, nhiều điểm
du lịch bị xuống cấp, các dịch vụ đi kèm như: khu vui chơi giải trí, khu lưu trú,… chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực có
chuyên môn chưa được chú trọng cao. Dẫn đến việc kinh doanh không được như mong muốn.
Nền kinh tế mở đã tạo ra một khe hở cho các phần tử xấu gây mất trật tự an
ninh. Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu xót và chưa đồng bộ gây ra nhiều
khó khăn và cản trở cho việc áp dụng, tuân thủ pháp luật.
Các đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng nhiều lên, cần tìm ra các phương pháp,
chiến lược kinh doanh mới thu hút khách hàng đến với khách sạn mình nhiều hơn. TỔNG KẾT
Ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam là ngành đầy tiềm năng phát triển.
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh tổng hợp nên khi nó phát triển thị các
ngành kinh tế khác cũng có điều kiện đẩy mạnh thúc đẩy phát triển. Do đó ngành kinh
doanh khách sạn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng và các
ngành kinh tế khác nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn tồn tại nhiều
nguy cơ. Các khách sạn cần phải biết tận dụng và khai thác triệt để cơ hội, tìm cách
đối phó với các nguy cơ, có vậy thì khách sạn mới gặt hái được nhiều thành công và
đứng vững trong tương lai.
Document Outline
- GIỚI THIỆU CHUNG
- MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- 1.Chính trị và pháp luật
- 2.Kinh tế:
- 4.Môi trường kỹ thuật công nghệ:
- 5.Môi trường tự nhiên:
- MÔI TRƯỜNG VI MÔ
- 6.Khách hàng:
- 7.Đối thủ cạnh tranh:
- 8.Nhà cung ứng:
- TỔNG KẾT