Tài liệu tham khảo - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tài liệu tham khảo - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!v

BÀI KIỂM TRA: MÔN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN
Họ và tên: Lê Trọng An
MSV: 1811141730
Lớp: ĐH8QTDL4
Đề bài: Hãy chọn một điểm đến du lịch mà anh chị yêu thích. Phân tích các yếu tố cấu
thành điểm đến đó.
Bài làm
Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Sapa
1. Tài nguyên du lịch
Sapa nổi tiếng là điểm đến với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ của núi rừng
Tây Bắc. Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng
Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý,
hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim
thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia
Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được
ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173
loài cây thuốc.
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để
ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương
khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh
đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm
Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du
khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc
trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một
sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến
hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của
quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa,
đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của
những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa
giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác
Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy
ấn tượng.
Ưu điểm:
- Có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong
tục tập quán của các dân tộc độc đáo, phong phú và đa sắc màu.
- Có nhiều địa điểm nổi tiếng, mang đậm giá trị nhân văn và văn hóa, mang tính
kinh tế cao như nhà sàn, đồ thủ công mĩ nghệ, bản làng dân tộc thiểu số,...
Nhược điểm:
- Sự phát triển nhanh chóng tại Sapa dẫn đến các tình trạng ô nhiễm, thiếu điện,
thiếu nước
- Các vấn đề xã hội như mê tín dị đoan, săn bắt thú rừng bán cho khách du lịch vẫn
còn diễn ra, tình trạng tắc nghẽn, không có chỗ để xe cho khách du lịch vẫn chưa
có nhiều hiệu quả,...
2. Sản phẩm và dịch vụ
Theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chính của Sa Pa
hướng tới là: sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với
nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận
hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa. Du lịch
sinh thái, khám phá và chinh phục đỉnh Fansipan là sản phẩm du lịch được tỉnh và huyện
Sa Pa quan tâm, đầu tư mở rộng, đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San, thiên đường
săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ
hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng
bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội
văn hóa truyền thống; du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm
thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ
tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh
thái gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm...
3. Quản lý điểm đến
Công tác quản lý điểm đến còn triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả, tình hình mất an
ninh, an toàn tại các Ga quốc tế Lào Cai, khu du lịch Sapa,... vẫn còn xảy ra, nhất là vào
mùa cao điểm của du lịch.
Vào các dịp lễ tết, các ngày cao điểm vẫn còn tình trạng tăng giá bán hoặc bán không
theo giá đăng ký niêm yết.
Tại Sapa, chưa có điểm đỗ xe, điểm đón trả khách cho xe du lịch chở khách 9 chỗ
ngồi chạy hợp đồng. Chưa có điểm đỗ, dừng xe cá nhân gây tình trạng lộn xộn, mất trật
tự giao thông, gây mất hình ảnh cảnh quan cũng như mức độ an toàn cho du khách.
Chưa có phương tiện trung chuyển khách từ bến xe trung tâm vào thị trấn nên tạo điều
kiện cho các hình thức xe ôm bắt chèn khách.
4. Cơ sở hạ tầng
Tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, hiện có hơn 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hạ
tầng du lịch, thương mại, bất động sản. Một số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả,
tạo sức bật mới cho kinh tế du lịch Sa Pa. Nổi bật nhất là dự án khu du lịch Sun World
Fansipan Legend của Sun Group, các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tổ hợp giải
trí, nghỉ dưỡng tại cộng đồng...
Hoàn thành quy hoạch chung đô thị, 14 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được
phê duyệt. Đây là cơ sở cho việc triển khai các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng du
lịch – dịch vụ, tạo điểm nhấn cho đô thị Sa Pa. Nhiều công trình, dự án lớn đã và đang
được triển khai trên địa bàn, như: Công viên văn hóa Mường Hoa, Công viên văn hóa Sa
Pa, Dự án Khu quần thể du lịch vui chơi, giải trí khu ga đi Cáp treo…
Về giao thông, các tuyến đường kết nối giao thông được đẩy mạnh xúc tiến như:
Đường tránh Quốc lộ 4D, Tỉnh lộ 152, đường kết nối các điểm du lịch cộng đồng.
5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Phần lớn cư dân tại Sapa là các dân tộc Mông, Giáy và Dao. Trình độ học vấn cao
nhất là tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhờ phát triển du lịch tại Sapa mà đời sống nhân
dân được cải thiện. Trước đây, khi du lịch chưa phát triển, người dân rất vất vả đi xuống
thị trấn Sapa mua đồ dùng thiết yếu, đường xá đi lại khó khăn.
Người dân Sa Pa với bốn tộc người tiêu biểu là người Mông, người Dao, người Tày,
người Giáy đều là những tộc người nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làm đồ
thổ cẩm hay làm đồ bạc. Đồ thổ cẩm và đồ bạc của Sa Pa nổi tiếng khắp cả nước và luôn
được khách du lịch lựa chọn làm đồ lưu niệm sau mỗi chuyến đi.
Nhờ vào sự đa dạng về phong tục tấp quán giữa các công tác phát triển du lịch cộng
đồng bước đầu được quan tâm. Thị xã cũng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong
lĩnh vực phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với phát triển sản phẩm,
dịch vụ du lịch. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch của thị xã nói
chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Đồng thời cũng chính là một trong những thuận lợi
tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển du lịch cộng đồng.
Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch được quan tâm và có chiều sâu.. Tính đến năm
2020, có 40% lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ được đào tạo. Con số này cũng
cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của địa phương trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều gia đình
phát triển du lịch cộng đồng cũng được tham gia tập huấn những kiến thức cơ bản về du
lịch. Việc này cũng góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phục
vụ của người dân địa phương trong lĩnh vực du lịch, góp phần làm tăng sự hài lòng, để lại
ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến với Sa Pa và mong muốn được quay trở lại.
6. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, các chuyên gia đưa ra mức độ hài lòng của du khách
tại Sa Pa khá cao -92%. Sa Pa cũng được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn
nhất Đông Nam Á, Top 8 điểm đến hàng đầu Việt Nam.
| 1/4

Preview text:

BÀI KIỂM TRA: MÔN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN Họ và tên: Lê Trọng An MSV: 1811141730 Lớp: ĐH8QTDL4
Đề bài: Hãy chọn một điểm đến du lịch mà anh chị yêu thích. Phân tích các yếu tố cấu thành điểm đến đó. Bài làm
Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Sapa
1. Tài nguyên du lịch
Sapa nổi tiếng là điểm đến với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ của núi rừng
Tây Bắc. Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng
Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý,
hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim
thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia
Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được
ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để
ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương
khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh
đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm
Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du
khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc
trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một
sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến
hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của
quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa,
đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của
những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa
giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác
Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Ưu điểm: -
Có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong
tục tập quán của các dân tộc độc đáo, phong phú và đa sắc màu. -
Có nhiều địa điểm nổi tiếng, mang đậm giá trị nhân văn và văn hóa, mang tính
kinh tế cao như nhà sàn, đồ thủ công mĩ nghệ, bản làng dân tộc thiểu số,... Nhược điểm: -
Sự phát triển nhanh chóng tại Sapa dẫn đến các tình trạng ô nhiễm, thiếu điện, thiếu nước -
Các vấn đề xã hội như mê tín dị đoan, săn bắt thú rừng bán cho khách du lịch vẫn
còn diễn ra, tình trạng tắc nghẽn, không có chỗ để xe cho khách du lịch vẫn chưa có nhiều hiệu quả,...
2. Sản phẩm và dịch vụ
Theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chính của Sa Pa
hướng tới là: sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với
nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận
hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa. Du lịch
sinh thái, khám phá và chinh phục đỉnh Fansipan là sản phẩm du lịch được tỉnh và huyện
Sa Pa quan tâm, đầu tư mở rộng, đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San, thiên đường
săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ
hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng
bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội
văn hóa truyền thống; du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm
thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ
tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh
thái gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm...
3. Quản lý điểm đến
Công tác quản lý điểm đến còn triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả, tình hình mất an
ninh, an toàn tại các Ga quốc tế Lào Cai, khu du lịch Sapa,... vẫn còn xảy ra, nhất là vào
mùa cao điểm của du lịch.
Vào các dịp lễ tết, các ngày cao điểm vẫn còn tình trạng tăng giá bán hoặc bán không
theo giá đăng ký niêm yết.
Tại Sapa, chưa có điểm đỗ xe, điểm đón trả khách cho xe du lịch chở khách 9 chỗ
ngồi chạy hợp đồng. Chưa có điểm đỗ, dừng xe cá nhân gây tình trạng lộn xộn, mất trật
tự giao thông, gây mất hình ảnh cảnh quan cũng như mức độ an toàn cho du khách.
Chưa có phương tiện trung chuyển khách từ bến xe trung tâm vào thị trấn nên tạo điều
kiện cho các hình thức xe ôm bắt chèn khách. 4. Cơ sở hạ tầng
Tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, hiện có hơn 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hạ
tầng du lịch, thương mại, bất động sản. Một số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả,
tạo sức bật mới cho kinh tế du lịch Sa Pa. Nổi bật nhất là dự án khu du lịch Sun World
Fansipan Legend của Sun Group, các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tổ hợp giải
trí, nghỉ dưỡng tại cộng đồng...
Hoàn thành quy hoạch chung đô thị, 14 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được
phê duyệt. Đây là cơ sở cho việc triển khai các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng du
lịch – dịch vụ, tạo điểm nhấn cho đô thị Sa Pa. Nhiều công trình, dự án lớn đã và đang
được triển khai trên địa bàn, như: Công viên văn hóa Mường Hoa, Công viên văn hóa Sa
Pa, Dự án Khu quần thể du lịch vui chơi, giải trí khu ga đi Cáp treo…
Về giao thông, các tuyến đường kết nối giao thông được đẩy mạnh xúc tiến như:
Đường tránh Quốc lộ 4D, Tỉnh lộ 152, đường kết nối các điểm du lịch cộng đồng.
5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Phần lớn cư dân tại Sapa là các dân tộc Mông, Giáy và Dao. Trình độ học vấn cao
nhất là tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhờ phát triển du lịch tại Sapa mà đời sống nhân
dân được cải thiện. Trước đây, khi du lịch chưa phát triển, người dân rất vất vả đi xuống
thị trấn Sapa mua đồ dùng thiết yếu, đường xá đi lại khó khăn.
Người dân Sa Pa với bốn tộc người tiêu biểu là người Mông, người Dao, người Tày,
người Giáy đều là những tộc người nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làm đồ
thổ cẩm hay làm đồ bạc. Đồ thổ cẩm và đồ bạc của Sa Pa nổi tiếng khắp cả nước và luôn
được khách du lịch lựa chọn làm đồ lưu niệm sau mỗi chuyến đi.
Nhờ vào sự đa dạng về phong tục tấp quán giữa các công tác phát triển du lịch cộng
đồng bước đầu được quan tâm. Thị xã cũng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn trong
lĩnh vực phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với phát triển sản phẩm,
dịch vụ du lịch. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch của thị xã nói
chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Đồng thời cũng chính là một trong những thuận lợi
tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển du lịch cộng đồng.
Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch được quan tâm và có chiều sâu.. Tính đến năm
2020, có 40% lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ được đào tạo. Con số này cũng
cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của địa phương trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều gia đình
phát triển du lịch cộng đồng cũng được tham gia tập huấn những kiến thức cơ bản về du
lịch. Việc này cũng góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phục
vụ của người dân địa phương trong lĩnh vực du lịch, góp phần làm tăng sự hài lòng, để lại
ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến với Sa Pa và mong muốn được quay trở lại.
6. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, các chuyên gia đưa ra mức độ hài lòng của du khách
tại Sa Pa khá cao -92%. Sa Pa cũng được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn
nhất Đông Nam Á, Top 8 điểm đến hàng đầu Việt Nam.