Tài liệu triết học Mác-Lênin (KHTN-Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Hình thái kinh tế xã hội là gì?
●Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội: Hình thái kinh tế - xã hội là một
phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật
biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với
một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính
là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các
mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp,
trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và
tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
●Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội:
- Phương pháp luận của sự phân tích các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế – xã hội:
Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết
sức phức tạp. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vận dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đời sống xã hội, tiến
hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ
sản xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất
yếu không phụ thuộc vào ý chí con người, tiến hành “giải phẫu” những
quan hệ đó. Đồng thời phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ phụ
thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.
Phân tích những quan hệ đó trong mối quan hệ vối toàn bộ những quan hệ
xã hội khác, tức với những quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị
– xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc với các lĩnh
vực cơ bản tạo thành. V.I. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “Chỉ có đem quy
những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những
quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta
mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những
hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.
bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
●Các loại hình thái kinh tế - xã hội:
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất
hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) -
Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ
mệnh lịch sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH
chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô
- Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủvà nông dân
- Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức,tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
II. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội.
Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình
thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái
kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".
- Trước hết, ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (hay
còn gọi là cơ sở hạ tầng) cùng với kiến trúc thượng tầng tác động biện
chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, thông qua sự
tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất
phủ hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. →
Như vậy, có thể nói, sự vận động & phát triển của xã hội không tuân theo
ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó
là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội. - Sự
vận động phát triển của xã hội, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
vv… bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là sự
biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự phát triển về tri thức,
đó có thể bao hàm những buớc phát triển "bỏ qua" một hay một vài hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, những sự "bỏ qua" như vậy đều
phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Sự thống nhất
giữa lôgic và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài
người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế
giới và sự phát triển "bỏ qua" một hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối
với một số quốc gia, dân tộc cụ thể. Đó là rút ngắn các giai đoạn, bước đi
của nền văn minh loài người, cốt lõi là sự tăng trưởng nhảy vọt của lực lượng sản xuất.
Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai quốc gia đã bỏ qua hình thái tư bản chủ
nghĩa để quá độ từ hình thái phong kiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa. -
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan
của lịch sử xã hội. Phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã
hội loài người. Chủ nghĩa tư bản không phải là nấc thang phát triển cuối
cùng của xã hội loài người. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã
hội tư bản đã quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người.
Những tiền đề vật chất cho sự vận động phát triển xã hội đã xuất hiện
ngay trong lòng xã hội tư bản.
III. Tìm hiểu, thảo luận về VN bỏ qua HTKT-XH TBCN có phù hợp hay
không? Vì sao? 1. Tìm hiểu chung -
Qua quá trình tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, Đảng cộng sản
ViệtNam đã chỉ ra thực chất của việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, là: “Con đường đi lên của
nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại”. -
Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954
ởmiền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả
nước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn
thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2. Thảo luận -
Con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bảnchủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là do tính tất yếu về chính trị và kinh
tế quy định. Sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc thì lựa chọn
con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu.
Mục tiêu chủ nghĩa xã hội thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn và phù hợp với xu thế của thời đại. Hiện nay ở Việt Nam, những cơ
sở kinh tế - kỹ thuật đang trong quá trình phát triển và gắn với yếu tố thời
đại, bởi vậy không cần phát triển qua chế độ tư bản chủ nghĩa, mà vẫn
cho phép xác lập được những tiền đề kinh tế - vật chất cho bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bảo
đảmtốt nhất cho độc lập dân tộc và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của
Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh rằng, độc lập dân tộc là cơ
sở để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội là
điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc thật sự ở Việt Nam. -
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, toàn cầu hoá đã
tạo rakhả năng khách quan cho các dân tộc đang phát triển và Việt Nam
có thể “phát triển rút ngắn”, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam nằm
trong một khu vực phát triển năng động nhất của thế giới, thông qua giao
lưu hợp tác quốc tế có thể tận dụng lợi thế để phát triển. Trong xu thế
toàn cầu hoá, khu vực hoá, giao lưu, hợp tác quốc tế,Việt Nam có thể tận
dụng lợi thế so sánh như về vị trí địa lý, dân số, lao động, tài nguyên, sự
ổn định chính trị để đi tắt, đón đầu và phát triển. -
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, còn gắn với những điều
kiệnbên ngoài rất quan trọng và không thể thiếu được. Trước đây, cách
mạng Việt Nam có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cả về tinh
thần và vật chất. Sự giúp đỡ đó là vô cùng quan trọng, không thể thiếu
được trong điều kiện cách mạng Việt Nam ở giai đoạn đầu đang gặp
nhiều khó khăn. Ngày nay, sự giúp đỡ đó trên nhiều mặt đã và đang tiếp
tục phát huy hiệu quả. Đây là một điều kiện rất quan trọng để Việt Nam
có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong lúc tính tất yếu về chính trị có đủ nhưng tính tất