Thị trường singapore - Marketing quốc tế | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Singapore là thị trường cạnh tranh khốc liệt với sự hiện diện của nhiều thương hiệu quốc tế. Doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường cần đảm bảo chất lượng vượt trội và chiến lược tiếp cận phù hợp. Ưa chuộng sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Sẵn sàng chi trả cao cho sản phẩm/dịch vụ chất lượng. Chú trọng bảo vệ môi trường, ưu tiên các thương hiệu có trách nhiệm xã hội.
Môn: Marketing quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Marketing quốc tế - mkt qte
Marketing quốc tế - Thị trường singapore 1.Thông tin chung :
- Cái tên “Singapore” cũng là tên của 1 thành phố, thủ đô và cũng là tên của
“quốc đảo Sư Tử”. Tên Singapore bắt nguồn từ tiếng Malay “Sing” – “sư tử” và
tiếng Phạn “pur” – “thành phố”
- Đất nước này có một tốc độ hóa cao hơn hẳn những quốc gia khác trong khu
vực Đông Nam Á. Lãnh thổ của đất nước này hầu như là đô thị được mở rộng
dần dần thông qua việc cải tạo đất. Vậy nên hiện nay Singapore còn rất ít thảm thực vật tự nhiên.
- Thủ đô Singapore nằm trên một đảo lớn và ngày càng phát triển về kinh tế lẫn
văn hóa, du lịch. Hiện nay quốc gia này thu hút một lượng lớn khách du lịch
nước ngoài mỗi năm. Đây cũng là nơi được du học sinh từ nhiều nước tham gia
học tập vì sự phát triển về khoa học công nghệ vượt bậc của đất nước này.
2. Môi trường ở thị trường Singapore
2.1. Môi trường kinh tế
a, Các nguyên tắc kinh tế cơ bản
- Hệ thống kinh tế: Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm
vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
- Cấu trúc kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế: Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 3,6%, dịch vụ: 66,4%.
- Mức độ phát triển kinh tế: Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
b, Các biến kinh tế then chốt
- Địa lý – khí hậu: Singapore là một quốc đảo, có diện tích 721,5 km2 , nằm
ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía
bắc. Các mùa không phân biệt rõ rệt, nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều.
- Tài nguyên thiên nhiên: Rất ít tài nguyên thiên nhiên. Không có nước ngọt, đất canh tác hạn chế. - Thông tin NKH:
+ Dân số Singapore 5.827.699, trong đó 3.049.959 nam giới, 2.777.740 nữ giới
tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,098
(1.098 nam trên 1.000 nữ). 100% sống tại tại thành thị. Singapore có thành phần
dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người
Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á.
+ Cơ cấu dân số Singapore theo độ tuổi: độ tuổi trung bình là 42,2 (2020,
Singapore đang ở giai đoạn già hoá dân số)
. + Tỷ lệ dân số tăng ổn định (0,8-0,9%), người di cư đến Singapore hàng năm
khá đông (≈27.000 người)
. + Ngôn ngữ: Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã
Lai, tiếng Quan thoại, và tiếng Tamil. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại quốc
đảo và là ngôn ngữ của kinh doanh, chính phủ, và là phương tiện giảng dạy trong trường học.
+ Cơ sở hạ tầng: rất phát triển do dựa vào khoa học công nghệ. c, Chính sách kinh tế
- Chính sách phát triển kinh tế của Singapore chủ yếu là mở cửa cho thương
mại và đầu tư. Thương mại của Singapore (gồm hàng hóa và dịch vụ) đạt gấp 4 lần GDP hàng năm.
2.2. Môi trường thương mại
- Thuế quan: Được xem như thuế giá trị gia tăng (VAT) ở nhiều quốc gia khác,
thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) là một loại thuế tiêu thụ, được tính dựa theo
nguồn cung hàng hóa và dịch vụ ở Singapore và nguồn hàng nhập khẩu vào
Singapore. GST là một loại thuế gián tiếp, dưới hình thức thuế tương đối (hiện
tại là 7%) áp dụng trên giá bán hàng hóa và dịch vụ, được cấp bởi cơ quan đăng
ký kinh doanh GST ở Singapore
- Hạn ngạch: Hạn chế chủ yếu là các sản phẩm, hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng
đến sức khoẻ, môi trường và an ninh quốc gia.
- Rào cản phi thuế: Không có bất cứ rào cản phi thuế quan nào ngoài những tiêu
chuẩn được các tổ chức quốc tế quy định (OIE và Codex). (Hơn 99% hàng nhập
khẩu vào Singapore là miễn thuế trừ ô tô, xăng giầu, rượu, thuốc lá…)
2.3. Môi trường chính trị
- Singapore là một nước cộng hòa nghị viện (đa đảng).
- Hiến pháp thuộc về Chính phủ, đứng đầu là một Thủ tướng, được Tổng thống
bổ nhiệm trong số các đại biểu Quốc hội. Điều hành chính phủ là một nội các.
- Luật pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống.
- Tư pháp: Toà án tối cao và các toà án trực thuộc.
Thể chế chính trị ổn định, tham nhũng thuộc hàng thấp nhất trong khu vực và
thế giới góp phần giảm bớt rủi ro trong kinh doanh cho cá công ty làm ăn tại
đây. Tính minh bạc trong việc hoạc định chính sạch cũng như sự hiệu quả trong
tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh tại Singapore.
2.4. Môi trường luật pháp
- Hệ thống Pháp Luật Singapore chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật Anh. Bên
cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô
hình của các nước khác cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
- Singapore là thị trường hoàn toàn tự do, và chính phủ còn dành ưu đãi cho nhà
đầu tư nước ngoài với luật pháp minh bạch, hệ thống quản lý và bộ máy chính
quyền có hiệu quả. Singapore được coi là đất nước hầu như không tham nhũng.
2.5. Môi trường văn hoá
- Singapore là quốc gia đa tôn giáo, trong đó người theo đạo phật giáo cao nhất (33,2% - 2015).
- Do có sự đa dạng chủng tộc sinh song và nhiều tôn giáo khác nhau nên văn hóa
ở Singapore rất phong phú đa dạng, kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
*Văn hoá trong kinh doanh - Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy
nghĩ, lòng trung thành với công ty là thế mạnh của nhân viên người Singapore.
Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh
Singapore Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan
trọng trong việc kinh doanh tại Singapore. Bạn hàng Singapore phải cảm thấy
thoải mái khi làm việc với bạn. Văn hóa kinh doanh của Singapore là tính cạnh
tranh cao, có đạo đức làm việc mạnh mẽ.
- Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. (Quy định cấm hút thuốc
lá tại các nơi công công, vi phạm phạt 500$)
3. Mỗi quan hệ kinh tế với Việt Nam
3.1. Môi trường kinh tế quốc tế
- Việt Nam và Singapore đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) - một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu cơ bản của ASEAN:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu
vực thông qua những cố gắng chung.
+ Ðẩy mạnh hoà bình và ổn định khu vực.
+ Tạo ra quan hệ hợp tác tích cực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính.
+ Cùng tham gia hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong
khối ASEAN (AFTA). AFTA đã thực hiện xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và
99,9% hàng hóa nhập khẩu vào Singapore không phải chịu thuế nhập khẩu.
3.2. Môi trường tài chính quốc tế
- Mối quan hệ của Singapore và Việt Nam với các tổ chức tài chính IMF, WB,
ICM, G7 ngày càng được tăng cường và phát triển mạnh mẽ.
3.3. Môi trường thương mại quốc tế
- Hai bên đã ký kết được những văn bản sau như Hiệp định hàng hải thương
mại (4/1992); Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992); Hiệp định thương
mại (9/1992); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992); Hiệp định
hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993); Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần (3/1994); Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994);và một
số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và báo chí
(01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)...Đặc biệt, quan hệ kinh tế Việt Nam –
Singapore đã vươn tới tầm cao mới kể từ khi hai nước thực hiện Hiệp định Kết
nối Việt Nam – Singapore (2006) là chương trình hợp tác toàn diện tập trung
vào 6 nội dung cụ thể, bao gồm: tài chính, giáo dục và đào tạo, giao thông vận
tải, công nghệ thông tin và truyền thông, đầu tư, thương mại và dịch vụ.
3.4. Môi trường chính trị – pháp luật quốc tế
- Cả Việt Nam và Singapore đều tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc (UN), hơn
thế cả hai đều là thành viên ASEAN có các Hiệp định đa phương, ngoài ra giữa
hai nước còn nhiều Hiệp định song phương từ đó thúc đẩy thương mại, đóng vai
trò rất quan trong trong hội nhập kinh tế vùng.