Thuyết trình tâm lý người lãnh đạo trong quản lý kinh doanh môn Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, haymột quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyên và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Và người lãnh đạo cũng chính là người thực hiện những tác động này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46672053
Tâm lý người lãnh đạo trong QLKD
Nhóm 1 – QL26.05 – Đề 4
1. Khái niệm lãnh đạo, người lãnh đạo
- Lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay
một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyên và
nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Và người lãnh
đạo cũng chính là người thực hiện những tác động này.
Sự tương đồng giữa người lãnh đạo và nhà quản lý
- Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên có
nhiều nhà quản lý giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.
- Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền, còn
người quản lý phải có khả năng hướng ê-kíp của mình vào việc thực hiện
những mục tiêu đã định trước.
- Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có
khả năng dự báo trước những xu thế lớn. Họ là những nhà chiến lược
trong khi người quản lý là nhà chiến thuật.
- Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ
thể của một tổ chức, còn nhà quản lý phải biết kết hợp các chi tiết để thực
hiện những kế hoạch đã được xác định.
- Người lãnh đạo thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người trong tổ
chức của mình, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều
này, bạn cần phải chung lưng đấu cật với đội ngũ của mình. Khả năng
lãnh đạo là phẩm chất quan trọng nhất của một nhà quản lý doanh nghiệp.
Dù cho loại hình doanh nghiệp như thế nào, dù chỉ có một vài hay có tới
cả trăm nhân viên, thì cũng cần có khả năng lãnh đạo ở một mức độ nhất định nào đó
Những tố chất của nhà lãnh đạo cần có (7 tố chất): để trở thành một lãnh
đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau:
- Nhạy cảm: Rất cần. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao.
- Chính trục: Là điều công chúng trong đại. Nếu không ít nhất lãnh đạo
phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực
- Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh.
- Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường
hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
- Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa.
- Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Nhưng cần thiết phải
có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
- Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ
giúp quá trình ra quyết định.
10 tính cách của lãnh đạo lOMoAR cPSD| 46672053
Năm 1994, House and Podsakoff đã đưa ra mô hình tính cách của các nhà
lãnh đạo điển hình như: - Tầm nhìn
- Sự đam mê và đức hy sinh
- Tin tưởng, quyết tâm và tính bền bỉ
- Xây dựng hình ảnh tốt - Gương mẫu - Vai trò bên ngoài
- Tạo sự tinh tưởng cho những người đi theo
- Có khả năng phát động khi cần
- Khả năng cấu trúc tốt - Khả năng truyền cảm
Như vậy, ko phải bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý và
ngược lại, ko phải nhà quản lý nàon cũng có vai trò của nhà lãnh đạo.
Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên thì
những nhà quản lý giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi
Nhưng trong doanh nghiệp vai trò lãnh đạo chính thức được trao cho các
nhà quản lý. Cho nên ở đây khi nói đến người lãnh đạo DN cũng tức là nói đến nhà QLDN
2. Chức năng và đặc tính nghề nghiệp của nhà quản lý Chức năng (5 chức năng)
- Hoạch định: Là sự tính toán, dự kiến mọi yếu tố cần thiết cho quá trình
kinh doanh, với tầm nhìn lâu dài cũng như cho từng chu kỳ kinh doanh.
Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản lý, là cơ sở để thực hiện chức năng khác của quản lý
- Tổ chức là tổ chức bộ máy, cán bộ chủ chốt, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng và quản lý nhân viên, thiết lập những mô hình và các mối liên hệ
về nhiệm vụ mà từng thành viên trong DN phải tôn trọng
- Chỉ huy là làm cho tất cả thành viên của tổ chức đều có thể thực hiện
chức trách của mình, khiến cho tổ chức vận hành thông suốt và đạt được
hiệu quả cao. Chỉ huy là việc ra chỉ thị, giám sat việc thi hành chỉ thị;
lãnh đạo, động viên mọi người thi hành chỉ thị
- Phối hợp là sự kết nối, liên hiệp, điều hòa tất cả các lực lượng. Có hai
biện pháp điều hòa có hiệu quả, đó là triệu tập các cuộc họp giao ban
hàng tuần và giao cho các bộ phận tham mưu theo dõi tình hình để kịp
thời phát hiện những trục trặc cần xử lý, kiên nghị các biện pháp cần áp dụng
- Kiểm tra là nắm được tình hình tiến triển của công việc, kịp thời phát hiện
những thiếu sót để sửa chữa hoặc điều chỉnh 3. Những phẩm chất cần thiết của nhà quản lý
a. Những phẩm chất chung lOMoAR cPSD| 46672053
Phẩm chất chung quan trọng nhất là Năng lực tổ chức, nó bao gồm những
phẩm chất chung của nhân cách người cán bộ lãnh đạo, vì có những người
không phải là cán bộ tổ chức cũng có thể có phẩm chất này
- Tính thực tiễn của trí tuệ, nghĩa là khả năng ứng dụng kiến thức và kinh
nghiệm của mình vào nhiều lĩnh vực và tình huống cụ thể khác nhau.
- Tỉnh quảng giao, nghĩa là biết cởi mở chan hòa với mọi người, biết tiếp
xúc và giao thiệp rộng rãi.
- Tính sâu sắc của trí tuệ, nghĩa là khả năng tìm ra được bản chất của vấn
đề, giữa nhiều vấn đề tim ngay được vấn đề cơ bản,
- Tinh tích cực, nghĩa là biết hành động sôi sục nhiệt tình khi giải quyết các nhiệm vụ được trao.
- Tính sáng tạo, nghĩa là có khả năng biểu hiện tính sáng tạo, đề ra những
kiến nghị mới và giải pháp mới.
- Tính tự chủ, nghĩa là khả năng tập trung tình cảm và hành vi của mình để
giải quyết những tình huống phức tạp.
- Có khả năng làm việc, nghĩa là biết cách làm việc căng tiếng, tập trung
trong một thời gian dài mà không mệt mỏi.
- Có khiếu quan sát, nghĩa là ghi nhận được các chi tiết của
- Tính tổ chức, khả năng tự làm chủ mình theo một qui trình thất định, lập
kế hoạch hoạt động cho bản thân, thể hiện tính tuần tự và tả năng tập trung cao độ.
b. Những phẩm chất đặc thù: Phẩm chất này được chia làm 3 nhóm, thiếu 1
trong 3 nhóm phẩm chất này thì ko thể trở thành một người cán bộ hoạt
động tổ chức có sức tập hợp quần chúng trong mọi công việc được
- Linh cảm về mặt tổ chức. Phẩm chất này nằm trong nhận thức của người
cán bộ lãnh đạo, theo trực quan của người đó. Trong nhóm này có những nhân tố sau:
+ Tinh lựa chọn về tâm lý, nghĩa là hiểu được và phản ánh được tâm lý của
người khác, biết thay đổi cách thức giao thiệp đối với từng trường hợp cụ thể
và biết cách làm dịu cơn nóng của người khác. Người lãnh đạo biết lựa chọn
về tâm lý sẽ rất dể dàng xác định được nhân viên dưới quyền của mình có
khả năng làm gì, dễ dàng nắm được những thay đổi trong quan hệ giữa các
cá nhân, trong tập thể, biết cách phân loại cán bộ theo từng nhóm hợp nhau.
+ Tính nhạy bén tâm lý là tính cách của người lãnh đạo biết xác. định yêu
cầu, đặc điểm tâm lý riêng của từng người và phân cho người đó công việc
hợp với năng lực của mình, biết định hướng rất nhanh trong mọi tích luống
phức tạp đòi hỏi kiến thức và hiểu biết tâm lý mọi người.
+ Tinh tế nhị tâm lý. Nhân tố này giúp người lãnh đạo xác định được quan hệ
tương tư trong tập thể, nó thể hiện ở chỗ người lãnh đạo tìm ngay được cách
nói thích hợp với tập thể và từng cá nhân lOMoAR cPSD| 46672053
- Khả năng tác động nghị lực tỉnh cảm đến người khác. Nhóm này gồm những nhân tố sau:
+ Tính nhiệt tình tập thể: Khả năng truyền nhiệt tình cho mọi người.
+ Biết yêu cầu cao: tính liên tục biền bỉ được thể hiện trong các tình huống,
tỉnh tự lập, tính nguyên tắc. Khả năng tổ chức đòi hỏi tinh tự lập trong hoạt
động tổ chức, dũng cảm chịu trách nhiệm trong công việc do mình đảm nhận,
khắc phục khó khăn, sẵn sàng học hỏi.
Để phát hiện khả năng tổ chức, các nhà tâm lý học đã lập ra những bản
trưng cầu ý kiến gồm có một số câu hỏi qua đó có thể đánh giả được khả
năng tổ chức của đối tượng cần thẩm tra.
- Khả năng tổ chức: là khả năng hoạt động nhằm thiết lập vận hành một tập
thể, một tổ chức thông qua việc bố trí sắp đặt con người, cũng như tác
động đến nhu cầu, lợi ích, tình cảm, ý chí, năng lực hoạt động thực tiễn
của con người nhằm hướng vào mục đích chung. Một nhà quản lý giỏi là
người biết tập hợp lực lượng, biết dùng những con người tài giỏi hơn mình.
c. Một số tính cách quan trọng của nhà quản lý
- Có lòng say mê làm lãnh đạo, có mục đích lý tưởng rõ ràng, định hưởng hoạt động nhất quán
- Có tính nguyên tắc, có sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền.
- Có tinh nhân đạo chủ nghĩa, biểu hiện ở đức thương người, lòng từ bi, bác
ái, lòng vị tha đối với người khác.
- Có tính bình tĩnh, nó giúp cho nhà quản lý luôn luôn sáng suốt trong tư
duy, lời nói và việc làm trước những khó khăn, nóng nảy
- Tính lạc quan, giúp cho nhà quản lý luôn luôn vui vẻ, yêu đời, khỏe
khoắn, vừa có tác dụng động viên mọi người xung quanh làm việc, tin
tưởng vào tương lai tốt đẹp.
- Tính quảng giao giúp nhà quản lý dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nấm
bắt được mọi tâm tư, nguyện vọng của họ, tạo bầu không khi chan hòa trong tập thể.
Nhà quản lý cần tránh lòng than làm danh vọng, tinh khoác lác, cục cằn,
thô lỗ, tự kiêu, tự đại, tính đa nghi và lòng đỗ kỵ, hay gheo giết, những
suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vật, thiểu lòng độ lượng. khoan dung, hay
thiên lệch trong đối xử.
d. Những phẩm chất về năng lực
- Năng lực tổ chức. Là sự tổng hợp những đặc tính phát triển cao của trí
tuệ, ý chí, bảo đảm cho nhà quản lý nhận thức sâu sắc thực tế hoạt động
quản lý cũng như cải tiến quá trình hoạt động quản lý. Năng lực tổ chức
được thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Phẩm chất chung: Sự nhanh trí, Tính cởi mở, Óc suy xét sâu sắc; Óc sáng
kiến, Óc quan sát; Tính tổ chức; => phẩm chất này tạo nền tảng cho năng lực lOMoAR cPSD| 46672053
tổ chức, chứ chưa đủ để tạo nên năng lực tổ chức thực sự. phải có thêm
những phẩm chất chuyên biệt
+ Phẩm chất chuyên biệt: Sự nhạy cảm về tổ chức (linh cảm về tổ chức). Đó
trước hết là tính nhạy cảm về tâm lý, là khả năng mau chóng đi sâu vào thế
giới tâm hồn của mọi người hiểu được nó, điều khiển được nó. Nhà quản lý
giỏi. là người dễ dàng nhận biết được các phẩm chất và năng lực cơ bản của
người khác, từ đó biết cứ sử hợp lý, hợp tính và đặt đúng người đúng chỗ.
Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí. Phẩm chất này biểu hiện trước hết ở
tỉnh kiên quyết xã hội, tính yêu cầu cao đối với bản thân và mọi người, năng
lực thuyết phục, cảm hóa mọi người, tinh thần phê binh và tự phê bình nghiêm túc.
Năng lực tổ chức đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực trí tuệ đặc biệt. Đó
là tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh nhậy; sự linh hoạt mềm dẻo,
uyển chuyển trong suy nghĩ; nhậy cảm với cái mới; có bề rộng, độ sâu và
tầm xa tri tuệ; có kỹ năng khai thác trí lực của người khác, của tập thể.
- Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn trước hết thể hiện ở sự am
hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình phụ trách; nắm được tình
hình chuyên môn, quy trình, công nghệ sản xuất. Nhà quản lý phải có tư
duy hệ thống về chuyên môn, xử lý được nhiều nguồn tin khác nhau, nắm
vững về năng lực và chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn, khoa
học công nghệ, cán bộ chủ khoa học quản lý, có nghiệp vụ quản lý.
- Năng lực sư phạm. Đó là hệ thống các đặc điểm tâm lý cả nhân đảm bảo
ảnh trưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với
tập thể. Mục đích giáo dục là nhằm hình thành, cùng cố, phát triển ở mỗi
cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết. có lợi cho toàn xã hội.
4. Uy tín của nhà quản lý
- Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy,
tín nhiệm của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân
người lãnh đạo – quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ
- Uy tín còn được coi là khả năng tác động đến người khác, là sự ảnh
hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin cậy, phục
tùng tuân theo 1 cách tự giác
- Uy tín là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội quan trọng. Người
thiếu uy tín , uy tín thấp hoặc mất uy tín thì hoạt động quản lý sẽ không có hiệu quả
Những biểu hiện uy tín thực của nhà quản lý
- Quan hệ với thông tin quản lý
+ Mọi thông tin quản trị được tiếp nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời +
Quần chúng cấp dưới quan tâm, cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản trị
+ Thái độ tiếp nhận thông tin và cách xử lý thông tin nhanh chóng, đúng đắn lOMoAR cPSD| 46672053
- Kết quả thực hiện quyết định quản lý: mọi quyết định của nhà quản lý đều
được chấp hành nghiêm chỉnh và có báo cáo lý do nếu chưa thực hiện xong
- Thực trạng công việc lúc nhà quản lý vắng mặt: CV vẫn được thực hiện
bình thường và mọi người mong đợi sự có mặt của nhà QL
- Sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của cấp dưới
- Sự đánh giá cao của cấp trên, sự khâm phục của đồng nghiệp phải thống
nhất với sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng và cấp dưới -
Những việc riêng của cá nhân nhà quản lý được mọi người quan tâm với thái
độ thiện chí và đúng mực
- Sự đối xử của mọi người đối với nhà quản lý sau khi nhà quản lý thôi giữ
chức vụ quyền lực: sự khâm phục, luyến tiếc, ngưỡng mộ, gần gũi và giúp
đỡ, thăm hỏi chân tình khi nhà quản lý chuyển đi nơi khác hay k còn giữ chức quyền nữa
=> Vì vậy đối với nhà quản lý, yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự phù hợp
giữa uy tín cá nhân và uy tín do chức vụ đảm bảo tính tương xứng giữa yếu
tố khách quan và chủ quan trong uy tín của mình
Tóm lại, tâm lý của người lãnh đạo hay người quản lý trong QTKD là một
yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của tổ chức, giúp người lãnh
đạo điều hành DN hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức