TIỂU LUẬN QUAN NIỆM TÔN GIÁO VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI (ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Các tôn giáo khác nhau cũng đưa ra những quan điểm ,cách lí giải khác nhau về nguồn gốc loài người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM TÔN GIÁO VỀ NGUỒN GỐC
LOÀI NGƯỜI
A/Lý do chọn đề tài
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần băn khoăn về nguồn gốc của
thế giới xung quanh,đăc biệt là nguồn gốc của chính mình-nguồn gốc loài người.Bởi
vậy,ta luôn đặt ra những câu hỏi và tìm câu trả lời phù hợp để lí giải về chúng.
Vậy loài người có nguồn gốc từ đâu?
Từ trước tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu,công trình khoa học tìm hiểu và lí
giải về vấn đề này và đạt được những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên,hiện vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau liên quan đến phương pháp luận và các nghiên cứu về nguồn gốc
loài người xuất hiện.Bài tiểu luận này sẽ tâp trung chủ yếu vào chủ đề: ‘‘Quan niệm tôn
giáo về nguồn gốc loài người’
B/Nội dung
1.Tôn giáo là gì?
Từ các nhận thức cổ đại,tôn giáo ra đời như một hình thái ý thức xã hội,có thể đươc
đinh nghĩa là một hệ thống các văn hóa, tín ngưỡng,đức tin bao gồm các hành vi và hành
động được chỉ định cụ thể,các quan niệm về thế giới ,thể hiện thông qua kinh sách ,khải
thị,các địa điểm linh thiêng,lời tiên tri,quan niệm đạo đức hoặc tổ chức liên quan đến
nhân loại với các yếu tố siêu nhiên,siêu việt hoặc tâm linh.Các tôn giáo khác nhau cũng
đưa ra những quan điểm ,cách lí giải khác nhau về nguồn gốc loài người.
2.Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc loài người
2.1.Thiên Chúa giáo
Theo quan niệm của Thiên Chúa giáo,trong‘‘Sáng Thế Ký’’, Thiên Chúa đã tạo
dựng ánh sáng, bóng đêm, nước, trời, đất, các vì tinh tú, muông thú cây cỏ… Và cuối
cùng, Ngài tạo ra con người từ bụi đất theo hình ảnh của Ngài - một vị Thần vĩ đại, vào
ngày thứ 6 của cuộc sáng tạo. Con người này có quyền thay mặt Ngài trị vì hết thảy sinh
vật trên mặt đất cũng như trên trời và dưới nước. Con người đầu tiên ấy là một người đàn
ông, Ngài gọi anh ta là Adam. Nhưng rồi, thấy Adam sống một mình thì không tốt, nhân
lúc Adam ngủ, Ngài rút một chiếc xương sườn của anh và tạo cho anh một bạn đời, là
một phụ nữ có tên Eva.Adam và Eva yêu quý nhau với tinh thần hoàn toàn trong sáng.
Tình yêu của họ cũng thuần khiết như thế giới mà họ đang sống, một thế giới thanh bình
đẹp rực rỡ, nơi không có thiên tai, địch họa; không tồn tại điều ác, điều xấu; không có vất
vả, nặng nhọc và âu lo; không có bệnh tật, tuổi già và cái chết. Họ tự do như chim trời,
như cá nước nên Adam và Eva sống không hề biết đến những điều xấu, điều ác.Và họ
được Thiên Chúa cho quyền hưởng thụ hết thảy những vật chất trong thế giới này.Thiên
Chúa chỉ yêu cầu họ một điều, đó là không được ăn quả của một cái cây ở giữa vườn Địa
Đàng. Cây này có tên là Cây Sự Sống, Cây Trường Sinh hay Cây Biết Tốt Xấu Thiện Ác.
Ngài phán:“Ngươi được tự do ăn từ mọi thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện
và điều ác thì ngươi sẽ không ăn đến; vì trong ngày ngươi ăn thì ngươi chắc chết.Adam
sẵn sàng tuân lời Thiên Chúa, dù ông không biết cái chết là gì, vì ông biết bổn phận của
ông là phải tuân lời và yêu thương Thiên Chúa, đấng đã tạo ra ông. Vả lại, không cần ăn
quả của cây đó khi trong vườn không thiếu các loại hoa thơm trái ngọt. Kể cả với Eva,
yêu cầu ấy cũng không phải quá khó thực hiện.Trong các loài thú đồng mà Thiên Chúa đã
tạo nên, rắn là loài quỷ quyệt hơn cả. Rắn nói với người nữ: "Ông bà chắc chắn sẽ không
chết đâu! Vì Thiên Chúa biết rằng khi nào ông bà ăn trái cây đó, t mắt mở ra và ông bà
sẽ giống Thiên Chúa, biết điều thiện và điều ác". Người nữ thấy trái của cây đó trông vừa
ngon vừa đẹp mắt thì cả tin mà hái xuống rồi ăn, và đưa cho chồng cùng ăn. Mắt của hai
người mở ra và nhận thức được sự trần truồng của mình, họ kết lá và đóng khố che thân.
Khi nghe thấy tiếng Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc chiều, Adam và vợ ẩn mình giữa
các lùm cây trong vườn để tránh mặt Ngài. Thiên Chúa kêu Adam và hỏi: "Ngươi ở
đâu?". Adam thưa rằng: "Nghe tiếng Thiên Chúa trong vườn, tôi sợ nên đi trốn, vì tôi trần
truồng". Thiên Chúa hỏi: "Ai đã chỉ cho ngươi biết mình trần truồng? Có phải ngươi đã
ăn trái cây mà Ta cấm đó không?" Adam thưa: "Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho
tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi". Thiên Chúa hỏi người nữ. Người nữ thưa: "Con rắn đã
lừa dối tôi và tôi đã ăn rồi".Thiên Chúa nguyền rủa con rắn: "Vì ngươi đã làm điều đó
nên trong các loài thú đồng, chỉ có ngươi bị nguyền rủa. Ngươi sẽ bò bằng bụng và ăn bụi
đất trọn đời. Ta sẽ làm cho ngươi và người nữ, dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ thù
nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ cắn gót chân người".Ngài phán
với người nữ: "Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn khi ngươi mang thai, và thêm nhiều
đau đớn mỗi khi ngươi sinh đẻ. Tuy nhiên, ngươi vẫn ước muốn sống bên chồng, và
chồng sẽ cai trị ngươi".Sau đó, Ngài phán với Adam: "Vì ngươi đã nghe theo lời vợ, ăn
trái cây mà Ta đã cấm, nên đất đai sẽ vì ngươi mà bị nguyền rủa. Ngươi phải khổ nhọc
suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn
rau cỏ ngoài đồng ruộng. Ngươi phải làm đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn, cho đến ngày
ngươi trở về đất, là nơi ngươi từ đó mà ra. Vì ngươi là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát
bụi’’. Thiên Chúa đã lấy da thú kết thành chiếc áo dài cho vợ chồng Adam rồi mặc vào
cho họ. Sau đó Ngài đã đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng và đày họ xuống mặt đất.Tại nơi
đây họ lập một cuộc sống mới, làm lụng,sinh con đẻ cái và họ trở thành tổ tiên của loài
người.
2.2.Phật giáo
Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn
(Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có
các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế
giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật
thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này
(có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm
thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu
hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa
nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng
sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không”
(Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm v
ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên
thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu,
họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất
hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn
tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện
hữu của mình.Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái
đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và
đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này
mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi,
mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn
đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi.
2.3.Hồi giáo
Còn theo Hồi giáo ,người Arab thời tiền Islam tin rằng Allah là Đấng Tạo Hóa, và
tín đồ Islam tin rằng: “Quả thật, Rabb (Chúa) của họ là Allah, Đấng đã tạo các tầng trời
và trái đất trong sáu ngày rồi Ngài tự lên ngôi trên chiếc Ngai Vương...”. “Ngài đã tạo các
tầng trời không cần các cột trụ chống đỡ mà các người có thể nhìn thấy và Ngài đã dựng
lên trên mặt đất những quả núi vững chắc, sợ rằng (đất) sẽ rung chuyển với các người và
Ngài trải ra nơi đó đủ loại thú vật...”.Như vậy,theo đạo Hồi thì con người và vạn vật là do
thánh Allah sinh ra.
2.4.Ấn Độ giáo
Trong Ấn Độ giáo,Thần Brahma theo thần thoại Hindu là đấng sáng tạo và chèo lái
vũ trụ. Brahma là cha của các thần và của loài người. Trong ý tưởng xưa của người Ấn
Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Vishnu và
Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.Có một thần
thoại khác về sự sáng thế nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ chìm trong bóng tối. Sau
cùng một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đã tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng
ngời. Theo các tư liệu thiêng liêng có tên là "Luật Manu" thì "Đấng tối cao nằm trong
trứng suốt một năm rồi tự dùng sức mình để tách cái trứng ra làm đôi"." Ngài dùng một
nửa để làm nên bầu trời hay thiên cung còn nửa kia thì tạo ra quả đất hay thế giới vật
chất, ngài xếp vào giữa hai phân nửa quả trứng này nào là không khí, nào là tám hướng
chính và trú xử muôn đời của nước". Từ nơi chính mình ngài lấy ra phần Hồn, trong đó
hàm chứa cái thực thể và phi thực thể, rồi từ Hồn mà sinh ra sự ý niệm về bản ngã vốn là
sự ý thức về bản thể của mình và là điều quan trọng nhất. Cái trứng cuối cùng để lộ ra
thần Brahma, vị thần này tự tách mình ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai
thực thể này tạo ta toàn bộ thần còn lại của thế gian. Một lời kể khác về truyện thần thoại
này nói rằng thần Brahma đã từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy
mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000
đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đã tự lấy thân mình làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài
sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân sinh ra đất và từ mắt
ngài sinh ra mặt Trời.Như vậy,theo Ấn Độ giáo thì con người và thần linh đều do thần
Brahma sinh ra.
C/Tổng kết
1.Kết luận
Tóm lại,nguồn gốc loài người luôn là một câu hỏi rất được quan tâm.Bên cạnh
những học thuyết khoa học về vũ trụ ,về tiến hóa như thuyết Big Bang,thuyết tiến hóa
của Darwin…thì những quan niệm của tôn giáo về vấn đề này đã mang đến cho chúng ta
những góc nhìn mới và khác nhau cho cùng một khía cạnh.Các vấn đề về nguồn gốc loài
người đã,đang và vẫn sẽ được giải thích tùy thuộc vào trình độ văn hóa và tri thức của
từng cộng đồng người,của từng dân tộc và từng thời đại.
2.tài liệu tham khảo
1/ ‘‘Tiểu luận cơ sở khảo cổ học về nguồn gốc loài người’’của Trần Anh Thư trường đại
học Khoa học,đại học Huế
2/Chuyện Kinh Thánh (Kỳ 1): Truyền kỳ về Adam, Eva và bí mật của Sáng Thế
(P.1) của tác giả Tâm Minh
3/ https://giacngo.vn/phat-giao-quan-niem-nhu-the-nao-ve-nguon-goc-loai-
nguoipost8494.html
4/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Allah
5/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Trimurti
| 1/4

Preview text:

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM TÔN GIÁO VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI A/Lý do chọn đề tài
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần băn khoăn về nguồn gốc của
thế giới xung quanh,đăc biệt là nguồn gốc của chính mình-nguồn gốc loài người.Bởi
vậy,ta luôn đặt ra những câu hỏi và tìm câu trả lời phù hợp để lí giải về chúng.
Vậy loài người có nguồn gốc từ đâu?
Từ trước tới nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu,công trình khoa học tìm hiểu và lí
giải về vấn đề này và đạt được những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên,hiện vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau liên quan đến phương pháp luận và các nghiên cứu về nguồn gốc
loài người xuất hiện.Bài tiểu luận này sẽ tâp trung chủ yếu vào chủ đề: ‘‘Quan niệm tôn
giáo về nguồn gốc loài người’’ B/Nội dung 1.Tôn giáo là gì?
Từ các nhận thức cổ đại,tôn giáo ra đời như một hình thái ý thức xã hội,có thể đươc
đinh nghĩa là một hệ thống các văn hóa, tín ngưỡng,đức tin bao gồm các hành vi và hành
động được chỉ định cụ thể,các quan niệm về thế giới ,thể hiện thông qua kinh sách ,khải
thị,các địa điểm linh thiêng,lời tiên tri,quan niệm đạo đức hoặc tổ chức liên quan đến
nhân loại với các yếu tố siêu nhiên,siêu việt hoặc tâm linh.Các tôn giáo khác nhau cũng
đưa ra những quan điểm ,cách lí giải khác nhau về nguồn gốc loài người.
2.Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc loài người 2.1.Thiên Chúa giáo
Theo quan niệm của Thiên Chúa giáo,trong‘‘Sáng Thế Ký’’, Thiên Chúa đã tạo
dựng ánh sáng, bóng đêm, nước, trời, đất, các vì tinh tú, muông thú cây cỏ… Và cuối
cùng, Ngài tạo ra con người từ bụi đất theo hình ảnh của Ngài - một vị Thần vĩ đại, vào
ngày thứ 6 của cuộc sáng tạo. Con người này có quyền thay mặt Ngài trị vì hết thảy sinh
vật trên mặt đất cũng như trên trời và dưới nước. Con người đầu tiên ấy là một người đàn
ông, Ngài gọi anh ta là Adam. Nhưng rồi, thấy Adam sống một mình thì không tốt, nhân
lúc Adam ngủ, Ngài rút một chiếc xương sườn của anh và tạo cho anh một bạn đời, là
một phụ nữ có tên Eva.Adam và Eva yêu quý nhau với tinh thần hoàn toàn trong sáng.
Tình yêu của họ cũng thuần khiết như thế giới mà họ đang sống, một thế giới thanh bình
đẹp rực rỡ, nơi không có thiên tai, địch họa; không tồn tại điều ác, điều xấu; không có vất
vả, nặng nhọc và âu lo; không có bệnh tật, tuổi già và cái chết. Họ tự do như chim trời,
như cá nước nên Adam và Eva sống không hề biết đến những điều xấu, điều ác.Và họ
được Thiên Chúa cho quyền hưởng thụ hết thảy những vật chất trong thế giới này.Thiên
Chúa chỉ yêu cầu họ một điều, đó là không được ăn quả của một cái cây ở giữa vườn Địa
Đàng. Cây này có tên là Cây Sự Sống, Cây Trường Sinh hay Cây Biết Tốt Xấu Thiện Ác.
Ngài phán:“Ngươi được tự do ăn từ mọi thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện
và điều ác thì ngươi sẽ không ăn đến; vì trong ngày ngươi ăn thì ngươi chắc chết.Adam
sẵn sàng tuân lời Thiên Chúa, dù ông không biết cái chết là gì, vì ông biết bổn phận của
ông là phải tuân lời và yêu thương Thiên Chúa, đấng đã tạo ra ông. Vả lại, không cần ăn
quả của cây đó khi trong vườn không thiếu các loại hoa thơm trái ngọt. Kể cả với Eva,
yêu cầu ấy cũng không phải quá khó thực hiện.Trong các loài thú đồng mà Thiên Chúa đã
tạo nên, rắn là loài quỷ quyệt hơn cả. Rắn nói với người nữ: "Ông bà chắc chắn sẽ không
chết đâu! Vì Thiên Chúa biết rằng khi nào ông bà ăn trái cây đó, thì mắt mở ra và ông bà
sẽ giống Thiên Chúa, biết điều thiện và điều ác". Người nữ thấy trái của cây đó trông vừa
ngon vừa đẹp mắt thì cả tin mà hái xuống rồi ăn, và đưa cho chồng cùng ăn. Mắt của hai
người mở ra và nhận thức được sự trần truồng của mình, họ kết lá và đóng khố che thân.
Khi nghe thấy tiếng Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc chiều, Adam và vợ ẩn mình giữa
các lùm cây trong vườn để tránh mặt Ngài. Thiên Chúa kêu Adam và hỏi: "Ngươi ở
đâu?". Adam thưa rằng: "Nghe tiếng Thiên Chúa trong vườn, tôi sợ nên đi trốn, vì tôi trần
truồng". Thiên Chúa hỏi: "Ai đã chỉ cho ngươi biết mình trần truồng? Có phải ngươi đã
ăn trái cây mà Ta cấm đó không?" Adam thưa: "Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho
tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi". Thiên Chúa hỏi người nữ. Người nữ thưa: "Con rắn đã
lừa dối tôi và tôi đã ăn rồi".Thiên Chúa nguyền rủa con rắn: "Vì ngươi đã làm điều đó
nên trong các loài thú đồng, chỉ có ngươi bị nguyền rủa. Ngươi sẽ bò bằng bụng và ăn bụi
đất trọn đời. Ta sẽ làm cho ngươi và người nữ, dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ thù
nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ cắn gót chân người".Ngài phán
với người nữ: "Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn khi ngươi mang thai, và thêm nhiều
đau đớn mỗi khi ngươi sinh đẻ. Tuy nhiên, ngươi vẫn ước muốn sống bên chồng, và
chồng sẽ cai trị ngươi".Sau đó, Ngài phán với Adam: "Vì ngươi đã nghe theo lời vợ, ăn
trái cây mà Ta đã cấm, nên đất đai sẽ vì ngươi mà bị nguyền rủa. Ngươi phải khổ nhọc
suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn
rau cỏ ngoài đồng ruộng. Ngươi phải làm đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn, cho đến ngày
ngươi trở về đất, là nơi ngươi từ đó mà ra. Vì ngươi là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát
bụi’’. Thiên Chúa đã lấy da thú kết thành chiếc áo dài cho vợ chồng Adam rồi mặc vào
cho họ. Sau đó Ngài đã đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng và đày họ xuống mặt đất.Tại nơi
đây họ lập một cuộc sống mới, làm lụng,sinh con đẻ cái và họ trở thành tổ tiên của loài người. 2.2.Phật giáo
Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn
(Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có
các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế
giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật
thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này
(có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm
thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu
hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa
nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng
sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không”
(Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị
ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên
thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu,
họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất
hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn
tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện
hữu của mình.Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái
đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và
đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này
mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi,
mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn
đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. 2.3.Hồi giáo
Còn theo Hồi giáo ,người Arab thời tiền Islam tin rằng Allah là Đấng Tạo Hóa, và
tín đồ Islam tin rằng: “Quả thật, Rabb (Chúa) của họ là Allah, Đấng đã tạo các tầng trời
và trái đất trong sáu ngày rồi Ngài tự lên ngôi trên chiếc Ngai Vương...”. “Ngài đã tạo các
tầng trời không cần các cột trụ chống đỡ mà các người có thể nhìn thấy và Ngài đã dựng
lên trên mặt đất những quả núi vững chắc, sợ rằng (đất) sẽ rung chuyển với các người và
Ngài trải ra nơi đó đủ loại thú vật...”.Như vậy,theo đạo Hồi thì con người và vạn vật là do thánh Allah sinh ra. 2.4.Ấn Độ giáo
Trong Ấn Độ giáo,Thần Brahma theo thần thoại Hindu là đấng sáng tạo và chèo lái
vũ trụ. Brahma là cha của các thần và của loài người. Trong ý tưởng xưa của người Ấn
Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Vishnu và
Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.Có một thần
thoại khác về sự sáng thế nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ chìm trong bóng tối. Sau
cùng một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đã tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng
ngời. Theo các tư liệu thiêng liêng có tên là "Luật Manu" thì "Đấng tối cao nằm trong
trứng suốt một năm rồi tự dùng sức mình để tách cái trứng ra làm đôi"." Ngài dùng một
nửa để làm nên bầu trời hay thiên cung còn nửa kia thì tạo ra quả đất hay thế giới vật
chất, ngài xếp vào giữa hai phân nửa quả trứng này nào là không khí, nào là tám hướng
chính và trú xử muôn đời của nước". Từ nơi chính mình ngài lấy ra phần Hồn, trong đó
hàm chứa cái thực thể và phi thực thể, rồi từ Hồn mà sinh ra sự ý niệm về bản ngã vốn là
sự ý thức về bản thể của mình và là điều quan trọng nhất. Cái trứng cuối cùng để lộ ra
thần Brahma, vị thần này tự tách mình ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai
thực thể này tạo ta toàn bộ thần còn lại của thế gian. Một lời kể khác về truyện thần thoại
này nói rằng thần Brahma đã từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy
mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000
đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đã tự lấy thân mình làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài
sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân sinh ra đất và từ mắt
ngài sinh ra mặt Trời.Như vậy,theo Ấn Độ giáo thì con người và thần linh đều do thần Brahma sinh ra. C/Tổng kết 1.Kết luận
Tóm lại,nguồn gốc loài người luôn là một câu hỏi rất được quan tâm.Bên cạnh
những học thuyết khoa học về vũ trụ ,về tiến hóa như thuyết Big Bang,thuyết tiến hóa
của Darwin…thì những quan niệm của tôn giáo về vấn đề này đã mang đến cho chúng ta
những góc nhìn mới và khác nhau cho cùng một khía cạnh.Các vấn đề về nguồn gốc loài
người đã,đang và vẫn sẽ được giải thích tùy thuộc vào trình độ văn hóa và tri thức của
từng cộng đồng người,của từng dân tộc và từng thời đại. 2.tài liệu tham khảo
1/ ‘‘Tiểu luận cơ sở khảo cổ học về nguồn gốc loài người’’của Trần Anh Thư trường đại
học Khoa học,đại học Huế
2/Chuyện Kinh Thánh (Kỳ 1): Truyền kỳ về Adam, Eva và bí mật của Sáng Thế Ký
(P.1) của tác giả Tâm Minh
3/ https://giacngo.vn/phat-giao-quan-niem-nhu-the-nao-ve-nguon-goc-loai- nguoipost8494.html
4/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Allah
5/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Trimurti