Tiểu luận Xã hội học | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận Xã hội học | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Tiểu luận kết thúc học phần
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI
VĂN HÓA VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA
VĂN NGHỆ TIÊN TIẾN
GVHD: NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
MÃ HỌC PHẦN: INSO321005_07
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Châu Nhật Minh - 17146295
2. Đinh Ngọc Hoàng Long - 17144249 3. Võ Văn Thanh - 16126069 TP. HCM 5/2018 MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN...................................................3
1. Khái niệm và phương pháp cảm thụ, thưởng thức văn hóa văn nghệ:....................3
1.1. Khái niệm văn hóa văn nghệ............................................................................3
1.2. Phương pháp cảm thụ, thưởng thức văn hóa văn nghệ....................................3
2. Vai trò của văn hóa văn nghệ.................................................................................4
2.1. Trong kháng chiến:..........................................................................................4
2.2. Trong đời sống, xã hội.....................................................................................6
3. Hiện trạng của nền văn hóa văn nghệ nước ta hiện nay:........................................8
3.1. Tích cực, thành tựu..........................................................................................8
3.2. Tiêu cực, hạn chế...........................................................................................10
4. Nguyên nhân của các thực trạng trên ở nền văn hóa văn nghệ hiện nay:.............13
4.1. Xuống cấp về nhận thức của giới văn nghệ sỹ...............................................13
4.2. Xuống cấp về thị hiếu....................................................................................14
4.3. Thiếu sự định hướng phát triển phù hợp........................................................15
4.4. Công tác lý luận, phê bình còn lạc hậu, thiếu đi tính chuyên nghiệp và khoa
học........................................................................................................................15
4.5. Hạn chế trong việc đào tạo phát triển tài năng văn nghệ................................16
4.6. Bất cập trong các chính sách quản lí của nhà nước........................................16
4.7. Sự chống phá của các thế lực thù địch...........................................................17
5. Giải pháp định hướng phát triển...........................................................................17
5.1 Phát triển theo xu hướng thị trường................................................................17
5.2. Cách tân trên nền tảng truyền thống..............................................................18
5.3. Nâng cao thị yếu............................................................................................19
5.4. Đổi mới, hoàn thiện hiệu quả quản lí.............................................................19
5.5. Tăng cường công tác lý luận, phê bình..........................................................19
5.5. Tiếp tục mở rộng giao lưu quốc tế trên nguyên tắc chọn lọc.........................20
5.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật.........................................20
PHẦN 3 : KẾT LUẬN...............................................................................................21
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Điểm: …………………………….. KÝ TÊN PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hạnh phúc là một phạm trù cao xa, kì vĩ là khát vọng, điểm đích cuối cùng mà
mọi con người luôn nỗ lực hướng tới. Nó đơn giản là trạng thái thỏa mãn mọi nhu cầu
vật chất và đặc biệt là đời sống tinh thần của con người. Và để thỏa mãn đời sống tinh
thần phong phú của con người thì điều chúng ta cần đề cập đến trước hết chính là đời
sống văn hóa văn nghệ. Văn nghệ chính là nơi ta giải tỏa mọi áp lực nặng nề mà cuộc
sống hàng ngày đè lên đôi vai chúng ta. Văn hóa văn nghệ đồng thời cũng là chiếc cầu
nối gắn kết tâm hồn giữa người với người, mở rộng cánh cửa tâm hồn và vô vàn điều
đặc biệt khác mà văn nghệ đã, đang và sẽ mang lại cho cuộc sống của mọi người. Văn
hóa văn nghệ phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng tâm lý tình cảm,
nâng cao trình độ giác ngộ đạo lý và trình độ thẩm mỹ của nhân dân. Đáp ứng nhu cầu,
thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi. Chính chủ tịch Hồ Chí
Minh của chúng ta đã từng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mặt trận văn
nghệ là ngang tầm với các mặt trận kinh tế, chính trị và quân sự.
Chính vì thế mà nhiệm vụ của chúng ta hiện nay ta phải xây dựng một nền văn
hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Nhưng rõ ràng trong một thời gian còn khá dài nữa,
mỗi nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa còn phải gắn với dân tộc, của một dân tộc.
Màu sắc dân tộc khác nhau của văn hóa làm cho văn hóa thế giới phong phú tốt đẹp
hơn. Công thức "một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đàn bản sắc dân tộc"
vẫn nhất quán tinh thần : "Một nền văn hóa nội dung xã hội chủ nghĩa, tính chất dân
tộc", nhưng nó được diễn tả đầy đủ hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn, nó bao hàm cả ý
nghĩa quốc tế và dân tộc của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi ta nói "đậm đà bản sắc dân
tộc" là ta yêu cầu nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải mang rõ rệt
trong mình những sắc thái (hoặc một sắc thái) cơ bản thể hiện rõ cái dáng vẻ, cái bộ
mặt riêng của Việt Nam, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nói như thế cũng bao
hàm ý nghĩa văn hóa Việt Nam phải kế thừa được đầy đủ các truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và của cách mạng.[1] 1
Vì vậy, mọi người cần có cái nhìn rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi hơn về tầm
quan trọng và vai trò của văn nghệ cũng như thực trạng khách quan của nền văn nghệ
nước ta hiện nay, từ đó hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến các tình trạng, biểu hiện đó,
để rồi dần ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, những hành động của mình đã,
đang và sẽ tác động đến sự vận động của nền văn nghệ nước nhà. Chính vì những ý
nghĩa thiết thực của nó đối với cuộc sống mà nhóm em đã quyết định lựa chọn chủ đề:
“Văn hóa văn nghệ đối với đời sống xã hội và vấn đề phát triển nền văn hóa văn
nghệ tiên tiến” làm chủ đề tiểu luận cuối kỳ của môn Nhập môn xã hội học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua tiểu luận này sẽ giúp mọi người hiểu được các vấn đề cơ bản của lĩnh
vực văn hóa văn nghệ từ định nghĩa, khái niệm cho đến tầm quan trọng, vai trò, các tác
động và ý nghĩa mà văn nghệ mang lại đối với cuộc sống con người dọc theo từng tiến
trình lịch sử của Đất nước cho đến xã hội hiện đại ngày nay.
Mọi người có cái nhìn tổng quát, đầy khách quan về thực trạng của nền văn hóa văn
nghệ của nước ta hiện nay bao gồm những điểm tích cực, những tiến bộ, thành tựu mà
quá trình công cuộc phát triển của đổi mới văn hóa văn nghệ đem lại. Đồng thời, ta
cũng thấy được những góc khuất, mặt trái, điểm hạn chế mà nền văn hóa văn nghệ nước ta còn gặp phải.
Ngoài ra, việc đi tìm nguồn gốc, nguyên nhân của các vấn đề ấy cũng phần nào
giúp mọi người tự định hướng được những hành động cần làm để tác động đến nền
văn hóa văn nghệ và các giải pháp để nền văn nghệ nước nhà tiến gần đến mục tiêu
“ một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đàn bản sắc dân tộc”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ chủ đề của bài tiểu luận, nhóm đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở
và định hướng tư tưởng. Đồng thời, sử dụng một số phương pháp nghiên như phương
pháp phân tích,tổng hợp và so sánh để nghiên cứu và trình bày bản chất của vấn đề. 2
Tiểu luận có tham khảo một số bài tiểu luận và các bài báo, tham luận báo cáo trên
internet để tìm phương pháp phù hợp và nội dung với mục đích nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Như Thúy - giảng
viên khoa Lý luận chính trị trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
cùng đội ngũ trợ giảng đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận, của bộ
môn Nhập môn xã hội học.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Khái niệm và phương pháp cảm thụ, thưởng thức văn hóa văn nghệ:
1.1. Khái niệm văn hóa văn nghệ
Văn hóa nghệ thuật là một trong những phạm trù rất rộng bao gồm hai phạm trù
cơ bản khác là văn học và nghệ thuật. Nó là nền tảng khái quát nhất của văn hóa tinh
thần, là thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo
những quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó
vận động theo quy luật bên trong của chính mình[2] . Trên hết văn nghệ chính là biểu
hiện tập trung nhất, đại diện cho cả một nền văn hóa, là thước đo của cả một nền văn
minh, đỉnh cao nhất của đời sống tinh thần và cuối cùng văn hóa văn nghệ là biểu
tượng tượng trưng nhất, bao quát nhất, tổng quan nhất cho cả một dân tộc.
Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có
tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội.
Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức
năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, chức
năng dự báo…Không nên tuyệt đối hóa một chức năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng khác.
Các tính chất cơ bản của văn hóa văn nghệ là tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân
loại. Ngoài ra giới nghiên cứu còn bàn tới tính nhân dân và tính quốc tế của nó. Như 3
vậy, văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ là
một thành tố của văn hóa tinh thần[2].
1.2. Phương pháp cảm thụ, thưởng thức văn hóa văn nghệ
Ở các thời đại khác nhau, có kiểu nghệ sĩ khác nhau, và công chúng không đồng
nhất. Nhưng ai ai cũng phải thừa nhận vai trò tích cực của người thưởng thức thơ văn,
nhạc, họa của nghệ sĩ, coi họ là bạn tri âm, tri kỷ của văn chương, nghệ thuật. Trong
dòng thác sáng tạo nghệ thuật thời nào cũng vậy, vai trò của người đồng cảm, đồng
điệu là hết sức to lớn. Nhưng, công chúng thưởng thức thì có nhiều nhóm xã hội, lứa
tuổi, thị hiếu, trình độ học vấn, phông văn hóa khác nhau, cho nên sự đồng cảm khác
nhau, sự cảm thụ không giống nhau, thậm chí đối lập nhau. Đối lập, khác nhau trong
cảm thụ văn nghệ là chuyện đương nhiên… Trong lịch sử mỹ học, vấn đề công chúng
nghệ thuật được nhiều nhà mỹ học coi là phương pháp thực tiễn hơn là vấn đề thẩm
mỹ. Nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội như: đạo đức học, tâm lý học, lý thuyết thông
tin đại chúng, tu từ học, v.v… là những lĩnh vực được các nhà nghiên cứu quan tâm
đến hiệu quả xã hội, tác động đến lý tưởng, tâm hồn, tình cảm của con người. Phép
biện chứng giữa cái thay đổi và cái bền vững, cái bề nổi và cái bề chìm, cái vạn biến
và cái bất biến của tác phẩm đã phủ định tính tuyệt đối của tác phẩm nghệ thuật.
Trong văn nghệ , cảm thụ nghệ thuật gắn liền với việc đánh giá nghệ thuật với những
động cơ về lý tưởng thẩm mỹ rất khác nhau. Chính vì vậy mà muốn có được một sự
cảm thụ tốt, công chúng trẻ cần được giáo dục kỹ về thị hiếu nghệ thuật. Tôn trọng mô
típ chủ quan trong cảm thụ nghệ thuật không có nghĩa là chiều chuộng, mơn trớn, dung
túng những thị hiếu tầm thường của công chúng mà cần có nhiều biện pháp giáo dục
nghệ thuật, hướng dẫn năng khiếu cảm thụ. Ở lĩnh vực này, trước, sau vẫn là sự thuyết
phục bằng tri thức và cảm xúc... Đúng là cảm thụ nghệ thuật là một quá trình logic:
Phải hiểu rồi mới yêu, và khi đã yêu mới thấy hay, thấy khoái cảm. Nhưng quá trình
này khác với uống rượu sâm banh, thưởng thức ly cà phê, vì cái ngon của hai hương vị
đồ uống kia chỉ hạn chế ở khẩu vị, sự thụ hưởng cá nhân, còn nghệ thuật đưa lại cảm
hứng có giá trị xã hội, mang ý nghĩa triết lý. phải phân biệt giá trị chân chính và cái
giả tạo, cái đạt và cái chưa đạt của tường hiện tượng nghệ thuật. Muốn đạt được sự
khoái cảm thẩm mỹ khi thưởng thức vở diễn, ca khúc, bức tranh, v.v… ngoài bản năng 4
thị hiếu bẩm sinh, công chúng phải cần môi trường thưởng thức văn nghệ đó là nhà
hát, câu lạc bộ nghệ thuật, chương trình nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Không phải vô cớ mà các nhà văn hóa lớn thường coi “nhà hát là Thánh
đường”, “coi sách, các sản phẩm văn hóa hơn của cải và quyền lực”, “không có sách
thì không có kiến thức”, v.v…[3]
2. Vai trò của văn hóa văn nghệ
2.1. Trong kháng chiến:
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học, nghệ thuật
là một trong những cách thể hiện đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận văn hoá mà . Mặt
trận văn hóa nghệ thuật cũng như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế… Xem văn
hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu
tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng tính
chất phức tạp và quyết liệt của mặt trận này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy văn học, nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu tranh có
hiệu quả. Từ những câu ca dao, tục ngữ mang nội dung phản phong châm biếm, đả
kích giai cấp thống trị đến các loại truyện cổ tích, truyện cười có nội dung đấu tranh xã
hội cao. Những áng văn chương lớn trong văn học như “Bình Ngô đại cáo” của
Nguyễn Trãi, “Truyền Kiều” của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Đồ Chiểu đều
có giá trị về tư tưởng và có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Nguyễn Đình Chiểu đã từng
đề xướng quan điểm tiến bộ về văn học nghệ thuật: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không
khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
2.1.1.Thức tỉnh quần chúng nhân dân
Khi bất kì một đế chế nào đến xâm lược một quốc gia thì chính sách cai trị
thượng sách và ưu tiên hàng đầu chính là chính sách ngu dân, làm mê muội, mất hết
tinh thần chiến đấu để từ đó chúng dễ dàng cai trị và thực hiện các chính sách cai trị
khác của chúng. Chính vì thế nhiệm vụ đầu tiên của văn hóa văn nghệ cũng chính là
thức tỉnh quần chúng nhân dân, giúp cho từng cá nhân ý thức được vai trò, trách nhiệm
của mình đối với công cuộc kháng chiến của dân tộc. 5
2.1.2. Tập hợp lực lượng
Khi quần chúng nhân dân cùng đồng lòng đứng dưới ngọn cờ cách mạng thì khi
ấy chúng ta coi như đã nắm thế thượng phong trong cuộc chiến và chính văn nghệ có
sự mệnh gắn kết, tập hợp mọi cá nhân . Điều đó có thể thấy rõ qua “Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua tác phẩm Người đã truyền
đến từng cá nhân ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”.
2.1.3.Cổ vũ khích lệ tinh thần đấu tranh
Văn học yêu nước và cách mạng là “dòng chảy” của lịch sử có sức mạnh to lớn
như nước lũ, thác dâng. Một thời “tiếng hát át tiếng bom” đã thôi thúc cả dân tộc vượt
qua bao nhiêu đau thương, gian khổ để chiến đấu, hy sinh tất cả cho thắng lợi cuối
cùng. Tố Hữu đã thán phục thốt lên: “Việt Nam, ôi Tổ quốc thân yêu/trong khổ đâu
người đẹp hơn nhiều”[4].Một thời, chúng ta vô cùng tự hào trước hàng triệu triệu người
rầm rập ngày đêm Nam tiến, tất cả vì miền Nam thân yêu “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước…” để rồi niềm sung sướng vỡ òa trong ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối; khúc tráng ca trở thành khúc khải hoàn của cả dân tộc.
2.1.4.Xây dựng và bảo vệ chế độ mới, con người mới
Không chỉ gắn liền với kháng chiến văn nghệ cũng tập trung đi sâu ca ngợi tấm
gương những con người lao động, những người ngày đêm xây dựng nền hậu phương
xã hội chủ nghĩa vững chắc, những con người lặng thầm với những công việc tưởng
chừng nhỏ bé nhưng lại rất kì vĩ, lớn lao. Đó là tiếng chổi tre của chị lao công trong
thơ Tố Hữu, người ngư dân oằn mình kéo mẻ cá đầy, là anh thanh niên trên ngọn núi
cao hay là bóng hình người nông dân dưới những luống cày.
2.2. Trong đời sống, xã hội
2.2.1. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm
Văn học nghệ thuật vừa làm chức năng giáo dục với ý nghĩa là bồi dưỡng tâm
hồn tình cảm, là xây dựng nhân cách và bản lĩnh cho con người, mà cần phải thấy
những giá trị tinh thần đó (kể cả các giá trị tinh thần được vật thể hóa như tượng đài,
kiến trúc... và các văn hóa vật chất khác như nhà ở, đồ dùng, quần áo) làm cho xã hội 6
và con người giàu và đẹp thêm, làm cho môi trường sống gồm cả môi trường đạo đức
được nâng cao.Văn nghệ luôn là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta thêm
yêu quê hương đất nước – Là nguồn cổ vũ ta trong học tập, lao động và bảo vệ Tổ
Quốc. Lời ca tiếng hát làm cho chúng ta như trẻ lại, hiểu và tin yêu nhau hơn- Lời ca
như xua tan hết buồn lo ưu phiền, làm ta thêm yêu cuộc sống tươi đẹp và tin tưởng vào
cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Cái đẹp trong nghệ thuật xuất phát từ những tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn
tạo nên những hình tượng có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, rung động lòng người,
hướng cho chúng ta tới cái chân thiện mỹ.
2.2.2. Phản ánh thể hiện cuộc sống đời thường
Văn nghệ là sự phản ánh hiện thực, nhiệm vụ chủ yếu của văn nghệ là phản ánh
hiện thực, vinh dự lớn lao nhất của người nghệ sĩ là phản ánh cho được đời sống lao
động và sản xuất của nhân dân. Văn nghệ giúp khán giả có cái nhìn bao quát nhất, toàn
diện nhất của các vấn đề mang tính thời đại, giúp con người nhận ra vị thế của mình
trong xã hội. Bởi vì “ văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn đời sống”[5 ] , “thực tại đem
lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ... chỉ có nhân dân nuôi sống anh ta bằng nguồn
nhựa sống, còn nếu người nghệ sĩ quên đi điều đó, nhân dân sẽ quên anh ta” [6]
2.2.3. Mở rộng vốn tri thức
“Văn học nghệ thuật là công cụ hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo lại thực tại xã
hội. Nó là một khoa học. Người làm văn học nghệ thuật phải hiểu biết nhiều lắm.
Nghệ thuật là một sự hiểu biết, khoa học là một sự hiểu biết, văn nghệ là một sự hiểu
biết, hiểu biết cao sâu lắm. Và đồng thời khám phá, sáng tạo. Hiểu biết sâu đến chừng
nào, thì khám phá, sáng tạo, cao đến chừng ấy. Bởi vì, nó là một nghệ thuật, nó là khoa
học”[7].Tác phẩm nghệ thuật chính là kết tinh của nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực
trong cuộc sống của những người đi trước sáng tạo ra kể lại và truyền đạt cho chúng
ta. Các tác phẩm về kinh tế, lịch sử, văn hóa cho ta kiến thức về kinh doanh và thực tế
xã hội, về sự phát triển qua từng thời kỳ nhân loại. Các cuốn bộ phim, tiểu thuyết dày
cộp không hề vô bổ, chúng cho ta biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một 7
nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống. Bạn
sẽ có được tất cả trải nghiệm thực tế, những kinh nghiệm tưởng chừng phải trải qua cả
đời mới rút ra thì bạn có thể tiếp thu qua những chủ với việc thưởng thức một quyển
sách, một thước phim. Điều đó phải chăng là quá tuyệt vời?
Không những thế, hàng năm tại các địa phương còn thường xuyên tổ chức biểu diễn
văn nghệ, chiếu phim…phục vụ người dân, đặc biệt tại các xã miền núi khó khăn, xa
xôi. Nhờ đó, qua những buổi giao lưu, người dân còn được học hỏi, trao đổi thêm
nhiều kiến thức xã hội như kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, biện
pháp phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp thu các nội dung
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2.4. Cầu nối gắn kết mọi người
Thông qua việc thưởng thức cả thụ nghệ thuật, văn nghệ sẽ giúp kéo gần cái trái
tim đồng điệu, yêu nghệ thuật một cách chân chính. Khi lắng nghe một bản nhạc, khi
đọc một đoạn thơ, chăm chú xem một bộ phim thì tất cả mọi người đều hoa chung một
nhịp cảm xúc, nó xóa bỏ các khác biệt về mau da, về tôn giáo hay những rào cản về
ngôn ngữ, về địa lý. Vì đơn giản, khát khao chinh phục, thưởng thức là không có biên
giới, không có giới hạn. Không chỉ kết nối mọi khán giả với nhau, văn nghệ đưa người
nghệ sĩ đến gần hơn với khán giả giúp họ hiểu rõ hơn về những khó khăn vất vả của
người nghệ sĩ, đồng thời người nghệ sĩ cũng có sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, khách
quan hơn về những yêu cầu, thị hiếu của khán giả.
3. Hiện trạng của nền văn hóa văn nghệ nước ta hiện nay:
3.1. Tích cực, thành tựu
3.1.1. Văn nghệ đại chúng phát triển nhanh về quy mô và số lượng:
Sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng con người đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, xuất hiện
nhiều loại hình, loại thể, các hoạt động văn hóa mới, có khả năng chiếm lĩnh các mặt
khác nhau của đời sống xã hội. Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa đạt kết
quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân 8
văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi
động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng[8]. Văn học, nghệ thuật đã tạo ra nhiều
tác phẩm chiếm lĩnh, phản ánh mọi lĩnh vực đời sống, đang nỗ lực đổi mới tư duy sáng
tạo, tìm tòi phương thức mới để nâng cao năng lực khám phá cuộc sống. Hệ thống
thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh về loại hình, chất lượng, tính hiện đại,
trực tiếp, nhanh nhạy truyển tải, truyền bá văn hóa đến với công chúng…
Thành tựu đáng chú ý nhất trong khâu sử dụng và quảng bá các sản phẩm văn
nghệ là số lượng sản phẩm văn học, nghệ thuật được truyền bá rộng và nhiều hơn
những năm trước đây. Kết quả đó gắn liền với sự phát triển và sử dụng rộng rãi các
phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại trong đời sống. Các tác phẩm văn
nghệ được chuyển tải nhanh, trực tiếp và bằng nhiều con đường đến với công chúng,
góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, tạo ra thị trường hàng hóa
và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật khá rộng lớn trong nước.[8 ] Đây là một
nét mới trong đời sống văn học, nghệ thuật mà trong thời bao cấp chúng ta chưa xuất
hiện. Việc mở ra thị trường này, một mặt, góp phần nâng cao dân trí, mặt khác đặt ra
nhiều vấn đề phức tạp vì sản phẩm văn hóa, nghệ thuật bao giờ cũng mang tính đặc
thù, là sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần nhưng lại mang thuộc tính hàng hóa.
3.1.2. Giao lưu và hợp tác văn nghệ với nước ngoài mở rộng
Giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ngày càng được
mở rộng. Nhiều triển lãm nghệ thuật, liên hoan phim quốc tế, hội chợ, festival... đã
được tổ chức và thu hút đông đảo khách quốc tế tham gia. Mặt khác, chúng ta cũng cử
nhiều đoàn nghệ thuật trao đổi văn hóa, tham gia các cuộc thi quốc tế, tích cực giới
thiệu văn hóa Việt Nam với bè bạn góp phần khẳng định nước ta là địa chỉ giao lưu
văn hóa quốc tế và khu vực [9].
Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo ra các cơ hội thuận lợi để tiếp
cận, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình
sáng tạo, sản xuất các sản phẩm công nghiệp văn hóa, mở rộng khả năng hợp tác
thương mại văn hóa ra thế giới. 9
3.1.3. Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
văn học, nghệ thuật
Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Điều quan trọng là chúng ta đã ý thức được tính đặc thù
của hoạt động văn học, nghệ thuật để có thái độ quản lý khoa học, phù hợp và các
chính sách linh hoạt. Tư duy lý luận và quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật
tiếp tục được đổi mới, bổ sung và phát triển. Công tác quản lý nhà nước đã chú trọng
việc thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn học, nghệ thuật.
Các cấp ủy đảng và các ngành chức năng đã phối hợp tốt để thúc đẩy sự phát triển của
văn học nghệ thuật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiều chương trình
hoạt động văn nghệ quy mô, soạn thảo các luật liên quan đến văn hoá nghệ thuật, các
quy định về cách trình diễ trước công chúng hay tiến hành xét duyệt và trao các giải
thưởng lớn của Nhà nước[10].
3.1.4. Vai trò của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được nâng cao
Cần ghi nhận, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật thời gian qua đã có những
đổi mới đáng khích lệ. Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, giữa văn học,
nghệ thuật với hiện thực đã được nhận thức và giải quyết khoa học hơn; tính chủ thể
của văn nghệ sĩ được tôn trọng; một số thành tựu văn học, nghệ thuật thế kỷ XX được
đánh giá lại thỏa đáng; các khuynh hướng và phương pháp sáng tác được khuyến
khích phát triển theo hướng đa dạng hóa; lý luận văn nghệ của cha ông, của phương
Đông được nghiên cứu có hệ thống hơn. Không gian tranh luận học thuật được mở
rộng và dân chủ hơn so với trước đây.
3.2. Tiêu cực, hạn chế
3.2.1. Các tác phẩm ra đời không vì mục đích nghệ thuật
Thực tế hiện nay là càng có nhiều cú sốc về văn hóa, người ta lại càng phủi tay,
và miễn nhiễm trước mọi lời chỉ trích. Sốc vì ca từ quá tệ, sốc vì thói quen tạo scandal
của một bộ phận trong giới ca sĩ, sốc vì cởi, khoe thân, thay vì khoe giọng, những
đoàn fan cuồng vẫn phát điên vì thần tượng Kpop. Các chương trình nghệ thuật giải trí
xuất hiện tràn lan, mà đa phần trong số đó chúng ta phải gọi là “nhảm”, nhảm vì nội
dung, nhảm về hình thức và nhảm cả về mục đích biểu diễn. Chúng ta không tiên kể 10
tên ra các chương trình ấy, điều dó hãy để mọi người tự suy ngẫm. Ta chỉ biết rằng tác
động quá lớn của showbiz, sự đánh bóng tên tuổi của giới nghệ sĩ, “rất nhiều người đã
mệt mỏi với nền giải trí Việt Nam, . Hãy nhìn xem các gameshow và những lời tung
hô giả trá. Những danh hiệu “ông hoàng”, “bà chúa” được giành nhau, ganh ghét và vơ
vào một cách vô nghĩa. “Diva” hay “hoàng tử” được phong tặng hay đeo bám đều ngớ
ngẩn, thấp kém hơn cả ổ bánh mì 10 ngàn đồng buổi sáng mà người lao động vất vả mới có được" [11].
Nếu ta xét trên một khía cạnh nhỏ hơn của văn hóa văn nghệ đó là các chương
trình truyền hình lấy yếu tố hài làm chủ đạo thì ta lại không biết nghệ thuật hài nước
nhà đang hưng thịnh hay suy vong.Chúng ta có tới khoảng 30 gameshow truyền hình
có yếu tố hài được ưu ái xuất hiện trong khung giờ "vàng" nhưng phần lớn chỉ mang
đến cái cười nhạt nhẽo theo kiểu "cù cười" cơ học bằng những lời thoại bốp chát bỗ
bã, những tình huống cợt nhả dung tục. Trong chương trình Chết cười, khán giả thường
xuyên phải chịu đựng những cách nói ám chỉ đầy thô tục… Hay trong Bí mật đêm chủ
nhật, những động tác sờ soạng, áp sát hết sức nhạy cảm kèm theo những lời thoại lả lơi
giữa hai diễn viên Hồng Ðào, Vân Sơn cũng nhiều lần khiến người xem đỏ mặt; màn
uốn éo, ôm hôn một nam diễn viên khác của ca sĩ khách mời Long Nhật cũng không
khỏi làm nhiều người nổi da gà…Màn giả gái tưởng chừng đã cũ thì liên tiếp được
khai thác một cách lạm dụng đến lố lăng trong gameshow Tuyệt chiêu siêu diễn. Trong
khi đó, ở chương trình Lớp học vui nhộn, những kỷ niệm, câu chuyện đáng yêu tuổi học
trò chẳng thấy đâu; chỉ thấy những ngôi sao tuổi teen thay nhau uốn éo và sử dụng
những ngôn từ nhí nhố để gây cười một cách gượng gạo. Và chuyện tình yêu của các
cặp đôi Trấn Thành - Hari Won hay Trường Giang - Nhã Phương được trao đi đổi lại
nhiều lần nhằm gây cười trong Ðấu trường tiếu lâm cũng từng khiến nhiều khán giả lên mạng phản ứng…[12]
Đành rằng hài bây giờ có thể khác đi, khán giả cũng không quá đòi hỏi phải là
hài thâm thúy, hài có triết lý hay câu chuyện gì của cuộc sống, song nhất định không
thể là nhảm và nhạt. Tiếng cười dễ dãi dễ kéo thấp năng lực cảm thụ nghệ thuật của
giới trẻ, dễ khiến họ ngộ nhận về những thứ gọi là nghệ thuật. Ðồng thời, những chiêu 11
trò phản cảm, những lời lẽ thô thiển, tục tĩu cũng dễ tạo nên những tác động tiêu cực
tới nhận thức, hành động của họ trong cuộc sống.
Các tác động của giới showbiz, của sự cạnh tranh tên tuổi đang làm lu mờ dần
giá trị nghệ thuật chân chính. Thời của nhiều ca sĩ nổi lên sau một đêm, nhờ một cuộc
thi, nhờ truyền hình thực tế, nhờ những tài lẻ chứ không phải là vì nghệ thuật, sau đó
được tung hô thành hiện tượng, tài năng. Thời của bắt chước, của nhạc nhái, mà tiếng
gọi của đồng tiền réo rắt đôi khi mạnh hơn tiếng nói của lương tâm bên trong. Các tác
phẩm nghệ thuật giờ đây đã mất đi ý nghĩa thật sự của nó : “Nghệ thuật vị nghệ thuật,
nghệ thuật vị nhân sinh”
3.2.2. Giao lưu văn hóa văn nghệ truyền thống còn hạn chế
Sản phẩm nghệ thuật truyền thống ra đời từ nhu cầu và điều kiện vật chất - tinh
thần trong quá khứ, ca trù, quan họ, cồng chiêng,... cùng một số hoạt động nghệ thuật
cổ truyền khác như tuồng, chèo, đàn ca tài tử, bài chòi, cải lương,... từng có đời sống
riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Xã hội phát triển, nhu cầu và điều kiện vật chất
- tinh thần trong cuộc sống được nâng lên trình độ mới, trong đó có sự xuất hiện của
nhiều kiểu loại hoạt động nghệ thuật mới hấp dẫn và tiện dụng, đây chính là lúc các
hoạt động nghệ thuật cổ truyền khó tránh khỏi tình trạng dần dà mai một trong sinh
hoạt hằng ngày, Các rạp hát dành cho nghệ thuật dân tộc phần lớn là vắng khách, "tối
đèn". Để thu hút người xem, nhiều đơn vị nghệ thuật phải chuyển đổi phương thức xây
dựng tiết mục, cụ thể là cải tiến, cách tân, làm mới sân khấu truyền thông, biến tuồng,
chèo, cải lương thành kịch nói pha bài ca; âm nhạc hiện đại chiếm tỷ lệ áp đảo trong
các dàn nhạc truyền thống. Chưa kể là hình thức trang trí, phục trang ngày càng xa với
nguyên tắc cách điệu, ước lệ và tượng trưng mà các thế hệ nghệ nhân trước đây đã dày
công sáng tạo và đúc kết thành đặc trưng, thi pháp nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của
dân tộc ta mà thế giới phải chú ý, khâm phục, ngợi ca. Số người tham dự và tham gia
sáng tạo ngày càng ít, các nghệ nhân cao tuổi - người trực tiếp lưu giữ và có khả năng
truyền dạy, ngày càng vơi mỏng... [13]
Nét đẹp ru con bằng những câu ca dao đã thưa vắng dần. Ca dao, tục ngữ... vốn
là kho tàng quý báu của quần chúng nhân dân, là những bài học về đối nhân xử thế, bài 12
học làm người nuôi dưỡng tâm hồn từ thơ bé, hướng con người tới chân - thiện - mỹ
đã và đang mai một dần trong đời sống tinh thần.
3.2.3. Lai căng văn hóa văn nghệ nước ngoài
Giới trẻ đang bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước
ngoài, thậm chí vấn đề đã lên đến mức báo động. Sức trẻ cộng với tâm lý thích khám
phá những điều mới lạ, bắt kịp các trào lưu đang thịnh hành trên thế giới, như: manga
(truyện tranh Nhật Bản), anime (phim hoạt hình Nhật Bản), thời trang Kawaii (Nhật
Bản), thời trang Hàn Quốc... và đặc biệt nhất phải kể đến là trào lưu âm nhạc Hàn
Quốc (Kpop). Chúng ta không thể phủ nhận những cái hay trong những xu hướng
nghệ thuật này nhưng mặt trái của chúng đã khiến giới trẻ dân quên lãng nền nghệ
thuật dân tộc hay nguy hiểm hơn là kết hợp khập khiễng giữa hai dòng nghệ thuật này.
Ngoài ra, xu hướng, phong cách nghệ thuật theo phương Tây - nơi với những tư
tưởng đạo lý phóng khoáng, khác hoàn toàn với những giá trị đạo lý truyền thống của
dân tộc. Những kĩ xảo đậm chất công nghệ hiện đại nhưng lại đầy tính chất bạo lực
đến man rợ, những cảnh “ nóng” xuất hiện tràn lan du nhập rộng rãi trong các bộ phim
chiếu rạp cũng như sóng truyền hình. Các yếu tố đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền
văn nghệ nước nhà - đặc biệt là thế hệ trẻ em Việt Nam.
3.2.4. Tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng
Cuộc sống ngày càng phát triển, quá trình thương mại hóa diễn ra nhanh chóng
khiến cho những giá trị văn hóa truyền thống vì thế cũng bị kéo theo. Thật, giả lẫn lộn, khó phân định.
Vi phạm bản quyền tác giả và quyền liên quan trên các lĩnh vực văn học, nhiếp
ảnh, âm nhạc... đã không còn là “chuyện lạ” ở nước ta. Một nhà nghiên cứu xã hội học
đã từng phát biểu, dường như đi trên bất cứ tuyến đường nào, vào bất cứ ngõ, xóm nào
cũng đều có thể bắt gặp tình trạng vi phạm bản quyền.Các cửa hàng, doanh nghiệp mỗi
ngày đều mở nhạc ầm ĩ từ sáng đến khuya; các băng rôn, khẩu hiệu, biển quảng cáo có
sử dụng hình ảnh minh hoạ; các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình chưa được trình
chiếu chính thức đã tràn ngập bản copy trên mạng... Trong số đó, mấy ai có có hiểu
biết và ý thức để sử dụng tác phẩm hợp pháp với sự cho phép của chủ sở hữu tác 13
phẩm? “Nhà nhà vi phạm, người người vi phạm” cùng với thói quen “xài chùa” dườn
g như đã trở thành điều hiển nhiên.
“Các bộ phim mới nhất, hay nhất vừa được công chiếu tại rạp ngay lập tức bị
phát hiện trên các trang web lậu, dù hình ảnh và chất lượng rất kém. Ví dụ gần đây
nhất là phim Kong: Đảo đầu lâu, Fast &Furious… Phim Kong: Đảo đầu lâu đã được
phát hiện trên các trang web lậu ở Nga, phụ đề tiếng Nga… nhưng nguồn gốc của
phim lậu này lại từ Việt Nam. Vi phạm bản quyền lĩnh vực bóng đá truyền hình càng
trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi mua bản quyền và chiếu ngay lập tức bị vi phạm.
Các trang web lậu quá nhiều, tràn lan… chưa kể công cụ live stream trên youtube, facebook…”[14].
Tình trạng này con trở nên nóng bỏng như hiện nay tại Vpop.Bắt nguồn từ cái
tên hot hàng đầu hiện nay - Sơn Tùng M-TP, không ít anti đã liên tục tố cáo anh chàng
sử dụng trái phép những chất liệu nước ngoài đưa vào sáng tác của mình. Vấn đề càng
căng thẳng hơn bao giờ hết khi nhiều nhạc sĩ, ca sĩ cũng vào cuộc khi đưa ra suy nghĩ,
chính kiến cũng như hiểu biết của mình trước các khái niệm chuyên môn.
4. Nguyên nhân của các thực trạng trên ở nền văn hóa văn nghệ hiện nay:
4.1. Xuống cấp về nhận thức của giới văn nghệ sỹ
Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá còn không ít tác phẩm và hoạt động chưa thể
hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc. Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều
nhưng rất ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Trong không ít các tác
phẩm lý tưởng xã hội thẩm mỹ không rõ nét, ý nghĩa xã hội rất hạn hẹp. Còn không ít
văn nghệ sỹ có hạn chế trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống,
chưa cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, chiều sâu và tính phức tạp của thời kỳ đổi mới toàn
diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và chủ động hội nhập quốc tế cũng như của việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. 14
Các nhà xuất bản và người viết chiều theo thị hiếu công chúng, tạo nên những tác
phẩm có tính giải trí, nhất thời. Truyền thông chạy theo các thông tin giật gân, gây sốc,
thu hút công chúng bằng các chiêu trò rẻ tiền. Nghệ thuật, không chỉ văn học, cũng
chiều theo công chúng phổ thông với thị hiếu nhất thời, sản xuất các sản phẩm âm
nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu… bị đánh giá là nhảm.
4.2. Xuống cấp về thị hiếu
Các giá trị cốt lõi bị sao nhãng. Bản sắc dân tộc bị phai nhạt trong những thị hiếu
toàn cầu nhưng hời hợt, mang tính a dua. Sự hòa nhập đến mức như là hòa tan, đánh
mất truyền thống bản địa cũng là điều có thể nhận thấy. Bộ phận độc giả tinh anh
hướng đến các giá trị tinh hoa đang co cụm lại, rút vào trạng thái âm thầm. Theo đó,
những tác phẩm kinh điển thường có từ 1.000 đến 5.000 lượt xem, ít hoặc nhiều hơn
một chút. Trong khi, lượt xem của các tác phẩm văn học đại chúng (ngôn tình, truyện
teen, kiếm hiệp…) đạt tới con số hàng trăm nghìn. Sự trương nở của cộng đồng này,
như đã có ý kiến chỉ ra, là “kẻ thù của văn học” - văn học được hiểu như là một loại hình nghệ thuật[15].
Có thể thấy, thị hiếu về giá trị nghệ thuật dường như chưa được chú ý đến. Trong
khi, văn học đích thực, giá trị nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu. Cái đẹp trong tâm hồn
cùng những giá trị đạo đức, tinh thần bị đẩy xuống thấp ngang hàng cái dung tục, tầm
thường, sự ham muốn vật chất tột độ. Một nhà nghiên cứu văn hóa văn nghê cho rằng,
những điều trên cảnh báo xã hội VN đang ở giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Văn
nghệ đã xuống cấp đến mức chạm đáy, trong khi đó, cái chuẩn chưa xuất hiện[16].
Có thể nói xu hướng thưởng thức nghệ thuật của giới trẻ hiện nay đang có sự
chuyển dịch theo tâm lý đám đông. Khá đông bạn trẻ chọn mua và đọc sách tạp văn,
tản văn, bút ký, du ký bị chi phối bởi những chiêu quảng cáo rầm rộ từ phía nhà xuất
bản, đơn vị phát hành, mạng xã hội cũng như chính bản thân tác giả là “thần tượng”
của giới trẻ từ trước ở những lĩnh vực không liên quan gì đến văn chương… Đánh vào
hiệu ứng đám đông, nhiều tác giả đã tận dụng truyền thông, mạng xã hội để tạo “sức 15
hút” cho tác phẩm của mình. Vì thế, việc chọn đọc tác phẩm theo phong trào khiến cho
những giá trị văn học đích thực dần bị khuất lấp. Nếu cứ như thế, hệ quả nhãn tiền là
chúng ta sẽ chứng kiến một nền văn học nhợt nhạt trong những sắc thái hời hợt.
4.3. Thiếu sự định hướng phát triển phù hợp
Có những biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo những
đề tài nhỏ nhặt, tầm thường, chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng,
hạ thấp chức năng giáo dục nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí. Trong một số sản
phẩm văn học, nghệ thuật có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung tô đậm mặt đen tối, tiêu
cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc bóp méo lịch sử; một số bị các thế lực
thù địch lôi kéo đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại đi ngược lại lợi ích của
nhân dân. Tình trạng nghiệp dư hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp
có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay, trong đời sống văn học, nghệ thuật đang có tình trạng già hoá đội ngũ
văn nghệ sĩ, cả lực lượng sáng tác, lý luận, phê bình, biểu diễn và quản lý, là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu những đột phá sáng tạo. Thế hệ văn nghệ sĩ trẻ
(những người sinh ra và lớn lên trong hoà bình, thống nhất đất nước) tuy có những
điểm mạnh hơn hẳn so với thế hệ trước nhưng lại có bộ phận không nhỏ xem nhẹ trách
nhiệm công dân, không có sự gắn bó máu thịt với thực tiễn đời sống, xa rời mục tiêu
sáng tạo những tác phẩm đỉnh cao, dễ thoả mãn với bản thân,... Trong khi đó, một bộ
phận văn nghệ sĩ lúng túng trước những biến đổi của đời sống, suy giảm nhiệt tình, lý
tưởng sáng tạo hướng tới những vấn đề của dân tộc, thời đại. Đây chính là những lý do
chủ quan khiến chúng ta chưa có những tác phẩm thực sự có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
4.4. Công tác lý luận, phê bình còn lạc hậu, thiếu đi tính chuyên nghiệp và khoa học 16