-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenikaa
Trong các hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ và trong hiến pháp của nhiều nước, các điều khoản về chế độ chính trị quy định về tính chất của quyền lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước và thế giới. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nên trong tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và Hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị được ghi nhận trong chương đầu tiên với vị trí là chế độ pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các quy định khác trong Hiến pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Pháp luật đại cương (ssoo) 89 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn | Bài tập lớn kết thúc học phần Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenikaa
Trong các hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ và trong hiến pháp của nhiều nước, các điều khoản về chế độ chính trị quy định về tính chất của quyền lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ giữa Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước và thế giới. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nên trong tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và Hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị được ghi nhận trong chương đầu tiên với vị trí là chế độ pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các quy định khác trong Hiến pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Pháp luật đại cương (ssoo) 89 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ chính trị của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn” Đề số: 40 Sinh viên : PHẠM MINH HUYỀN Lớp
: Pháp luật đại cương-2-1.22.(N18) Mã SV : 22011878
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
1. Chế độ chính trị
1.1. Chế độ chính trị là gì?
1.2. Vai trò của chế độ chính trị
2. Quy định pháp luật về chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2.1. Các quy định về chế độ chính trị theo Hiến pháp
2.2. Một số nội dung trong chương Chế độ chính trị của Hiến pháp 2013
3. Liên hệ thực tiễn KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. NỘI DUNG
1. Chế độ chính trị
1.1. Chế độ chính trị là gì?
Chế độ chính trị là một thuật ngữ có thể tiếp cận với nhiều góc độ, lĩnh vực khác
nhau như góc độ chính trị học, khoa học lý luận chung về nhà nước pháp luật
hoặc Hiến pháp. Ở bất kỳ góc độ nào, chế độ chính trị là một phạm trù rất rộng,
bao hàm nhiều quy định, tổ chức, nguyên tắc phức tạp, được xem xét dưới nhiều
góc độ khác nhau, trong đó có những nội dung sau: -
Thứ nhất, xét ở góc độ chung, chế độ chính trị được hiểu là nội dung
phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà
trọng tâm là của nhà nước. Theo đó, chế độ chính trị bao gồm nhiều yếu tố hợp
thành như các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật,
phương pháp (cách thức) tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức và
thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… -
Thứ hai, xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống, chế độ chính trị là một bộ
phận họp thành của chế độ xã hội. Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ
thống các thiết chế (nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị
- xã hội) và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị (tổ chức và thực
thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước). Theo đó, tương ứng với kiểu nhà
nước là một kiểu chế độ chính trị có bản chất và những đặc trưng chung, đồng
thời chế độ chính trị của mỗi quốc gia trong cùng một kiểu nhà nước cũng có
những đặc trưng riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển
về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia đó trong mỗi thời kì cụ thể. -
Thứ ba, xét từ góc độ phương pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà
nước, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp tổ chức
và thực thi quyền lực nhà nước. Các phương pháp, cách thức và biện pháp đó
phản ánh bản chất của chế độ chính trị. Các phương pháp này rất đa dạng và
phức tạp nhưng nhìn chung gồm hai loại chính là các phương pháp dân chủ và
các phương pháp phản dân chủ. Trong một nhà nước có chế độ chính trị dân chủ,
lành mạnh thì các phương pháp, cách thức và biện pháp được áp dụng rộng rãi
để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là dân chủ, công khai, minh bạch và
hợp pháp. Ngược lại, ương nhà nước có chế độ chính trị độc tài thì các phương
pháp, thủ đoạn hạn chế, bí mật, độc đoán và bất chấp luật pháp thường được áp
dụng một cách phổ biến. -
Thứ tư, xét từ góc độ pháp luật nói chung, chế độ chính trị là thể chế chính
trị (khái niệm thể chế được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp, ở đây khái niệm thể
chế được dùng theo nghĩa hẹp để áp dụng vào lĩnh vực chính trị), tổng thể các
nguyên tắc, quy phạm pháp luật (được ghi nhận chủ yếu trong hiến pháp và
nguồn khác cùa luật hiến pháp) để điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản của
một quốc gia, trọng tâm là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Đó là các nguyên tắc, quy định về chính thể, bản chất và mục đích của nhà nước,
quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc, về tổ
chức và hoạt động của các thiết chế chính trị, về chính sách đối nội và đối ngoại...
Trong luật hiến pháp với tư cách là một ngành luật và một bộ môn khoa học
pháp lý chuyên ngành, khái niệm chính trị cần được xem xét chủ yếu dưới góc
độ pháp luật. Như vậy, có thể hiểu khái niệm chế độ chính trị dưới góc độ luật
hiến pháp như sau: chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của
luật hiến pháp (bao gồm các nguyên tắc, quy phạm hiến định và các nguyên tắc,
quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của luật hiến pháp) để xác lập
và điều chỉnh các vấn đề về chỉnh thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục
đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực
nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội,
đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam.
LuatMinhKhue.vn, H.L.K.L. (2022) Chế độ Chính Trị là gì ? Mối Quan hệ Giữa
Nhà Nước Với đảng Chính Trị, TỔ Chức xã Hội, Công ty Luật TNHH Minh
Khuê. Available at: https://luatminhkhue.vn/che-do-chinh-tri-la-gi---khai-
niemve-che-do-chinh-tri.aspx (Accessed: December 14, 2022).
1.2. Vai trò của chế độ chính trị
2. Quy định pháp luật về chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
2.1. Các quy định về chế độ chính trị theo Hiến pháp
Trong các hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ và trong hiến pháp của
nhiều nước, các điều khoản về chế độ chính trị quy định về tính chất của quyền
lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ
giữa Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai
cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước và thế giới.
Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội nên trong tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và Hiến
pháp nhiều nước, chế độ chính trị được ghi nhận trong chương đầu tiên với vị trí
là chế độ pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các quy định khác trong Hiến
pháp. Theo đó, khi nghiên cứu về Hiến pháp của một quốc gia, nội dung đầu tiên
thường được quan tâm, đề cập đến đó là các quy định về chế độ chính trị. Các
quy định về chế độ chính trị trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) được quy định tại Chương I.
Tên Chương này được viết gọn lại trên cơ sở tên Chương I của Hiến pháp năm
1992. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị thành “Chế
độ chính trị” và đưa các quy định về quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày
Quốc Khánh của Chương XI Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001 –
gọi chung là Hiến pháp năm 1992) vào Chương I vì đây là những nội dung quan
trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia. Nội dung các điều, khoản của
Chương I đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu và những quan điểm cơ bản, định hướng lớn
của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những nội dung còn phù hợp
của Hiến pháp năm 1992, cụ thể là: -
Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và
bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm
1992. Đó là, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. -
Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là
Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. -
Tiếp tục khẳng định chế độ dân chủ ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm để dân chủ được thực hiện trong cuộc sống. Khẳng định nguyên tắc
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. -
Khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạng đoàn kết toàn dân
tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữ quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công
đoàn như Hiến pháp hiện hành; đồng thời bổ sung, làm rõ vai trò của Mặt trận,
Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong việc động
viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình…
2.2. Một số nội dung trong chương Chế độ chính trị của Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013, các nội dung như quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh
được đưa vào chương chế độ chính trị, vì đây là những nội dung gắn liền với thể
chế chính trị của quốc gia; đồng thời chương này tiếp tục thừa kế và phát triển, bổ
sung, làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề cụ thể về chính trị.
Trước hết, Hiến pháp tiếp tục khẳng định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Hai là, Hiến pháp tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời bổ sung một điểm
mới quan trọng là: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm
chủ. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Ba là, Hiến pháp đã bổ sung và phát triển nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” để các
cơ quan lập pháp và tư pháp thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình theo hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định “quyền lực
Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Bốn là, Hiến pháp đã bổ sung quy định “nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp”, cùng với hình thức dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,
Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Năm là, Hiến pháp tiếp tục kế thừa, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách
quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của nước ta. Hiến pháp đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất,
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai
cấp công nhân mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả
dân tộc Việt Nam; quy định trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân
dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước
nhân dân về những quyết định của mình.
Sáu là, Hiến pháp bổ sung quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt; đồng thời tiếp
tục khẳng định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc
thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Bảy là, Hiến pháp tiếp tục kế thừa và bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện
xã hội. Đối với Công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Hiến pháp ghi nhận vị trí, vai trò, của các tổ chức này trong việc đại diện và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình cùng
các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tám là, Hiến pháp khẳng định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,
chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Dương, L.sư N.V. et al. (2022) Chế độ Chính Trị là gì? Chế độ Chính Trị Theo
Hiến Pháp 2013?, Luật Dương Gia. Available at:
https://luatduonggia.vn/che-do-chinh-tri-la-gi-cac-quy-dinh-ve-che-
dochinh-tri-theo-hien-phap/ (Accessed: December 14, 2022).
3. Liên hệ thực tiễn