TOP 33 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Phenikaa
Tiền tệ muốn chuyển thành tư bản phải thỏa mãn bao nhiêu điều kiện? Để sức lao động trở thành hàng hóa thì phải thỏa mãn? GTSD của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sản phẩm sức lao động? GTTD là một bộ phận của giá trị mới rơi ra ngoài giá trị SLD do công nhân làm thuê tạo ra và được trả công? Bộ phận tư bản nào là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dư dưới góc độ của quá trình tạo ra giá trị cũng như tăng giá trị? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Tiền tệ muốn chuyển thành tư bản phải thỏa mãn bao nhiêu điều kiện: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Những điều kiện phải thỏa mãn để tiền tệ chuyển thành tư bản là:
A. Mua sức lao động, có giá trị thặng dư
B. Tiền tệ được đưa vào lưu thông, có giá trị thặng dư
C. Đủ một lượng tiền lớn mua sức lao động, xuất hiện từ lưu thông, nhằm
bóc lột sức lao động làm thuê để mang lại tiền phụ thêm cho người sở hữu nó
D. Đủ một lượng tiền lớn mua sức lao động và tư liệu sản xuất, tiền tệ
được đưa vào lưu thông, nhằm bóc lột sức lao động làm thuê để
mang lại tiền phụ thêm cho người sở hữu nó
Câu 3: m sinh ra từ trong lưu thông và ngoài lưu thông A. Đúng B. Sai
Câu 4: Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động trong quan hệ H-T-
H còn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T-H-T A. Đúng B. Sai
Câu 5: Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức vận động trong nền sản xuất
hàng hóa giản đơn và tư bản là A. Lợi nhuận B. Giá trị thặng dư C. Cách vận hành
D. Mục đích của quá trình lưu thông
Câu 6: Mục đích trong lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng còn tư
bản là giá trị lớn hơn A. Đúng B. Sai
Câu 7: Sức lao động là gì?
A. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể và
đượcđem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng
B. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người
đang sống và được đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng
C. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể,
trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
D. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong
một con người, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó
Câu 8: Để sức lao động trở thành hàng hóa thì phải thỏa mãn?
A. Người lao động được tự do về thân thể
B. Người lao động có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán
C. Người lao động bán sức lao động
D. Người lao động được tự do về thân thể và không có tư liệu sản xuất
Câu 9: Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là giá trị và giá trị sử dụng A. Đúng B. Sai
Câu 10: Giá trị của hàng hóa sức lao động
A. Do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động quyết định
B. Bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để sản xuất ra sức lao động
C. Được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để sản xuất và
tái sản xuất ra sức lao động
D. Do số lượng lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động quyết định
Câu 11: Lượng giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm
A. Yếu tố tinh thần và văn hóa
B. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán
C. Yếu tố tinh thần và lịch sử
D. Yếu tố tín ngưỡng, tinh thần, văn hóa, lịch sử
Câu 12: Giá trị HHSLD gồm bao nhiêu bộ phận?
A. Phí tốn đào tạo, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
B. Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, phí
tốn đào tạo, giá trị những TLSHCT nuôi sống gia đình
C. Phí tốn đào tạo, giá trị những TLSHCT nuôi sống gia đình
D. Giá trị tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động, phí tốn đào tạo,
giá trị những TLSH nuôi sống gia đình
Câu 13: GTSD của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử
dụng sản phẩm sức lao động A. Đúng B. Sai
Câu 14: v + m > v tức là?
A. Giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động
B. Giá trị thặng dư lớn hơn sức lao động
C. Sức lao động bé hơn tỷ suất giá trị thặng dư
D. Giá trị mới bé hơn giá trị sức lao động
Câu 15: Nếu ta nói rằng thuộc tính của giá trị sử dụng là chỉ bán quyền sử dụng
và có khả năng tái tạo khi tiêu dùng bị mất đi thì đúng hay sai A. Đúng B. Sai
Câu 16: Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là một quá trình hai mặt
A. Quá trình sản xuất ra GTSD và quá trình lớn lên của GT hay là quá
trình sản xuất ra GTTD
B. Quá trình lớn lên của GT và quá trình sản xuất giá trị
C. Quá trình sản xuất ra GTTD và quá trình lớn lên của GT
D. Quá trình sản xuất GTSD và quá trình lớn lên của GTSD
Câu 17: Người ta nói rằng quá trình nhà tư bản chủ nghĩa đồng thời là quá trình
nhà tư bản tiêu dùng sức lao động nên nó có các đặc điểm: công nhân làm việc
dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
Câu 18: GTTD là một bộ phận của giá trị mới rơi ra ngoài giá trị SLD do công
nhân làm thuê tạo ra và được trả công A. Đúng B. Sai
Câu 19: GTTD được tạo ra trong sản xuất chứ không phải trong quá trình lưu thông. A. Đúng B. Sai
Câu 20: Tư bản bất biến là ?
A. Bộ phận tư bản mua sức lao động
B. Bộ phận tư bản mua tư liệu sản suất C.
Bộ phận tư bản biểu hiện bằng sức lao động D.
Nhờ lao động trừu tượng mà tăng lên trong giá trị sản
phẩmCâu 21: Tư bản khả biến là bộ phận mua sức lao động? A. Đúng B. Sai
Câu 22: Đặc điểm của tư bản bất biến?
A. Được lao động cụ thể bảo toàn và dịch chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
B. Nhờ lao động trừu tượng mà tăng lên về Lượng trong giá trị sản phẩm
C . Nguồn tạo ra giá trị thặng dư D. Có kí hiệu là v
Câu 23: Kí hiệu của tư bản khả biến và tư bản bất biến lần lượt là ? A. c,v B. m,v C. m,c D. v, c
Câu 24: Bộ phận tư bản biểu hiện thành Tư Liệu Sản Xuất là? A. Giá trị thặng dư B. Tư bản khả biến
C. Bộ phận tư bản mua sức lao động
D. Tư bản bất biến
Câu 25: Tư bản khả biến ?
A. Là nguồn tạo ra giá trị thặng dư
B. Được hiểu hiện thành sức lao động
C. Tăng giá trị trong quá trình sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Bộ phận tư bản nào là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dư dưới góc độ
của quá trình tạo ra giá trị cũng như tăng giá trị? A. Tư bản bất biến B. Tư bản khả biến C. Tư bản lưu động D. Tư bản cố định
Câu 27: Tư bản khả biến là điều kiện tạo ra giá trị thặng dư là ? A. Đúng B. Sai
Câu 28: Tiền công là gì?
A. Bộ phận giá trị mới đi công nhân tạo ra nhưng lại thường được hiểu
là do người sử dụng lao động trả cho công nhân làm thuê
B. Đó là một bộ phận giá trị mới do nhà tư bản làm ra C. Là giá cả hàng hóa D. Ý B và C
Câu 29: Trong lao động giá trị mới công nhân tạo ra gồm? A. m B. v C. v+m D. c+v
Câu 30: Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do?
A. Người công nhân làm ra và tồn tại trong hàng hóa
B. Nhà tư bản tạo ra và tồn tại trong hàng hoá C. Do máy móc tạo ra D. Ý B và C
Câu 31: Tiền công là một bộ phận giá trị do người công nhân tạo ra nhưng
thường được hiểu do người sử dụng sức lao động trả cho công nhân là? A. Sao B. Đúng
Câu 32: Giá trị mà nhà tư bản trả cho công nhân chỉ có? A. m B. v C. v+m D. c
Câu 33: Để thu về giá trị thặng dư dưới hình thái tiền nhà tư bản có phải cạnh
tranh để bán hàng hóa trên thị trường ko? A. Không B. Có