TOP 61 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin chương I và chương II | Trường Đại học Phenikaa
Câu 2: Phương pháp nghiên cứu nào thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị Mác - Lênin? Câu 4: Giá trị lịch sử to lớn của "Học thuyết giá trị thặng dư" trong hệ thống lý luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì? Câu 6: Kinh tế chính trị Mác - Lênin sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu nào? A. Phương pháp so sánh, thống kê. Câu 9: Chức năng phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò như thế nào đối với sinh viên? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1,2
Câu 1: Kinh tế chính trị Mác - Lênin gồm mấy chức năng cơ bản? A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 2: Phương pháp nghiên cứu nào thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị Mác - Lênin?
A. Phương pháp đối sánh.
B. Phương pháp văn bản học.
C. Phương pháp thống kê.
D. Phương pháp chứng thực.
Câu 3: Kinh tế chính trị Mác - Lênin do ai sáng lập? A. C.Mác B. Đ.Ricácđô. C. V.I.Lênin. D. Ph.Ăngghen.
Câu 4: Giá trị lịch sử to lớn của "Học thuyết giá trị thặng dư" trong hệ thống lý luận Kinh tế
chính trị Mác - Lênin là gì?
A. Luận chứng về sự suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Là nền tảng tư tưởng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Chỉ ra những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
D. Tìm ra các quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Câu 5: Kinh tế chính trị Mác - Lênin ra đời ở thế kỷ nào? A. Thế kỷ XIX B. Thế kỷ XVII. C. Thế kỷ XVIII. D. Thế kỷ XX.
Câu 6: Kinh tế chính trị Mác - Lênin sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu nào?
A. Phương pháp so sánh, thống kê.
B. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
C. Phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn.
D. Phương pháp logic kết hợp với lịch sử.
Câu 7: Chỉ ra hạn chế lớn nhất trong lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa trọng nông là gì và
cần được thay thế bởi lý luận kinh tế chính trị cổ điển Anh?
A. Chủ nghĩa trọng nông lý giải những đặc trưng sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp.
B. Chủ nghĩa trọng nông luận giải về nhiều phạm trù kinh tế.
C. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng chỉ có nông nghiệp mới là sản xuất.
D. Chủ nghĩa trọng nông lý giải những đặc điểm của lĩnh vực lưu thông.
Câu 8: Muốn nhận thức được hiện thực kinh tế khách quan, cần sử dụng phương pháp thích hợp
nào của kinh tế chính trị Mác - Lênin? A.
Cần sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp như: trừu tượng hóa khoa học,
logic kết hợp với lịch sử. B.
Cần sử dụng phương pháp luận triết học một cách thích hợp như: khảo sát, tổng kết thực
tiễn.C. Cần sử dụng phương pháp luận biện chứng một cách thích hợp như: quy nap diễn dịch,
hệ thống hóa, mô hình hóa.
D. Cần sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành thích hợp như: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
Câu 9: Chức năng phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò như thế nào đối với sinh viên? A.
Là nền tảng lý luận khoa học để sinh viên nhận diện sâu hơn nội hàm của các khái niệm,
phạm trù của các khoa học kinh tế. B.
Là cơ sở khoa học lý luận giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các quy luật kinh tế trong lao động xã hội. C.
Là cơ sở khoa học lý luận làm phong phú tri thức, tư duy lý luận của sinh viên trong quá trình lao động. D.
Là cơ sở khoa học lý luận để sinh viên nhận diện định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cao cả của mình.
Câu 10: Chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò quan trọng như thế nào đối với sinh viên?
A. Giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các quy luật kinh tế trong lao động xã hội.
B. Là cơ sở khoa học lý luận để sinh viên nhận diện định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cao cả của mình.
C. Giúp sinh viên cải tạo được thực tiễn trong quá trình học tập của mình.
D. Làm phong phú tri thức, tư duy lý luận của sinh viên trong quá trình lao động.
Câu 11: Nêu chính xác những chức năng cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
A. Gồm 4 chức năng cơ bản là: giải thích, thực tiễn, tư tưởng, cải tạo xã hội.
B. Gồm 4 chức năng cơ bản là: nhận thức, thực tiễn, tổng hợp, phương pháp luận.
C. Gồm 4 chức năng cơ bản là: nhận thức, thực tiễn, vận dụng, phương pháp luận.
D. Gồm 4 chức năng cơ bản là: nhận thức, thực tiễn, tư tưởng, phương pháp luận.
Câu 12: Chức năng nhận thức của kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò quan trọng như thế
nào đối với con người trong xã hội?
A. Góp phần giúp con người hiểu sâu hơn về các quy luật kinh tế trong xã hội.
B. Góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết về các quan hệ kinh tế của mỗi con người trong xã hội.
C. Góp phần làm phong phú tri thức, tư duy lý luận của người lao động và toàn xã hội.
D. Góp phần làm phong phú tri thức và tư duy lý luận của tất cả những con người trong xã hội.
Câu 13: Chỉ ra những nhà tư tưởng tiêu biểu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (cuối thế
kỷ XVIII - đầu thế kỷ thứ XIX)?
A. A.Mông Crêchiên, U.Pétti, Ph.Kênê.
B. Gi.B.Xay, A.Xmít, A.Mông Crêchiên.
C. U.Pétti, A.Xmít, Đ.Ricácđô.
D. A.Xmít, Mantuýt, A.Mông Crêchiên
Câu 14: Lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa trọng nông hướng vào nghiên cứu chủ yếu lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Lĩnh vực lưu thông trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Lĩnh vực sản xuất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Lĩnh vực lưu thông trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 15: Nội dung lý luận nào đã tạo ra bước nhảy vọt về chất trong khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
A. Lý luận về tích lũy tư bản.
B. Lý luận về nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
C. Lý luận về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
D. Lý luận về quy luật giá trị thặng dư.
Câu 16: Thế nào là sự phân công lao động xã hội?
A. Là chia nhỏ quá trình sản xuất, hình thành những ngành sản xuất khác nhau.
B. Là sự phân công về lao động đảm bảo quá trình sản xuất đều gắn với thị trường.
C. Là sự phân công về lao động diễn ra trong đơn vị sản xuất.
D. Là sự phân công về lao động, hình thành những ngành, nghề sản xuất khác nhau.
Câu 17: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là gì?
A. Có sự xuất hiện giai cấp thống trị và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
D. Sự phân công lao động trong xã hội và trong các gia đình xuất hiện.
Câu 18: Thế nào là lao động cụ thể?
A. Là hoạt động riêng biệt và có mục đích riêng của con người.
B. Là những lao động ngành nghề riêng biệt.
C. Là những lao động ngành nghề cụ thể, có mục đích, đối tượng, thao tác và kết quả riêng.
D. Là những lao động có thể quan sát được, nhìn thấy được.
C. Là những lao động ngành nghề cụ thể, có mục đích, đối tượng, thao tác và kết quả riêng.
Câu 19: Tiền tệ có mấy chức năng? A. Ba chức năng. B. Bốn chức năng. C. Một chức năng. D. Năm chức năng.
Câu 20: Quy luật giá trị là gì?
A. Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa.
B. Là quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
C. Là quy luật kinh tế chung của mọi xã hội.
D. Là quy luật riêng của chủ nghĩa tư bản.
Câu 21: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?
A. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. Lao động quá khứ và lao động sống.
C. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
D. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Câu 22: Bản chất của tiền tệ là gì?
A. Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, được tách khỏi thế giới hàng hoá thông thường, đóng
vai trò làm vật ngang giá cho các hàng hoá khác.
B. Tiền tệ là một loại hàng hoá đóng vai trò làm vật ngang giá cho các hàng hoá khác.
C. Tiền tệ một loại hàng hoá thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá.
D. Tiền tệ phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá với người tiêu dùng.
Câu 23: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được đo bởi yếu tố nào?
A. Hao phí lao động cần thiết của người sản xuất hàng hóa.
B. Hao phí vật tư kỹ thuật.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hóa.
Câu 24: Số lượng giá trị sử dụng của hàng hóa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Trình độ phát triển của khoa học công nghệ.
B. Chuyên môn hóa sản xuất.
C. Mong muốn của người tiêu dùng.
D. Những điều kiện tự nhiên.
Câu 25: Lao động trừu tượng là nguồn gốc của cái gì? A. Giá trị sử dụng. B. Giá trị trao đổi. C. Giá trị hàng hóa. D. Của cải.
Câu 26: Chỉ ra phương án trả lời KHÔNG đúng về điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa?
A. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện.
B. Có sự xuất hiện giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
C. Có sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
D. Có sự phân công lao động xã hội.
Câu 27: Tiền tệ có nguồn gốc từ đâu?
A. Sự phân công lao động xã hội.
B. Các ngân hàng trung ương.
C. Sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
D. Các điều kiện tự nhiên.
Câu 28: "Tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông". Câu nói này ĐÚNG hay KHÔNG đúng? A. Là câu nói ĐÚNG.
B. Là câu nói KHÔNG có căn cứ.
C. Là câu nói KHÔNG đúng.
D. Là câu nói ĐÚNG và đầy đủ.
Câu 29: Trong những trường hợp sau đây của hao phí lao động cá biệt, trường hợp nào KHÔNG
đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị?
A. Hao phí lao động cá biệt bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
B. Hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết.
C. Hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết.
D. Hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
Câu 30: "Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải". Khái niệm lao động trong câu nói
này là lao động nào? A. Lao động cụ thể. B. Lao động phức tạp.
C. Lao động trừu tượng. D. Lao động giản đơn.
Câu 31: Điểm giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là gì?
A. Đều gắn với tiến bộ kỹ thuật - công nghệ.
B. Đều làm tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian.
C. Đều làm tăng thêm lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
D. Đều làm giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Câu 32: Yêu cầu của quy luật giá trị là gì?
A. Lưu thông hàng hóa phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá và phù hợp với giá trị của hàng hóa.
B. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phải tiến hành trên cơ sở những hao phí lao động xã hội cần thiết. C.
Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phải tiến hành trên cơ sở những hao phí lao động cá biệt. D.
Mức hao phí lao động cá biệt của các chủ thể sản xuất phải lớn hơn mức hao phí lao động xãhội cần thiết.
Câu 33: Tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị có nghĩa là thế nào? A.
Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị, lợi nhuận thu được sẽ nhiều, lao
động xãhội được thu hút, quy mô sản xuất được mở rộng. B.
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ cao hơn giá trị, lợi nhuận sẽ tăng, lao động xã hội được mở rộng. C.
Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ cao hơn giá trị, lợi nhuận thu được sẽ nhiều, lao động
xã hội được thu hút, quy mô sản xuất được mở rộng.
Câu 34: Khoa học kinh tế chính trị trở thành hệ thống lý luận kinh tế chính trị từ khi nào? A. Từ thế kỷ XVII B. Từ thế kỷ XVI C. Từ thế kỷ XIX D. Từ thế kỷ XVIII
Câu 35: Muốn sử dụng tốt phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị Mác -
Lênin cần làm như thế nào?
A. Cần gạt bỏ yếu tố lợi ích ra khỏi quá trình nghiên cứu các quan hệ kinh tế.
B. Cần xác định giới hạn của sự trừu tượng hóa phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu.
C. Cần có kỹ năng khoa học xác định đúng giới hạn của sự trừu tượng hóa.
D. Cần loại bỏ yếu tố phản ánh trực tiếp bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Câu 36: Đóng góp khoa học lớn nhất của kinh tế chính trị cổ điển Anh vào lĩnh vực lý luận kinh
tế chính trị của nhân loại là gì? A.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất,
trình bày một cách hệ thống. B.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu các phạm trù kinh tế chính trị để rút ra các quy luật kinh tế. C.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh đã rút ra được giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải. D.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng
và quá trình hoạt động kinh tế.
Câu 37: Kinh tế chính trị cổ điển Anh tập trung nghiên cứu vấn đề gì trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
A. Nghiên cứu các quy luật kinh tế trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Nghiên cứu lĩnh vực sản xuất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Nghiên cứu lĩnh vực lưu thông trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất và các phạm trù kinh tế chính trị.
Câu 38: Lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa trọng thương đặt trọng tâm vào nghiên cứu lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế hàng hóa.
B. Lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Lĩnh vực lưu thông trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Lĩnh vực lưu thông trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 39: "Kinh tế chính trị Mácxít" có nghĩa là gì?
A. Quan điểm của những nhà kinh tế chính trị tiếp cận theo quan điểm kinh tế chính trị của Ph.Ăngghen.
B. Quan điểm của những nhà kinh tế chính trị tiếp cận theo quan điểm kinh tế chính trị của C.Mác.
C. Quan điểm của những nhà kinh tế chính trị tiếp cận theo quan điểm kinh tế chính trị của V.I.Lê nin.
D. Quan điểm của những nhà kinh tế chính trị tiếp cận theo quan điểm kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 40: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích gì?
A. Để người sản xuất sử dụng.
B. Để đưa vào tiêu dùng trong xã hội.
C. Để cho, biếu, tặng mọi người.
D. Để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Câu 41: Yếu tố nào quyết định đến giá cả hàng hóa?
A. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. Giá trị của hàng hóa.
C. Quan hệ cung cầu về hàng hóa.
D. Mốt thời trang của hàng hóa
Câu 42: Thế nào là năng suất lao động?
A. Là hiệu quả của lao động trừu tượng.
B. Là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
C. Là khái niệm gắn liền với hoạt động lao động cụ thể.
D. Là hiệu quả của lao động cụ thể.
Câu 43: Theo nguyên tắc ngang giá, khi nào hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau?
A. Có giá trị sử dụng giống nhau.
B. Có lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra như nhau.
C. Cùng hao phí máy móc trang thiết bị.
D. Cùng do lao động của con người tạo ra
Câu 44: Kết quả của lao động cụ thể là cái gì?
A. Là giá trị trao đổi của hàng hóa.
B. Là giá trị của hàng hóa.
C. Là giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Là giá trị của vật phẩm.
Câu 45: Quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh điều gì?
A. Phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu.
B. Phản ánh số lượng tiền cần cho lưu thông trong mỗi thời kỳ nhất định.
C. Phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Phản ánh mối quan hệ giữa người mua và người bán.
Câu 46: Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm những bộ phận nào hợp thành?
A. Triết học, Kinh tế học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Triết học Mác, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 47: Xét ở cấp độ cao nhất, mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?
A. Nhằm giải quyết mối quan hệ lợi ích trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
B. Nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi.
C. Nhằm phát hiện ra những nguyên lý và quy luật kinh tế trong sản xuất và trao đổi.
D. Nhằm xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Câu 48: Thế nào là nền sản xuất tự cung, tự cấp?
A. Là một kiểu tổ chức kinh tế trong đó những sản phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
B. Là một kiểu tổ chức kinh tế trong đó những sản phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu của con người.
C. Là một kiểu tổ chức kinh tế mà quá trình tái sản xuất chỉ gồm hai khâu: sản xuất - tiêu dùng.
D. Là một kiểu tổ chức kinh tế mà quá trình tái sản xuất gồm ba khâu: sản xuất - trao đổi - tiêu dùng.
Câu 49: Khi nào tiền tệ ra đời?
A. Khi nhu cầu trao đổi vượt ra khỏi phạm vi quốc gia.
B. Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng, bạc.
C. Khi sản xuất và trao đổi đã phát triển.
D. Khi không còn quan hệ trao đổi trực tiếp, có một thứ hàng làm trung gian trong trao đổi.
Câu 50: Quan hệ tỷ lệ về lượng trong trao đổi giữa các hàng hóa với nhau do cái gì quy định? A.
Do giá trị nội tại của hàng hóa.
B. Do tính hữu ích của hàng hóa. C. Do quan hệ cung - cầu. D. Do ngẫu nhiên.
Câu 51: Quy luật căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá là quy luật nào?
A. Quy luật lưu thông tiền tệ. B. Quy luật giá trị. C. Quy luật cạnh tranh. D. Quy luật cung - cầu.
Câu 52: Chỉ rõ sự tác động chủ yếu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa?
A. Kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Làm cho xã hội giàu lên nhanh chóng.
C. Tự phát điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Phân hoá người sản xuất thành người giàu, người nghèo.
Câu 53: Những chức năng nào của tiền tệ đòi hỏi phải có tiền vàng?
A. Chức năng thước đo giá trị; chức năng tích luỹ, cất trữ.
B. Chức năng thước đo giá trị; chức năng tích luỹ, cất trữ và chức năng tiền tệ thế giới.
C. Chỉ có chức năng thước đo giá trị.
D. Tất cả 5 chức năng của tiền tệ
Câu 54: Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
A. Công dụng của hàng hóa, có tính hữu ích và mang thuộc tính tự nhiên.
B. Là hàng hóa có tính hữu ích và mang thuộc tính tự nhiên.
C. Là vật phẩm mang tính hữu ích cho con người khi sử dụng.
D. Là công dụng của hàng hóa, mang tính hữu ích cho con người.
Câu 55: Chỉ ra hai thuộc tính của hàng hóa?
A. Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
B. Giá trị sử dụng và giá trị.
C. Giá trị và giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.
Câu 56: Quan hệ giữa giá cả và giá trị như thế nào?
A. Giá trị là yếu tố chủ yếu quy định giá cả.
B. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
C. Giá cả là cơ sở của giá trị.
D. Giá cả hàng hoá phụ thuộc vào giá trị của vàng, bạc.
Câu 57: Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết?
A. Là khoảng thời gian để sản xuất ra một loại hàng hoá trong điều kiện trình độ kỹ thuật và
cường độ lao động trung bình
B. Là khoảng thời gian sản xuất của tuyệt đại bộ phận hàng hoá.
C. Là khoảng thời gian do người có trình độ chuyên môn cao quyết định.
D. Là khoảng thời gian sản xuất ra vàng, bạc. Câu 58: Hàng hóa là gì?
A. Là những vật phẩm trên thị trường luôn khan hiếm
B. Là sản phẩm của lao động thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của con người thông qua trao đổi mua, bán
C. Là những vật phẩm có giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.
D. Là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người.
Câu 59: Chỉ ra các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị trường?
A. Người sản xuất, người tiêu dùng, nhà nước và người mua.
B. Người sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung gian và nhà nước.
C. Người sản xuất, người tiêu dùng, người mua và người bán.
D. Người sản xuất, người tiêu dùng, nhà nước và thị trường.
Câu 60: Chất của giá trị (thực thể giá trị) hàng hóa là gì?
A. Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. Là giá trị được tạo ra thông qua trao đổi hàng hóa.
C. Là lao động cụ thể kết tinh trong hàng hóa.
D. Là giá trị phản ánh quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Câu 61: Phương hướng cơ bản và lâu dài để tăng sản phẩm cho xã hội là gì?
A. Tăng năng suất lao động.
B. Tăng cường độ lao động.
C. Mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao trình độ khoa học công nghệ.
D. Kéo dài thời gian lao động.
Câu 62: Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá là gì?
A. Là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.
B. Là mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả của hàng hoáC. Là mâu thuẫn giữa lao
động cụ thể và lao động trừu tượng.
D. Là mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị.