Trải nghiệm thực tế tại Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI | Bài báo cáo thực tập môn học Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp | Trường Đại học Phenikaa | Ngành Dược học
Hướng phát triển: Ngay từ khi khởi nghiệp, CVI Pharma đã chú trọng đến hợp tác với các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá chất lượng từ dược liệu thuần Việt. Làm mới những giá trị cũ bằng khoa học công nghệ. CVI Pharma cho rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp doanh nghiệp liên tục đổi mới, sáng tạo và mang đến những sản phẩm có giá trị cho cộng đồng. Mục tiêu phát triển: Đánh thức tiềm năng thảo dược Việt Nam có “rừng vàng biển bạc”, nguồn liệu dược phẩm phong phú. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
2. NỘI DUNG BÁO CÁO...........................................................................................3
2. 1.Khái quát về công
ty.........................................................................................3
2.2.Quá trình hình thành, phát triển....................................................................3
2.2.1. Quá trình hình thành.................................................................................3
2.2.2. Quá trình phát triển...................................................................................3
2.3.Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ............................................................................4
2.4.Các hoạt động sản xuất....................................................................................5
2.5.Kho bảo quản....................................................................................................5
2.5.1. Điều kiện bảo quản theo GPS...................................................................5
2.5.2. Quy trình chuyên môn tại kho..................................................................6
2.6.Phòng kiểm nghiệm..........................................................................................7
2.7.Phòng đảm bảo chất lượng..............................................................................8
2.7.1. Chức năng, nhiệm vụ phòng đảm bảo chất lượng....................................8
2.7.2. Nhân sự phòng đảm bảo chất lượng.........................................................9
3. KẾT LUẬN............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày càng phát triển cùng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công
nghệ trên toàn thế giới, sức khỏe của con người vẫn là một vấn đề nóng hổi đồng hành
cùng các công tác áp dụng khoa học công nghệ vào việc cứu, chữa bệnh. Vậy nên dù
là giai đoạn nào y khoa nói chung và dược học nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng
trong công cuộc phát triển của toàn nhân loại.
Khoác trên mình chiếc áo blouse để nghiên cứu, bào chế thuốc, kiểm định và cung
cấp sản phẩm thuốc tốt bảo vệ sức khỏe người dân là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên một số bộ phận do chưa có nhiều nghiên cứu về ngành dược cho nên
thường nghĩ rằng ngành dược sau khi ra trường chỉ bán thuốc. Quả thực ngành dược
là một ngành đa dạng, vừa làm những điều tốt và kinh tế mang lại rất ổn định. Ngành
dược là ngành nghề liên quan đến dược phẩm, trong đó dược phẩm được chia thành
rất nhiều lĩnh vực khác nhau như bào chế thuốc, kiểm định chất lượng thuốc, sản xuất
thuốc, kinh doanh hoặc thậm chí là giáo dục trên lĩnh vực dược học. Những người
được đào tạo ngành dược sau này vào nghề được gọi là dược sĩ hoặc thầy thuốc thực
hiện các nhiệm vụ như kê đơn thuốc theo bác sĩ khám bệnh, tư vấn sử dụng thuốc, sản
xuất dược phẩm, phân phối, làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện…
Nhận thức được những lợi ích mà một Dược sĩ mang lại rất nhiều bạn trẻ đã lựa
chọn theo học ngành Dược để lĩnh hội kiến thức và tìm hiểu sâu hơn về sức khỏe
cùng cách phòng ngừa, chữa trị các loại bệnh. Hơn thế nữa đây cũng là cơ hội phát
triển bản thân, phát triển đất nước mở rộng vốn hiểu biết tại các công ty nước ngoài
với mức lương mong muốn. LỜI CẢM ƠN
Ở môn học Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp của Đại học Phenikaa, em chân
thành cảm ơn thầy cô và nhà trường đã tạo điều kiện để em có thể được mở mang kiến
thức sau chuyến trải nghiệm thực tế công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI. Trong thời
gian thực tập em không chỉ được nâng cao kiến thức, tay nghề mà còn được nhận thức
sâu hơn về công việc, ngành học bản thân đã lựa chọn.
Em cảm ơn Ban giám đốc, các phòng, ban đã tạo cơ hội giúp đỡ em trong quá trình
trải nghiệm. Em hi vọng công ty tiếp tục sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và mang đến
nhiều thành tựu cho nền khoa học sức khỏe Việt Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô khoa Dược đặc biệt là thầy Trần Tuấn
Hiệp, cô Dương Thị Ly Hương và cô Đặng Thị Hiền đã đồng hành và giúp đỡ chúng
em hoàn thành tốt đợt trải nghiệm này. NỘI DUNG BÁO CÁO
2.1. Khái quát về Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI. 2
- Tên công ty: Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI.
- Địa chỉ: km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội. - Email: info@cvi.vn - Website: cvi.vn
- Hotline: (024) 3668 6938 2.2. Quá trình hình thành và phát triển.
2.2.1. Quá trình hình thành.
-Lịch sử hình thành: Từ những sinh viên xuất sắc của Đại học Dược Hà Nội, mang
trong mình hoài bão lớn với khát khao hiện thực hóa giấc mơ ứng dụng khoa học,
công nghệ hiện đại để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống, mang lại nhiều sản
phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Việt, năm 2013 hai dược sĩ trẻ Phan Văn Hiệu
và Nguyễn Trường Thành đã cùng thành lập Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma).
2.2.2. Quá trình phát triển.
-Hướng phát triển: Ngay từ khi khởi nghiệp, CVI Pharma đã chú trọng đến hợp tác
với các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá
chất lượng từ dược liệu thuần Việt. Làm mới những giá trị cũ bằng khoa học công
nghệ. CVI Pharma cho rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp doanh nghiệp liên tục đổi
mới, sáng tạo và mang đến những sản phẩm có giá trị cho cộng đồng.
-Mục tiêu phát triển: Đánh thức tiềm năng thảo dược Việt Nam có “rừng vàng biển
bạc”, nguồn liệu dược phẩm phong phú. Song nước ta lại đi sau các nước về công
nghệ sản xuất nên thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu về bào chế. Điều này đã
vô tình bỏ phí nguồn tài nguyên thảo dược mà thiên nhiên ban tặng và những bài
thuốc quý gia truyền nhiều đời của cha ông. Từ những điều kiện đó, hai dược sĩ đã
mạnh dạn thành lập Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI – CVI Pharma, hợp tác với các
nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá chất
lượng từ dược liệu thuần Việt và hiện thực hóa các công trình nghiên cứu có giá trị. -Thành tựu tiêu biểu:
• Mở đầu cho kỷ nguyên ứng dụng công nghệ Nano hiện đại vào lĩnh vực sản
xuất dược phẩm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chỉ sau 5 năm, CumarGold đã
trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường, được hàng triệu bệnh nhân tin dùng và
vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý.
• Tháng 10 năm 2016, CVI tiếp tục ký kết hợp tác nhận chuyển giao công nghệ
bào chế Phức hệ Nano FGC của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để đưa ra thị
trường sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư CumarGold Kare.
• Tháng 6/2018 nhận chuyển giao công nghệ được Mỹ, Đài Loan cấp bằng sáng
chế, để đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc, cho ra đời
sản phẩm Heposal, với sứ mệnh bảo vệ lá gan người Việt. 3
• CVI còn liên tục cho ra đời các dòng mỹ phẩm chăm sóc da như Decumar,
CumarGold Gel và Kem Embé. Trong đó, Decumar đã có những bước tăng
trưởng thần kỳ khi chỉ sau 3 năm vươn lên trở thành nhãn hàng trị mụn hàng
đầu dành cho lứa tuổi teen với hàng triệu tuýp được bán ra mỗi năm.
• Top 10 “Thương hiệu VN tin dùng”.
• Huy chương vàng Vì sức khỏe cộng đồng.
• Top 10 “Sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng”. 2.3.
Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ.
- Một thập kỷ kiên định hành trình NÂNG TẦM THẢO DƯỢC, luôn nỗ lực hết
mình để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dược mỹ phẩm công nghệ cao từ thảo dược thiên nhiên. Ông Phan Văn Hiệu
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Trường Thành
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Ông Lã Thượng Thiên
Ông Nguyễn Trường Thành Ông Bùi Minh Hiếu
Ông Lưu Ngọc Hiệp Giám đốc Công ty CP
Giám đốc Nhà máy Dược Giám đốc Công ty CP Giám đốc Công ty CP Dược phẩm CVI miền Nam phẩm CNC CVI Pharma MEDSTAND Dược phẩm J-CVI
-CVI luôn nỗ lực không ngừng để phát triển công nghệ mới, liên tục cập nhật
phương pháp và quy trình quản trị hiện đại với 12 chữ vàng: “Tích hợp – Sáng tạo –
Đam mê” và “Chất lượng – An toàn – Tuân thủ”. Cam kết này được toàn bộ CBNV
của CVI tuân thủ bằng cái Tâm của những người Dược sĩ đang ngày đêm cống hiến vì
sức khỏe cộng đồng. 2.4. Các hoạt động sản xuất.
- Gia công cao dược liệu
- Tư vấn xây dựng công thức thực phẩm chức năng 4
- Sản xuất thực phẩm chức năng theo yêu cầu
- Bào chế nguyên liệu từ thảo dược - Gia công mỹ phẩm
- Sản xuất bằng các công thức độc quyền
- Tư vấn hỗ trợ thiết kế bao bì
- Đăng ký số mã vạch cho sản phẩm
- Hỗ trợ đăng ký tem chống hàng giả
- Hỗ trợ công bố sản phẩm
- Hỗ trợ tư vấn marketing và truyền thông thương hiệu
- Hỗ trợ tư vấn hệ thống phân phối
- Gia công thuốc đông dượ 2.5. Kho bảo quản
2.5.1. Điều kiện bảo quản theo GSP
- GSP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Storage Practices”, được hiểu
là Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu.
- Tiêu chuẩn GSP bao gồm 7 điều và 115 yêu cầu có thể được điều chỉnh thích
hợp bao gồm: nhân sự, nhà xưởng và trang thiết bị, bảo quản thuốc, nhập hàng,
cấp phát, hồ sơ tài liệu và thuốc trả về, thuốc bị thu hồi. Tuy nhiên, các yêu cầu
này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các đơn vị áp dụng khác nhau, nhưng
vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.
- Các đơn vị cần áp dụng tiêu chuẩn GSP bao gồm:
• Một là, cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc
và nguyên liệu làm thuốc (kể cả xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch
vụ bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền).
• Hai là, cơ sở đầu mối bảo quản thuốc của chương trình y tế quốc gia,
của các lực lượng vũ trang nhân dân; cơ sở bảo quản vắc xin trong
chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tuyến trung ương, tuyến khu
vực, tuyến tỉnh và tuyến huyện.
• Ba là, kho bảo quản thuốc của bệnh viện, cơ sở khám và chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng.
• Bốn là, cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền
phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
- Điều kiện bảo quản:
• Nếu nhãn sản phẩm không ghi rõ thì bảo quản ở nhiệt độ bình thường
tức bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm 75%), ở nhiệt độ từ 15-30°C.
Tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 30°C nhưng không
vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá 80%. Phải thoáng khí, tránh
ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.
• Bảo quản thuốc tại kho mát thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 8-15°C. 5
• Bảo quản thuốc tại kho lạnh thì nhiệt độ tối thiểu dưới 8°C.
• Bảo quản thuốc tại kho đông lạnh thì nhiệt độ không được vượt phép quá -10°C.
• Bảo quản thuốc với điều kiện “Khô”, “Tránh ẩm” là không quá 75% độ
ẩm tương đối trong điều kiện bảo quản thường; hoặc với điều kiện được
chứa trong bao bì chống thấm đến tận tay người bệnh.
• Bảo quản thuốc với điều kiện “Tránh ánh sáng” là bảo quản trong bao bì
tránh ánh sáng đến tận tay người bệnh.
• Cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt độ và độ ẩm, phải đảm bảo
điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt độ và độ ẩm, việc
đánh giá phải tuân thủ theo quy định chung của hướng dẫn.
2.5.2. Quy trình chuyên môn tại kho.
- Kho phải được phân chia ra các khu vực rõ ràng đáp ứng cho các hoạt động:
• Đáp ứng yêu cầu GSP chung về không gian, cách sắp xếp, nhiệt độ, độ ẩm
• Tiếp nhận thuốc – Hội đồng kiểm nhập
• Sắp xếp, phân loại thuốc – Thủ kho, nhân viên quản lý tủ thuốc
• Bảo quản thuốc – Thủ kho, nhân viên quản lý tủ thuốc
• Vận chuyển thuốc từ kho đến tủ trực - Nhân viên kho/ Nhân viên lĩnh thuốc
(Yêu cầu sắp xếp hàng hóa trong kho GSP:
+ Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền
kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
+ Hệ thống giá kệ phải được sắp xếp hợp lý phải được mã hóa để có khả năng nhận
biết theo vị trí sắp xếp hàng trong kho.
+ Cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực bảo quản để có thể thực hiện tất cả các hoạt
động một cách chính xác và an toàn. Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
vào thuốc, nguyên liệu làm thuốc.) 2.6.
Dụng cụ và tác dụng máy móc, thiết bị trong phòng kiểm nghiệm. 6 -Máy trộn nguyên liệu:
Là thiết bị quan trọng trong quá trình chế biến dược phẩm.
Với khả năng tạo sự đồng nhất và hòa tan các nguyên liệu, đảm
bảo quá trình trộn được kiểm soát chặt chẽ. -Máy dập viên thuốc:
Ép bột thành viên thuốc với nhiều hình dạng khác nhau.
Có thể thực hiện các chức năng như định hình và in logo lên bề mặt. -Máy xát hạt:
Tạo ra các hạt nhỏ, đồng đều, từ các nguyên liệu bột.
Tự động ra liệu, hạn chế tối đa việc công nhân làm ô nhiễm sản phẩm
-Máy sấy tầng sôi tạo hạt:
Hoạt động bằng cách trao đổi nhiệt giữa không khí nóng và hạt sản phẩm.
Cảm biến đảm bảo quá trình sấy khô chính xác và hiệu quả. -Máy bao phim viên thuốc:
Hoạt động dưới tác động quay của động cơ, tạo sự di chuyển
liên tục cho viên thuốc.
Toàn bộ được điều khiển bằng PLC. -Dây chuyền chiết rót:
Giúp chiết tách tinh dầu khỏi các dược liệu tự nhiên.
Đảm bảo an toàn vệ sinh.
2.7.Phòng đảm bảo chất lượng.
2.7.1. Chức năng, nhiệm vụ phòng đảm bảo chất lượng.
Dược phẩm là những sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì
vậy, chất lượng của chúng cần được đảm bảo đạt những tiêu chuẩn nhất định. Đây là 7
điều bắt buộc với bất kỳ nhà máy nào đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GMP) dược phẩm.
Không chỉ kiểm tra chất lượng của sản phẩm mà phòng đảm bảo chất lượng còn
theo dõi, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm, các hoạt động của phòng đảm bảo chất lượng còn giúp quá trình
sản xuất diễn ra trơn tru, nhịp nhàng, phát hiện và khắc phục ngay những vấn phát
sinh nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Chức năng:
• Đảm bảo chất lượng đó là thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng toàn diện,
bao trùm tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất, bảo quản. - Nhiệm vụ:
• Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng các SOP (quy trình thao
tác chuẩn) nhằm đảm bảo mọi quy trình đều được viết ra dưới dạng văn
bản, giúp người thực hiện được dễ dàng.
• Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, giám sát đảm bảo sản xuất,
cung ứng và sử dụng đúng loại nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu bao gói.
• Giám sát việc kiểm tra, đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra
cầnthiết đối với nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ
đóng gói và các bước kiểm tra trong quá trình sản xuất.
• Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch thẩm định quy trình, thiết bị nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm,
nhằm chứng minh tính ổn định nhất quán của quy trình và đảm bảo có cải tiến.
• Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận sản xuất, kinh doanh thực hiện theo
đúng quy chế dược hiện hành, các nội quy công ty và an toàn bảo hộ lao
động trong sản xuất, kinh doanh.
• Phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức định kỳ kiểm tra, chỉ đạo
công tác quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng. Kết hợp thanh
tra và kiểm tra nội bộ các GPs (5 tiêu chuẩn thực hành tốt trong quy trình
đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng) theo quy định. Tham
gia kiểm tra an toàn lao động tại các đơn vị trong công ty.
• Cùng với ban lãnh đạo tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, hướng dẫn sinh viên thực tập khi có yêu cầu.
• Chủ trì việc sửa đổi bổ sung, viết mới và hướng dẫn thực hiện các quy
trình, quy định liên quan đến các GPs và các vấn đề chuyên môn.
• Tham gia đánh giá nhà cung cấp. Có quyền chấp nhận sử dụng hoặc không
sử dụng đối với nguyên liệu, bao bì. Gắn nhãn tình trạng chấp nhận hoặc
loại bỏ đối với nguyên liệu đầu vào. 8
• Xem xét và đề xuất xử lý hàng kém chất lượng cùng với các phòng ban
khác. Giải quyết khiếu nại chất lượng sản phẩm và đóng góp ý kiến trong
việc quy hoạch, sắp xếp hàng hóa trong khó.
• Báo cáo công tác an toàn bảo hộ lao động, công tác bảo vệ môi trường đến
các cơ quan chức năng theo định ký và theo yêu cầu đột xuất. Lưu trữ hệ
thống tài liệu và hồ sơ về chất lượng.
2.7.2. Nhân sự phòng đảm bảo chất lượng.
- Người trưởng phòng là bộ não, trung tâm của phòng đảm bảo chất lượng. Vì
vậy, người trưởng phòng cần:
• Đạt yêu cầu: Là dược sĩ đại học và có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh
vực sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng (trên 5 năm kinh nghiệm). • Có nhiệm vụ:
+Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc tổ chức các hoạt động của
cán bộ công nhân viên trong phòng.
+Điều hành bộ phận đảm bảo chất lượng, tổ chức triển khai hoạt động của
hệ thống quản lý chất lượng.
+Phụ trách công tác đối ngoại của phòng.
+Chịu trách nhiệm phê duyệt và kiểm tra các quy trình sản xuất, quy trình
vệ sinh, các SOP (quy trình thao tác chuẩn) liên quan đến chất lượng. Tổ
chức việc xây dựng các SOP của bộ phận đảm bảo chất lượng. Đảm bảo
các quy trình được rà soát định kỳ.
+Xây dựng kế hoạch thmar định gốc và tổ chức hoạt động thẩm định quy trình.
+Tham gia chỉ đạo việc triển khai, duy trì, cải thiện hệ thống các GPs.
+Tham gia trong ban an toàn lao động công ty, tham gia hội đồng xử lý,
hủy sản phẩm lỗi hỏng, trả về.
+Theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chế, quy trình, quy định và các GPs của các đơn vị.
+Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo huấn luyện cán bộ, nhân viên nhà máy.
+Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động tự thanh tra. +Phụ
trách các phân xưởng: Phân xưởng sản xuất thực phẩm chức năng viên nang cứng,
viên nén (bao phim, bao đường), bột, cốm hay phân xưởng sản xuất nước, siro… -
Các nhân viên kiểm tra chất lượng: • Đạt yêu cầu:
+Ưu tiên cử nhân các ngành về Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm,
Dược học hoặc các lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu liên quan.
+Nắm rõ các hệ thống về tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm, hiểu và nhớ
rõ các quy chuẩn về an toàn lao động. 9
+Có kinh nghiệm làm việc dưới vai trò tương đương như giám sát viên là điểm cộng lớn. • Có nhiệm vụ:
+Kiểm định chất lượng sản phẩm; Kiểm tra, xem xét các thành phần trong
nhóm sản phẩm được thực hiện; đảm bảo tuân thủ theo quy trình đảm bảo
chất lượng đã quy định.
+Kiến nghị và đề xuất quy trình phát triển sản phẩm dựa trên kết quả kiểm
nghiệm sản phẩm sao cho phù hợp.
+Cung cấp tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn cho tất cả các bộ phận của
nhóm phát triển sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+Nhắc nhở nhóm phát triển sản phẩm tuân theo quy trình làm việc đã quy định.
+Lưu trữ dữ liệu, lập các báo cáo định kỳ cần thiết đối với các bên liên quan. KẾT LUẬN
Sau chuyến trải nghiệm thực tế tại công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, em đã
biết được về lịch sử hình thành công ty, các công ty thành viên và một số kiến thức 10
về ngành học như các quy trình sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Ngoài ra
còn được mở rộng kiến thức về các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất.
Đặc biệt hơn là nắm rõ về công việc tương lai ngành học bản thân hướng tới, có
định hướng tốt hơn cho mình và đỡ mông lung hơn về mục đích học tập sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO - https://cvi.vn/
- h 琀琀 ps://cvi.vn/gioi-thieu/
- h 琀琀 ps://cvi.vn/gia-cong-san-xuat/
- h 琀琀 ps://cvi.vn/nha-may-cvi-gia-cong-my-pham-thao-duoc-thien-nhien-tron-goi-chuan- cgmpasean/ 11