TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo )
Các hành động tri giác có chủ định như quan sát, tìm tòi bắt đầu phát triển phục vụ nhu cầu nhận thức ngày càng tăng ở trẻ.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48630026
*Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo a, Tri giác -
Thông qua giai đoạn “Ấu nhi” trước đó với hoạt động chủ đạo là “hoạt
độngvới vật thể” thì vốn kinh nghiệm của trẻ ngày một tăng, giúp cho các quá
trình tri giác trở nên chính xác hơn. Các hành động tri giác có chủ định như
quan sát, tìm tòi bắt đầu phát triển phục vụ nhu cầu nhận thức ngày càng tăng ở trẻ. -
Trước 3 tuổi quá trình tri giác của trẻ tập trung ở việc tri giác các màu sắc,
đồvật, con vật, con người. Từ 3 – 6 tuổi quá trình tri giác của trẻ trở nên phát
triển hơn. Sự tri giác của trẻ ngày càng có tính tích cực, trọn vẹn hơn.
+ Trẻ đã có thể biết được về khối lượng (nặng, nhẹ); về kích cỡ (to, nhỏ, lớn, bé);
về không gian (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài); về các hiện tượng trong thiên
nhiên (mưa, nắng, sáng, tối); về so sánh số lượng, kích thước (ít hơn, nhiều hơn, to hơn, bé hơn) -
Sự xuất hiện những biểu tượng tri giác bền vững trong đầu óc và đặc
biệt là sự phát triển ngôn ngữ làm cho cảm xúc của trẻ giờ đây không còn
gắn trực tiếp với các sự vật, hiện tượng trong trường tri giác, tri giác không
còn mang đậm màu sắc cảm xúc như ở giai đoạn trước, mà gắn với các hình
ảnh, biểu tượng về chúng. Các em có thể buồn, vui, lo lắng khi nghe các câu
chuyện cổ tích, có thể thích thú kể cho nhau nghe về sự tưởng tượng của mình
mà không cần tri giác trực tiếp bất cứ thứ gì xung quanh. E, Chú ý
- Trước 3 tuổi sức chú ý của trẻ còn yếu, thường hay giao động, di chuyển từ
đốitượng này sang đối tượng khác, khối lượng chú ý của trẻ còn rất hẹp, không
có khả năng phân phối chú ý
- Đến tuổi mẫu giáo chú ý của trẻ có nhiều biến đổi
+ Khối lượng chú ý tăng lên : Trẻ mẫu giáo đã có khả năng tri giác cùng một lúc nhiều đối tượng
+ Sức tập trung , tính bền vững của chú ý phát triển : Đầu tuổi mẫu giáo trẻ đã có
thể tập trung chú ý vào một trò chơi 30-50p , đến cuối tuổi mẫu giáo thì trò chơi
có thể kéo dài khoảng 1h30p. Trò chơi càng phản ánh nhiều hành động, nhiều
mối quan hệ trong xã hội, càng có nhiều tình huống mới bao nhiêu thì sự tập
chung của trẻ vào trò chơi càng tập trung và càng bền vũng bấy nhiêu … trẻ dễ
bị thu hút bởi các hình vẽ đa sắc, câu truyện hấp dẫn -> Chú ý của trẻ mẫu giáo
phụ thuộc vào hứng thú của chúng đối với các đối tượng xung quanh lOMoAR cPSD| 48630026
+ Đã xuất hiện khả năng phân phối chú ý
Dần hình thành chú ý có chủ định
7.2 sự hình thành Chú ý có chủ định
- Đến giữa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi nhờ ngôn ngữ và tư duy phát triển mạnh trẻbiết
điều khiển chú ý của mình tự giác hướng chú ý vào đối tượng nhất định có nghĩa
là chú ý chủ định bắt đầu hình thành,
- Chú ý có chủ định gắn liền với hành động có mục đích
+ việc điều khiển chú ý một cách chủ định đòi hỏi hành động của trẻ phải phục
tùng nhiệm vụ được giao, muốn vậy đứa trẻ phải hiểu rõ mục đích đã đặt ra từ
trước nói cách khác chú ý có chủ định gắn liền với hành động có mục đích
- Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt đối với chú ý của trẻ
+ ở đây vai trò của ngôn ngữ có ý nghĩa đặc biệt đó là phương tiện để người lớn
chỉ dẫn nhắc nhở trẻ em cần hành động như thế nào để đạt tới mục đích, sau đó
đứa trẻ tự nói lên thành lời những điều mà nó cần chú ý, tự biểu đạt bằng lời việc
mình sắp phải làm giúp cho tính chủ động của chú ý ngày càng dễ phát triển
- Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế
+ mặc dâu chú ý chủ định bắt đầu hình thành thành và phát triển nhưng ở tuổi
mẫu giáo chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế sẽ rất khó tập trung vào những
công việc mang tính đơn điệu và không hấp dẫn. Trong khi đó hoạt động vui chơi
hoạt động khám phá thêm những hoạt động được màu sắc xúc cảm thường lôi
cuốn chú ý của trẻ khá lâu.
- về cuối tuổi mẫu giáo chú ý chủ định của trẻ tiến bộ hơn hẳn, trẻ 6 tuổi đã
có khả năng chú ý thực hiện hành động theo một chiến lược tối ưu, việc tổ chức
các hoạt động theo những yêu cầu nhất định ngay cả khi công việc không thú vị
lắm sẽ làm cho trẻ phải cố gắng cứu chú ý của mình vào đối tượng nhất;( bởi lẽ
nếu người lớn bằng lòng với việc chị chỉ hướng chú ý vào đối tượng nào hấp
dẫn qua các tập trung chú ý được vào những công việc cần thiết nhưng không
gây hứng thú thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập ở trường phổ thông sau này.) B, trí nhớ -
Đến giai đoạn tuổi mẫu giáo, trí nhớ là quá trình phát triển mạnh mẽ
nhất, Trí nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ lưu giữ khối lượng
khổng lồ các hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, làm nguyên liệu cho các quá trình lOMoAR cPSD| 48630026
tâm lý phức tạp và cao cấp hơn sau này. Các nghiên cứu cho thấy rằng những gì
xảy ra trước 3 tuổi, sau này hầu như chúng ta không nhớ được gì, nhưng một số
sự kiện diễn ra vào khoảng 4 – 5 tuổi vẫn để lại dấu ấn trong kí ức của mỗi chúng ta. -
Tuy nhiên, trí nhớ của trẻ mẫu giáo phần lớn là trí nhớ không chủ định.
Trẻ không đặt mục đích phải nhớ, không đặt nhiệm vụ phải nhớ cái gì và cũng
chưa biết sử dụng các phương pháp ghi nhớ. Tất cả các hiện tượng, hành động,
hình ảnh, lời nói mà trẻ cảm thấy thích thú hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ đều được
trẻ nhớ một cách tự nhiên. Trẻ dễ dàng nhớ các bài thơ, bài hát ngộ nghĩnh, các
câu chuyện cổ tích hấp dẫn, các lời thoại thú vị từ phim,. -
Trí nhớ có chủ định bắt đầu phát triển từ khoảng 4, 5 tuổi. Một số nghiên
cứu cho thấy, trẻ nhớ có chủ định tốt hơn khi mục đích ghi nhớ lồng ghép trong
tình huống trò chơi. Ví dụ, khi trẻ trong vai người bán hàng, cần thông báo tên
các mặt hàng, trẻ có thể nhớ và nhớ lại khi cần thiết tên của một loạt thực phẩm
và các hàng hóa khác nhau (điều mà trẻ khó có thể làm được trong các tình huống khác ngoài trò chơi).
Ngôn ngữ và tư duy có vai trò quan trọng đối với trí nhớ của trẻ trong giai
đoạn này. Một mặt, trẻ 4–6 tuổi đã có thể dùng ngôn ngữ, sơ đồ, hình vẽ, và mọi
dạng kí hiệu làm phương tiện chuyển tải các hình ảnh trị giác bên ngoài vào bên
trong và lưu giữ chúng. Mặt khác, nhờ ngôn ngữ và tư duy, trẻ nắm được tên, hiểu
ý nghĩa của sự vật hiện tượng và xếp chúng vào các nhóm sự vật hiện tượng cần nhớ.
Ngược lại, sự phát triển trí nhớ có chủ định cũng có ảnh hưởng đến tư duy,
tri giác, tưởng tượng, liên tưởng, khả năng bao quát của trẻ lứa tuổi này. C, tư duy
- Tư duy trực quan- hành động -> tư duy trực quan hình tượng , tư duy trực
quan sơ đồ -> tư duy từ ngữ logic
1. Tư duy trực quan hình ảnh -
Giai đoạn 3 – 6 tuổi đặc trưng bởi sự xuất hiện chức năng biểu tượng.
Trẻ sử dụng các biểu tượng trong mọi tình huống, đặc biệt là trong khi chơi hay
khi diễn tả hay bắt chước sự vật, hiện tượng nào đó mà trẻ đã thấy. -
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các biểu tượng, Trẻ bắt đầu có khả
năng tư duy trực quan hình tượng. Đây là loại tư duy dựa vào các hình ảnh để
xác lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng lại với nhau. Bước chuyển từ tư lOMoAR cPSD| 48630026
duy trực quan - hành động sang tư duy hình tượng là bước chuyển từ ngoài vào
trong, là bước chuyển quan trọng trên con đường lĩnh hội kinh nghiệm xã
hội loài người. Trẻ bắt đầu giải quyết vấn đề không chỉ bằng những phép thử bên
ngoài mà phần lớn là bằng các phép thử với các hình ảnh, biểu tượng bên trong
trí óc, giúp trẻ có khả năng thao tác với các hình ảnh trong đầu, thoát ly khỏi
những hành động trực tiếp trên sự vật, hiện tượng. trẻ “nhìn ra” cách làm trong
đầu dưới dạng hình ảnh, thao tác trong đầu với các hình tượng đó rồi bắt tay vào hành động.
+ Trẻ lúc này có thể sắp xếp các đồ vật vào thành một nhóm có cùng màu sắc
hoặc một nhóm các đồ vật theo trẻ là có cùng điểm chung
Tuy nhiên, chính vì tư duy của trẻ ở giai đoạn này thường chỉ dựa trên những
hình ảnh trực quan bên ngoài, nên cảm tính và chưa chính xác. Do đó mà
Piaget gọi tư duy của trẻ 4-6 tuổi là tư duy cảm tính Vd : thí nghiệm piaget
Tư duy trực quan sơ đồ và xuất hiện các yếu tố của tư duy logic -
Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ lĩnh hội được phần nào các chuẩn cảm giác, nhờ đó
màkiểu tư duy trực quan hình tượng tiếp tục phát triển thành một dạng mới gọi
là tư duy trực quan sơ đồ : lúc này tưởng tượng đã mất đi những chi tiết rườm
rà mà chỉ còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh khái quát sự vật chứ
không phải sự vật một cách riêng lẻ. Trẻ đã có thể đọc sơ đồ, đọc kí hiệu hay giải
mã. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn
tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn quan của bản thân trẻ .
VD : Trẻ có thể mã hóa đường đi từ nhà đến trường và ngược lại
Đây là bước trung gian trong quá trình chuyển từ kiểu tư duy trực quan hình
tượng sang tư duy trừu tượng -
Tư duy trực quan sơ đồ phát triển cao sẽ đưa trẻ đến ngưỡng của tư duy
trừutượng, những yếu tố của kiểu tư duy logic đã có thể xuất hiện ngay ở tuổi
mẫu giáo, đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo lớn, khi trẻ biết sử dụng khá thành thạo các
vật thay thế, khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức. Trong thời gian
này trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó
bằng từ ngữ hay các ký hiệu khác khi phải giải những bài toán tư duy độc lập. -
Tư duy liên hệ mật thiết với ngôn ngữ : - Trong quá trình từ 3-6 tuổi thì
Ngôn ngữ phát triển mạnh, và đóng vai trò rất lớn giúp trẻ bắt đầu lĩnh hội các
khái niệm, tạo tiền đề cho khả năng tư duy ngôn ngữ lôgic , tư duy trừu tượng
của trẻ ở giai đoạn sau. lOMoAR cPSD| 48630026
+ Với chúng ta thì mỗi từ nói ra đều mang ý nghĩa khái quát, trong đó chứa
đựng các khái niệm ; nhưng đối với trẻ thì mỗi từ chỉ là đại diện cho một sự vật,
hiện tượng cụ thể , riêng lẻ mà thôi. Vậy nên mỗi từ đối với chúng ta khác xa ý
nghĩa của từ đó đối với trẻ .
+ VD : Khi mà bố mẹ bảo chào thì trẻ sẽ đưa tay ra vẫy và nói “chào bà” , nếu
để ý thì ta sẽ thành lúc thực hiện hành động chào mặt trẻ sẽ hơi ngơ ngác , hành
động hơi không tự nhiên . Bố mẹ dạy trẻ cách chào hỏi như kiểu “chào bà” , lời
nói chào bà sẽ đi kèm với hành động “vẫy tay” ; trẻ sẽ ghi nhớ những hành động
và khi nói đến chào thì trẻ sẽ lặp lại hành động đã được ghi nhớ đó chứ trẻ vẫn
chưa hiểu khái niệm chào hỏi là như thế nào. Nhưng mà nhờ đó mà trẻ biết
được cái hình thức, biểu hiện của KN “chào” là như thế nào -
Các biểu tượng xã hội được hình thành trong suốt giai đoạn mẫu giáo (
trẻchưa có khái niệm về ngoan hư , mà chỉ có các hình ảnh cụ thể gắn với các
tình huống cụ thể, được người lớn chỉ dẫn , ăn là ngoan , khóc nhè là hư ) -
Trong quá trình từ 3-6 tuổi thì Ngôn ngữ phát triển mạnh, và đóng vai trò
rất lớn giúp trẻ bắt đầu lĩnh hội các khái niệm, tạo tiền đề cho khả năng tư duy
ngôn ngữ lôgic , tư duy trừu tượng của trẻ ở giai đoạn sau. -
Một đặc điểm nữa của tư duy trẻ em giai đoạn này đó là việc trẻ em
thườngnhìn nhận mọi sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh dưới góc nhìn
riêng của mình mà chưa có khả năng hiểu góc nhìn, quan điểm của người khác,
của khoa học hay xã hội. Piaget gọi đó là hiện tượng tính tự kỷ trung tâm ( lấy
mình làm trung tâm ) coi mình tri giác được svht như thế nào thì người khác
cũng tri giác được như thế. D, tưởng tượng
* cơ chế nhập tâm và sự hình thành trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
- Ở tuổi đầu của trẻ mẫu giáo , tưởng tưởng chủ yếu là tưởng tượng tái tạo những
biểu tượng đã có trong kinh nghiệm của trẻ mà trẻ đã thu được trong quá trình tri giác
+ Thay thế các đối tượng bằng các đối tượng khác hay bằng các hình ảnh, mô
hình, hình vẽ VD: Trẻ ngồi lên cái chổi và nghĩ rằng mình chính là kị sĩ, cái chổi là con ngựa .
-> ở bước phát triển cao hơn là dựa vào các kí hiệu mang tính vỏ đoán để làm vật
thay thế .-> Về sau trẻ không cần những chỗ dựa bên ngoài nữa mà chuyển vào
trí tưởng tượng ngầm trong óc . lOMoAR cPSD| 48630026
Một thành tựu và biểu hiện quan trọng của giai đoạn 3-6 tuổi là sự nở rộ của trò
chơi ( đóng vai ) tưởng tượng. Trẻ có thể trở thành bất kỳ ai ( từ bố, mẹ , bác sĩ
hay siêu nhân ) và cũng có thể đung bất cứ đồ vật gì để tưởng tượng nó thành bất
cứ thứ gì ( từ cơm, thịt đến kiếm, súng…)
Giai đoạn này, tưởng tượng và trí nhớ dường như hòa lẫn vào nhau, rất khỏ
để phân biệt trí nhớ với tưởng tượng
*Tưởng tượng tái tạo -> tưởng tượng sáng tạo -
Ở giai đoạn trẻ đã dần phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo theo hướng
tựdo ở trẻ mẫu giáo . vì vậy trong các trò chơi vẽ, kể truyện, hay các trò chơi
đóng vai trẻ mẫu giáo thường xuyên thay đổi chủ đề theo cách thêm những cái
không có trong nội dung hoặc không có thật như phóng to, thu nhỏ, tăng số
lượng… hoặc bớt các chi tiết theo ý riêng của minh -> có nghĩa là trẻ đã bắt đầu
biết sử các phương thức tưởng tượng. -
Chính những tưởng tượng sáng tạo đó tạo nên một thế giới nội tâm đầy
màusắc của trẻ, sẽ có lúc bạn thấy trẻ đắm chìm vào trong thế giới đó … nó không
gây nguy hại và có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ sau này…
*Tưởng tượng không chủ định-> tưởng tượng có chủ định
-- Giai đoạn đầu mẫu giáo thường là các tưởng tượng không chủ định -
Giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo thường là các tưởng tượng có chủ định ,
được thể hiện rõ nét trong các hành động mang tính sáng tạo, lúc này trẻ có thể
hành động theo ý đồ định trước. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh, điều hướng trí tượng tượng của trẻ chính vì vậy việc tăng khả năng ngôn
ngữ cũng chính là làm tăng tính chủ định trong tưởng tượng của trẻ.
*Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển tâm lý của trẻ -
Tưởng tượng giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh vượt qua ngoài môi
trườngsống, kinh nghiệm cá nhân của trẻ -
Tính sáng tạo, phi khuôn mẫu trong tưởng tượng tạo nên sự ngây thơ,
hồnnhiên trong nhận thức nói riêng và tâm hồn nói chung của trẻ . Là cơ sở để
phát triển tính sáng tạo và hình thành những ước mơ ở giai đoạn này và cả các
giai đoạn tiếp theo * Kết luận sư phạm -
Cần giúp các em rèn luyện đô nhạy cảm của các giác quan, tránh các
hoạtđộng gây tổn thương khả năng tri giác lOMoAR cPSD| 48630026 -
Trong hoạt động dạy học cần chú ý tạo ra các hình ảnh, đồ chơi đa dạng ,
sặcsỡ, kể các câu truyện thú vị để thu hút sự chú ý của các em -
Tạo ra các hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động vui chơi nhập vai vừa
rènluyện tư duy vừa rèn luyện ngôn ngữ -
Sự phát triển trí tuệ của trẻ làm cả một quá trình, cần phải từ từ từng
bước,tránh đốt cháy giai đoạn, trẻ khôn trước tuổi, làm mất tính hồn nhiên ngây thơ của trẻ -
Giáo viên cần phải giữ vai trò chủ đạo, chăm chút, dạy dỗ, hướng dẫn trẻ
thamgia vào các hoạt động