-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày những xu hướng thay đổi nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua của Công ty Samsung Electronics | Bài tập lớn kết thúc học phần Kinh doanh quốc tế | Trường Đại học Phenikaa
Sứ mệnh: “Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”: Cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và nâng cao sự tiện lợi. Tạo điều kiện mang đến lối sống thông minh hơn cho mọi người dân, khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trên toàn thế giới và cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua việc không ngừng đột phá về phong cách và tạo ra giá trị tốt. Cam kết của Samsung Electronics là hoạt động có trách nhiệm với tư cách là một công ty hàng đầu ở trên thế giới. Bên cạnh đó, Samsung Electronics đi theo triết lý kinh doanh: Cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội nhằm đóng góp cho một xã hội toàn cầu trở nên tốt đẹp hơn. Và muốn có được điều đó, Samsung đã đặt sự quan trọng của con người và công nghệ của mình lên đầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Kinh doanh quốc tế (Phenika) 6 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Trình bày những xu hướng thay đổi nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua của Công ty Samsung Electronics | Bài tập lớn kết thúc học phần Kinh doanh quốc tế | Trường Đại học Phenikaa
Sứ mệnh: “Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”: Cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và nâng cao sự tiện lợi. Tạo điều kiện mang đến lối sống thông minh hơn cho mọi người dân, khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trên toàn thế giới và cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua việc không ngừng đột phá về phong cách và tạo ra giá trị tốt. Cam kết của Samsung Electronics là hoạt động có trách nhiệm với tư cách là một công ty hàng đầu ở trên thế giới. Bên cạnh đó, Samsung Electronics đi theo triết lý kinh doanh: Cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội nhằm đóng góp cho một xã hội toàn cầu trở nên tốt đẹp hơn. Và muốn có được điều đó, Samsung đã đặt sự quan trọng của con người và công nghệ của mình lên đầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Kinh doanh quốc tế (Phenika) 6 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA
KINH TẾ VÀ KINH DOANH ⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ LỚP: N02
ĐỀ BÀI: “TRÌNH BÀY NHỮNG XU HƯỚNG THAY ĐỔI NỀN KINH TẾ
TOÀN CẦU TRONG 20 NĂM QUA CỦA CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS” GIẢNG VIÊN : BÙI QUÝ THUẤN SINH VIÊN : PHAN NGÂN HÀ LỚP : K14-QTKD 2 MSV : 20010238
HÀ NỘI, THÁNG 5/2023 1 MỤC LỤC
Phần 1. Những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua .................... 2
Phần 2. Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế của Công ty
Samsung Electronics .................................................................................................................... 5
Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế ......................... 5
1.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế ................................................................................. 5
1.2. Chiến lược marketing quốc tế .................................................................................. 6
Chương 2. Chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế của Công ty Samsung
Electronics .......................................................................................................................... 7
2.1. Tổng quan về Công ty Samsung Electronics ............................................................ 7
2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế và cấu trúc tổ chức của Công ty Samsung
Electronics ..................................................................................................................... 20
2.3. Chiến lược marketing quốc tế của Công ty Samsung Electronics ......................... 22
Chương 3. Đánh giá chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế của Công ty Samsung
Electronics ........................................................................................................................ 24
Phần 3. Kết luận và bài học rút ra trong chiến lược kinh doanh của Samsung Electronics 25
Bài học rút ra ................................................................................................................. 25
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 27
Phần 1. Những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua o Toàn cầu hóa
Thế giới vừa mới trải qua năm 2022 đầy biến động, thách thức và khi bước sang gần 5 tháng đầu
năm 2023 với một loạt các thách thức, khó khăn, tình hình ảm đạm về kinh tế. Trong bối cảnh cạnh
tranh chiến lược giữa các quốc gia có sự thay đổi lớn, kinh tế thế giới đi xuống, cuộc Cách mạng
công nghệ 4.0 đang có tác động sâu sắc tới các quốc gia và những lĩnh vực của đời sống, văn hóa,
xã hội… Hiện tại, dự kiến năm 2023 thì tiến trình toàn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới sẽ
vẫn chững lại và trong đó có cả Việt Nam. Với việc tham gia quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia
đều gặp những thách thức về kinh tế, đối ngoại, văn hóa, an ninh càng ngày càng gay gắt và nó
còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, công ty không chỉ vừa và nhỏ, mà còn có cả các công ty/doanh
nghiệp lớn đều bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho việc nhận diện được xu hướng toàn cầu hóa có
ý nghĩa quan trọng giúp các công ty/doanh nghiệp có thể hoạch định được chiến lược của mình để
phát triển mình, đóng góp vào sự phát triển đất nước.
o Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu, tạo ra
một loại những thay đổi và có thêm những cơ hội mới
-Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo: Những tiến bộ, phát triển trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, trí tuệ nhân tạo AI đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu. Máy móc
kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo đã giúp con người giảm thiểu được những sai lệch trong công việc
và giúp thúc đẩy tự động hóa và tăng cường được hiệu suất làm việc, năng suất lao động trong
nhiều ngành công nghiệp.
-Internet vạn vật và IoT: Sự phát triển của Internet và Iot đã giúp kết nối mọi vật, con người với
con người trong cuộc sống hàng ngày qua các thiết bị điện tử cá nhân như laptop, điện thoại di
động cho đến các hệ thống sản xuất công nghiệp… đã tạo nên một môi trường kinh doanh kỹ
thuật số và tăng cường quy trình sản xuất một các thông minh và linh hoạt.
-Công nghệ blockchain và tiền điện tử: công nghệ blockchain đã tạo ra khả năng xác minh, ghi
nhận thông tin an toàn và không thể sửa đổi, điều này đã mở ra cánh cửa cho phát triển tiền điện
tử, thanh toán online, tạo ra sự thay đổi trong quản lý tài chính và thuận tiện cho các giao dịch quốc tế.
-Tạo ra chuỗi cung ứng thông minh: Công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain đã
tạo sự kết nối và đồng bộ hóa giám sát, theo dõi nguồn gốc của sản phẩm đến quản lý kho hàng
và giao hàng, giúp cho người gửi và người nhận, các bên giao/nhận nắm bắt được thông tin của đơn hàng. o Trật tự thế giới
Trong 20 năm qua, trật tự thế giới đã có nhiều sự thay đổi đáng kể
-Đổi mới công nghệ: Các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là internet, trí tuệ nhân tạo,
IoT đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp và có tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Các
công nghệ mới đã thúc đẩy sự kết nối toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và tăng cường hiệu suất sản xuất.
-Sự gia tăng của các nền kinh tế mới nổi: Ngoài Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn
Độ, Brazil,… đã tăng cường sự ảnh hưởng của họ trong trật tự kinh tế thế giới. Sự gia tăng này đã
dẫn đến sự chuyển đổi trong quyền lực kinh tế toàn cầu và tạo ra những thách thức đối với vai trò
truyền thông của các nước
-Sự biến đổi về chính sách và chính trị: Trong 20 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự biến đổi trong
chính sách và chính trị của một số quốc gia quan trọng, nó ảnh hưởng đến không chỉ quốc gia đó mà
còn ảnh hưởng đến cả chính trị của khu vực, của các nước liên quan. Các cuộc khủng hoảng tài chính
và khủng hoảng kinh tế đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và gây ra sự biến động chưa từng có. 3
Như xung đột giữa Nga – Ukraine, đã làm cho tình hình chiến sự, chính trị của các quốc gia ảnh hưởng
rất lớn, những cuộc cấm vận, giao tranh, đánh nhau ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân các
nước và mất công ăn việc làm, di dân sang các vùng khác và nhiều vùng chiến sự bị tàn phá nặng nề… o Đại dịch Covid – 19
Đại dịch Covid – 19 kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của tất cả các nước ở trên thế
giới. Các biến dộng kinh tế cũng có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Samsung khi công
ty đang thấy được sự bất ổn kinh tế rất lớn do dịch bệnh này gây ra. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng
đến nền kinh tế, khiến nhu cầu việc làm bị giảm sút nghiêm trọng, việc cắt giảm nhân sự của các công
ty tăng lên, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh và điện tử cũng giảm
tới mức tối đa và ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của Samsung, nhất là trong quý I, II năm 2020.
Sau khi dịch bệnh ổn định, sự vực dậy của nên kinh tế các nước và các công ty có chiều hướng đi lên
tích cực o Các hiệp định thương mại tự do
Trong 20 năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều sự thay đổi, chính trị cũng như phát triển của các
quốc gia cũng có nhiều biến động. Các hiệp định thương mại tự do quan trọng cũng đã thay đổi
trật tự của nền kinh tế toàn cầu. Tiêu biểu một số hiệp định cần kể đến như:
-Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): TPP được đàm phán vào năm 2015 và định
hướng tạo ra một khu vực thương mại tự rộng lớn giữa 12 quốc gia châu Á-Thái 0Bình Dương
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận thì TPP đã được chuyển thành
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018
-Hiệp định Khu vực Đối tác Kinh tế Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (RCEP): Là hiệp định
thương mại tự do lớn nhất thế giới được ký kết năm 2020 gồm có 15 quốc gia châu Á-Thái Bình
Dương, trong đó có các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,… Hiệp định này đặt
mục tiêu nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác kinh tế trong khu vực
-Hiệp định thương mại tự do châu Âu-Liên minh kinh tế Euro-Mercosur: Năm 2019, Eu và
Mercosur (gồm các nước Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) đã đạt được thoả thuận về một
hiệp định thương mại tự do lớn và hiệp định này đặt mục tiêu loại bỏ hoặc giảm các rào cản thương
mại giữa hai khu vực, tạo ra cơ hội thương mại lớn cho các bên.
-Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và hiệp định thương mại Mỹ - Canada – Mexico
(USMCA): Hiệp định NAFTA được ký vào nằm 1994 đã tạo ra một khu vực thương mại tự do
giữa Mỹ, Canada và Mexico. Và trong năm 2020, USMCA đã thay thế NAFTA nhằm cải thiện và
cập nhật quyền lao động và bảo vệ môi trường. 4
Phần 2. Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế của Công ty Samsung Electronics
Chương 1. Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế
1.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh là việc lập kế hoạch, hành động, mục tiêu và chiến lược rõ rằng để nhằm
đưa ra cách thức của một doanh nghiệp. Nó sẽ tập trung làm tăng tỷ suất lợi nhuận được cao, tốc
độ tăng trường lợi nhuận cao sẽ làm tăng giá trị của công ty.
Chiến lược kinh doanh quốc tế: là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp bằng việc đưa ra các
mục tiêu dài hạn mà công ty cần đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, đưa ra
những chính sách & giải pháp lớn để đưa ra được hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty đó
lên một trạng thái mới cao hơn. Và chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm tối đa hóa được giá trị của công ty.
1.1.2. Chiến lược quốc tế
Chiến lược quốc tế chính bằng cách trước tiên công ty cần sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu ở trong nước và bán các sản phẩm đó của mình ra thị trường nước ngoài và có thể có một số
điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu của nơi mà sản phẩm của mình bán tại đó. Các công ty/doanh
nghiệp đó có xu hướng tập trung các hoạt động vào mảng R&D ở trong nước và thiết lập các hoạt
động sản xuất và có chiến lược marketing hợp lý tại mỗi nước mà công ty có hoạt động kinh doanh.
Qua đó có thể tăng chi phí vì có những hoạt động trùng lặp mà lại không gặp phải sức ép lớn về việc giảm chi phí.
1.1.3. Chiến lược đa quốc gia
Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà công ty/doanh nghiệp theo đuổi mà tại đó các quyết định
đều mang tính chiến lược và tác nghiệp chuyển giao cho các đơn vị kinh doanh chiến lược tại mỗi
một quốc gia để các đơn vị kinh doanh có thể điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với lại thị trường nội địa
1.1.4. Chiến lược toàn cầu
Chiến lược toàn cầu là chiến lược mà công ty đưa ra các sản phẩm giống nhau và đều sử dụng một
chiến lược Marketing cho sản phẩm của mình tại tất cả các thị trường khác nhau. Và việc sử dụng
chiến lược này nhằm mục đích tăng lợi nhuận bằng cách giảm các chi phí từ kinh tế vào quy mô,
hiệu ứng đường cong kinh nghiệm và cả tính kinh tế từ địa điểm qua việc sản xuất toàn bộ sản
phẩm ở địa điểm tốt nhất.
1.1.5. Chiến lược xuyên quốc gia
Chiến lược xuyên quốc gia là khi công ty thực hiện chiến lược để cố gắng đạt được chi phí thấp
thông qua những lợi ích về địa điểm, quy mô và hiệu ứng học hỏi trong khi cũng có sự khác biệt 5
hóa các sản phẩm của mình theo yêu cầu của từng thị trường mà họ tham gia do có sức ép cao về
sự thích nghi tại địa phương và sự khác biệt giữa các quốc gia.
1.2. Chiến lược marketing quốc tế
1.2.1. Khái niệm về marketing và marketing quốc tế
Marketing chính là một quá trình mà xã hội trong đó các cá nhân & tổ chức có được cái mà họ cần,
muốn thông qua việc tạo ra, bán hàng và tự do trao đổi các sản phẩm dịch vụ có giá trị với những người khác.
Marketing quốc tế chính là quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng qua việc xây dựng các mối quan
hệ khách hàng sâu sắc và công ty nhận được giá trị mà khách hàng mang lại trên phạm vi toàn cầu.
Marketing quốc tế là hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ của mình vượt qua biên giới quốc
gia và được các quốc gia khác biết đến. Nó gồm việc lên kế hoạch và thực hiện các chương trình
truyền thông, phân phối, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ bán cho các khách hàng cuối cùng của doanh nghiệp.
1.2.2. Đánh giá thị trường quốc tế
Đánh giá thị trường quốc tế trong chiến lươc marketing quốc tế có 6 bước quan trọng
Bước 1: Gạn lọc sơ khởi: Xác định được nhu cầu cơ bản và tiềm năng, qua đó đáng giá và lựa chọn thị trường
Bước 2: Xác định, kiểm tra các điều kiện về tài chính và kinh tế
Bước 3: Xét các điều kiện chính trị và luật pháp
Bước 4: Xem xét các điều kiện về văn hóa – xã hội
Bước 5: Đánh giá môi trường cạnh tranh với các đối thủ khác
Bước 6: Quyết định cuối cùng: Quyết định này sẽ lựa chọn những hàng hóa và dịch vụ có liên
quan đến bán ra nước ngoài của doanh nghiệp
1.2.3. Chiến lược sản phẩm
1.2.4. Chiến lược định giá
Việc định giá sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động như sự kiểm soát của chính phủ,
tính đa dạng của thị trường, sự biến động của đồng tiền (tỷ giá) và yếu tố lạm phát Có 2 hình thức
định giá trên thị trường quốc tế:
- Phân biệt giá: Doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng việc định giá bán khác nhau
cho cùng một loại sản phẩm nhưng lại ở các thị trường khác nhau với điều kiện doanh
nghiệp đó phải có khả năng tách biệt các thị trường trong nước và độ co dãn của cầu theo 6
giá là khác nhau ở các nước khác nhau. Mặt trái của phân biệt giá chính la khó kiểm soát
được kênh phân phối và phá hỏng cơ chế quản lý bán hàng, thị trường của doanh nghiệp
- Định giá chiến lược: có 3 cách định giá
+ Định giá tiêu diệt đối thủ cạnh tranh: Định giá thấp khiến cho đối thủ cạnh tranh yếu đi và
buộc phải tự ra khỏi thị trường
+ Định giá đa điểm: doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng nhiều thị trường sẽ quyết định giá trên
từng thị trường dựa trên mức độ đánh giá và theo dõi tập trung.
+ Định giá theo đường kinh nghiệm: Áp dụng theo sản lượng tích lũy, do đó doanh nghiệp
định giá thấp nhằm thiết lập doanh số bán toàn cầu dựa trên tính kinh tế nhờ quy mô và hiệu
ứng học hỏi trong chiến lược toàn cầu.
1.2.5. Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối là cách thức mà doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện việc chuyển sản phẩm
từ người sản xuất đến với người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa các quốc gia ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh phân phối của một công ty dựa trên:
- Hệ thống bán lẻ tập trung
- Chiều dài kênh phân phối
- Độc quyền kênh phân phối
- Chất lượng kênh phân phối
Chương 2. Chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế của Công ty Samsung Electronics
2.1. Tổng quan về Công ty Samsung Electronics
o Giới thiệu chung về Tập đoàn Samsung
Tập đoàn Samsung (삼성): 3 ngôi sao: là một tập đoàn quốc tế của Hàn Quốc có trụ sở đặt tại
Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung có nhiều công ty con, hầu hết đều hoạt động
dưới thương hiệu mang tên Samsung (Chaebol).
Samsung được ra đời vào năm 1938, do Lee Byung Chul thành lập, là một công ty công ty buôn
bán nhỏ. Sau khi có mặt được 30 năm, phát triển thành tập đoàn với đa dạng ngành nghề từ chế
biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán,.. Sau đó thì Samsung đã gia nhập ngành công
nghiệp điện tử vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Vào những năm 70 thì phát triển ngành xây
dựng và công nghiệp đóng tàu. Và năm 1987, chủ tịch Samsung, ông Lee, Byung Chul qua đời,
Samsung đã tách ra và thành lập lên 4 tập đoàn gồm có Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Bắt
đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Samsung mở rộng hoạt động của mình trên quy mô toàn cầu, tập 7
trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn và điện thoại di động – nguồn doanh thu chủ yếu của tập đoàn.
Hình 1. Công ty Samsung đầu tiên
Hình 2. Trụ sở của Samsung tại Samsung Town, Seoul
o Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung, công ty Samsung Electronics
Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung
Năm 1938, Lee Byung Chul (1910-1987), là người xuất thân trong một gia đình địa chủ giàu có ở
Uiryeong, sau đó gia đình ông chuyển tới gần thành phố Deagu và thành lập lên tập đoàn Samsung.
Khi mới thành lập thì công ty chỉ buôn bán nhỏ với 40 công nhân, buôn bán các sản phẩm tạp hóa
và mỳ sợi do công ty sản xuất. Sau khi làm ăn khởi sắc, ông Lee đã chuyển văn phòng của công
ty lên Seoul năm 1947. Chiến tranh Triều Tiên xảy ra, Lee Byung Chul rời Seoul và mở nhà máy 8
tinh chế đường tại Busan – Cheil Jedang. Năm 1954, chiến tranh kết thúc, ông Lee thành lập Cheil
Mojik ở Chimsan-dong, Deagu – nhà máy len sợi lớn nhất Hàn Quốc.
Samsung là công ty đa dạng trong nhiều lĩnh vực và không ai khác là ông Lee Byung Chul đã giúp
cho Samsung trở thành công ty hàng đầu của lĩnh vực bảo hiểm, đồ bán lẻ, chứng khoán… Và
Samsung cũng đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc
Năm 1947, Cho Hong-jai – chủ tịch tập đoàn Hyosung hợp tác cùng Samsung để thành lập công
ty Samsung Mulsan Gongsa – Công ty giao dịch Samsung, ngày nay là công ty Samsung C&T.
Sau 1 vài năm hợp tác, 2 chủ tịch đã quyết định chia tách thành 2 tập đoàn Samsung và Hyosung,
Hankook Tire và một số công ty con khác vì khác biệt trong cách điều hành của 2 bên.
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Samsung chính thức tham gia vào ngành công nghiệp điện tử
và thành lập các công ty con như Samsung Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics,
Samsung Corning… và có sản phẩm đầu tiên của mình chính là chiếc TV đen trắng.
Hình 3. TV đen trắng của Samsung
Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin, tham gia vào lĩnh vực công nghiệp
phần cứng viễn thông và có sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển mạch. Sau này thành lập nên nhà máy
điện thoại di động Samsung. Sau đó, công ty sát nhập cùng với các công ty con làm về mảng điện
tử và trở thành Công ty Điện Tử Samsung – Samsung Electronics Co., Ltd vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Năm 1987, chủ tịch Lee Byung Chul qua đời, tập đoàn Samsung tách ra làm 4 tập đoàn – Tập đoàn
Samsung , Shinsegae, CJ và Hansol. Hiện nay 3 tập đoàn CJ, Shingegae và Hansol hoạt động độc 9
lập và không còn là một phần của Samsung cũng như không còn liên hệ với Samsung. Trong những
năm 80 , Công ty Điện tử Samsung đã đầu tư mạnh mẽ vào R&D. Đây chính là chìa khóa then
chốt đã giúp Samsung trở thành công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử trên thế giới.
Và đến hiện nay công ty đã phát triển mạnh mẽ cũng như có tiếng tăm rất lớn trên thế giới.
Trong những năm 1990 – 2000, Samsung đã trở thành tập đoàn quốc tế và có những chi nhánh
công ty con là Công ty xây dựng Samsung(Samsung’s Construction) đã xây dựng các công trình
nổi tiếng như tháp đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 tại Đài Loan, Burj Khalifa tại các Tiểu
Vương Quốc Ả Rập Thống nhất.
- 1993, Chủ tịch Samsung Lee Kunhee bán 10 công ty con của tập đoàn, cắt giảm nhân sự của
mình và sát nhập các hoạt động để tập trung vào 3 lĩnh vực là điện tử, xây dựng và hóa chất 10 lOMoARcPSD|48242085 -
1995: Sản xuất màn hình tinh thể lỏng(LCD) đầu tiên và 2005 phát triển thành nhà sản xuất
màn hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới.
- 1996: Mua lại đại học Sungkyunkwan
Từ năm 2001 đến nay, Samsung đã có những bước phát triển vượt bậc của mình. Trong những
năm đầu 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình mát tính, tiếp theo đó là khởi đầu về công
nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, TV kỹ thuật số, điện thoại thông minh … cạnh tranh mạnh mẽ
cùng với các “ông” lớn về công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó, Samsung còn thành lập Samsung
Techwin là nơi cung cấp mô-đun buồng đốt duy nhất cho Rolls-Royce Trent 900, dùng cho máy
bay lớn nhất thế giới Airbus A380, đồng thời cũng là cổ đông của chương trình động cơ GEnx Boeing 787 Dreamliner.
- 2010: Công bố chiến lược 10 năm
- 2011: Trụ sở Samsung tại Warsaw – trung tâm nghiên cứu & phát triển quan trọng nhất ở châu Âu
- 2019: ra mắt sản phẩm điện thoại màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold và tháng 2/2020
tiếp tục đánh chiếm thị trường điện thoại với mẫu Samsung Galaxy Z Flip đã khiến cả thế
giới trầm trồ khi có thể đưa màn hình gập dọc vào điện thoại.
Lịch sử hình thành và phát triển của Samsung Electronics
1969 – 1979: Thành lập và phát triển công ty thành nhà cung cấp điện tử tiêu dùng toàn diện: Ngay
khi thành lập vào năm 1969. Samsung Electronics đã phát triển nhanh chóng và trở thành một
trong những nhà sản xuất hàng đầu của Hàn Quốc. Ban đầu sự tăng trưởng của công ty là ngành
công nghiệp điện tử tiêu dùng trong nước và sau đó hướng đến xuất khẩu những sản xuất những
sản phầm của mình. Samsung đã thu mua Korea Semiconductor, xử lý tấm wafer đầu tiền và mở
đường để Samsung trở thành công ty hàng đầu trong ngành sản xuất chất bán dẫn.
- 1969: Thành lập Samsung Electronics Co., Ltd. . Thành lập Samsung – Sanyo Electric Co.,
Ltd. – là công ty liên doanh với Sanyo
- 1970: Sản xuất TV đen trắng, đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên
- 1971: Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm TVs đen trắng ra thị trường toàn cầu
- 1974: Đổi tên Samsung – Sanyo Electric Co., Ltd. thành Samsung Electric Co., Ltd. và
chấm dứt liên doanh với Sanyo. Mua 50% cổ phần của Korea Semiconductor Co., Ltd.
Công ty Samsung Electronics bắt đầu sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí…
và là nền móng đưa Samsung thành công ty hàng điện tử tiêu dùng toàn diện.
- 1975: Ra mắt TV hệ thống “Khởi động Nhanh” thứ ba trên thế giới: Econo TV
- 1976: Đạt được cột mốc sản xuất 1 triệu TVs đen trắng
- 1977: Sát nhập Samsung Electric Co., Ltd. với Samsung Electronics Co., Ltd. Bắt đầu sản
xuất và xuất khẩu TVs màu ra toàn cầu. Thu mua lại Korea Semiconductor Co., Ltd. 1978:
Korea Semiconductor Co. đổi tên là Samsung Semiconductor Co. Thành lập văn phòng 11 lOMoARcPSD|48242085 -
nước ngoài đầu tiên tại Mỹ. Trở thành nhà sản xuất TVs đen trắng hàng đầu thế giới với 4
triệu chiếc và phát triển những chiếc lò vi sóng đầu tiên.
- 1979: Phát triển VCRs dựa trên VHS
1980-1987: Trở thành công ty công nghệ cao: Những năm 80, Samsung đã thiết lập bản sắc doanh
nghiệp mới của mình về bảo mật công nghệ riêng, R&D, mở rộng kinh doanh bán dẫn trong lĩnh
vực VLSI & điều hành doanh nghiệp viễn thông. Samsung Electronics đã ra mắt công ty con sản
xuất toàn cầu đầu tiên tại Bồ Đào Nha và mở rộng các công ty con bán hàng ở nước ngoài để
khẳng định về vị thế của một công ty toàn cầu.
- 1980: Samsung Semiconductor Co., Ltd. sát nhập với đơn vị kinh doanh bán dẫn của công
ty Samsung Electronics Co., Ltd. Cùng năm đó, Samsung thành lập Corporate Identity
Program đầu tiên và mở trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) đầu tiên tại Sewon, Hàn Quốc.
- 1982: Mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Châu Âu tại Đức. Tiếp theo thành lập công ty
con ở Bồ Đào Nha. Cùng năm đó chuyển giao đơn vị kinh doanh chất bán dẫn cho công ty
Korea Telecommunications Co., Ltd. và tổ chức lại công ty với tên Samsung
Semiconductor & Telecomunications Co., Ltd.
- 1983: Lần đầu sản xuất máy tính cá nhân và khởi công xây dựng cơ sở sản xuất về chất
bản dẫn tại Giheung, Hàn Quốc. Có bước phát triển vượt bậc về dữ liệu lưu trữ lên tới 65Kb Dram.
- 1984: Đổi tên công ty thành tên hiện tại là Samsung Electronics Co., Ltd. và phát triển dữ
liệu lưu trữ lên đến 256 Kb Dram.
- 1985: Tài trợ cho Asian Games năm 1986 và cuộc thi Olympic Games 1988 ở Seoul và lần
đầu phát hành trái phiếu chuyển đổi tại nước ngoài (CB).
- 1986: có nhiều thành tựu đáng kể như: Thương mại hóa hệ thống chuyển đổi KTS TDX1,
phát triển TV KTS đầu tiên trên thế giới, phát triển dữ liệu lưu trữ lên tới 1Mb Dram và
phát triển máy quay bằng băng video nhỏ nhất và nhẹ nhẩ thế giới có kích thước chỉ 4mm.
- 1987: Mở thêm Samsung Advanced Institute of Technology (SAIT) nhằm tăng cường R&D
Giai đoạn từ năm 1988 – 1997 là giai đoạn cạnh tranh trên thị trường của toàn cầu và kiểm soát
chất lượng sản phẩm: Samsung Electronics đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới khi
sáp nhập công ty con Samsung Semiconductor & Telecommunications và Samsung Electronics
Co., Ltd. thành Samsung Electronics khi mà công ty đã sản xuất các sản phẩm cạnh tranh được
trên thị trường đòi hỏi có sự khắt khe và họ đã trở thành cái tên quen thuộc trên khắp thế giới và
dẫn đầu toàn cầu về chất bán dẫn dựa trên sức mạnh của công nghệ Dram. 12 lOMoARcPSD|48242085 -
1988: Phát triển được thiết bị cầm tay đầu tiên tại Hàn Quốc và sáp nhập công ty thành Samsung Electronics.
- 1989: Xây dựng trung tâm ULSI R&D tại Giheung, Hàn Quốc và thành lập liên doanh về
Công ty sản xuất TV tại Trung Quốc.
- 1991: Xây dựng nhà máy chuyên hậu xử lý chất bán dẫn ở Onyang, Hàn Quốc và thành lập
1 studio thiết kế ở Nhật Bản có tên là Samsung Design Japan.
- 1992: Phát triển về hệ thống điện thoại di động và phát triển 64Mb Dram đầu tiên trên thế
giới và đã trở thành công ty số 1 về Dram trên thế giới
- 1993: Ra mắt Company Identity dành cho Samsung Group và xây dựng nhà máy chế tạo
tấm Wafer 200mm. Công bố sáng kiến về Quản lý Mới và phát triển bộ nhớ Flash 16Mb
NAND, ra mắt thêm thiết bị cầm tay có trọng lượng gần 200g.
- 1994: Thành lập nên Samsung Design America ở Mỹ và phát triển 256 Mb Dram và tạo ra
tổ chức dành riêng cho các dự án của công dân doanh nghiệp.
- 1995: Thành lập nên Samsung Art & Design Institute nhằm khám phá và trau dồi các tài
năng thiết kế, phát triển công nghệ MPEG – 3 thời gian thực đầu tiên trên thế giới.
- 1996: Xây dựng nhà máy đa phức hợp đầu tiên ở nước ngoài tại Mexico. Phát triển 1G
Dram và tiếp tục xây dựng nhà máy phức hợp thứ 2 tại Gumi, Hàn Quốc và phát triển bộ
vi xử lý kiến trúc của Alpha 64 bit lần đầu trên thế giới
- 1997: Tổ chức đơn vị LSI hệ thống và xây dựng tiếp nhà máy đa phức hợp tại Malaysia và
chính thức trở thành đối tác Olympic Toàn cầu trong việc truyền thông không dây
Giai đoạn từ năm 1998-2007 Samsung Electronics đã trở thành công ty dẫn đầu quá trình chuyển
đổi sang Thời đại kỹ thuật số và trở thành một trong 3 công ty điện tử hàng đầu trên thế giới.
- 1998: Samsung Austin Semiconductor bắt đầu đi vào sản xuất và xây dựng trung tâm tái
chế ở Asan, Hàn Quốc. Bên cạnh đó sản xuất Tvs kỹ thuật số đầu tiên của thế giới.
- 1999: Xây dựng nhà máy đa phức hợp tại Brazil và công bố Báo cáo môi trường xanh. Ra
mắt điện thoại di động MP3, điện thoại TV di động và điện thoại internet không dây đầu tiên trên thế giới.
- 2000: Sản xuất hàng loại bộ nhớ flash 256Mb NAND, thương mại hóa CDMA2000 1x đầu
tiên trên thế giới và đạt được thông số kỹ thuật tiêu chuẩn MPEG-4
- 2001: Thành lập trung tâm Thiết kế Doanh nghiệp, xây dựng lên hệ thống ERP toàn cầu
cho tất cả các công ty con ở nước ngoài và sản xuất tấm xử lý wafer 200mm đầu tiên ở trên thế giới.
- 2002: Sản xuất hàng loạt bộ nhớ 1Gb flash NAND và phát triển bộ nhớ 90nm flash NAND.
Đạt được thành tựu đứng đầu thế giới về sản xuất bộ nhớ flash NAND và đứng thứ 2 về
sản xuất chất bán dẫn.
- 2003: ra mắt thành công máy lọc không khí và điện thoại có camera tích hợp antena đầu tiên trên thế giới 13 lOMoARcPSD|48242085 -
- 2004: Ra mắt LCD TV lớn nhất thế giới, thành lập trung tâm LSI R&D hệ thống tại
Trung Quốc. Bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM Đồ họa GDDR3 và thành lập S-LCDD 14 lOMoARcPSD|48242085
cùng Sony để sản xuất và xuất xưởng các tấm nền TFT-LCD. Phát triển 80nm2Gb DDR2
DRAM & bộ nhớ flash 60nm 8Gb NAND, bộ nhớ hợp nhất 90nm 1Gb OneNAND thế hệ
1 và đạt được lợi nhuận ròng 10 tỷ $.
- 2005: Vận hành S Libe, đường 300mm dành riêng cho hệ thống LSI ở Giheung, Hàn Quốc và
trở thành nhà tài trợ chính thức cho Chelsea. Thành lập Studio thiết kế tại Ý.
Phát triển thêm bộ nhớ flash 50nm 16Gb NAND đầu tiên trên thế giới và 70nm 512Mn
DDR2 DRAM. Phát triểm một thiết bị lưu trữ dữ liệu mới SSD. Đạt thành tựu xuất xưởng
điện thoại di động vượt 100 triệu chiếc mỗi năm.
- 2006: Ra mắt sản phẩm mới Blu-ray, phát triển công nghệ NAND flash bẫy điện tích và trở
thành nhà tài trợ chính thức của Paralympic Games. Cho ra mắt điện thoại có camera 10
megapixel, phát triển 50nm 1Gb DDR2 DRAM, DDR2 DRAM di động 80nm 1GB. Đứng số
1 trong thị phần TV toàn cầu về doanh số.
- 2007: Trở thành nhà tài trợ của WorldSkills Competition và ra mắt TV Full HD LCD 70inch.
Phát triển bộ nhớ flash 30nm 64GB NAND và tổ chức Đội ngũ kinh doanh thiết bị Sức khỏe & Y tế.
Giai đoạn từ 2008-2017: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu trong khoảng thời gian
2007-2009, Samsung Electronics đã dựa vào văn hóa sáng tạo và tự chủ, cơ cấu tổ chức chứng
kiến mỗi bộ phận kinh doanh của mình đều được quản lý độc lập để có thể phát triển mạnh mẽ
trong thời kỳ đầy biến động này. Samsung Electronics và tập đoàn Samsung vẫn luôn tăng cường
khả năng cạnh tranh thuộc quyền sở hữu của mình với những năng lực sẵn có về phần mềm và
quản lý các bằng sáng chế trong khi mở khóa các động cơ tăng trưởng mới bằng việc thông qua
đổi mới sáng tạo mở. Và trong năm 2010, Samsung trở thành một công ty điện tử lớn nhất thế giới
về doanh số và đưa công ty của mình vào trong trung tâm của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.
- 2011: vào tháng 4, công ty Samsung Electronics đã bán công ty thương mại HDD của mình
cho Seagate Technology với giá khoảng 1,4 tỉ $
- 2012: trở thành công ty di động bán chạy nhất thế giới, vượt qua cả Nokia. Samsung còn trở
thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhấ t khi có doanh số bán hàng của các thiết bị
Galaxy SII và Galaxy Note cao
- 2013: Công bố công ty đã thử nghiệm thành công công nghệ mạng 5G và sản xuất hàng loạt
bộ nhớ flash 3D V-NAND đầu tiên ở trong ngành
- 2014 – 2017: cho ra mắt nhiều sản phẩm công nghệ đột phá , dòng thiết bị gia dụng cao cấp và
mở thêm một số nhà máy bán dẫn tại các quốc gia. Bên cạnh đó Samsung Electronics còn mua
lại một số công ty như Yesco – nhà sản xuất màn hình LED có trụ sở tại Mỹ, LoopPay – công
ty thanh toán di động tại Mỹ. Đặc biệt, năm 2017 đã ra mắt TV phong cách sống đầu tiên, dòng
tủ lạnh Samsung Family Hub và một số thiết bị nhà bếp. Không những thế còn cho sản xuất
hàng loạt các thiết bị lưu trữ đầu tiên trên thế giới 8Gb DDR4.
- Trong 5 năm liền, 2012-2016: Samsung Electronics luôn nằm trong top 10 của Interbrand và
chứng tỏ được sự tăng trưởng về giá trị thương hiệu của công ty trên thị trường. 15 lOMoARcPSD|48242085
Từ năm 2018 đến nay: Samsung Electronics đã chấp nhận những thách thức mới để duy trì di sản
sự nghiệp của mình. Sau khi công bố doanh số kỷ lục và lợi nhuận đạt được vào nhưng năm trước
đó, những thành tựu lớn thì Samsung Electronics đã đặt mục tiêu vào một thách thức mới khi tổ
chức kỷ niệm 50 năm thành lập công ty vào năm 2019. Và từ đó tới nay, Samsung luôn liên tục
phấn đấu để là công ty số 1 trong ngành công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy tăng trưởng trong các
lĩnh vực về AI và mạng 5G.
- 2018: Sản xuất 8GB HBM2 Aquabolt có mức hiệu năng cao nhất. Ra mắt TV QLED 8K dạng
mô đun đầu tiên trên thế giới và ra mắt máy lọc không khí hình khối mới với công nghệ
WindFree mới. Đưa ra các kế hoạch trung & dài hạn về mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo
trên toàn cầu. Thành lập lên 7 trung tâm AI toàn cầu ở Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Anh và Nga.
Đưa ra các thiết bị thương mại mạng 5G đầu tiên trên thế giới tại Hàn Quốc và Mỹ. Xây dựng
dòng bán dẫn 7nm dựa trên EUV tại Hwaseong, Hàn Quốc
- 2019: Kỷ niệm 50 năm thành lập công ty và công bố tầm nhìn CSR mới “Together For
Tomorrow! Enabling People” Ra mắt dòng điện thoại Galaxy Fold, tạo ra đột phá và thế hệ di
động hoàn toàn mới và ra mắt dòng điện thoại thông minh 5G – Galaxy S10 5G. Ra mắt bộ
cảm biến hình ảnh 108MP đầu tiên của ngành điện thoại thông minh và phát triển công nghệ
xử lý 5nm dựa trên EUV đầu tiên trong ngành. Công bố kế hoạch đầu tư 133 nghìn tỉ KRW
vào các doanh nghiệp bán dẫn hệ thống vào năm 2030
- 2020: Ra mắt Samsung MICRO LED 110” và giới thiệu dòng điện thoại Galaxy Z Flip và
Galaxy Z Fold2. Khởi động chương trình Generation17 với sự hợp tác của UNDP và sản xuất
hàng loại 10nm-class 16Gb LPDDR5 DRAM thế hệ 3, đạt được cấp độ Vàng về Không xả Rác
thải ra bãi chôn lấp từ UL Solutions cho tất cả các cơ sở vận hành bán dẫn toàn cầu. Giới thiệu
Dòng sản phẩm máy giặt năng lượng AI với hiệu suất năng lượng hàng đầu và xếp top 5 Thương
hiệu Toàn cầu Tốt nhất do Interbrand bình chọn năm 2020 khi đặt được 62,3 tỉ $. Thiết lập
quan hệ với IOC và mở rộng quan hệ đối tác OLympic tới năm 2023
- 2021: Ra mắt Neo QLED TVs và robot hút bụi hỗ trợ bởi AI, giới thiệu bộ vi xử lý 5nm đầu
tiên trong ngành cung cấp năng lượng cho thiết bị đeo. Công bố tầm nhìn phát triển bền vững
cho thiết bị di động: Galaxy dành cho Hành tinh. Công bố thêm cơ sở sản xuất chất bán dẫn
tại Texas và xếp thứ 4 trong Điểm chuẩn hòa nhập kỹ thuật số của WBA năm 2021.
- 2022: Tổ chức Diễn đàn Samsung 6G đầu tiên với chủ đề “Trải nghiệm Siêu kết nối tiếp theo
cho tất cả” và ra mắt dịch vụ Samsung Gaming Hub trên Samsung Smart TVs và Smart
Monitors. Công bố chiến lược về môi trường mới và bắt đầu sản xuất hàng loạt
1Tb TLC thế hệ 8V-NAND với mật độ bit cao nhất trong ngành. Phát triển 12nm-class
ĐR5 DRAM đầu tiên trong ngành. Bên cạnh đó động thổ tổ hợp R&D bán dẫn mới tại
Giheung, Hàn Quốc để mở rộng vị thế dẫn đầu của mình.
o Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu (Những giá trị và nguyên tắc kinh doanh) của Công ty Samsung Electronics
Tầm nhìn: “TOGETHER FOR TOMORROW”: Trong bài phát biểu trước thềm CES 2022, Công
ty Samsung Electronics đã công bố tầm nhìn tương lai “Together for Tomorrow.” Ông Han Jong- 16 lOMoARcPSD|48242085
Hee - Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành mảng DX (Device eXperience –
Trải nghiệm thiết bị) tại Samsung đã nhấn mạnh những nỗ lực của công ty nhằm mở ra một kỷ
nguyên gắn kết mới, với những trải nghiệm có thể tùy chỉnh, đáp ứng lối sống đang thay đổi của
người tiêu dùng và những đổi mới thúc đẩy xã hội. Tầm nhìn ” Together for tomorrow ” tham vọng
trao quyền cho người dùng tạo ra sự khác biệt và thúc đẩy hợp tác nhằm giải quyết một số vấn đề
quan trọng toàn cầu. Bài phát biểu nhấn mạnh kế hoạch của Samsung trong việc hiện thực hóa các
sáng kiến về môi trường, các hợp tác mới, công nghệ kết nối và sản phẩm mang đậm tính cá nhân.
Sứ mệnh: “Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”: Cam kết sản xuất, cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và nâng cao sự tiện lợi. Tạo điều kiện mang đến lối sống
thông minh hơn cho mọi người dân, khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trên toàn thế giới và
cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua việc không ngừng đột phá về phong cách và tạo ra giá trị
tốt. Cam kết của Samsung Electronics là hoạt động có trách nhiệm với tư cách là một công ty hàng
đầu ở trên thế giới. Bên cạnh đó, Samsung Electronics đi theo triết lý kinh doanh: Cống hiến tài
năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội nhằm đóng góp cho một
xã hội toàn cầu trở nên tốt đẹp hơn. Và muốn có được điều đó, Samsung đã đặt sự quan trọng của
con người và công nghệ của mình lên đầu. Mục tiêu:
- Các giá trị tạo nên linh hồn của Samsung Electronics cũng như tập đoàn Samsung: Họ tin
rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ chính là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh tốt.
Đây chính là lý do tại sao giá trị cốt lõi này cùng với bộ quy tắc ứng xử hết sức nghiêm
ngặt lại là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra.
- Nguyên tắc kinh doanh của Samsung Electronics: Thể hiện cam kết của mình đối với xã
hội và doanh nghiệp, với tư cách là công ty hàng đầu thế giới, Samsung Electronics đã
công bố “Năm nguyên tắc kinh doanh của Samsung” vào năm 2005. Các nguyên tắc này
có vai trò là nền tảng cho bộ quy tắc ứng xử trên toàn cầu, cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn
pháp lý vào đạo đức, thực hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp.
Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực đạo đức
+ Tôn trọng phẩm cách và sự đa dạng của các cá nhân
+ Cạnh tranh công bằng, tuân theo pháp luật và đạo đức kinh doanh
+ Duy trì được tính minh bạch của kế toán qua việc thông báo và xử lý chính xác về tài chính.
+ Không tham gia vào các hoạt động chính trị và luôn giữ quan điểm trung lập về các vấn đề này
Nguyên tắc 2: Duy trì một bản sắc văn hóa doanh nghiệp trong sạch 17 lOMoARcPSD|48242085
+ Luôn phân biệt rõ ràng các vấn đề về Công và Tư trong tất cả các hoạt động kinh doanh
+ Bảo vệ và tôn trọng tài sản trí tuệ của công ty mình và các công ty khác
+ Duy trì một môi trường làm việc lành mạnh
Nguyên tắc 3: Tôn trọng khách hàng, cổ đông và công nhân viên
+ Sự hài lòng của khách hàng được Samsung Electronics đặt lên hàng đầu trong các hoạt động quản lý
+ Tập trung vào giá trị cổ đông
+ Luôn nỗ lực cải thiện chất lượng đời sống của công nhân viên
Nguyên tắc 4: Quan tâm đến sức khỏe, môi trường và sự an toàn
+ Theo đuổi nguyên tắc quản lý thân thiện với môi trường
+ Trân trọng sức khỏe và sự an toàn của nhân loại
Nguyên tắc 5: Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội
+ Thực hiện những trách nhiệm cơ bản của một tập đoàn có trách nhiệm với xã hội
+ Tôn trọng và hòa nhập các giá trị văn hóa và xã hội của cộng đồng địa phương
+ Xây dựng mối quan hệ tương trợ đối với các đối tác kinh doanh
o Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của Công ty Samsung Electronics. Lĩnh vực kinh doanh:
Samsung Electronics là công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bán
dẫn, truyền thông và công nghệ kỹ thuật số với tổng doanh số năm 2008 đạt 96 tỉ $. Với số lượng
nhân viên lên đến 150.000 người tại 134 văn phòng ở 62 quốc gia. Samsung Electronics liên tục
tái kiến tạo tương lại và khám phá những điều chưa biết để đêm công nghệ giúp mọi người trên
khắp thế giới có một cuộc sống hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Dẫn đầu về đổi mới công nghệ
với các sản phẩm về hàng điện tử tiêu dùng, CNTT và truyền thông di động, đưa ra các Giải pháp
Thiết bị và xây dựng các trung tâm R&D.
Từ những chiếc điện thoại đến vật liệu bán dẫn, DRAM đến TVs kỹ thuật số và nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác nhau của Samsung sử dụng tốc độ, tính sáng tạo và hiệu quả để phát minh, phát
triển và tiếp thị các sản phẩm định hình cách sống. Điều đặc biệt ở Samsung Electronics là một 18 lOMoARcPSD|48242085
phần tư số nhân viên tham gia vào nghiên cứu và phát triển, mỗi doanh nghiệp của Samsung đều
tập trung vào việc khám phá những công nghệ, sản phẩm và các dịch vụ mới, tất cả đều mở ra một
thế giới đầy tiềm năng cho người sử dụng
- Hàng điện tử tiêu dùng: Samsung Electronics liên tục phát triển và mở rộng các sản phẩm
chiến lược về mảng Điện tử tiêu dùng. Năm 2006, lần đầu tiên Samsung Electronics dẫn
đầu thị phần toàn cầu, công nghệ vượt trội và thiết kế sáng tạo đã củng cố khả năng lãnh
đạo xuất sắc trong mảng TV và màn hình phẳng. Trong lĩnh vực Thiết bị Kỹ thuật số đã
đạt được sự tăng trưởng đáng kể qua việc ra mắt các sản phẩm mới đầy tính sáng tạo và
thiết kế chuyên biệt trên thị trường cao cấp
+ Màn hình hiển thị: ra mắt dòng TV Lifestyle mới, giúp người tiêu dùng có thể tự do đặt
màn hình ở bất cứ đâu trong ngôi nhà của mình
+ Thiết bị Kỹ thuật số: trở thành nhà sáng tạo của gia đình và lối sống, mang đến sự đổi
mới lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng sâu sắc lối sống đa dạng của người tiêu dùng
+ Thiết bị Y tế & Sức khỏe: Sự đổi mới liên tục chính là tầm nhìn cốt lõi của công ty,
Samsung Electronics hướng đến việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp cho các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe với mục đích nâng cao sự tự tin trong chẩn đoán và giúp người dân
có sự lựa chọn tốt trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.
- CNTT & Truyền thông Di động: Nỗ lực tối đa hóa giá trị và sự thuận tiện cho khách hàng
+ Truyền thông di động: Không ngừng phấn đấu để đổi mới , có ý nghĩa với giá trị và sự
thuận tiện hơn cho khách hàng
+ Kinh doanh mạng lưới: Cung cấp các giải pháp và cơ sở hạ tầng mạng cho các thế hệ
tiếp theo với công nghệ hàng đầu trong ngành và có kinh nghiệm kinh doanh thành công.
- Giải pháp thiết bị: phát triển các sản phẩm thế hệ tiếp vì một ngày mai tốt đẹp hơn. Các
giải pháp đưa ra đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru, đạt được hiệu suất, độ tin cậy và tuổi thọ tối đa.
+ Bộ nhớ: Bộ nhớ xanh vượt trội với hiệu suất tốt nhất
+ Hệ thống LSI: Thiết kế tương lai thông qua R&D và đổi mới các sản phẩm bán dẫn +
Nhà máy sản xuất Samsung: Cung cấp đầy đủ các giải pháp sản xuất khép kín từ công
nghệ sử lý tiên tiến đến hệ sinh thái thiết kế và IP đã được chứng minh
- Trung tâm R&D: định hình về Tương lai qua việc đổi mới và kiến thức
Sản phẩm của công ty Samsung Electronics: Các sản phẩm của công ty Samsung Electronics
đều được nghiên cứu và phát triển liên tục, có sự đổi mới làm mới các sản phẩm để đem
đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã tới đa dạng về
tính năng sản phẩm. Các sản phẩm của công ty Samsung Electronics bao gồm: Điện thoại
thông minh, máy tính bảng, các thiết bị âm thanh, thiết bị đeo, Smart Switch, phụ kiện,
TVs, Lifestyle TVs, thiết bị nghe nhìn, tủ lạnh, máy giặt & máy sấy, giải pháp không khí,
gia dụng nhà bếp và màn hình.
o Mạng lưới kinh doanh quốc tế/trên toàn cầu của Công ty Samsung Electronics. 19 lOMoARcPSD|48242085
- Phát triển các nhà máy sản xuất và trung tâ, R&D: Samsung đã xây dựng một mạng lưới
phát triển sản xuất và nghiên cứu rộng khắp trên toàn cầu. Samsung Electronics đã xây
dựng một loạt các nhà máy sản xuất tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và
nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, công ty cũng đặt các trung tâm nghiên cứu
và phát triển R&D tại các nước chiến lược như Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Israel…
- Hệ thống phân phối và bán hàng của Samsung Electronics có hệ thống phân phối toàn cầu,
giúp đưa sản phẩm của họ đến với khách hàng trên khắp thế giới, và họ xây dựng mối quan
hệ đối tác với các nhà phân phối tại các quốc gia, địa phương, các nhà bán lẻ và các kênh
phân phối trực tuyến để đảm bảo sự tiếp cận khách hàng cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Có chiến lược tiếp cận thị trường tốt: Samsung Electronics đã xây dựng lên một chiến lược
tiếp cận thị trường linh hoạt và tùy chỉnh cho từng quốc gia, từng nơi mà họ đặt chân đến
để bán các sản phẩm của mình. Công ty đã tìm hiểu kỹ thị trường cục bộ, nghiên cứu nhu
cầu sử dụng và những ưu tiên của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm, giá,
phân phối sao cho phù hợp
- Có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ: Samsung Electronics đã thiết lập nhiều mối quan hệ hợp
tới với các đối tác quốc tế, từ các công ty công nghệ, nhà cung cấp linh kiện, các nhà phân
phối và bán lẻ sản phẩm. Việc hợp tác này giúp cho công ty tận dụng được các lợi thế tốt
nhất và sẵn có của đối tác, từ khả năng cung cấp linh kiện đến việc tiếp cận thị trường và các khách hàng mới.
- Chú trọng đến tính địa phương hóa: Việc hoạt động trên thị trường quốc tế của Samsung
rất tốt nhưng họ luôn luôn chú trọng đến địa phương hóa các sản phẩm và các dịch vụ của
mình. Samsung Electronics tùy chỉnh các sản phẩm và chiến dịch tiếp thị phù hợp để phân
phối, bán các sản phẩm phù hợp tại những nơi mà họ bán.
2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế và cấu trúc tổ chức của Công ty Samsung Electronics
Chiến lược xuyên quốc gia của Công ty Samsung Electronics
Chiến lược xuyên quốc gia được Samsung Electronics lựa chọn có ý nghĩa khi công ty phải đối
mặt với những sức ép giảm chi phí cao và sức ép từ địa phương cao. Samsung Electronics theo đổi
chiến lược này đã cố gắng đạt được đồng thời 2 mục tiêu đó chính là giảm chi phí và đáp ứng sự
khác biệt của địa phương nơi mà họ bán các sản phẩm của mình.
Theo đuổi chiến lược cạnh tranh thì phải kết hợp chi phí thấp và khác biệt hóa. Khi thâm nhập
vào trong thị trường quốc tế, tập đoàn Samsung nói chung và công ty Samsung Electronics nói
riêng đã lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia với mục tiêu đặt ra là đáp ứng được nhu cầu riêng
biệt của từng thị trường nhưng vẫn phải có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược xuyên quốc gia chính là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua việc
cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm
của mình với từng thị trường. Các đơn vị kinh doanh sẽ có quyền tự chủ cao trong thực hiện các 20