Vai trò của lực lượng sản xuất - Kinh tế Chính trị Mác- Lênin | Trường Đại học Phenika
Vai trò của lực lượng sản xuất - Kinh tế Chính trị Mác- Lênin | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị mác - lênin (ktct)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN LỤC LƯỢNG
SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Cơ sở lí luận a. Khái niệm
Lực lượng sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất để cải
biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất theo mục đích của con người và xã hội
Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người.
b. Kết cấu của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Người lao động sử
dụng công cụ để biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Khoa học công nghệ
ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
c. Trình độ của lực lượng sản xuất
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện sự chinh phục tự nhiên của con người
trong từng giai đoạn lịch sử, biểu hiện qua công cụ lao động và kỹ năng lao động.
Trình độ này gắn liền với tính chất của lực lượng sản xuất.
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
Phát triển lực lượng sản xuất phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, sự tiến bộ của người
lao động, khoa học kỹ thuật hiện đại và một số yếu tố khác như điều kiện tự nhiên,
dân số, thời đại, thể chế chính trị. 2. Vai trò 2.1.
Vai trò của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất quan trọng trong đời sống và xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Sự phát triển của nó phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, tiến
bộ của người lao động, khoa học kỹ thuật hiện đại và các yếu tố khác như điều kiện
tự nhiên, dân số, thời đại, thể chế chính trị. Khoa học công nghệ ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
a. Lực lượng sản xuất quyết định lượng và chất
Lực lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lượng và chất
của đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu
cầu của con người, từ tư liệu sản xuất đến công cụ lao động, từ đơn giản như đồ
đá đến phức tạp, hiện đại như máy móc thông minh. Theo quy luật phát triển
của xã hội, sản xuất không ngừng phát triển và mâu thuẫn với những cái cũ, lạc
hậu, kìm hãm nó. Quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ được thay thế bằng một quan hệ
sản xuất mới tiên tiến hơn. Sự phát triển của sản xuất đã đưa những chú vượn
người trở thành người hiện đại có những bộ não thiên tài như ngày hôm nay.
Đây chính là sự đóng góp về chất của lực lượng sản xuất đối với đời sống và xã
hội. Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển của xã hội, Lê-nin đã nói: “Suy
cho cùng phương thức sản xuất này thắng phương thức sản xuất kia chính là ở
chỗ tạo ra năng suất cao hơn”.
b. Lực lượng sản xuất là phương tiện tiến hành sản xuất vật chất
C.Mác nhận thấy rằng con người chế tạo công cụ lao động để thỏa mãn nhu cầu
cơ bản. Sự tồn tại và phát triển của loài người không phải do phép màu, mà do
sự phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Con người là nhân tố
quyết định của lực lượng sản xuất, và chính lực lượng sản xuất này đóng góp
vào sự phát triển xã hội. Lao động là không thể thiếu trong sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Từ những công cụ lao động thô sơ đến những máy
móc hiện đại, tất cả đều do con người tạo ra. Vai trò của con người không thể
phủ nhận trong sản xuất và xã hội. 2.2.
Lực lượng sản xuất là phương tiện tiến hành sản xuất vật chất
Theo C.Mác, con người tồn tại và phát triển nhờ chế tạo công cụ lao động, hay
lực lượng sản xuất, không phải do sự can thiệp của thần linh hay vĩ nhân. Sự
phát triển của loài người dựa trên sự tiến hóa của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
a. Vai trò của yếu tố con người đối với sự phát triển xã hội
Con người, qua lao động và sáng tạo, là chủ thể quyết định của sự phát triển xã
hội và lực lượng sản xuất. Họ không chỉ tạo ra công cụ lao động từ thô sơ đến
hiện đại, mà còn thúc đẩy sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực của xã hội.
b. Vai trò của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ và máy móc tăng năng suất lao động, thúc đẩy “kinh tế tri
thức” và phát triển xã hội. Máy móc hiện đại giúp con người tập trung phát triển toàn diện.
2.3. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất làm cho
xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này lên hình thái kinh tế cao hơn
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã
hội và phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của xã hội. Xã hội
không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên của các cá nhân, mà là một cơ thể sống động
với quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nhất. Sự vận động, phát triển của xã hội là
quá trình lịch sử tự nhiên, diễn ra theo các quy luật khách quan.
3. SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.
Thực tiễn quá trình phát triển lực lượng lao động ở Việt Nam
a. Thực trạng đội ngũ người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam
Việt Nam có dân số đông và tỉ lệ người lao động cao, tạo lợi thế cho phát triển
lực lượng sản xuất. Tính đến 2019, gần 88% dân số từ 25-59 tuổi tham gia lao
động. Trình độ lao động cũng được nâng cao, với tỉ lệ lao động có trình độ đại
học tăng lên không ngừng. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động có trình độ vẫn còn thấp
(dưới 50%), đây là hạn chế cần khắc phục. Cơ cấu lao động đã chuyển biến tích
cực, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp và tăng tỉ lệ lao động công nghiệp.
b. Thực trạng ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại
vào phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất ở
Việt Nam, giúp cải tiến công cụ lao động và tăng năng suất. Sự chuyển giao và hội
nhập quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
trong lĩnh vực cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa.
c. Thực trạng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam
Kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp lưu
thông hàng hóa và hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việt Nam đã xây dựng được hệ
thống đường bộ từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, và nhiều tuyến đường cao tốc,
giảm thời gian vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ,
chất lượng hạn chế ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo và công tác quản lý hạ tầng còn bất cập.
d. Thực trạng lực lượng sản xuất trong thời kì dịch bệnh Covid – 19
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên ở
Việt Nam. Mặc dù lực lượng lao động đã tăng trở lại sau mức giảm sâu vào quý
II năm 2020, nhưng vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Một số ngành dịch vụ như
vận tải, lưu trú và ăn uống, nghệ thuật, vui chơi và giải trí bị ảnh hưởng mạnh.
Một phần ba doanh nghiệp đã phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lao động. 3.2.
Quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam
Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu xây dựng
cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội và phát triển lực lượng sản xuất. Điều này
bao gồm việc công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển nền
nông nghiệp toàn diện, và thực hiện nhiều hình thức phân phối. Tuy nhiên, việc
này còn gặp nhiều khó khan và thách thức.
a. Đề xuất một số ý kiến về phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời đại mới
Đầu tư vào con người là ưu tiên hàng đầu để phát triển lực lượng sản xuất. Việc
nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật của người lao động và đáp ứng nhu cầu về
đời sống vật chất và tinh thần là cốt lõi. Cần đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, điều
chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi
trường giáo dục lành mạnh, đổi mới công nghệ giáo dục và chăm lo đến đội ngũ
giáo viên. Đối với người lao động, cần nâng cao trình độ văn hóa và chuyên
môn - kỹ thuật. Ngoài ra, cần có các phương án, giải pháp cụ thể, phù hợp với
từng nhóm ngành lao động, từng thành phần kinh tế.
b. Đề xuất một số ý kiến về phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam để
khắc phục vàvượt qua Covid – 19
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam, làm giảm nhu cầu
nhập khẩu, khả năng xuất khẩu và du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là cơ
hội để phát triển sản xuất trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và tăng
chuỗi giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Cần có kế hoạch cụ thể với từng nước để
tận dụng cơ hội phục hồi đầu tư nước ngoài, thương mại và du lịch. Ngoài ra,
cần đầu tư cho giáo dục, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, chăm lo đến đội
ngũ giáo viên và nâng cao trình độ lao động. Cuối cùng, cần tăng cường và đẩy
mạnh các dịch vụ giao dịch trực tuyến.