Vấn đề "Greenwashing" của thương hiệu thời trang nhanh H&M hiện nay | Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn vì  tác động của con người. Trong đó, thời trang là một ngành công nghiệp thải ra lượng chất thải nhiều thứ 2 chỉ sau khai thác dầu mỏ. Đặc biệt, sự bùng nổ của  ngành hàng thời trang nhanh còn khiến tác động tiêu cực đến môi trường tồi tệ hơn  bao giờ hết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
12 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vấn đề "Greenwashing" của thương hiệu thời trang nhanh H&M hiện nay | Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn vì  tác động của con người. Trong đó, thời trang là một ngành công nghiệp thải ra lượng chất thải nhiều thứ 2 chỉ sau khai thác dầu mỏ. Đặc biệt, sự bùng nổ của  ngành hàng thời trang nhanh còn khiến tác động tiêu cực đến môi trường tồi tệ hơn  bao giờ hết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

55 28 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
=====***=====
MÔN: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Đề tài: Vấn đề "Greenwashing" của thương hiệu thời trang
nhanh H&M hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Thùy Linh
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Ngọc Ánh
Mã sinh viên : 2156150004
Lớp hành chính : Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K41
Hà Nội, 2023
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn vì tác động của con người. Trong đó, thời trang là một ngành công nghiệp thải ra
lượng chất thải nhiều thứ 2 chỉ sau khai thác dầu mỏ. Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành
hàng thời trang nhanh còn khiến tác động tiêu cực đến môi trường tồi tệ hơn bao giờ
hết.
Người tiêu dùng đang dần trở nên ý thức rõ ràng hơn về vấn đề này, do đó thời
trang bền vững đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Các thương hiệu
thời trang trên toàn thế giới nắm bắt được xu hướng này rất nỗ lực lực thể hiện
trách nhiệm của mình góp phần bảo vệ môi trường. Truyền thông chính là cánh tay hỗ
trợ đắc lực để nhãn hàng gây ấn tượng trở nên uy tín hơn trong mắt công chúng.
Điều đáng nói các thương hiệu thời trang nhanh cũng không nằm ngoài xu hướng
này, tuy nhiên bản chất và cách thức hoạt động của thời trang nhanh đã là “kẻ thù” của
môi trường. Vậy liệu rằng một thương hiệu thời trang nhanh có thể thật sự trở nên bền
vững hay không ? Hay những nỗ lực của các thương hiệu này chỉ hành vi
“Greenwashing” ? Trong bài viết dưới đây, tôi lựa chọn phân tích ng thời trang
nhanh H&M để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên.
2. Sơ lược về Thời trang nhanh và công ty Thời trang H&M.
2.1. Sơ lược về thương hiệu Thời trang nhanh H&M
H&M được biết đến một thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng thế giới
chuyên bán các sản phẩm may mặc phụ kiện thời trang. Ban đầu HM chỉ một
cửa hàng bán lẻ ở Västerås, Thụy Điển. Sau một thời gian, thương hiệu này đã nhanh
chóng phát triển, trở thành một trong những tập đoàn thời trang lớn mạnh trên thế
giới, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thời trang nh cho rất nhiều đối
tượng khác nhau: Đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên trẻ em.Hiện nay, thương hiệu
sở hữu khoảng 4000 cửa hàng trên toàn thế giới.
Triết lý kinh doanh của H&M “Giá rẻ thì kinh doanh số lượng nhiều vẫn
lãi”
1
. Nhờ chiến lược kinh doanh hàng rẻ, H&M đã nhanh chóng thành thương hiệu có
tiếng, làm thay đổi nền công nghiệp Thời trang nhanh. Thương hiệu thời trang H&M
nổi tiếng nhờ khảng bắt trend nhanh, chạy theo trào lưu cập nhật rất nhanh các
1
HM là gì? Những thông tin thú vị về thương hiệu nổi tiếng H&M, https://www.celeb.vn/hm-la-gi.html
mẫu độc đáo trên sàn runway với mức giá bình dân. Giá rẻ hợp mốt trở thành tiêu
chí quyết định triết lý kinh doanh và sự tăng trưởng của H&M. Tuy nhiên, người dùng
phải chấp nhận rằng sản phẩm giá rẻ thì chất lượng kèm theo cũng không quá tốt.
Chỉ cần một lần giặt, vài đường ủi là phom áo, quần đã khác. Đây chính là vấn đề mấu
chốt và là cách thức vận hành của mọi hãng thời trang nhanh. Sản phẩm có chất lượng
không quá tốt, đồng nghĩa với việc thời gian sdụng sản phẩm rất ngắn, rồi khách
hàng lại nhanh chóng quay trở lại mua những món đồ mới nhất, hợp mốt nhất.
Doanh số của các nhãn hàng tăng trưởng chóng mặt buộc họ phải đẩy nhanh quy
trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó kéo theo môi trường phải gánh
chịu vô vàn hậu quả.
2.2. Thời trang nhanh những hậu quả Thời trang nhanh gây ra cho môi
trường.
Fast Fashion, hay còn được biết đến với cái tên Thời trang nhanh những sản
phẩm thời trang luôn bắt kịp xu hướng với mức chi phí thấp. Ý tưởng cho những bộ
trang phục này thường đến từ việc tham khảo hay thậm chí sao chép từ những mẫu
thiết kế đang hot trên sàn runway hoặc được người nổi tiếng mặc. 4 đặc điểm chính
của thời trang nhanh bao gồm: những bộ trang phục bắt kịp xu hướng thịnh nh;
Nhanh lỗi thời; Phần lớn được làm nên bằng chất liệu giá rẻ độ bền không cao;
Thuộc một số thương hiệu Thời trang nhanh đình đám như: Zara, H&M, Uniqlo,
Topshop,... Do Thời trang nhanh vận hành nhờ trend và thường sử dụng chất liệu chất
lượng thấp để sản xuất nên không giá trị sử dụng lâu i. Điều này kéo theo rất
nhiều hậu quả cho môi trường: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, rác thải tăng lên, ...
2
Sự ra đời của thời trang nhanh đi kèm với giá cả phải chăng đã thu hút khách
hàng chi tiêu một lượng tiền lớn để có thể sử dụng chúng. Trong vòng 14 năm (2000 -
2014), số đồ may mặc của người tiêu dùng tăng 60% mỗi m . Trung bình mỗi năm
3
khoảng 85% hàng dệt may sẽ được đổ ra các bãi rác, phần lớn quần áo được đưa tới
Châu Phi, phần còn lại được chất thành đống tại những bãi phế liệu để đốt hoặc vùi
lấp. Ngành |t may thải ra môi trường một lượng lớn nước thải trung bình khoảng 70
2
Thời trang nhanh là gì? Sự "tranh cãi" về vấn đề môi trường, https://www.aia.com.vn/vi/song-khoe/loi-
khuyen/tinh-than/fast-fashion-la-gi.html#:~:text=Fast%20Fashion%20l%C3%A0%20g%C3%AC%3F,
%C4%91ang%20hot%20tr%C3%AAn%20s%C3%A0n%20catwalk
3
Adam Hayes. (2021). Fast Fashion. Investopedia.
triê |u m3 nước thải/năm, chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tình hình ô nhiễm môi trường ngành |t may vẫn chưa được kiểm
soát |t cách chă |t chẽ, các biện pháp xử thô sơ, không tạo nên kết quả nào đáng
ghi nhận.
2.3. Greenwashing là gì ?
Định nghĩa về “green washing” được hình thành bởi nhà môi trường học Jay
Westerveld vào những năm 1980, chỉ hành vi đưa ra các cam kết không đúng sthật
về vấn đề môi trường của các tổ chức. “Green washing” trong thời trang khái niệm
ám chỉ hành vi các thương hiệu thời trang lạm dụng thời trang bền vững như một hình
thức tiếp thị cho doanh nghiệp để che mắt công chúng các nhà chức trách, nhưng
trên thực tế thì lại không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thời trang bền vững.
Với những người tiêu dùng hiểu biết chưa thực ssâu sắc về thời trang bền vững,
họ không biết rằng liệu việc mua sắm sản phẩm được dán nhãn thời trang bền vững có
thật sự giúp ích cho môi trường hay chỉ đang tiếp tay cho hành vi “green washing”
ngày càng bành trướng.
4
Đối với thời trang nhanh nói riêng, bản chất của ngành hàng này đã gây ra
nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường hằng năm. Tuy nhiên, nhiều khổng lồ
trong ngành thời trang nhanh hiện nay như H&M, ZARA, SHEIN, cũng tham gia
vào xu hướng thời trang bền vững như một cách để thể hiện trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với môi trường hội. Tuy nhiên, họ lại lạm dụng truyền thông để lấy
được niềm tin của công chúng và đánh bóng tên tuổi thương hiệu chứ nhưng hiệu quả
trong công tác bảo vệ môi trường thì không đáng kể. H&M một ông lớn trong
ngành thời trang nhanh gần đây liên tục dính phải những cáo buộc về vấn đề
Greenwashing bởi vì không mập mở trong các con số báo cáo trong một số chiến dịch
của thương hiệu từ năm 2010 đến nay.
2.4. Người tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào đến hành động của
Greenwashing của thương hiệu thời trang nhanh
Áp lực từ thị trường, luật pháp, chính trị hay truyền thông báo c chắc chắn
không phải những yếu tố duy nhất khiến các doanh nghiệp nói chung H&M nói
4
PHẢI XANH: “Green washing” là gì? Làm sao để nhận ra hành vi tiếp thị sai lệch
này?, https://www.lofficielvietnam.com/style/phai-xanh-green-washing-la-gi-lam-sao-
de-nhan-ra-hanh-vi-tiep-thi-sai-lech-nay
riêng bị vướng vào chiếc bẫy “Greenwashing”. Theo TechTarget (2023), con người
hiện nay đang sống trong một thời đại VUCA (Biến động (Volatility), Không chắc
chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity) . Thói quen tiêu thụ
5
của phần lớn chúng ta được hình thành mỗi ngày nhờ xu hướng của thị trường nền
kinh tế. Bên cạnh đó sự biến động của môi trường hội đã thắp lên trong đầu
chúng ta ý thức về trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng, mở rộng hơn là đối với môi
trường sống hội. Gen Z thế hệ chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ nhất
trong thời kỳ này. Đây thế hệ chủ yếu chi phối các nhu cầu xu hướng mua sắm
trên toàn thế giới. Đồng thời, những người tiêu dùng gen Z cũng nắm giữ mức tiêu thụ
hàng đầu trong ngành hàng thời trang nhanh. Theo Báo cáo thời trang nhanh của
ThredUp năm 2022, 72% sinh viên đại học cho biết họ đã chi tiêu cho sản phẩm thời
trang nhanh trong năm qua. Năm 2020, tạp chí Vogue Business đã thực hiện một cuộc
khảo sát trên 105 thành viên nằm trong độ tuổi gen Z, kết quả ghi nhận hơn 50% đáp
viên cho biết phần lớn quần áo của họ có xuất xứ từ một hãng thời trang nhanh. Theo
dữ liệu thống từ Công ty nghiên cứu thị trường Mintel, gen Z mua nhiều hàng thời
trang hơn so với thế hệ trước, cụ thể: Trong 44% tổng số những người được khảo sát,
64% thanh niên Anh trong độ tuổi từ 16 19 cho biết họ sở hữu quần áo đã mua
nhưng chưa bao giờ mặc. Dữ liệu của Mintel cũng cho thấy gen Z tuyên bố khi mua
hàng, họ quan tâm nhiều hơn đến tác động môi trường. Khoảng 70% thanh niên độ
tuổi từ 16 – 19 cho rằng thời trang bền vững là yếu tố quan trọng.
Các số liệu trên cho ta thấy một sự mâu thuẫn giữa ý thức hành động của
người tiêu dùng gen Z về vấn đề môi trường và thời trang nhanh. Rõ ràng, họ có nhận
thức về các tác động của thời trang nhanh đến môi trường, họ cho rằng thời trang bền
vững quan trọng, họ muốn thể hiện trách nhiệm của bản thân đến với môi trường
nhưng hành động mua sắm thực tế thì họ vẫn sẵn sàng mua sắm các sản phẩm thời
trang nhanh và giữ thói quen tiêu thụ lãng phí.
5
Wright, G., & Wigmore, I. (2023, February 09). What is Vuca (volatility,
uncertainty, complexity and ambiguity)?: Definition from TechTarget. Retrieved April
19, 2023, from https://www.techtarget.com/whatis/definition/VUCA-volatility-
uncertainty-complexity-and-ambiguity#:~:text=VUCA%20is%20an%20acronym
%20that,and%20lead%20to%20better%20outcomes
Chúng ta luôn mong muốn xây dựng những thói quen sống lành mạnh và có tác
động tích cực tới môi trường, nhưng sự bận rộn của cuộc sống đã khiến ta không suy
xét kỹ lưỡng về những hành động mình làm. Từ câu nói “tôi muốn bảo vệ môi trường”
đến câu nói “tôi đã bảo vệ môi trường” cũng khoảng cách từ một người ý tưởng
về vấn đề bảo vệ môi trường, tới một người đã những đóng góp thiết thực để bảo
vệ môi trường, chính khoảng cách cùng lớn này đã trở thành kho báu để các
thương hiệu thời trang nhanh khai thác thực hiện những hành vi Greenwashing.
Tẩy xanh chính một giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp thời trang nhanh,
vừa có khả năng làm hài lòng bộ phận chức trách về gánh nặng giải quyết hậu quả tới
môi trường, giúp định vị thương hiệu thân thiện trong mắt người dùng củng xây
dựng niềm tin vững chắc của các nhóm khách hàng tiềm năng dành cho thương hiệu .
6
Xét riêng thị trường Việt Nam, sản phẩm từ các thương hiệu thời trang
nhanh, đơn cử như H&M khá được lòng giới trẻ, do bởi giá thành được xem
cao hơn so với thu nhập bình quân của người Việt Nam, đắt hơn những sản phẩm nội
địa rẻ tiền mà không có thương hiệu nhưng lại rẻ hơn các sản phẩm mang thương hiệu
lớn. Từ đó người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng trẻ mắc vào “cái bẫy” về giá.
Họ ưa chuộng các sản phẩm thời trang nhanh nói chung H&M nói riêng, các sản
phẩm này vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng, vừa thảo mãn khát khao sở hữu thể hiện
bản thân của người trẻ. Do đó, rất nhiều người chấp nhận bỏ qua những bối, những
hành động “tẩy xanh” của thương hiệu để tiếp tục tiêu thụ sản phẩm. Chính sự dễ dãi
này của người tiêu dùng đã tiếp tay cho nh vi “tẩy xanh” của các thương hiệu thời
trang nhanh”.
2.5. Vấn đề Greenwashing của thương hiệu thời trang nhanh H&M.
2.5.1. Những “Nỗ lực ảo của thương hiệu thời trang nhanh H&M cho môi
trường.
Tại sao lại gọi những nỗ lực của H&M là nỗ lực ảo ?
Trước tiên, phải dành một lời khen cho H&M khi thương hiệu này đã nắm bắt
cực kỳ tốt tâm của khách hàng. Khi vấn đề về môi trường này càng trở nên nghiêm
trọng và ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới thải ra lượng chất thải nhiều
6
Ngô Trần Đại Phúc. (31/7/2023). Greenwashing Alert: Cẩn trọng đi giữa rừng
"xanh". https://www.vinmag.org/greenwashing-alert-can-trong-di-giua-rung-xanh/
thứ 2 chỉ sau dầu mỏ. Từ đó người tiêu dùng thời trang ngày càng ý thức cao
hơn về tính bền vững thân thiện với môi trường. Nắm bắt xu hướng đó, từ những
năm 2010, H&M đã thực hiện hàng loạt chiến dịch thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi
trường của thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu này cũng dính phải không ít cáo buộc
về việc những nỗ lực của họ thực sự mang lại giá trị thân thiện với môi trường
hay không, hay tất cả chỉ chiêu trò lạm dụng truyền thông tiếp thị để tạo nên chiếc
“vỏ bọc xanh” cho thương hiệu.
Năm 2013, H&M phát động chương trình “Thu gom quần áo cũ” trên phạm vi
toàn cầu, khách hàng có thể mang quần áo cũ từ bất kỳ thương hiệu nào đến và bỏ vào
thùng thu gom của thương hiệu, sau đó đổi lấy phiếu giảm giá mua hàng cho những
lần tiếp theo. Chiến dịch này đã thành công được sự tin tưởng ủng hộ trên toàn
thế giới. Thậm chí, chiến dịch này của thương hiệu đã dẫn đầu làn sóng các bảo vệ
môi trường của các hãng thời trang trở thành hình mẫu cho các thương hiệu khác
học tập về sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và phát triển bền vững.
7
Đến tháng 6 năm 2023, một nhóm phóng viên của tờ báo Borsen đã bóc trần sự
thật về quy trình tái chế quần áo của H&M. Thực tế H&M không hề sàng lọc
những bộ quần áo được quyên góp mà ngay lập tức đưa tới các cơ sở thu gom. Sau đó,
các bộ quần áo được đưa tới Châu Phi, bị nghiền nát, bị chôn lấp hoặc bị nghi đổ
xuống đại dương. Điều này đi ngược hoàn toàn với cam kết tái chế quần áo của
hãng. Bên cạnh việc bối rác thải thời trang, việc H&M vận chuyển quần áo đi
khắp thế giới cũng gây s tiêu tốn rất lớn về nguyên liệu thải ra môi trường nhiều
khí thải độc hại.
8
7
Bê bối thu gom đồ cũ để tái chế của H&M nói gì về thời trang bền vững?, https://vietcetera.com/vn/be-boi-thu-
gom-do-cu-de-tai-che-cua-hm-noi-gi-ve-thoi-trang-ben-vung
8
Giả danh hãng thời trang xanh, H&M bị vạch trần về cam kết tái chế quần áo cũ, https://marketingai.vn/gia-
danh-hang-thoi-trang-xanh-h-m-bi-vach-tran-ve-cam-ket-tai-che-quan-ao-cu-194155458.htm
Nơi tập kết quần áo cũ của H&M sau khi thu gom và tái chế
Như vậy, việc H&M đã khẳng định sẽ tái chế quần áo để trở thành nguyên
liệu sản xuất quần áo mới nhưng lại đem bán hoặc đốt tại các nước Châu Phi, hoặc đổ
xuống biển hành động không thể chấp nhận. Không chỉ khiến những ảnh hưởng tới
môi trường trở nên tồi tệ hơn, hành động này của H&M còn vi phạm đạo đức khi
H&M đã lừa dối hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Bên cạnh chương trình thu gom quần áo cũ, từ năm 2010, H&M đã cho ra mắt
bộ sưu tập mang tên Conscious Exclusive. Các bộ sưu tập Conscious Exclusive qua
từng năm luôn truyền thống phát triển những chất liệu mới sáng tạo, đồng thời
là tư duy bền vững được kết hợp xuyên suốt mô hình kinh doanh của H&M.
Bộ sưu tập Conscious của H&M
Đến tháng 11 năm 2023, một cuộc điều tra được thực hiện bở quan tiêu
dùng Na Uy H&M không thể đưa ra các bằng chứng chứng minh được tính bền
vững của Bộ sưu tập Conscious Collection. H&M không thể đưa ra lời giải thích
thuyết phục về cách thức sản xuất trong BST Conscious Collection của họ, thương
hiệu chỉ đang lấy chiếc nhãn bền vững để che mắt người tiêu dùng chức trên thực tế,
BST Conscious Collection không bền vững như cái cách H&M thể hiện.
9
9
Conscious Collection của H&M và sự thật về sự bền vững, https://mimifashion.vn/mimi-blog/conscious-
collection-cua-hm-va-su-that-ve-su-ben-vung.html
Lời giải thích của H&M về BST Conscious Collection
Hình ảnh phía trên là lời giải thích của thương hiệu này cho sự “ý thức và “bền
vững” của Conscious Collection. Lý do duy nhất được họ đưa ra là các sản phẩm được
sản xuất với 50% vật liệu tái chế (hoặc 20% cho các sản phẩm bông). Ngoài ra, không
lời giải thích nào thêm về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình tái chế vật liệu, quy
trình sản xuất bộ sưu tập hay lượng chất thải ra môi trường từ BST này. Chúng ta
không thể nhìn được “bền vững” hay thân thiện với môi trường hơn bao nhiêu
phần trăm so với những sản phẩm khác. Chắc chắn lời giải thích mà công chúng mong
muốn là một bản báo cáo ràng rành mạch H&M sẽ công bố những con số uy tín
hơn là một đoạn giải thích ngắn như trên.
Từ những dẫn chứng kể trên, chúng ta thể thấy trong suốt những năm qua,
H&M rất tích cực đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường để thể hiện thiện chí
thân thiện với môi trường tuy nhiên những nỗ lực này cũng chẳng đi tới đâu. Phần lớn
quần áo vẫn chấm dứt vòng đời trong đốt hoặc bị đổ xuống đại dương, bộ sưu
tập “Ý thức” và “Bền vững” của H&M cũng không thật sự bền vững như tuyên bố của
họ. Vậy những cam kết H&M đưa ra trở thành “ảo” môi trường cũng không
được bảo vệ từ những nỗ lực của họ, thay vào đó còn bị tổn thương trầm trọng hơn
nữa. Tất cả những nỗ lực H&M gọi môi trường thực chất chỉ chiêu trò lợi
dụng truyền thông để che mắt công chúng, giữ chân khách hàng. Mục đích cuối cùng
của họ cũng chỉ là vì lợi nhuận.
2.5.2. Những giải pháp góp phần hạn chế hành vi Greenwashing của H&M ?
Bền vững không chỉ là khoác lên mình “chiếc áo xanh” rộng thùng thình so với
thương hiệu và lợi dụng truyền thông để lan tỏa thông điệp xáo rỗng đó. Bền vững đến
từ giá trị cốt lõi của thương hiệu, nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài.
Để những nỗ lực vì môi trường trở nên có giá trị và thiết thực hơn, thay vì chỉ cam kết
suông bằng những lời hoa mỹ về bảo vệ môi trường, H&M nói riêng hay các thương
hiệu thời trang nhanh khác nói chung cần đi từng bước chậm rãi nhưng hiệu quả, giải
quyết vấn đề từ cốt lõi của vấn đề. Một số biện pháp các thể kể đến như sau:
Sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Khi sản phẩm chất lượng tốt thì người tiêu dùng cũng sẽ dùng được sản
phẩm đó nhiều lần hơn từ đó họ thể giảm số lượng quần áo mua mới về từ các
hãng thời trang nhanh. Nếu một món đồ thời trang chất lượng tốt thì không còn
giá trị với người này thì cũng sẽ còn giá trị sử dụng đối với người cần nó.
Tăng vòng đời sản phẩm
Tăng vòng đời sản phẩm bằng cách thu hồi quyên góp những sản phẩm
chất lượng ổn cho những nơi nghèo đói, … thay vì mang đi đốt và chôn vùi sản phẩm.
Thương hiệun đầu nguồn nhân lực để phân loại lượng quần áo đã nhận từ
khách hàng để phương án xử phù hợp. Những sản phẩm có chất lượng ổn thì
thể gửi tới những nơi nghèo đói, Những sản phẩm chất lượng quá kém thì đưa
vào tái chế để sản xuất ra sản phẩm mới.
Minh bạch trong các báo cáo số liệu về môi trường.
Tuy rằng sự thay đổi của H&M không thể thay đổi ngay lập tức những tác
động thương hiệu này đang gây nên cho môi trường nhưng thương hiệu có thể
chứng minh sự nỗ lực của mình trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
bằng các số liệu, từ khâu quản nguyên liệu đầu vào, cải tiến công nghệ, tối ưu sản
xuất để giảm thiểu lượng chất thải khổng lồ đang thải ra môi trường, khâu xử quần
áo cũ, số lượng quần áo được tái chế bao nhiêu, khâu tái chế như thế nào, lượng
quần áo không thể tái chế thì sẽ được xử như thế nào. Nỗ lực của thương hiệu sẽ
được công nhận nếu thương hiệu những con số đó được cải thiện qua từng năm. Nếu
không giải quyết được triệt để vấn đề, thương hiệu nên giải quyết từ cốt lõi của vấn đề
thay chỉ quan tâm đến “bề nổi của tảng băng”, khoác lên chiếc áo lộng lẫy để che
lấp đi sự đổ nát bên trong. Những “nỗ lực ảo” sẽ không thể qua mắt được công chúng.
Các con số biết nói sẽ giúp thương hiệu lên tiếng gây dựng sự uy tín cho thương
hiệu hơn là nỗ lực ảo bằng cách lạm dụng truyền thông.
Người tiêu dùng được xem một “quân tốt” trong ván cờ “Tẩy xanh” do đó
những biện pháp sẽ không thể hiệu quả nếu chỉ đến từ phía thương hiệu. Người
dùng cũng cần trách nhiệm trong việc tiêu thụ các sản phẩm thời trang nhanh nói
riêng và thời trang nói chung.
Người tiêu dùng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sản phẩm của
thương hiệu H&M.
Khi quyết định bỏ tiền để mua một sản phẩm cũng chính lúc chúng ta cầm
một phiếu bầu chọn cho ngành công nghiệp thời trang trong tương lai chúng ta
muốn nhìn thấy. Nếu một người thực sự quan tâm đến thời trang bền vững thì
những bối Greenwashing như đã nhắc đến phần trên đã đủ do để họ tẩy chay
H&M, tuy nhiên nếu vẫn muốn mua một sản phẩm của H&M, người tiêu dùng hãy lựa
chọn những sản phẩm chất liệu thật sự tốt giá trị sử dụng lâu dài với mình.
Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng sự ủng hộ của mình là vô cùng quan trọng trong bức
tranh ngành công nghiệp thời trang trong tương lai. Hãy đảm bảo rằng niềm tin của
mình được đặt đúng chỗ.
Luôn cẩn trọng trước mọi cam kết từ thương hiệu H&M yêu cầu số liệu
minh bạch.
Đứng trước những cam kết trên truyền thông về trách nhiệm hội của H&M,
hãy là một người tiêu dùng thông thái, luôn cẩn trọng và đặt câu hỏi về tính minh bạch
của các cam kết đó. Công chúng cần thái độ kiên quyết để buộc H&M phải đưa ra
các thông số c thể để chứng minh cho mọi lời tuyên bố. Hãy tận dụng các nền tảng
để trực tiếp đặt ra những câu hỏi tới thương hiệu: như họ sử dụng nguồn nhân lực
trong sản xuất như thế nào? Người lao động được cung cấp những quyền lợi thiết
yếu như bảo hiểm, an toàn lao động hay không? Những biện pháp thiết thực nào đã
được doanh nghiệp áp dụng để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá
trình làm ra sản phẩm áo quần? Nếu thực hiện được những điều này, thì những nỗ lực
của H&M sẽ có giá trị bền vững trong trách nhiệm với môi trường.
3. Kết luận
Bảo vệ môi trường nỗ lực cần tích lũy qua hàng trăm năm, thậm chí hàng
ngàn năm xuất phát từ cả thương hiệu người tiêu dùng. Nếu chỉ thực hiện hành
động bảo vệ môi trường trong thời gian ngắn vậy thì không thể mong chờ đến một tác
động bền vững và lâu dài. Đối với các hãng thời trang nhanh, cân bằng giữa lợi nhuận
trách nhiệm với môi trường, hội còn điều cùng khó, nếu không muốn nói
điều đó là xa xỉ. Tuy nhiên, các thương hiệu thời trang nhanh vẫn có thể thể hiện trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, hội bằng những chiến dịch thật sự
giá trị hoàn toàn không trái với đạo đức. đó những hành động nhỏ nhưng
thương hiệu đưa ra được những con số minh bạch, cụ thể thì nỗ lực đó vẫn sẽ được
công nhân nhận. Nếu chỉ lợi dụng sức mạnh truyền thông để lừa dối công chúng thì
thương hiệu sẽ chẳng thể tồn tại bền vững được.
| 1/12

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO =====***=====
MÔN: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Đề tài: Vấn đề "Greenwashing" của thương hiệu thời trang
nhanh H&M hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Thùy Linh
Họ và tên sinh viên
: Lê Thị Ngọc Ánh Mã sinh viên : 2156150004
Lớp hành chính
: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K41 Hà Nội, 2023
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn vì tác động của con người. Trong đó, thời trang là một ngành công nghiệp thải ra
lượng chất thải nhiều thứ 2 chỉ sau khai thác dầu mỏ. Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành
hàng thời trang nhanh còn khiến tác động tiêu cực đến môi trường tồi tệ hơn bao giờ hết.
Người tiêu dùng đang dần trở nên ý thức rõ ràng hơn về vấn đề này, do đó thời
trang bền vững đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Các thương hiệu
thời trang trên toàn thế giới nắm bắt được xu hướng này và rất nỗ lực lực thể hiện
trách nhiệm của mình góp phần bảo vệ môi trường. Truyền thông chính là cánh tay hỗ
trợ đắc lực để nhãn hàng gây ấn tượng và trở nên uy tín hơn trong mắt công chúng.
Điều đáng nói là các thương hiệu thời trang nhanh cũng không nằm ngoài xu hướng
này, tuy nhiên bản chất và cách thức hoạt động của thời trang nhanh đã là “kẻ thù” của
môi trường. Vậy liệu rằng một thương hiệu thời trang nhanh có thể thật sự trở nên bền
vững hay không ? Hay những nỗ lực của các thương hiệu này chỉ là hành vi
“Greenwashing” ? Trong bài viết dưới đây, tôi lựa chọn phân tích hãng thời trang
nhanh H&M để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên.
2. Sơ lược về Thời trang nhanh và công ty Thời trang H&M.
2.1. Sơ lược về thương hiệu Thời trang nhanh H&M
H&M được biết đến là một thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng thế giới
chuyên bán các sản phẩm may mặc và phụ kiện thời trang. Ban đầu HM chỉ là một
cửa hàng bán lẻ ở Västerås, Thụy Điển. Sau một thời gian, thương hiệu này đã nhanh
chóng phát triển, trở thành một trong những tập đoàn thời trang lớn mạnh trên thế
giới, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thời trang dành cho rất nhiều đối
tượng khác nhau: Đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em.Hiện nay, thương hiệu
sở hữu khoảng 4000 cửa hàng trên toàn thế giới.
Triết lý kinh doanh của H&M là “Giá rẻ thì kinh doanh số lượng nhiều vẫn có
lãi”1. Nhờ chiến lược kinh doanh hàng rẻ, H&M đã nhanh chóng thành thương hiệu có
tiếng, làm thay đổi nền công nghiệp Thời trang nhanh. Thương hiệu thời trang H&M
nổi tiếng nhờ khả năng bắt trend nhanh, chạy theo trào lưu và cập nhật rất nhanh các
1 HM là gì? Những thông tin thú vị về thương hiệu nổi tiếng H&M, https://www.celeb.vn/hm-la-gi.html
mẫu độc đáo trên sàn runway với mức giá bình dân. Giá rẻ và hợp mốt trở thành tiêu
chí quyết định triết lý kinh doanh và sự tăng trưởng của H&M. Tuy nhiên, người dùng
phải chấp nhận rằng sản phẩm giá rẻ thì chất lượng kèm theo nó cũng không quá tốt.
Chỉ cần một lần giặt, vài đường ủi là phom áo, quần đã khác. Đây chính là vấn đề mấu
chốt và là cách thức vận hành của mọi hãng thời trang nhanh. Sản phẩm có chất lượng
không quá tốt, đồng nghĩa với việc thời gian sử dụng sản phẩm rất ngắn, và rồi khách
hàng lại nhanh chóng quay trở lại và mua những món đồ mới nhất, hợp mốt nhất.
Doanh số của các nhãn hàng tăng trưởng chóng mặt và buộc họ phải đẩy nhanh quy
trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó kéo theo môi trường phải gánh chịu vô vàn hậu quả.
2.2. Thời trang nhanh và những hậu quả mà Thời trang nhanh gây ra cho môi trường.
Fast Fashion, hay còn được biết đến với cái tên Thời trang nhanh là những sản
phẩm thời trang luôn bắt kịp xu hướng với mức chi phí thấp. Ý tưởng cho những bộ
trang phục này thường đến từ việc tham khảo hay thậm chí là sao chép từ những mẫu
thiết kế đang hot trên sàn runway hoặc được người nổi tiếng mặc. 4 đặc điểm chính
của thời trang nhanh bao gồm: Là những bộ trang phục bắt kịp xu hướng thịnh hành;
Nhanh lỗi thời; Phần lớn được làm nên bằng chất liệu giá rẻ và độ bền không cao;
Thuộc một số thương hiệu Thời trang nhanh đình đám như: Zara, H&M, Uniqlo,
Topshop,... Do Thời trang nhanh vận hành nhờ trend và thường sử dụng chất liệu chất
lượng thấp để sản xuất nên không có giá trị sử dụng lâu dài. Điều này kéo theo rất
nhiều hậu quả cho môi trường: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, rác thải tăng lên, ...2
Sự ra đời của thời trang nhanh đi kèm với giá cả phải chăng đã thu hút khách
hàng chi tiêu một lượng tiền lớn để có thể sử dụng chúng. Trong vòng 14 năm (2000 -
2014), số đồ may mặc của người tiêu dùng tăng 60% mỗi năm3. Trung bình mỗi năm
khoảng 85% hàng dệt may sẽ được đổ ra các bãi rác, phần lớn quần áo được đưa tới
Châu Phi, phần còn lại được chất thành đống tại những bãi phế liệu để đốt hoặc vùi
lấp. Ngành dê |t may thải ra môi trường một lượng lớn nước thải trung bình khoảng 70
2 Thời trang nhanh là gì? Sự "tranh cãi" về vấn đề môi trường, https://www.aia.com.vn/vi/song-khoe/loi-
khuyen/tinh-than/fast-fashion-la-gi.html#:~:text=Fast%20Fashion%20l%C3%A0%20g%C3%AC%3F,
%C4%91ang%20hot%20tr%C3%AAn%20s%C3%A0n%20catwalk
3 Adam Hayes. (2021). Fast Fashion. Investopedia.
triê |u m3 nước thải/năm, chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tình hình ô nhiễm môi trường ngành dê |t may vẫn chưa được kiểm
soát mô |t cách chă |t chẽ, các biện pháp xử lý thô sơ, không tạo nên kết quả nào đáng ghi nhận.
2.3. Greenwashing là gì ?
Định nghĩa về “green washing” được hình thành bởi nhà môi trường học Jay
Westerveld vào những năm 1980, chỉ hành vi đưa ra các cam kết không đúng sự thật
về vấn đề môi trường của các tổ chức. “Green washing” trong thời trang là khái niệm
ám chỉ hành vi các thương hiệu thời trang lạm dụng thời trang bền vững như một hình
thức tiếp thị cho doanh nghiệp để che mắt công chúng và các nhà chức trách, nhưng
trên thực tế thì lại không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thời trang bền vững.
Với những người tiêu dùng có hiểu biết chưa thực sự sâu sắc về thời trang bền vững,
họ không biết rằng liệu việc mua sắm sản phẩm được dán nhãn thời trang bền vững có
thật sự giúp ích cho môi trường hay chỉ đang tiếp tay cho hành vi “green washing” ngày càng bành trướng.4
Đối với thời trang nhanh nói riêng, bản chất của ngành hàng này đã gây ra
nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường hằng năm. Tuy nhiên, nhiều gã khổng lồ
trong ngành thời trang nhanh hiện nay như H&M, ZARA, SHEIN, … cũng tham gia
vào xu hướng thời trang bền vững như một cách để thể hiện trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với môi trường và xã hội. Tuy nhiên, họ lại lạm dụng truyền thông để lấy
được niềm tin của công chúng và đánh bóng tên tuổi thương hiệu chứ nhưng hiệu quả
trong công tác bảo vệ môi trường thì không đáng kể. H&M là một ông lớn trong
ngành thời trang nhanh và gần đây liên tục dính phải những cáo buộc về vấn đề
Greenwashing bởi vì không mập mở trong các con số báo cáo trong một số chiến dịch
của thương hiệu từ năm 2010 đến nay.
2.4. Người tiêu dùng có ảnh hưởng như thế nào đến hành động của
Greenwashing của thương hiệu thời trang nhanh
Áp lực từ thị trường, luật pháp, chính trị hay truyền thông báo chí chắc chắn
không phải là những yếu tố duy nhất khiến các doanh nghiệp nói chung và H&M nói
4 PHẢI XANH: “Green washing” là gì? Làm sao để nhận ra hành vi tiếp thị sai lệch
này?, https://www.lofficielvietnam.com/style/phai-xanh-green-washing-la-gi-lam-sao-
de-nhan-ra-hanh-vi-tiep-thi-sai-lech-nay
riêng bị vướng vào chiếc bẫy “Greenwashing”. Theo TechTarget (2023), con người
hiện nay đang sống trong một thời đại VUCA (Biến động (Volatility), Không chắc
chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity) . Thói quen tiêu thụ 5
của phần lớn chúng ta được hình thành mỗi ngày nhờ xu hướng của thị trường và nền
kinh tế. Bên cạnh đó sự biến động của môi trường và xã hội đã thắp lên trong đầu
chúng ta ý thức về trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng, mở rộng hơn là đối với môi
trường sống và xã hội. Gen Z là thế hệ chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ nhất
trong thời kỳ này. Đây là thế hệ chủ yếu chi phối các nhu cầu và xu hướng mua sắm
trên toàn thế giới. Đồng thời, những người tiêu dùng gen Z cũng nắm giữ mức tiêu thụ
hàng đầu trong ngành hàng thời trang nhanh. Theo Báo cáo thời trang nhanh của
ThredUp năm 2022, 72% sinh viên đại học cho biết họ đã chi tiêu cho sản phẩm thời
trang nhanh trong năm qua. Năm 2020, tạp chí Vogue Business đã thực hiện một cuộc
khảo sát trên 105 thành viên nằm trong độ tuổi gen Z, kết quả ghi nhận hơn 50% đáp
viên cho biết phần lớn quần áo của họ có xuất xứ từ một hãng thời trang nhanh. Theo
dữ liệu thống kê từ Công ty nghiên cứu thị trường Mintel, gen Z mua nhiều hàng thời
trang hơn so với thế hệ trước, cụ thể: Trong 44% tổng số những người được khảo sát,
có 64% thanh niên Anh trong độ tuổi từ 16 – 19 cho biết họ sở hữu quần áo đã mua
nhưng chưa bao giờ mặc. Dữ liệu của Mintel cũng cho thấy gen Z tuyên bố khi mua
hàng, họ quan tâm nhiều hơn đến tác động môi trường. Khoảng 70% thanh niên ở độ
tuổi từ 16 – 19 cho rằng thời trang bền vững là yếu tố quan trọng.
Các số liệu trên cho ta thấy một sự mâu thuẫn giữa ý thức và hành động của
người tiêu dùng gen Z về vấn đề môi trường và thời trang nhanh. Rõ ràng, họ có nhận
thức về các tác động của thời trang nhanh đến môi trường, họ cho rằng thời trang bền
vững quan trọng, họ muốn thể hiện trách nhiệm của bản thân đến với môi trường
nhưng hành động mua sắm thực tế thì họ vẫn sẵn sàng mua sắm các sản phẩm thời
trang nhanh và giữ thói quen tiêu thụ lãng phí.
5 Wright, G., & Wigmore, I. (2023, February 09). What is Vuca (volatility,
uncertainty, complexity and ambiguity)?: Definition from TechTarget. Retrieved April
19, 2023, from https://www.techtarget.com/whatis/definition/VUCA-volatility-
uncertainty-complexity-and-ambiguity#:~:text=VUCA%20is%20an%20acronym
%20that,and%20lead%20to%20better%20outcomes
Chúng ta luôn mong muốn xây dựng những thói quen sống lành mạnh và có tác
động tích cực tới môi trường, nhưng sự bận rộn của cuộc sống đã khiến ta không suy
xét kỹ lưỡng về những hành động mình làm. Từ câu nói “tôi muốn bảo vệ môi trường”
đến câu nói “tôi đã bảo vệ môi trường” cũng là khoảng cách từ một người có ý tưởng
về vấn đề bảo vệ môi trường, tới một người đã có những đóng góp thiết thực để bảo
vệ môi trường, chính khoảng cách vô cùng lớn này đã trở thành kho báu để các
thương hiệu thời trang nhanh khai thác và thực hiện những hành vi Greenwashing.
Tẩy xanh chính là một giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp thời trang nhanh,
vừa có khả năng làm hài lòng bộ phận chức trách về gánh nặng giải quyết hậu quả tới
môi trường, giúp định vị thương hiệu thân thiện trong mắt người dùng và củng xây
dựng niềm tin vững chắc của các nhóm khách hàng tiềm năng dành cho thương hiệu6.
Xét riêng ở thị trường Việt Nam, sản phẩm từ các thương hiệu thời trang
nhanh, đơn cử như H&M khá được lòng giới trẻ, lý do là bởi giá thành được xem là
cao hơn so với thu nhập bình quân của người Việt Nam, đắt hơn những sản phẩm nội
địa rẻ tiền mà không có thương hiệu nhưng lại rẻ hơn các sản phẩm mang thương hiệu
lớn. Từ đó người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ mắc vào “cái bẫy” về giá.
Họ ưa chuộng các sản phẩm thời trang nhanh nói chung và H&M nói riêng, các sản
phẩm này vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng, vừa thảo mãn khát khao sở hữu và thể hiện
bản thân của người trẻ. Do đó, rất nhiều người chấp nhận bỏ qua những bê bối, những
hành động “tẩy xanh” của thương hiệu để tiếp tục tiêu thụ sản phẩm. Chính sự dễ dãi
này của người tiêu dùng đã tiếp tay cho hành vi “tẩy xanh” của các thương hiệu thời trang nhanh”.
2.5. Vấn đề Greenwashing của thương hiệu thời trang nhanh H&M.
2.5.1. Những “Nỗ lực ảo “ của thương hiệu thời trang nhanh H&M cho môi trường.
Tại sao lại gọi những nỗ lực của H&M là nỗ lực ảo ?
Trước tiên, phải dành một lời khen cho H&M khi thương hiệu này đã nắm bắt
cực kỳ tốt tâm lý của khách hàng. Khi vấn đề về môi trường này càng trở nên nghiêm
trọng và ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới thải ra lượng chất thải nhiều
6 Ngô Trần Đại Phúc. (31/7/2023). Greenwashing Alert: Cẩn trọng đi giữa rừng
"xanh". https://www.vinmag.org/greenwashing-alert-can-trong-di-giua-rung-xanh/
thứ 2 chỉ sau dầu mỏ. Từ đó mà người tiêu dùng thời trang ngày càng có ý thức cao
hơn về tính bền vững và thân thiện với môi trường. Nắm bắt xu hướng đó, từ những
năm 2010, H&M đã thực hiện hàng loạt chiến dịch thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi
trường của thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu này cũng dính phải không ít cáo buộc
về việc những nỗ lực của họ có thực sự mang lại giá trị và thân thiện với môi trường
hay không, hay tất cả chỉ là chiêu trò lạm dụng truyền thông tiếp thị để tạo nên chiếc
“vỏ bọc xanh” cho thương hiệu.
Năm 2013, H&M phát động chương trình “Thu gom quần áo cũ” trên phạm vi
toàn cầu, khách hàng có thể mang quần áo cũ từ bất kỳ thương hiệu nào đến và bỏ vào
thùng thu gom của thương hiệu, sau đó đổi lấy phiếu giảm giá mua hàng cho những
lần tiếp theo. Chiến dịch này đã thành công có được sự tin tưởng và ủng hộ trên toàn
thế giới. Thậm chí, chiến dịch này của thương hiệu đã dẫn đầu làn sóng các bảo vệ
môi trường của các hãng thời trang và trở thành hình mẫu cho các thương hiệu khác
học tập về sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và phát triển bền vững.7
Đến tháng 6 năm 2023, một nhóm phóng viên của tờ báo Borsen đã bóc trần sự
thật về quy trình tái chế quần áo cũ của H&M. Thực tế là H&M không hề sàng lọc
những bộ quần áo được quyên góp mà ngay lập tức đưa tới các cơ sở thu gom. Sau đó,
các bộ quần áo được đưa tới Châu Phi, bị nghiền nát, bị chôn lấp hoặc bị nghi đổ
xuống đại dương. Điều này đi ngược hoàn toàn với cam kết tái chế quần áo cũ của
hãng. Bên cạnh việc bê bối rác thải thời trang, việc H&M vận chuyển quần áo cũ đi
khắp thế giới cũng gây sự tiêu tốn rất lớn về nguyên liệu và thải ra môi trường nhiều khí thải độc hại.8
7 Bê bối thu gom đồ cũ để tái chế của H&M nói gì về thời trang bền vững?, https://vietcetera.com/vn/be-boi-thu-
gom-do-cu-de-tai-che-cua-hm-noi-gi-ve-thoi-trang-ben-vung
8 Giả danh hãng thời trang xanh, H&M bị vạch trần về cam kết tái chế quần áo cũ, https://marketingai.vn/gia-
danh-hang-thoi-trang-xanh-h-m-bi-vach-tran-ve-cam-ket-tai-che-quan-ao-cu-194155458.htm
Nơi tập kết quần áo cũ của H&M sau khi thu gom và tái chế
Như vậy, việc H&M đã khẳng định sẽ tái chế quần áo cũ để trở thành nguyên
liệu sản xuất quần áo mới nhưng lại đem bán hoặc đốt tại các nước Châu Phi, hoặc đổ
xuống biển là hành động không thể chấp nhận. Không chỉ khiến những ảnh hưởng tới
môi trường trở nên tồi tệ hơn, hành động này của H&M còn vi phạm đạo đức khi
H&M đã lừa dối hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Bên cạnh chương trình thu gom quần áo cũ, từ năm 2010, H&M đã cho ra mắt
bộ sưu tập mang tên Conscious Exclusive. Các bộ sưu tập Conscious Exclusive qua
từng năm luôn có truyền thống phát triển những chất liệu mới và sáng tạo, đồng thời
là tư duy bền vững được kết hợp xuyên suốt mô hình kinh doanh của H&M.
Bộ sưu tập Conscious của H&M
Đến tháng 11 năm 2023, một cuộc điều tra được thực hiện bở Cơ quan tiêu
dùng Na Uy vì H&M không thể đưa ra các bằng chứng chứng minh được tính bền
vững của Bộ sưu tập Conscious Collection. H&M không thể đưa ra lời giải thích
thuyết phục về cách thức sản xuất trong BST Conscious Collection của họ, thương
hiệu chỉ đang lấy chiếc nhãn bền vững để che mắt người tiêu dùng chức trên thực tế,
BST Conscious Collection không bền vững như cái cách H&M thể hiện.9
9 Conscious Collection của H&M và sự thật về sự bền vững, https://mimifashion.vn/mimi-blog/conscious-
collection-cua-hm-va-su-that-ve-su-ben-vung.html
Lời giải thích của H&M về BST Conscious Collection
Hình ảnh phía trên là lời giải thích của thương hiệu này cho sự “ý thức và “bền
vững” của Conscious Collection. Lý do duy nhất được họ đưa ra là các sản phẩm được
sản xuất với 50% vật liệu tái chế (hoặc 20% cho các sản phẩm bông). Ngoài ra, không
có lời giải thích nào thêm về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình tái chế vật liệu, quy
trình sản xuất bộ sưu tập hay lượng chất thải ra môi trường từ BST này. Chúng ta
không thể nhìn rõ được nó “bền vững” hay thân thiện với môi trường hơn bao nhiêu
phần trăm so với những sản phẩm khác. Chắc chắn lời giải thích mà công chúng mong
muốn là một bản báo cáo rõ ràng rành mạch và H&M sẽ công bố những con số uy tín
hơn là một đoạn giải thích ngắn như trên.
Từ những dẫn chứng kể trên, chúng ta có thể thấy trong suốt những năm qua,
H&M rất tích cực đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường để thể hiện thiện chí là
thân thiện với môi trường tuy nhiên những nỗ lực này cũng chẳng đi tới đâu. Phần lớn
quần áo cũ vẫn chấm dứt vòng đời trong lò đốt hoặc bị đổ xuống đại dương, bộ sưu
tập “Ý thức” và “Bền vững” của H&M cũng không thật sự bền vững như tuyên bố của
họ. Vậy là những cam kết H&M đưa ra trở thành “ảo” và môi trường cũng không
được bảo vệ từ những nỗ lực của họ, thay vào đó còn bị tổn thương trầm trọng hơn
nữa. Tất cả những nỗ lực mà H&M gọi là vì môi trường thực chất chỉ là chiêu trò lợi
dụng truyền thông để che mắt công chúng, giữ chân khách hàng. Mục đích cuối cùng
của họ cũng chỉ là vì lợi nhuận.
2.5.2. Những giải pháp góp phần hạn chế hành vi Greenwashing của H&M ?
Bền vững không chỉ là khoác lên mình “chiếc áo xanh” rộng thùng thình so với
thương hiệu và lợi dụng truyền thông để lan tỏa thông điệp xáo rỗng đó. Bền vững đến
từ giá trị cốt lõi của thương hiệu, nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài.
Để những nỗ lực vì môi trường trở nên có giá trị và thiết thực hơn, thay vì chỉ cam kết
suông bằng những lời hoa mỹ về bảo vệ môi trường, H&M nói riêng hay các thương
hiệu thời trang nhanh khác nói chung cần đi từng bước chậm rãi nhưng hiệu quả, giải
quyết vấn đề từ cốt lõi của vấn đề. Một số biện pháp các thể kể đến như sau:
Sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Khi sản phẩm có chất lượng tốt thì người tiêu dùng cũng sẽ dùng được sản
phẩm đó nhiều lần hơn và từ đó họ có thể giảm số lượng quần áo mua mới về từ các
hãng thời trang nhanh. Nếu một món đồ thời trang có chất lượng tốt thì nó không còn
giá trị với người này thì cũng sẽ còn giá trị sử dụng đối với người cần nó.
Tăng vòng đời sản phẩm
Tăng vòng đời sản phẩm bằng cách thu hồi và quyên góp những sản phẩm có
chất lượng ổn cho những nơi nghèo đói, … thay vì mang đi đốt và chôn vùi sản phẩm.
Thương hiệu nên đầu tư nguồn nhân lực để phân loại lượng quần áo cũ đã nhận từ
khách hàng để có phương án xử lý phù hợp. Những sản phẩm có chất lượng ổn thì có
thể gửi tới những nơi nghèo đói, … Những sản phẩm có chất lượng quá kém thì đưa
vào tái chế để sản xuất ra sản phẩm mới.
Minh bạch trong các báo cáo số liệu về môi trường.
Tuy rằng sự thay đổi của H&M không thể thay đổi ngay lập tức những tác
động mà thương hiệu này đang gây nên cho môi trường nhưng thương hiệu có thể
chứng minh sự nỗ lực của mình trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
bằng các số liệu, từ khâu quản lý nguyên liệu đầu vào, cải tiến công nghệ, tối ưu sản
xuất để giảm thiểu lượng chất thải khổng lồ đang thải ra môi trường, khâu xử lý quần
áo cũ, số lượng quần áo được tái chế là bao nhiêu, khâu tái chế như thế nào, lượng
quần áo không thể tái chế thì sẽ được xử lý như thế nào. Nỗ lực của thương hiệu sẽ
được công nhận nếu thương hiệu những con số đó được cải thiện qua từng năm. Nếu
không giải quyết được triệt để vấn đề, thương hiệu nên giải quyết từ cốt lõi của vấn đề
thay vì chỉ quan tâm đến “bề nổi của tảng băng”, khoác lên chiếc áo lộng lẫy để che
lấp đi sự đổ nát bên trong. Những “nỗ lực ảo” sẽ không thể qua mắt được công chúng.
Các con số biết nói sẽ giúp thương hiệu lên tiếng và gây dựng sự uy tín cho thương
hiệu hơn là nỗ lực ảo bằng cách lạm dụng truyền thông.
Người tiêu dùng được xem là một “quân tốt” trong ván cờ “Tẩy xanh” do đó
những biện pháp sẽ không thể có hiệu quả nếu chỉ đến từ phía thương hiệu. Người
dùng cũng cần có trách nhiệm trong việc tiêu thụ các sản phẩm thời trang nhanh nói
riêng và thời trang nói chung.
Người tiêu dùng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sản phẩm của
thương hiệu H&M.
Khi quyết định bỏ tiền để mua một sản phẩm cũng chính là lúc chúng ta cầm
một phiếu bầu chọn cho ngành công nghiệp thời trang trong tương lai mà chúng ta
muốn nhìn thấy. Nếu là một người thực sự quan tâm đến thời trang bền vững thì
những bê bối Greenwashing như đã nhắc đến ở phần trên đã đủ lý do để họ tẩy chay
H&M, tuy nhiên nếu vẫn muốn mua một sản phẩm của H&M, người tiêu dùng hãy lựa
chọn những sản phẩm có chất liệu thật sự tốt và có giá trị sử dụng lâu dài với mình.
Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng sự ủng hộ của mình là vô cùng quan trọng trong bức
tranh ngành công nghiệp thời trang trong tương lai. Hãy đảm bảo rằng niềm tin của
mình được đặt đúng chỗ.
Luôn cẩn trọng trước mọi cam kết từ thương hiệu H&M và yêu cầu số liệu minh bạch.
Đứng trước những cam kết trên truyền thông về trách nhiệm xã hội của H&M,
hãy là một người tiêu dùng thông thái, luôn cẩn trọng và đặt câu hỏi về tính minh bạch
của các cam kết đó. Công chúng cần có thái độ kiên quyết để buộc H&M phải đưa ra
các thông số cụ thể để chứng minh cho mọi lời tuyên bố. Hãy tận dụng các nền tảng
để trực tiếp đặt ra những câu hỏi tới thương hiệu: như họ sử dụng nguồn nhân lực
trong sản xuất như thế nào? Người lao động có được cung cấp những quyền lợi thiết
yếu như bảo hiểm, an toàn lao động hay không? Những biện pháp thiết thực nào đã
được doanh nghiệp áp dụng để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá
trình làm ra sản phẩm áo quần? Nếu thực hiện được những điều này, thì những nỗ lực
của H&M sẽ có giá trị bền vững trong trách nhiệm với môi trường. 3. Kết luận
Bảo vệ môi trường là nỗ lực cần tích lũy qua hàng trăm năm, thậm chí hàng
ngàn năm và xuất phát từ cả thương hiệu và người tiêu dùng. Nếu chỉ thực hiện hành
động bảo vệ môi trường trong thời gian ngắn vậy thì không thể mong chờ đến một tác
động bền vững và lâu dài. Đối với các hãng thời trang nhanh, cân bằng giữa lợi nhuận
và trách nhiệm với môi trường, xã hội còn là điều vô cùng khó, nếu không muốn nói
điều đó là xa xỉ. Tuy nhiên, các thương hiệu thời trang nhanh vẫn có thể thể hiện trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội bằng những chiến dịch thật sự có
giá trị và hoàn toàn không trái với đạo đức. Dù đó là những hành động nhỏ nhưng
thương hiệu đưa ra được những con số minh bạch, cụ thể thì nỗ lực đó vẫn sẽ được
công nhân nhận. Nếu chỉ lợi dụng sức mạnh truyền thông để lừa dối công chúng thì
thương hiệu sẽ chẳng thể tồn tại bền vững được.