Bài tập cuối môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika
Bài tập cuối môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ ******* BÀI TẬP LỚN
Học kì I Năm học 2021-2022 ( Đợt học 01)
Tên học phần: Pháp luật đại cương
Chủ đề : “Tìm hiểu về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng
viễn thông trong pháp luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt
Nam? Liên hệ thực tiễn?” Họ và tên sinh viên : Lớp : Mã SV :
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2021 0
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển nhanh chóng
trên phạm vi toàn cầu, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn
thông. Có thể nói, công nghệ thông tin, mạng viễn thông đã được ứng dụng phổ
biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển vượt bậc của công
nghệ số đã và đang là nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, từ
các ngành sản xuất, công nghiệp, dịch vụ thông tin đến văn hóa, giải trí, giao
thông, y tế. Trong tương lai, công nghệ thông tin, mạng viễn thông ngày càng có
vai trò quan trọng hơn. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, công nghệ thông
tin, mạng viễn thông đã phát triển mạnh mẽ. Theo Bảng xếp hạng chỉ số tích hợp
phát triển bưu chính do Liên minh Bưu chính thế giới công bố, năm 2018 Việt
Nam xếp hạng 45/172 quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực an toàn thông tin
mạng, theo Báo cáo chỉ số an toàn thông tin toàn cầu năm 2018 của Liên minh
viễn thông quốc tế, Việt Nam xếp thứ 50/194 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN.1
Tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn
biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt
độntí[có tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại
lớn. Hậu quả của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng
viễn thông. Thiệt hại được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường
của đối tượng tác động của tội phạm. Trong khi đó, đối tượng tác động của tội
phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động và qua
đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là tội
phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ở Việt Nam, một hành vi chỉ được coi
là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Vì vậy, khi xem
xét một hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho xã hội
1 https://luanvanpdf.com/luan-an-toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe-thong-tin-mang-vien-thong/ 1
có phải là tội phạm sử dụng công nghệ cao phải xem hành vi đó có được quy
định trong Bộ luật Hình sự hay không.2
Bộ luật hình sự được coi là công cụ sắc bén để đấu tranh với tội phạm nói chung
và với tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông nói riêng.
Dù chưa được quy định thành tên riêng như hiện nay nhưng Bộ luật hình sự năm
1999 đã có quy định về tội phạm này tại Điều 224 (Tội tạo ra và lan truyền, phát
tán các chương trình vi – rút tin học), Điều 225 (Tội vi phạm các quy định về
vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử) và Điều 226 (Tội sử
dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính). Do mặt trái của sự phát
triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, các hành vi phạm tội
mới dần xuất hiện. Điều đó dẫn đến nhu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
năm 1999 vào năm 2009. Trong lần sửa đổi, bổ sung này, các quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng
viễn thông cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Theo đó, các quy
định tại Điều 224, Điều 225 và Điều 226 đã được sửa đổi, bổ sung đáng kể;
đồng thời đã bổ sung thêm hai điều luật mới là Điều 226a (Tội truy cập bất hợp
pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của
người khác) và Điều 226b (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản). Đến Bộ luật hình
sự năm 2015, các quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thong tin lại
tiếp tục được sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung quan trọng như quy định tên
riêng cho nhóm tội này; sửa đổi, bổ sung các tội hiện có, đồng thời bổ sung thêm
bốn tội danh mới bao gồm: Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công
cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285); Tội
thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài
khoản ngân hàng (Điều 291); Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành
2 https://sachphapluat.net/toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe-thong-tin-mang-vien-thong-va-muc-xu-phat
Xem thêm tại: http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?
ItemID=96122#Phan_hai_Chuong_XXI_Muc_2_Dieu_285 2
riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293);
Tội cố ý gây nhiễu có hại(Điều 294). Có thể thấy, quy định của Bộ luật hình sự
về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông ngày càng
được bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn những điểm hạn
chế nhất định, chưa đạt yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, mạng viễn thông hiện nay, cũng như trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự để xét xử tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông trong những năm qua
(2009 – 2020) đã đạt được những kết quả nhất định. Tòa án đã xét xử được 445
vụ án với 933 bị cáo phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn
thông. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn xuất hiện những khó khăn, vướng mắc
cần kịp thời tháo gỡ, giải quyết để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn. Về lý
luận, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông là tội phạm
mới, liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cao, phức tạp nên số lượng công trình
nghiên cứu về tội phạm này không nhiều, nhất là từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 được bạn hành.3
TB tình hình thực tiễn, các đCi tưDng thực hiê En hành vi phạm
tô Ei tâ Ep trung chủ yGu 06 phương thJc sau:
Th nh t, các đối tượng sẽ giả danh cán bô y Công an, Viê n y Kiểm sát, Tòa
án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu
khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải
chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.
Th hai, lừa đảo qua mạng xã hô y i, cụ thể như sau:
Chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục
tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị
hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... Sau đó, yêu
cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt
tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo... thông báo trúng thưởng và
đề nghị nộp phí để nhận thưởng;
3 https://luanvanpdf.com/luan-an-toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe-thong-tin-mang-vien-thong/ 3
Đối tượng giới thiệu là người nước ngoài kết bạn, làm quen với các phụ
nữ Việt Nam nhằm tán tỉnh, yêu đương, đề nghị chuyển quà như: Trang
sức, mỹ phẩm và số lượng lớn tiền USD qua đường hàng không về Việt
Nam để làm quà tặng. Tiếp theo, giả danh nhân viên sân bay yêu cầu nạn
nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng để làm thủ tục nhận
hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Th ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như:
Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao
dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông
tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
Th tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương
mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đă y t hàng,
sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc.
Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng
không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa
trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm
đoạt tài sản của bị hại.
Th năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao
dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho
sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.
Th sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN
hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của
người dân để chiếm đoạt tài sản. Từ đó, hoạt đô y
ng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiê y n nay có rất nhiều thủ
đoạn vô cùng tinh vi và phức tạp. Gây rất nhiều khó khăn đối với các cơ quan
chức năng trong công tác phòng, chống tô y
i phạm công nghê y cao. Nhằm phòng
tránh các phương thức lừa đảo qua không gian mạng, người dân cần phải nâng
cao ý thức cảnh giác, không tin tưởng các chiêu trò nhâ y n thưởng qua mạng,
không nên đưa các thông tin cá nhân lên mạng xã hô y
i… để tránh bị các đối
tượng khai thác trục lợi.4
Những khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao:
Do đây là một loại tội phạm mới phát sinh, có nhiều tính chất đặc thù, phi
truyền thống, khả năng hoạt động phạm tội rất rộng, đối tượng phạm tội có tính
chất xuyên quốc gia… nên quá trình giải quyết những vụ án hình sự do tội phạm
4 https://stp.binhthuan.gov.vn/1327/32856/66635/603792/an-toan-thong-tin/tim-hieu-ve-toi-pham-su-dung- cong-nghe-cao.aspx 4
sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, các cơ quan chức năng có
liên quan thường gặp một số khó khăn vướng mắc đó là:
- Nhiều vụ án có sự tổ chức chặt chẽ giữa các đối tượng tội phạm là người
nước ngoài với các đối tượng trong nước để thực hiện tội phạm. Các đối tượng
này sử dụng mạng internet làm phương tiện phạm tội. Do đó, hầu hết các tài liệu
chứng cứ là các tệp tin lưu trữ trên máy tính, trên mạng. Khi bị phát hiện, tội
phạm có thể xoá, sửa nhanh chóng để tiêu huỷ nên rất khó thu thập chứng cứ.
- Các đối tượng phạm tội thường sử dụng nick name, địa chỉ email để giao
tiếp với nhau và với các bị hại nên rất khó xác định nhân thân địa chỉ thật của
đối tượng hoặc bị hại, nhất là khi họ ở nước ngoài. Đối tượng phạm tội thường
sử dụng thông tin giả nên việc truy tìm người thực hiện hành vi phạm tội là rất
khó khăn. Ngoài ra, việc chiếm đoạt tiền cuả nạn nhân thường thông qua nhiều
tài khoản và đối tượng trung gian nên việc xác định trách nhiệm của các bên
trung gian cũng rất khó khăn.
- Quá trình điều tra thu thập chứng cứ của vụ án trên gặp nhiều khó khăn,
vì hầu hết chứng cứ chỉ được xác định trên cơ sở lời khai nhận của các đối
tượng, các thông tin in từ mạng internet.
- Nhiều trường hợp do hệ thống phần mềm không được bảo mật tốt, bị lộ
mật khẩu, hệ thống không lưu trữ đầy đủ lịch sử truy cập dữ liệu, nên việc xác
định người đăng nhập hệ thống là ai, vào thời gian nào, làm việc gì trên hệ
thống,… là rất khó khăn, dẫn đến không thể xử lý được đối tượng.
- Chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật để xử lý một số hành vi
tội phạm có sử dụng công nghệ cao như truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua
mạng hoặc có văn bản hướng dẫn nhưng đã lạc hậu như hướng dẫn số đĩa để
làm yếu tố định tội, định khung hình phạt truy tố đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy…
- Công tác tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp kết quả còn hạn chế, nhiều
vụ hầu như ủy thác tư pháp không có kết quả, chậm trả lời...5
Vậy Việt Nam cần làm gì để ứng phó với tình hình này?
Th nh t, Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể đảm
bảo an ninh trật tự trong phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ nhằm
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Cụ thể, Việt Nam cần triển khai
thực hiện có hiệu quả Đề án 5 thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm về “Đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” gắn với
thực hiện quy hoạch phát triển An ninh thông tin số quốc gia đến năm 2020;
Triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an
toàn thông tin số một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Nghiên cứu, đề xuất quy định rõ quyền năng pháp lý của lực lượng cảnh sát
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tố tụng hình sự và thẩm
quyền xử phạt hành chính. Cần xây dựng dự thảo Nghị định về công tác đấu
5 http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?ID=212 5
tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực
sử dụng công nghệ cao trình Chính phủ ban hành. Cần giao cho Bộ Công an chủ
trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan như Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng
Nhà nước xây dựng Thông tư liên ngành về phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao; chủ trì, phối hợp xây dựng Thông tư liên ngành giữa Bộ Công
an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn điều
tra, truy tố, xét xử đối với 05 tội danh liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ
cao trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
Th hai, các cơ quan chức năng cần phải liên tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho
công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, như: Bộ luật Hình sự,
Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính… Ba là, Chính
phủ cần giao cho Bộ Công an chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển lực lượng
cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ngang tầm nhiệm vụ
trong tình hình mới. Bộ Công an cần chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy và triển
khai thành lập các đơn vị cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao trực thuộc các phòng chức năng ở công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nhằm xây dựng một hệ lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao trên phạm vi toàn quốc.
Pháp luật hình sự cần kịp thời tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm mới phát
sinh trong xã hội, có tính nguy hiểm cao, uy hiếp an ninh của con người và của xã hội.
Th ba, cần nâng cao ý thức cảnh giác đối với các nguy cơ về an ninh phi
truyền thống nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng trong xã
hội. Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm
và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và
thương mại điện tử. Các cá nhân cũng cần phải có có trách nhiệm tham gia
phòng ngừa tội phạm, phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật
khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở
gần nhất; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh
làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp
các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho cơ quan chuyên trách khi được
yêu cầu theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các ngành chức năng trong
các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để chủ
động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Nâng cao ý thức cảnh giác của
người quản lý, sử dụng công nghệ cao. Đồng thời cảnh báo, phòng ngừa việc
lạm dụng, thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật trong sử dụng
công nghệ cao, nhất là giới học sinh, sinh viên.
Th tư, Việt Nam cần phải tiếp tục kiện toàn tổ chức, lực lượng chức năng
nhằm phát hiện, đấu tranh phòng chống các tội phạm sử dụng công nghệ cao, 6
thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
cùng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ.
Th năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, tập trung trao đổi thông tin tội phạm, tranh thủ tài
trợ các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ trình độ cao; Tăng
cường phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết các yêu cầu phát hiện,
xác minh, điều tra tội phạm một cách kịp thời, triệt để…
Trong thời đại 4.0 và sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin và trí tuệ
nhân tạo, những phát triển công nghệ đã khiến cho những giao dịch được thực
hiện không cần giấy tờ như trước đây. Việc tạo ra các tiêu chuẩn mới về tốc độ,
hiệu quả và độ chính xác trong thông tin liên lạc, đã trở thành công cụ quan
trọng để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất tổng thể. Bên cạnh đó,
máy tính được sử dụng rộng rãi để lưu trữ dữ liệu bảo mật về chính trị, xã hội,
kinh tế hoặc thông tin cá nhân đã mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Không gian
mạng trở thành một phần của lãnh thổ quốc gia, một phần không gian sống của
con người. Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Internet và
Máy tính trên toàn cầu đã dẫn đến sự phát triển của các hình thức tội phạm
xuyên quốc gia đặc biệt là tội phạm liên quan đến Internet. Những tội phạm này
hầu như không có ranh giới và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào trên
toàn cầu. Do đó, cần nâng cao nhận thức và ban hành luật pháp cần thiết ở tất cả
các quốc gia để phòng ngừa các tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông
tin và viễn thông. Cùng với xu thế mới của thời đại, tội phạm sử dụng công nghệ
cao sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ
các giải pháp cơ bản trên đây nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này.
Tóm tại, trước tình hình bùng nổ thông tin, tội phạm sử dụng công nghệ
cao cũng đang phát triển, cả về số lượng và tính chất nguy hiểm của nó.
Để đáp ứng yêu cầu phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm sử dụng công
nghệ cao, trước hết, phải nhận diện được nó với đầy đủ phương thức, thủ
đoạn, hành vị cụ thể, làm cơ sở lý luận để vận dụng vào thực tiễn điều
tra, khám phá tội phạm sử dụng công nghệ cao.6 6
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Toi-pham-mang-trong-ky-nguyen-cach-mang- cong-nghiep-130 7
PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN THEO Ý KIẾN CÁ NHÂN :
Mạng xã hội( Facebook) trong mùa covid hiện nay đã xuất hiện những hình thức
lừa đảo vô cùng tinh vi cụ thể như sau: các đối tượng gửi một đường link liên
kết lạ rồi nhờ nạn nhân vào link đó tham gia bình chọn hộ( bình chọn cuộc thi áo
dài, sự kiện .....). Sau khi nạn nhân (tạm gọi là F1) ấn vào đường link sẽ yêu cầu
họ phải đăng nhập vào tài khoản fb cá nhân của họ mới có thể bình chọn được,
các đối tượng hacker đó tạo ra đường link bình chọn thực chất là để lấy được
thông tin đăng nhập tài khoản fb của nạn nhân rồi nhanh chóng ấn vào để đổi
mật khẩu và thay đổi thông tin đăng nhập. Sau đó hacker sẽ vào Messenger của
nạn nhân đi nhắn tin cho người thân, bạn bè (F2) của nạn nhân để vay tiền họ
( nhờ nộp hộ tiền học, mua đồ,.....) vì đang cần gấp nên vay tạm và lời hứa sẽ
sớm trả tiền lại. Dựa vào lòng tin cũng như sự không cảnh giác mà họ đã chuyển
tiền cho những hacker đó đến khi F1 liên hệ đến F2 về việc bị hack mất fb thì
mọi chuyện đã quá muộn. Số tiền các F2 bị mất sẽ giao động vào khoảng 2-3tr,
khi trình báo lên cơ quan công an điều tra thì thường họ sẽ k mấy quan tâm để
gải quyết vụ việc, qua tài khoản ngân hàng mà các hacker cung cấp thì có thể
tìm ra thông tin và khu vực chỉ thẻ đang sinh sống nhưng lại ở trong miền Nam,
miền Trung (nạn nhân ở miền Bắc) nên rất khó có thể điều tra cũng như đến nơi
ở của các đối tượng đó vì chi phí rất tốn kém cũng như bên công an cũng chưa
thực sự quan tâm điều tra về vấn đề này nên cách giải quyết mà các F1 có thể
làm đó chính là đền bù thiệt hại với cho bên F2. Bản thân em cũng đã suýt trở
thành nạn nhân, có những người bạn từng trở thành các F1 nên được nghe chia
sẻ. Từ đó rút ra lời khuyên cho mọi người chính là không nên quá dễ dàng cho
người khác vay tiền mà phải xác minh chính xác người vay mình là bạn mình
chứ không phải là một hacker nào đó( vd bật face time để xác minh danh tính
người vay tiền). Mọi người cần phải thật tỉnh táo trong những tình huống vay
tiền qua mạng xã hội vì mạng xã hội là ảo nhưng để lại hậu quả vô cùng lớn đối
với chúng ta khi vô tình trở thành các F2, F3. Qua câu chuyện thực tế trên mong
nhà nước sẽ tạo ra những quy định xử phạt nghiêm minh và có những hình thức
điều tra phù hợp hơn nữa về vấn nạn lừa đảo qua mạng internet hiện nay! 8 Tài liệu tham khảo: 1. Trích Mục 2, TỘI PHẠM
BỘ LUẬT HÌNH SỰ, TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, MẠNG VIỄN THÔNG :
http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?
ItemID=96122#Phan_hai_Chuong_XXI_Muc_2_Dieu_285 2.
Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Quý Khuyến:
https://luanvanpdf.com/luan-an-toi-pham-trong-linh-vuc-cong-nghe- thong-tin-mang-vien-thong/ 3.
https://sachphapluat.net/toi-pham-t
rong-linh-vuc-cong-nghe-thong-tin- mang-vien-thong-va-muc-xu-phat 4. https://vass.gov
.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Toi-pham-
mang-trong-ky-nguyen-cach-mang-cong-nghiep-130 5. http://www
.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx? ID=212 9